Câu 1 [596171]: Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
(A) Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
(B) Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
(C) Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A, (B) → (C) → (A).
B, (B) → (A) → (C).
C, (A) → (C) → (B).
D, (A) → (B) → (C).
Thứ tự đúng để quan sát tiêu bản là:
- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
- Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x (vật kính có độ phóng đại nhỏ) để lấy nét ban đầu.
- Sau đó, quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x (vật kính có độ phóng đại lớn) để thấy chi tiết hơn. Đáp án: C
Câu 2 [596172]: Ở những hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn, hàng ngày lượng chất thải được thải ra là rất lớn, gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh. Phương pháp nào sau đây có thể giúp cải thiện vấn đề này?
A, Xử lí chất thải bằng các chế phẩm sinh học.
B, Đào một hố sâu và tập trung lượng chất thải vào đó.
C, Làm phân bón trực tiếp cho cây trồng.
D, Đổ xuống các ao, hồ, sông, suối.
Có nhiều biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đất, trong đó có biện pháp xử lí bằng công nghệ vi sinh vật (chế phẩm sinh học) được coi là hữu hiệu và bền vững nhất. Đáp án: A
Câu 3 [596173]: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì
A, thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
B, thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C, thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D, thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.
Động vật biến nhiệt (máu lạnh) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường để điều chỉnh thân nhiệt. Khi trời rét, thân nhiệt của chúng giảm, làm cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng giảm theo, dẫn đến việc tiêu thụ năng lượng và tốc độ sinh trưởng, phát triển bị chậm lại. Đáp án: D
Câu 4 [596174]: Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là
(A) Có hệ thống tim và mạch.
(B) Hệ mạch có đầy đủ ba loại: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
(C) Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí.
(D) Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào.
Số phương án đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) – Đúng. Vì hệ tuần hoàn kín có hệ thống tuần hoàn gồm tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch, Nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch là hệ mao mạch dày đặc.
(B) – Đúng. Xem giải thích ý A.
(C) – Sai. Vì trong hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào mà thong qua dịch mô.
(D) – Đúng. Vì dịch mô được hình thành từ máu, thấm qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, phần lớn dịch mô được thấm vào hệ thống mạch bạch huyết. Đáp án: C
Câu 5 [596175]: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A, cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B, cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C, bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D, châu chấu, ếch, muỗi.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. Đáp án: B
Câu 6 [596176]: Cho các bước tạo động vật chuyển gene:
(A) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(B) Cấy phôi đã được chuyển gene vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(C) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(D) Tiêm gene cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gene là
A, (A) → (C) → (D) → (B).
B, (C) → (4) → (B) → (A).
C, (B) → (C) → (D) → (A).
D, (A) → (D) → (C) → (B).
Các bước để tạo động vật chuyển gene là:
(A) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(C) Cho trứng thụ tinh vào ống nghiệm.
(D) Tiêm gene cần chuyển vạo hợp tử phát triển thành phôi.
(B) Cấy phôi đã được chuyển gene vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. Đáp án: A
Câu 7 [596177]: Di truyền y học là
A, ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về ngành di truyền học, giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán, phòng ngừa và một phần nào chữa một số bệnh di truyền.
B, ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán, phòng ngừa và chữa được tất cả các bệnh di truyền.
C, ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán, phòng ngừa và một phần nào chữa một số bệnh di truyền.
D, ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học, giúp cho việc tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán, phòng ngừa và chữa bệnh di truyền trên cơ thể sinh vật.
Di truyền Y học là khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào Y học, giúp việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí.
Di truyền Y học phát triển dựa trên những tiến bộ khoa học, tế bào học và sinh học phân tử → Chẩn đoán chính xác tìm ra nguyên nhân và cơ chế phát sinh rất nhiều bệnh của bộ máy di truyền.
A. Sai. Vận dụng chủ yếu ngành tế bào học và sinh học phân tử.
B. Sai. Không thể chữa được tất cả các bệnh di truyền mà chỉ một phần nào đó chữa được những trường hợp bệnh lí.
D. Sai. Di truyền Y học là ngành khoa học trên đối tượng con người. Đáp án: C
Câu 8 [596178]: Sơ đồ phả hệ hình bên mô tả bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người, mỗi tính trạng đều do một gene có 2 allele nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến; hai gene này cách nhau 20cM.

Theo lí thuyết, xác suất sinh con bị cả 2 bệnh trên của cặp vợ chồng 6 và 7 là có bao nhiêu phần trăm (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 4%
Lời giải chi tiết

Quy ước:
A - không bị mù màu; a - bị bệnh mù màu.
B – không bị máu khó đông; b – bị bệnh máu khó đông.

Người (3) nhận hay của bố (2), sinh con (5) nên phải có kiểu gene
Xét cặp vợ chồng 3 – 4:

Người số 6: Nhận XAB của bố (4), người này có thể có kiểu gene:
Để cặp 6 – 7 sinh con bị 2 bệnh thì người 6 phải có kiểu gene với xác suất 80%.
Xét cặp 6 – 7:
Xác suất cần tính là 80% x 0,05 = 0,04 = 4%.
Câu 9 [596179]: Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
(A) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(B) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(C) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(D) Giun sán sống trong ruột lợn.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 1 phát biểu đúng, đó là (C).
(A), (B) và (D) là quan hệ kí sinh. Ở, quan hệ kí sinh thì một loài có lợi, một loài có hại.
(C) là quan hệ hội sinh, một loài có lợi, một loài trung tính. Đáp án: B
Câu 10 [596180]: Khi nói về quang chu kì của cây, cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?
A, Ra hoa trong điều kiện ngày dài.
B, Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
C, Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày.
D, Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài.
Dựa vào sự mẫn cảm của cây với độ dài chiếu sáng trong ngày người ta chia thực vật thành 3 nhóm:
- Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diếp, lúa mì…).
- Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng dài hơn 12 giờ (lúa mì mùa đông, củ cải…).
- Cây trung tính: Ra hoa ở cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn khi cơ thể trải qua một thời gian sinh trưởng, phát triển nhất định (đạt đến độ tuổi nhất định) (cà chua, lạc, đậu, ngô..). Đáp án: D
Câu 11 [596181]: Pha tối trong quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều có chung đặc điểm nào sau đây?
A, Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP (ribulose - 1,5- diphosphate).
B, Sản phẩm đầu tiên là APG (acid phosphoglyceric).
C, Trải qua chu trình Calvin.
D, Diễn ra trên cùng một loại tế bào.
- Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM đều trải qua chu trình Calvin.
- Sản phẩm đầu tiên của pha tối ở C3 là APG; Sản phẩm đầu tiên của pha tối ở C4 là AOA (acid oxaloacetic); sản phẩm đầu tiên của pha tối ở CAM là AOA (acid oxaloacetic) → A sai.
- Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối ở C3 là Ri1,5diP; Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối ở C4 và pha tối ở thực vật CAM là PEP → B sai.
- Pha tối của thực vật C3 và thực vật CAM đều diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu; Còn pha tối của thực vật C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.
→ D sai. Đáp án: C
Câu 12 [596182]: Việc đầu tiên trong giai đoạn tổng hợp chuỗi polypeptide là
A, tiểu đơn vị bé của ribosome bám vào mRNA tại vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu.
B, bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met-tRNA bổ sung chính xác với codon mở đầu.
C, 2 tiểu phần của ribosome khớp với nhau sẵn sàng dịch mã.
D, liên kết giữa acid amin mở đầu với ribosome.
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide là tiểu đơn vị bé của ribosome gắn vào mRNA tại vị trí gần codon mở đầu (thường là AUG), sau đó mới có sự khớp của các yếu tố khác để tiến hành dịch mã. Đáp án: A
Câu 13 [596183]: Sơ đồ dưới đây mô tả 2 chồi lúc bắt đầu thoát hơi nước.

Khối lượng ban đầu của cả 2 chồi là 30 gam. Sau 3 ngày tiến hành thí nghiệm, khả năng sự hiển thị trên cân lò xo có thể là bao nhiêu trường hợp trong các trường hợp sau đây?
(A) Chồi A: 30g; chồi B: 30g.
(B) Chồi A: 30g; chồi B: 25g.
(C) Chồi A: 25g; chồi B: 30g.
(D) Chồi A: 25g; chồi B: 25g.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Nhận xét:
- Chồi A: Có lá, mà lá là cơ quan thoát hơi nước → Ở chồi A xảy ra quá trình thoát hơi nước → Sau 3 ngày thí nghiệm, khối lượng chồi sẽ giảm.
- Chồi B: Không có lá → Không xảy ra thoát hơi nước → Khối lượng giữ nguyên.
Vậy chỉ có trường hợp (C) phù hợp. Đáp án: A
Câu 14 [596184]: Trong kĩ thuật chuyển gene, các đặc điểm của gene cần chuyển biểu hiện trong tế bào nhận là
(A) Giữ nguyên cấu trúc như ở tế bào cho.
(B) Tổng hợp protein đa dạng hơn so với lúc ở tế bào cho.
(C) Vẫn nhân đôi, phiên mã và dịch mã bình thường, giống như khi ở tế bào cho.
(D) Sản phẩm do nó tổng hợp, có cấu trúc và chức năng không đổi.
Số phương án đúng là
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Trong kĩ thuật chuyển gene, các đặc điểm của gene cần chuyển biểu hiện trong tế bào nhận là:
- Sản phẩm của gene đó phải giữ nguyên cấu trúc.
Xét các đặc điểm của đề bài:
(A) đúng.
(B) sai. Mục đích của chuyển gene là ta cần đặc tính di truyền ổn định chứ không phải đa dạng so với lúc đầu.
(C) đúng.
(D) đúng. Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Từ xa xưa, con người đã tìm ra những cách khác nhau để làm lạnh đồ uống, bảo quản thực phẩm cũng như các mặt hàng dễ hư hỏng khác, cơ chế chính của việc này là kỹ thuật làm lạnh. Kỹ thuật làm lạnh là quá trình loại bỏ nhiệt, tạo môi trường lạnh với nhiệt độ thấp để làm chậm quá trình sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn trong thực phẩm, giữ chúng tươi lâu hơn và ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hoá. Vào năm 1834, nhà phát minh, vật lý, kỹ sư cơ khí Jacob Perkins được công nhận là “cha đẻ của tủ lạnh” với bằng sáng chế GB6662/1835 về “thiết bị và phương tiện sản xuất đá trong chất lỏng làm mát” - chiếc tủ lạnh hoạt động đầu tiên trên thế giới.
Tủ lạnh ngày nay về cơ bản có phương thức hoạt động giống như tủ lạnh 100 năm trước là dựa trên nguyên lý làm bay hơi chất lỏng, tuy nhiên về kỹ thuật và môi chất làm lạnh đã có sự thay đổi. Khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20, kỹ thuật tự động làm đá và rã đông đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Đến năm 70, 80, những phát minh có liên quan đến hợp chất CFC (tiêu biểu như Freon) được chứng thực là gây ra sự suy giảm tầng ozone. Đến năm 1990, Freon đã bị cấm sử dụng để bảo vệ môi trường. Vì vậy, các nhà sản xuất tủ lạnh đã sử dụng biến thể của tetrafluoroethane như chất làm lạnh mới.
Tủ lạnh, tủ mát chính là nơi thích hợp để bảo quản thực phẩm trong thời gian lâu dài, đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, thực phẩm được phân theo nhiều loại khác nhau chúng ta cần phải phân loại trước khi bảo quản:
Với thức ăn là rau củ: Nếu bạn chưa có nhu cầu sử dụng rau củ ngay thì không nên rửa sạch, chỉ cần loại bỏ các phần bị héo, úng sau đó bảo quản trong tủ lạnh và đặt vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 3oC - 5oC.
Với các loại trái cây: Về cơ bản, nhiệt độ thích hợp để bảo quản trái cây trong tủ lạnh là từ 3oC - 5oC trong ngăn mát tủ lạnh.
Với các thực phẩm đã nấu chín: Trước khi bỏ thực phẩm được nấu chín bạn cần để nguội khoảng 2 tiếng rồi đậy kín nắp ở nhiệt độ từ 2oC - 4oC. Thức ăn được nấu chín và bảo quản trong tủ lạnh nên sử dụng trong thời gian 3 ngày.
Với các đồ thịt, cá, hải sản tươi sống: Đặt thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2oC - 4oC, thời gian sử dụng từ 3 ngày - 5 ngày. Ngăn đông tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng -18oC, bạn có thể bảo quản thực phẩm đến 3 tháng, thậm chí 12 tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ ngon của nguyên liệu bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Câu 15 [596185]: Tại sao cần phải phân loại thức ăn để vào các ngăn khác nhau của tủ lạnh?
A, Để thức ăn không bị lẫn mùi với nhau và bảo quản được lâu hơn.
B, Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn.
C, Để tiện lấy ra sử dụng.
D, Để tránh thức ăn bị hỏng do nhiệt độ không phù hợp.
Mỗi loại thực phẩm có yêu cầu nhiệt độ bảo quản khác nhau để giữ được độ tươi ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu không phân loại và đặt thực phẩm vào ngăn phù hợp, chúng có thể bị hỏng do không đạt nhiệt độ bảo quản tối ưu. Đáp án: D
Câu 16 [596186]: Tại sao không nên bảo quản rau củ trong ngăn đông tủ lạnh?
A, Do rau củ sẽ mất hương vị khi đông lạnh.
B, Do rau củ không cần thiết phải giữ ở nhiệt độ lạnh.
C, Do rau củ có thể bị đông đá và bị vỡ tế bào, làm giảm chất lượng.
D, Do rau củ sẽ bị biến đổi màu sắc khi đông lạnh.
Khi rau củ được bảo quản trong ngăn đông, nước trong tế bào sẽ chuyển thành tinh thể đá. Điều này có thể làm vỡ tế bào và dẫn đến mất chất lượng, kết cấu và hương vị của rau củ sau khi rã đông. Thay vào đó, rau củ thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ cao hơn để giữ được độ tươi ngon. Đáp án: C
Câu 17 [596187]: Giả sử bạn vừa lấy một miếng thịt đông lạnh ra khỏi tủ lạnh để chế biến. Tuy nhiên, sau khi rã đông, bạn nhận thấy miếng thịt có dấu hiệu mất nước và có kết cấu không còn tươi ngon như trước. Hãy phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp để tránh tình trạng này trong lần bảo quản tiếp theo.
A, Nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi lấy thịt ra; giải pháp là rã đông thịt từ từ ở ngăn mát tủ lạnh.
B, Nguyên nhân có thể là do sự đông đá làm vỡ tế bào thịt; giải pháp là bảo quản thịt ở nhiệt độ cao hơn trong tủ lạnh.
C, Nguyên nhân là do thịt đã để lâu trong tủ đông; giải pháp là không đông lạnh thịt nữa.
D, Nguyên nhân do vi khuẩn phát triển; giải pháp là chỉ bảo quản thịt ở ngăn mát tủ lạnh.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi lấy thịt ra khỏi tủ lạnh có thể làm vỡ tế bào thịt, dẫn đến mất nước và giảm chất lượng. Để tránh tình trạng này, nên rã đông thịt từ từ trong ngăn mát tủ lạnh, giúp giữ lại độ ẩm và kết cấu của thịt tốt hơn. Đáp án: A