Câu 1 [594810]: Cơ quan tương tự là
A, những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
B, những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
C, những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau và được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
D, những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau và được bắt nguồn từ những nguồn gốc khác nhau.
Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc.
Cơ quan tương đồng: là những cơ quan bắt nguồn từ một nguồn gốc nhưng thực hiện những chức năng khác nhau. Đáp án: B
Cơ quan tương đồng: là những cơ quan bắt nguồn từ một nguồn gốc nhưng thực hiện những chức năng khác nhau. Đáp án: B
Câu 2 [594811]: Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người. Đó là một ví dụ về cơ quan
A, tương tự.
B, thoái hoá.
C, tương đồng.
D, tương phản.
Cơ quan thoái hóa là những cơ quan hoặc cấu trúc trong cơ thể sinh vật đã mất đi chức năng ban đầu hoặc giảm thiểu chức năng do quá trình tiến hoá.
Xương cùng (xương cụt), ruột thừa và răng khôn ở người đều là những cấu trúc không còn giữ vai trò quan trọng trong sự sống và hoạt động của cơ thể như ở tổ tiên hoặc các loài khác. Đáp án: B
Xương cùng (xương cụt), ruột thừa và răng khôn ở người đều là những cấu trúc không còn giữ vai trò quan trọng trong sự sống và hoạt động của cơ thể như ở tổ tiên hoặc các loài khác. Đáp án: B
Câu 3 [594812]: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A, ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C, khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà trong đó các cá thể có đặc điểm thích nghi tốt hơn với môi trường sống sẽ có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn.
Trong trường hợp này, những loài sâu ăn lá có màu xanh lục sẽ khó bị phát hiện bởi chim săn mồi do màu sắc tương đồng với màu xanh của lá. Các biến dị màu xanh lục này xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu, và những cá thể mang biến dị này có khả năng sống sót tốt hơn, dẫn đến việc tần suất của đặc điểm màu xanh lục ngày càng tăng qua nhiều thế hệ. Đáp án: D
Trong trường hợp này, những loài sâu ăn lá có màu xanh lục sẽ khó bị phát hiện bởi chim săn mồi do màu sắc tương đồng với màu xanh của lá. Các biến dị màu xanh lục này xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu, và những cá thể mang biến dị này có khả năng sống sót tốt hơn, dẫn đến việc tần suất của đặc điểm màu xanh lục ngày càng tăng qua nhiều thế hệ. Đáp án: D
Câu 4 [594813]: Nhân tố tiến hoá là các nhân tố
A, làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B, không làm thay đổi tần số allele và làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D, làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Nhân tố tiến hoá là nhân tố thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Các nhân tố tiến hoá đó là: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gene, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên Đáp án: D
Các nhân tố tiến hoá đó là: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gene, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên Đáp án: D
Câu 5 [594814]: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến gene cho quá trình tiến hoá?
A, Đột biến gene được coi là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B, Chỉ khi đột biến gene được biểu hiện kiểu hình mới được xem là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
C, Giá trị thích nghi của gene đột biến có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi.
D, Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tổ hợp gene.
B không đúng vì ngay cả khi đột biến không được biểu hiện ra kiểu hình (tức là đột biến lặn hoặc không ảnh hưởng rõ rệt), nó vẫn có thể tồn tại trong quần thể và được chọn lọc tích luỹ qua nhiều thế hệ. Khi các điều kiện thay đổi, hoặc khi nó kết hợp với các gene khác, đột biến này có thể biểu hiện và ảnh hưởng đến sự thích nghi. Đáp án: B
Câu 6 [594815]: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa.
F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa.
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa.
F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa.
Cho biết các kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa.
F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa.
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa.
F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa.
Cho biết các kiểu gene khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên.
B, Giao phối không ngẫu nhiên.
C, Giao phối ngẫu nhiên.
D, Đột biến gene.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể theo hướng làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gene dị hợp. Đáp án: B
Câu 7 [594816]: Từ một quần thể cây 2n, người ta tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là loài mới vì
A, quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ.
B, quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C, quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
D, quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n hữu thụ.
Quần thể cây 4n có thể được xem là loài mới vì khii giao phấn với các cây thuộc quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ. Đây là cơ chế cách li sau sinh sản (con lai bất thụ). Đáp án: A
Câu 8 [594817]: Khi so sánh tiến hoá lớn với tiến hoá nhỏ có các nội dung sau:
(A) Tiến hoá nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hoá lớn.
(B) Tiến hoá lớn là trung tâm của thuyết tiến hoá tổng hợp còn tiến hoá nhỏ là hệ quả sinh ra từ tiến hoá lớn.
(C) Tiến hoá lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hoá nhỏ.
(D) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hoá lớn.
Có bao nhiêu nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
(A) Tiến hoá nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hoá lớn.
(B) Tiến hoá lớn là trung tâm của thuyết tiến hoá tổng hợp còn tiến hoá nhỏ là hệ quả sinh ra từ tiến hoá lớn.
(C) Tiến hoá lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hoá nhỏ.
(D) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hoá lớn.
Có bao nhiêu nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 2
Xét các nội dung của đề bài:
(A) đúng.
(B) sai. Tiến hoá nhỏ mới là trung tâm của thuyết tiến hoá tổng hợp còn tiến hoá lớn là hệ quả sinh ra từ tiến hoá nhỏ.
(C) sai vì tiến hoá nhỏ dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hoá lớn.
(D) đúng.
→ Có 2 nội dung đúng
Xét các nội dung của đề bài:
(A) đúng.
(B) sai. Tiến hoá nhỏ mới là trung tâm của thuyết tiến hoá tổng hợp còn tiến hoá lớn là hệ quả sinh ra từ tiến hoá nhỏ.
(C) sai vì tiến hoá nhỏ dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hoá lớn.
(D) đúng.
→ Có 2 nội dung đúng
Câu 9 [594818]: Cho các phát biểu sau:
(A) Tinh trùng của loài chỉ thụ tinh được cho trứng của loài đó là cơ chế cách li sau hợp tử.
(B) Lai giữa các loài khác nhau thì con lai không có khả năng sinh sản.
(C) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài chủ yếu ở động vật.
(D) Hình thành loài bằng đột biến lớn chỉ gặp ở thực vật.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
(A) Tinh trùng của loài chỉ thụ tinh được cho trứng của loài đó là cơ chế cách li sau hợp tử.
(B) Lai giữa các loài khác nhau thì con lai không có khả năng sinh sản.
(C) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài chủ yếu ở động vật.
(D) Hình thành loài bằng đột biến lớn chỉ gặp ở thực vật.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A, 0.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
(A) Sai vì đây là cách li trước hợp tử.
(B) Sai vì với các loài có khả năng sinh sản vô tính thì con lai vẫn sinh sản được.
(C) Sai vì đây là con đường hình thành loài chủ yếu ở thực vật.
(D) Sai vì gặp ở cả động vật ( ví dụ: người). Đáp án: A
(B) Sai vì với các loài có khả năng sinh sản vô tính thì con lai vẫn sinh sản được.
(C) Sai vì đây là con đường hình thành loài chủ yếu ở thực vật.
(D) Sai vì gặp ở cả động vật ( ví dụ: người). Đáp án: A
Câu 10 [594819]: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
(A) Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
(B) Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
(C) Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
(D) Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
(A) Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
(B) Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
(C) Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
(D) Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
A, 0.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Sai vì đại Thái Cổ chiếm thời gian dài nhất → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
(B) Sai vì đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh loài người. Còn các loài chim, thú đã phát sinh từ trước đó.
(C) Đúng. Ở đại Cổ sinh, có hiện tượng các loài động thực vật di cư lên cạn.
(D) Sai. Đáp án: B
(A) Sai vì đại Thái Cổ chiếm thời gian dài nhất → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
(B) Sai vì đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh loài người. Còn các loài chim, thú đã phát sinh từ trước đó.
(C) Đúng. Ở đại Cổ sinh, có hiện tượng các loài động thực vật di cư lên cạn.
(D) Sai. Đáp án: B
Câu 11 [594820]: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là:
(A) Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
(B) Đều sử dụng hơn 20 loại amino acidđể cấu tạo nên protein.
(C) Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các amino acidvà trình tự các nucleotide càng giống nhau.
(D) Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Phương án đúng là:
(A) Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
(B) Đều sử dụng hơn 20 loại amino acidđể cấu tạo nên protein.
(C) Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các amino acidvà trình tự các nucleotide càng giống nhau.
(D) Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Phương án đúng là:
A, (A) và (B).
B, (B) và (C).
C, (A), (B) và (C).
D, (A), (B), (C) và (D).
Bằng chứng tiến hoá gồm các bằng chứng: giải phẫu so sánh, địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào và sinh học phân tử.
Bằng chứng sinh học phân tử:
+ Mọi loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
+ Đều sử dụng hơn 20 loại acid amine cấu tạo nên protein.
+ Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự acid amine và trình tự các nucleotide càng giống nhau.
Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào - đó là bằng chứng tế bào học.
→ Đáp án C. Đáp án: C
Bằng chứng sinh học phân tử:
+ Mọi loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
+ Đều sử dụng hơn 20 loại acid amine cấu tạo nên protein.
+ Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự acid amine và trình tự các nucleotide càng giống nhau.
Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào - đó là bằng chứng tế bào học.
→ Đáp án C. Đáp án: C
Câu 12 [594821]: Cho các phát biểu sau:
(A) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi
(B) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(C) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hoá trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số allele nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các allele khác
(D) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
Số phương án đúng là
(A) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi
(B) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(C) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hoá trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số allele nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các allele khác
(D) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
Số phương án đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) đúng. Đột biến, dòng gene và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số allele có lợi hoặc có hại trong quần thể. Chỉ có chọn lọc tự nhiên mới liên tục làm tăng tần số allele có lợi và do đó làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gene ưu thế nhất. Vì vậy chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hoá thích nghi.
(B) sai vì Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
(C) đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene từ đó giữ lại những allele có lợi trong quần thể với tỉ lệ lớn hơn các allele khác.
(D) đúng.
→ Có 3 phát biểu đúng. Đáp án: C
(B) sai vì Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
(C) đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene từ đó giữ lại những allele có lợi trong quần thể với tỉ lệ lớn hơn các allele khác.
(D) đúng.
→ Có 3 phát biểu đúng. Đáp án: C
Câu 13 [594822]: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiến hoá nhỏ?
(A) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.
(B) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gene của quần thể qua thời gian.
(C) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(D) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
(A) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.
(B) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gene của quần thể qua thời gian.
(C) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(D) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gene của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Kết quả của tiến hoá nhỏ là hình thành nên loài mới.
Xét các nhận định của đề bài:
Các nhận định (A), (B), (D) là các đặc điểm của tiến hoá nhỏ.
(C), sai vì là các đặc điểm của tiến hoá lớn chứ không phải tiến hoá nhỏ.
→ Có 3 nhận định đúng. Đáp án: B
Xét các nhận định của đề bài:
Các nhận định (A), (B), (D) là các đặc điểm của tiến hoá nhỏ.
(C), sai vì là các đặc điểm của tiến hoá lớn chứ không phải tiến hoá nhỏ.
→ Có 3 nhận định đúng. Đáp án: B
Câu 14 [594823]: Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gene của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
A, cách li địa lí.
B, cách li sinh thái.
C, cách li sinh sản.
D, cách li tập tính.
Quá trình mô tả cho thấy côn trùng đã chuyển từ sống trên cây A sang cây B, tạo thành một quần thể mới và dần dần có sự khác biệt về vốn gene giữa hai quần thể.
Sự cách li sinh thái xảy ra khi các quần thể của cùng một loài sống trong các môi trường khác nhau và phát triển các đặc điểm thích nghi khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong cách thức sống và sinh sản. Cuối cùng, khi có sự khác biệt đủ lớn giữa hai quần thể, sự cách li sinh sản sẽ diễn ra, hình thành loài mới. Đáp án: B
Sự cách li sinh thái xảy ra khi các quần thể của cùng một loài sống trong các môi trường khác nhau và phát triển các đặc điểm thích nghi khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong cách thức sống và sinh sản. Cuối cùng, khi có sự khác biệt đủ lớn giữa hai quần thể, sự cách li sinh sản sẽ diễn ra, hình thành loài mới. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Giải mã gene để hiểu tiến hoá của loài người
Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo được vinh danh với giải thưởng Nobel Y sinh 2022 nhờ những nghiên cứu tiên phong về tiến hoá.
Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy loài người hiện đại về mặt giải phẫu học, Homo sapiens, xuất hiện lần đầu tiên ở châu Phi khoảng 300.000 năm trước, trong khi họ hàng gần nhất được biết đến của chúng ta, người Neanderthal, phát triển bên ngoài châu Phi và cư trú ở Châu Âu và Tây Á từ khoảng 400.000 năm cho đến 30.000 năm trước, vào thời điểm đó họ đã tuyệt chủng. Vào cuối những năm 1990, gần như toàn bộ bộ gene của con người đã được giải trình tự. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người ngày nay và người Neanderthal đã tuyệt chủng sẽ đòi hỏi giải trình tự gene bộ gene thu được từ các mẫu vật cổ xưa.
Năm 1990, Svante Paabo quyết định phân tích gene từ ty thể của người Neanderthal - bào quan trong tế bào có chứa gene của chính họ. Bộ gene ty thể nhỏ và chỉ chứa một phần nhỏ thông tin di truyền nhưng nó có mặt trong hàng nghìn bản sao, làm tăng cơ hội thành công. Với những phương pháp tinh chế của mình, ông đã tìm cách giải mã một vùng gene ty thể từ một mẩu xương 40.000 năm tuổi.
Năm 2008, một mảnh vỡ 40.000 năm tuổi từ xương ngón tay đã được phát hiện trong hang động Denisova ở phía nam của Siberia. Các kết quả cho thấy, chuỗi gene là duy nhất khi so sánh với tất cả các chuỗi đã biết của người Neanderthal và con người ngày nay. Paabo đã phát hiện ra một hominin (tông trong phân họ Người Homininae) chưa từng được biết đến trước đây, được đặt tên là Denisova. So sánh với trình tự của người đương đại từ các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy rằng dòng gene cũng đã xảy ra giữa Denisova và Homo sapiens. Mối quan hệ này lần đầu tiên được thấy trong các quần thể ở Melanesia và các khu vực khác của Đông Nam Á, nơi các cá thể mang tới 6% gene Denisova.
Câu 15 [594824]: Bằng chứng tiến hoá nào được sử dụng để xác định mối quan hệ tiến hoá giữa người Homo sapiens, Neanderthal, và Denisova?
A, Hoá thạch răng và xương của Neanderthal và Denisova.
B, Phân tích trình tự gene hệ gene người và gene hệ gene từ các mẫu vật cổ.
C, Phân tích trình tự gene ty thể và gene nhân từ các mẫu vật cổ xưa.
D, So sánh hình thái học giữa hộp sọ của Homo sapiens và Neanderthal.
Bằng chứng di truyền từ gene ty thể và gene nhân đã được Svante Paabo sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa Homo sapiens, Neanderthal, và Denisova. Nhờ các kỹ thuật tinh vi, ông đã phát hiện ra sự giao thoa di truyền giữa các loài này, cung cấp bằng chứng về sự pha trộn gene giữa con người hiện đại và các loài cổ đại. Đáp án: C
Câu 16 [594825]: Dựa trên nghiên cứu của Svante Paabo, sự giao thoa di truyền giữa Homo sapiens và các loài người cổ đại khác như Neanderthal và Denisova có thể có ý nghĩa gì đối với sự hiểu biết của chúng ta về tiến hoá của loài người?
A, Loài người Homo sapiens có thể đã hấp thụ một số đặc điểm di truyền từ Neanderthal và Denisova, dẫn đến sự đa dạng di truyền trong các quần thể con người hiện đại.
B, Loài người Neanderthal và Denisova đã tiến hoá thành các loài người hiện đại ngày nay ở những khu vực địa lý khác nhau.
C, Tất cả các loài người cổ đại đều tuyệt chủng mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến gene của con người hiện đại.
D, Con người hiện đại hoàn toàn không có sự giao thoa di truyền với các loài người cổ đại khác.
Nghiên cứu của Svante Paabo cho thấy có sự giao thoa di truyền giữa Homo sapiens và các loài người cổ đại như Neanderthal và Denisova, điều này đã ảnh hưởng đến sự đa dạng di truyền của các quần thể hiện đại, đặc biệt ở những khu vực như Melanesia và Đông Nam Á. Đáp án: A
Câu 17 [594826]: Trong quá trình nghiên cứu về mói quan hệ tiến hoá giữa các loài động vật có vú, các nhà khoa học đã phân tích gene của các loài hổ, mèo nhà và các loài động vật có vú khác. Kết quả thu được một số đoạn gene của hổ rất giống với gene của mèo nhà hơn so với các loài khác. Có thể đưa ra kết luận gì về vai trò của phương pháp nghiên cứu mà các nhà khoa học đã sủ dụng?
A, Bằng chứng sinh học phân tử không thể chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài động vật có vú.
B, Phân tích gene chỉ có thể áp dụng cho các loài hiện đại và không có giá trị đối với loài đã tuyệt chủng.
C, Gene giống nhau giữa các loài chỉ là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên và không liên quan đến tiến hoá.
D, Sự tương đồng trong gene giữa hổ và mèo nhà cho thấy chúng có thể có tổ tiên chung, xác nhận giả thuyết về sự tiến hoá.
Bằng chứng sinh học phân tử, qua việc so sánh gene, có thể cung cấp thông tin rõ ràng về mối quan hệ di truyền và tiến hoá giữa các loài. Sự tương đồng trong gene cho thấy hổ và mèo nhà có thể xuất phát từ một tổ tiên chung, củng cố lý thuyết về tiến hoá và mối liên hệ giữa các loài động vật có vú. Đáp án: D