Câu 1 [594827]: Cơ quan thoái hoá là
A, các cơ quan phát triển quá mức bình thường ở cơ thể trưởng thành.
B, các cơ quan không phát triển ở cơ thể trưởng thành.
C, các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D, các cơ quan muốn phát triển cần có sự hỗ trợ của các cơ quan khác.
Cơ quan thoái hoá là một dạng của cơ quan tương đồng. Trong quá trình tiến hoá đã có sự thay đổi về chức năng, một số cơ quan chỉ còn lại dấu tích trong khi ở các dạng tổ tiên thì phát triển đây đủ.
Một số cơ quan thoái hoá ở người như: răng khôn, xương cụt, ruột thừa... Đáp án: C
Câu 2 [594828]: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay. Đó là một ví dụ về cơ quan
A, tương tự.
B, thoái hoá.
C, tương đồng.
D, tương phản.
Chi trước các loài động vật có xương đều có sự phân bố xương theo thứ tự: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay , xương bàn tay, xương ngón tay... là ví dụ về cơ quan tương đồng.
Chúng có cùng nguồn gốc, có cùng cấu tạo và phân bố xương như nhau nhưng ở mỗi loài lại thực hiện chức năng khác nhau. Đáp án: C
Câu 3 [594829]: Theo quan niệm hiện đại, cá thể chưa được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì
A, mặc dù phần lớn các loài sinh vật sinh sản theo lối tự phối. Nhưng mỗi cá thể muốn tồn tại nó cần sống cùng các cá thể khác để tạo nên mối quan hệ về dinh dưỡng và nơi ở.
B, mặc dù phần lớn các loài sinh vật sinh sản theo lối tự phối. Nhưng mỗi cá thể có thời gian tồn tại rất ngắn so với thời gian tồn tại của quần thể và có nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
C, phần lớn các loài sinh sản theo lối giao phối. Hơn nữa, những biến đổi di truyền ở cá thể nếu không được nhân lên trong quần thể sẽ không đóng góp vào quá trình tiến hoá.
D, phần lớn các loài sinh sản theo lối giao phối. Nên một cá thể không thể tồn tại được để duy trì nòi giống nó cần có thêm ít nhất một cá thể khác giới nữa.
Trong quan niệm tiến hóa hiện đại, cá thể không được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì quá trình tiến hóa chủ yếu diễn ra ở cấp độ quần thể.
Những biến đổi di truyền xảy ra ở một cá thể chỉ có ý nghĩa khi chúng được truyền lại cho thế hệ tiếp theo thông qua sinh sản và được nhân lên trong quần thể.
→ Vì vậy, cá thể chỉ là một phần trong quần thể và không thể được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở. Đáp án: C
Câu 4 [594830]: Đột biến là một loại nhân tố tiến hoá vì
A, nó làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B, nó không làm thay đổi tần số allele và làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, nó không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D, nó làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
- Nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thế.
- Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gene và đột biến NST, nhưng trong các dạng đột biến thì đột biến gene có vai trò quan trọng hơn cả.
- Đột biến gene → Xuất hiện allele mới (Mỗi gene tuy có tần số đột biến rất thấp, nhưng mỗi cá thể lại có rất nhiều gene và quần thể có rất nhiều cá thể) → Thay đổi tần số allele của quần thể dẫn tới thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
→ Đột biến là nhân tố tiến hoá. Đáp án: D
Câu 5 [594831]: Nhân tố không được xếp vào các nhân tố tiến hoá là
A, giao phối không ngẫu nhiên.
B, đột biến.
C, di - nhập gene.
D, giao phối ngẫu nhiên.
Nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
- Đột biến: Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, là nguồn nguyên lêệu sơ cấp cho tiến hoá.
- Di - nhập gene: Làm thay đổi tần số allele của quần thể 1 cách đột ngột không theo 1 hướng xác định → Nhân tố tiến hoá.
- Giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc, tự thụ, giao phối gần..) làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể → Nhân tố tiến hoá.
- Giao phối ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, nhưng tạo vô số biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. Đáp án: D
Câu 6 [594832]: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
A, Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B, Biến dị xảy ra theo một hướng, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C, Đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên.
D, Những biến đổi trên cơ thể do thay đổi tập quán hoạt động của động vật là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể tạo nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Biến dị tổ hợp (do giao phối, tổ hợp lại gen) sắp xếp lại các alen có sẵn, tạo nguyên liệu thứ cấp. Đáp án: C
Câu 7 [594833]: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A, kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gene.
B, kiểu gene, gián tiếp làm biến đổi tỉ lệ kiểu hình.
C, kiểu gene và tần số allele của quần thể.
D, kiểu hình nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gene.
Chọn lọc tực nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, loại bỏ các cá thể có kiểu hình không thích nghi, thông qua đó gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gene. Đáp án: A
Câu 8 [594834]: Khi nói về những phát triển của thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển về quan niệm chọn lọc tự nhiên của Darwin có các phát biểu sau:
(A) Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẻ đối với từng gene mà đối với cả kiểu gene, trong đó các gene tương tác thống nhất.
(B) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẻ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc sau.
(C) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở biến dị và di truyền của sinh vật.
(D) Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hoá.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: __________
Đáp án: 3
Xét các nội dung của đề bài:
(A), (B), (D) đúng.
(C) sai vì chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở biến dị và di truyền của sinh vật là quan niệm của Darwin chứ không phải thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Darwin.
→ Có 3 nội dung đúng.
Câu 9 [594835]: Để giải thích lí do quần thể vi khuẩn có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh có các nội dung sau:
(A) Vi khuẩn các gene không tồn tại thành cặp allele.
(B) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(C) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử DNA mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(D) Vi khuẩn có nhiều phương thức sống như kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Nên khi môi trường sống thay đổi chúng sẽ thay đổi phương thức sống của mình.
Số nội dung nói đúng là:
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
Xét các nội dung của đề bài:
(A) đúng. Ở quần thể vi khuẩn, các gene tồn tại ở trạng thái đơn bội, trong nhân chỉ có 1 phân tử DNA do đó các gene không tồn tại thành từng cặp. Vì vậy các allele lặn hay trội đều biểu hiện ngay ra kiểu hình. Do vậy chọn lọc tự nhiên có thể chọn lọc một cách nhanh chóng.
(B) đúng. Tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi phụ thuộc vào tốc độ phát sinh đột biến, tốc độ sinh sản và áp lực của chọn lọc tự nhiên.
(C) đúng. Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử DNA mạch kép, có dạng vòng nên các allele tồn tại ở trạng thái đơn bội, do đó tất cả các allele đều biểu hiện ngay ra kiểu hình.
(D) sai vì các hình thức sống không ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi.
Vậy có 3 nội dung đúng để giải thích lí do quần thể vi khuẩn có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh. Đáp án: D
Câu 10 [594836]: Cho các phát biểu sau về hoá thạch:
(A) Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
(B) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
(C) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
(D) Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ trong hoá thạch.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) đúng. Từ việc nghiên cứu hoá thạch ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật. Các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của hoá thạch và qua đó, cho chúng ta biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
(B) đúng. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đã (vết chân, hình dáng,...), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng...
(C) sai. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng rực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Trong các bằng chứng tiến hoá, bằng chứng giải phẫu học so sánh, sinh học so sánh, bằng chứng tế bào học, địa lí sinh vật học, bằng chứng phân tử đều là những bằng chứng gián tiếp.
(D) đúng. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ trong hoá thạch. Người ta sử dụng 2 đồng vị phóng xạ là C14 và U238 để xác định tuổi của hoá thạch và tuổi các lớp đất đá. Thời gian bán rã của C14 là khoảng 5730 năm vì vậy phân tích hàm lượng C14 trong hoá thạch, người ta có thể xác định được tuổi của hoá thạch lên tới 75000 năm. Nếu phân tích Urani 238 với thời gian bán rã khoảng 4,5 tỉ năm thì chúng ta có thể xác định được tuổi của các lớp đất đá cùng với hoá thạch có độ tuổi hàng triệu năm, thậm chí háng tỉ năm.
Vậy có 3 phát biểu đúng là các phát biểu (A), (B), (D) → Đáp án A. Đáp án: A
Câu 11 [594837]: Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gene được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
A, Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gene thích hợp nó có thể có lợi.
B, Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C, Phổ biến hơn đột biến NST.
D, Luôn tạo ra được tổ hợp gene thích nghi.
Đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Đột biến gene phổ biến hơn đột biến NST.
Tần số đột biến gene rất thấp, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính tùy tổ hợp gene và tùy điều kiện môi trường.
Đột biến gene là những biến đổi nhỏ không làm mất cân bằng di truyền và ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sống và sự sinh sản của cơ thể. Đáp án: D
Câu 12 [594838]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(A) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(B) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gene mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(C) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(D) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) đúng.
(B) sai vì cách li địa lí không tạo ra kiểu gene mới mà cách li địa lí chỉ góp phần làm phân hoá kiểu gene giữa các quần thể ngày càng lớn dần, không bị xóa nhòa. Các kiểu gene mới trong quần thể được tạo ra qua quá trình đột biến.
(C) sai vì không phải lúc nào cách li địa lí cũng dẫn đến hình thành loài mới. Loài mới chỉ được hình thành khi chọn lọc tự nhiên diễn ra theo các hướng khác nhau và hình thành các đặc điểm thích nghi khác nhau. Các đặc điểm thích nghi khác nhau đến một ngày nào đó chúng không giao phối được với nhau thì loài mới mới được hình thành.
(D) sai vì ở động vật có hệ thần kinh cấp cao và cơ chế ác định giới tính phức tạp nên khó có thể lai xa và đa bội hoá. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở thực vật chứ không phải ở động vật.
Trong các phát biểu trên có 1 phát biểu đúng. Đáp án: B
Câu 13 [594839]: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hoá diễn ra càng nhanh vì:
A, Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
B, Các quần thể của loài dễ phân hoá về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.
C, Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D, Loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá xảy ra nhanh hơn.
Loài phân bố càng rộng dễ xảy ra cách li địa lí → Phân hoá vốn gene của quần thể gốc →
Trở ngại sinh sản → Cách ly sinh sản → Hình thành loài mới.
Cách ly địa lí xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
→ Đáp án A. Đáp án: A
Câu 14 [594840]: Diane Dodd đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường maltose. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi maltose” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:
A, cách li địa lí.
B, cách li tập tính.
C, cách li sinh thái.
D, lai xa và đa bội hoá.
Diane Dodd đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường maltose. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi maltose” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lý.
Sự cách li về mặt địa lí (sống ở trong các lọ khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường maltose) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
Vậy chọn đáp án A. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Nghiên cứu tiết lộ câu chuyện tiến hoá của hoa và loài ong
Trong nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí sinh học của Hiệp hội Hoàng gia London (Anh), các nhà khoa học thuộc Đại học Monash (Australia) đã làm sáng tỏ bí ẩn về quá trình xuất hiện mối quan hệ giữa những bông hoa đầy màu sắc với các loài động vật thụ phấn cổ đại thông qua phương pháp phân tích môi trường thị giác của tổ tiên loài ong.
Nhóm nghiên cứu cho rằng vào thời kỳ những bông hoa đầu tiên phát triển trong Đại Trung Sinh (Mesozoi), khoảng 252 triệu đến 66 triệu năm trước, tổ tiên của loài ong phải tự tìm cách định hướng, duy trì đường bay ổn định, tránh va chạm và tìm thức ăn giữa không gian tự nhiên. Nhóm nghiên cứu lập luận rằng quá trình tiến hoá có thể đã thay đổi hệ thống thị giác của chúng để hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường này. Cụ thể, tổ tiên của loài ong đã tiến hoá khả năng nhận biết màu sắc và đây là quá trình được cho là đã tồn tại suốt lịch sử tiến hoá của loài ong. Vì vậy, màu sắc của hoa có thể đã phát triển thành màu sắc sống động mà chúng ta thấy ngày nay để phù hợp với hệ thống thị giác cổ xưa này.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích những thay đổi nhanh chóng về cường độ ánh sáng phản xạ từ một bề mặt màu sắc – được gọi là “điểm đánh dấu” giúp các loài phụ phấn xác định đường đi. Bằng phương pháp mô phỏng, nhóm đã phát hiện ra rằng sự phân bố các “điểm đánh dấu” trên cánh hoa của những loài thực vật được ong thụ phấn cho thấy rõ những bông hoa này là những điểm nổi bật, có nghĩa là chúng mang tín hiệu mạnh mẽ hơn so với nền màu sắc tự nhiên.
Tuy nhiên, khi những con ong đầu tiên – với hệ thống thị giác dần tiến hoá – bắt đầu thụ phấn cho hoa, những bông hoa có thể phát triển các màu sắc mới để phù hợp với khả năng thị giác của ong. Quá trình chọn lọc tự nhiên dường như đã khiến màu sắc của hoa trở nên nổi bật so với nền thực vật trong mắt các loài thụ phấn.
Nghiên cứu trên của nhóm đã khẳng định rằng ong là động lực chính cho quá trình tiến hoá của hoa và việc hiểu được những tác động làm thay đổi quá trình thụ phấn và sinh sản của thực vật là rất quan trọng.
Câu 15 [594841]: Màu sắc của hoa đã tiến hoá để phù hợp với hệ thống thị giác của ong. Điều này có nghĩa là:
A, Hoa đã phát triển màu sắc sống động hơn để dễ dàng được ong nhận biết.
B, Hoa đã thay đổi màu sắc để thu hút các loài động vật khác.
C, Màu sắc của hoa không ảnh hưởng đến quá trình thu hút ong đến thụ phấn.
D, Tất cả các loài hoa đều có màu sắc giống nhau.
Màu sắc của hoa có thể đã phát triển thành màu sắc sống động mà chúng ta thấy ngày nay để phù hợp với hệ thống thị giác cổ xưa này.
Quá trình chọn lọc tự nhiên dường như đã khiến màu sắc của hoa trở nên nổi bật so với nền thực vật trong mắt các loài thụ phấn. Đáp án: A
Câu 16 [594842]: Nhân tố tiến hoá nào đã được đề cập trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoa và loài ong?
A, Đột biến.
B, Giao phối không ngẫu nhiên.
C, Di nhập gene.
D, Chọn lọc tự nhiên.
Chọn lọc tự nhiên được đề cập như là nhân tố tiến hoá chính trong nghiên cứu này. Màu sắc của hoa đã tiến hoá để phù hợp với khả năng thị giác của ong, điều này giúp các loài hoa có khả năng thụ phấn cao hơn và tạo ra lợi thế sinh sản trong môi trường tự nhiên. Đáp án: D
Câu 17 [594843]: Giả sử một loại hoá chất được đưa vào môi trường gây biến đổi hệ thống thị giác của loài ong, làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của hoa. Điều này sẽ có tác động nào đến sự tiến hoá của hoa theo thời gian?
A, Hoa sẽ phát triển màu sắc rực rỡ hơn để bù đắp cho sự suy giảm thị giác của ong.
B, Hoa sẽ phát triển các đặc điểm mới, chẳng hạn như hương thơm mạnh hơn, để thu hút ong.
C, Hoa sẽ tiếp tục duy trì màu sắc hiện tại mà không có sự thay đổi nào.
D, Ong sẽ tiến hoá lại để khôi phục khả năng nhận biết màu sắc hoa.
Nếu khả năng nhận biết màu sắc bị giảm, ong có thể tiến hoá để phát triển những giác quan khác, chẳng hạn như khả năng cảm nhận mùi hương hoặc hình dạng của hoa. Điều này giúp chúng tiếp tục tìm kiếm và thụ phấn cho các loài hoa.
Khi khả năng nhận biết màu sắc của ong suy giảm, hoa sẽ phải phát triển các đặc điểm mới như hương thơm hoặc hình dạng đặc biệt để tiếp tục thu hút loài thụ phấn này, vì quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ thúc đẩy những loài hoa có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường và tiếp tục được thụ phấn. Đáp án: B