Câu 1 [595620]: Biểu đồ bên cho thấy những thay đổi về khối lượng khô khi hạt nảy mầm và trở thành cây giống.

Cho các phát biểu sau đây:
(A) Ở giai đoạn C, cường độ hô hấp của hạt cao hơn cường độ quang hợp.
(B) Ở giai đoạn A, hạt bắt đầu hô hấp mạnh.
(C) Ở giai đoạn B, cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
(D) Ở giai đoạn D, hạt đã phát triển thành cây giống.
Số phát biểu đúng là

Cho các phát biểu sau đây:
(A) Ở giai đoạn C, cường độ hô hấp của hạt cao hơn cường độ quang hợp.
(B) Ở giai đoạn A, hạt bắt đầu hô hấp mạnh.
(C) Ở giai đoạn B, cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
(D) Ở giai đoạn D, hạt đã phát triển thành cây giống.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Xét các hát biểu, ta có:
(A) Sai, do khối lượng ở giai đoạn C tăng lên nên cường độ quang hợp cao hơn hô hấp.
(B) Đúng, giai đoạn A là giai đoạn hạt bắt đầu nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh mẽ.
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng là: (B), (C), (D). Đáp án: C
(A) Sai, do khối lượng ở giai đoạn C tăng lên nên cường độ quang hợp cao hơn hô hấp.
(B) Đúng, giai đoạn A là giai đoạn hạt bắt đầu nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh mẽ.
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng là: (B), (C), (D). Đáp án: C
Câu 2 [595621]: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc là một trong các chức năng của
A, màng sinh chất.
B, khung xương tế bào.
C, không bào.
D, tế bào chất.
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và nhân (vùng nhân).
Màng sinh chất là màng phospholipid kép, giúp ngăn tế bào chất với môi trường xung quanh. màng có chức năng kiểm soát sự vận chuyển các chất và trao đổi thông tin giữa tế bào và màng.
Tế bào chất là nơi chứa các bào quan của tế bào, nơi thực hiện các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
Nhân (vùng nhân) nơi chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Khung xương tế bào: Nơi neo đậu của các bào quan.
Không bào: Bào quan có ở tế bào thực vật có chức năng chứa các chất: dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố... Đáp án: A
Màng sinh chất là màng phospholipid kép, giúp ngăn tế bào chất với môi trường xung quanh. màng có chức năng kiểm soát sự vận chuyển các chất và trao đổi thông tin giữa tế bào và màng.
Tế bào chất là nơi chứa các bào quan của tế bào, nơi thực hiện các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
Nhân (vùng nhân) nơi chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Khung xương tế bào: Nơi neo đậu của các bào quan.
Không bào: Bào quan có ở tế bào thực vật có chức năng chứa các chất: dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố... Đáp án: A
Câu 3 [595622]: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hoá của người là
A, miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
B, miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C, miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
D, miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hoá của người là miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn. Đáp án: B
Câu 4 [595623]: Khi nói về những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá, có các phát biểu sau:
(A) Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hoá không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hoá bị trộn lẫn chất thải.
(B) Trong ống tiêu hoá dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
(C) Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau: Tiêu hoá cơ học, hoá học, hấp thụ thức ăn.
(D) Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Số phát biểu có nội dung đúng là
(A) Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hoá không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hoá bị trộn lẫn chất thải.
(B) Trong ống tiêu hoá dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
(C) Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau: Tiêu hoá cơ học, hoá học, hấp thụ thức ăn.
(D) Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Các phát biểu đúng là (A), (B), (C).
(A) Đúng. Trong ống tiêu hoá, thức ăn đi theo một chiều từ miệng đến hậu môn, không bị trộn lẫn với chất thải như trong túi tiêu hoá.
(B) Đúng. Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà lãng. Trong túi tiêu hoá, dịch tiêu hoá bị hoà tan với rất nhiều nước.
(C) Đúng. Trong ống tiêu hoá, các cơ quan khác nhau đảm nhận các chức năng riêng biệt như tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và hấp thụ.
(D) Sai. Thức ăn trong ống tiêu hoá trải qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học để trở thành các chất dinh dưỡng đơn giản, sau đó được hấp thụ vào máu. Đáp án: B
(A) Đúng. Trong ống tiêu hoá, thức ăn đi theo một chiều từ miệng đến hậu môn, không bị trộn lẫn với chất thải như trong túi tiêu hoá.
(B) Đúng. Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà lãng. Trong túi tiêu hoá, dịch tiêu hoá bị hoà tan với rất nhiều nước.
(C) Đúng. Trong ống tiêu hoá, các cơ quan khác nhau đảm nhận các chức năng riêng biệt như tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và hấp thụ.
(D) Sai. Thức ăn trong ống tiêu hoá trải qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học để trở thành các chất dinh dưỡng đơn giản, sau đó được hấp thụ vào máu. Đáp án: B
Câu 5 [595624]: Ý nào sau đây không đúng khi giải thích quá trình sinh trứng diễn ra theo chu kì?
A, Quá trình sản sinh trứng biến động phụ thuộc vào hệ thần kinh và yếu tố môi trường.
B, Quá trình sản sinh trứng diễn ra theo chu kì biến động hormone.
C, Nồng độ hormone tuyến yên và hormone buồng trứng biến động theo chu kì.
D, Quá trình sản sinh trứng chủ yếu phụ thuộc vào hormone tuyến yên và hormone buồng trứng.
Đáp án: D
Câu 6 [595625]: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau. Kĩ thuật này được gọi là
A, nhân bản vô tính động vật.
B, kĩ thuật cấy truyền phôi.
C, tạo động vật chuyển gene.
D, công nghệ gene.
Kỹ thuật được mô tả trong câu hỏi là chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi, sau đó cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau để tạo ra nhiều con vật có kiểu gene giống nhau. Kỹ thuật này là một phần của quá trình cấy truyền phôi.
Đáp án: B
Câu 7 [595626]: Điểm thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu di truyền người là
A, những đặc điểm sinh lí của người đơn giản hơn dễ theo dõi hơn tất cả các loài động vật và thực vật khác.
B, bộ nhiễm sắc thể có số lượng ít, đơn giản về cấu trúc nên rất thuận lợi trong việc nghiên cứu di truyền.
C, người nhìn chung đẻ nhiều, tỉ lệ sống sót cao, có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn đặc biệt là sinh đôi.
D, những đặc điểm sinh lí, hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì sinh vật nào khác.
Khi tiến hành nghiên cứu di truyền người:
- Khó khăn:
+ Con người là sinh vật bậc cao nên những đặc điểm sinh lí của con người phức tạp hơn, khó theo dõi hơn tất cả các loài động vật, thực vật khác.
+ Ở người, bộ NST 2n = 46 với số lượng gene lớn (khoảng 20000 gene), tổ chức cấu trúc di truyền phức tạp.
+ So với nhiều loài động vật khác thì con người đẻ ít hơn, rụng trứng sinh dục muộn,sinh sản chậm + Thời gian sống và thời gian sinh trưởng của con người đều rất dài so với các động vật thí nghiệm + Không thể áp dụng các thí nghiệm lai ở SV đối với con người.
- Thuận lợi:
+ Những đặc điểm sinh lí, hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì sinh vật nào khác.
+ Nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại góp phần hỗ trợ nghiên cứu di truyền. Đáp án: D
- Khó khăn:
+ Con người là sinh vật bậc cao nên những đặc điểm sinh lí của con người phức tạp hơn, khó theo dõi hơn tất cả các loài động vật, thực vật khác.
+ Ở người, bộ NST 2n = 46 với số lượng gene lớn (khoảng 20000 gene), tổ chức cấu trúc di truyền phức tạp.
+ So với nhiều loài động vật khác thì con người đẻ ít hơn, rụng trứng sinh dục muộn,sinh sản chậm + Thời gian sống và thời gian sinh trưởng của con người đều rất dài so với các động vật thí nghiệm + Không thể áp dụng các thí nghiệm lai ở SV đối với con người.
- Thuận lợi:
+ Những đặc điểm sinh lí, hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì sinh vật nào khác.
+ Nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại góp phần hỗ trợ nghiên cứu di truyền. Đáp án: D
Câu 8 [595627]: Một bệnh di truyền đơn gene xuất hiện trong phả hệ dưới đây:?

Những kết luận từ phả hệ trên:
(A) Gene quy định bệnh trên là gene trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường.
(B) Gene quy định bệnh trên là gene lặn và nhiều khả năng gene này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có allele tương ứng trên Y.
(C) Gene quy định bệnh trên là gene lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.
(D) Người II9 có kiểu gene dị hợp.
Có bao nhiêu kết luận có thể có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?

Những kết luận từ phả hệ trên:
(A) Gene quy định bệnh trên là gene trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường.
(B) Gene quy định bệnh trên là gene lặn và nhiều khả năng gene này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có allele tương ứng trên Y.
(C) Gene quy định bệnh trên là gene lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.
(D) Người II9 có kiểu gene dị hợp.
Có bao nhiêu kết luận có thể có nội dung đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 3
Ở người: XX: giới cái, XY: Giới đực.
Bố mẹ I1, I2 bình thường sinh con trai II1 bị bệnh → Tính trạng bị bệnh là do gene lặn quy định.
Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.
Ta thấy tính trạng bị bệnh chỉ xuất hiện ở giới đực → Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới → Gene quy định tính trạng nhiều khả năng nằm trên NST X (Y không allele).
gene cũng có thể nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X được vì khi đó con bị bệnh sẽ có kiểu gene XaYa → bố mẹ bình thường có kiểu gene XAXa x XAYa.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Sai.
(B) Đúng.
(C) Đúng.
(D) Đúng. Người II9 chắc chắn có kiểu gene XAXa (ở cả 2 trường hợp gene trên X, Y không allele và gene trên cả X, Y).
Vậy có 3 phát biểu có nội dung đúng. Đáp án: C
Ở người: XX: giới cái, XY: Giới đực.
Bố mẹ I1, I2 bình thường sinh con trai II1 bị bệnh → Tính trạng bị bệnh là do gene lặn quy định.
Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.
Ta thấy tính trạng bị bệnh chỉ xuất hiện ở giới đực → Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới → Gene quy định tính trạng nhiều khả năng nằm trên NST X (Y không allele).
gene cũng có thể nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X được vì khi đó con bị bệnh sẽ có kiểu gene XaYa → bố mẹ bình thường có kiểu gene XAXa x XAYa.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Sai.
(B) Đúng.
(C) Đúng.
(D) Đúng. Người II9 chắc chắn có kiểu gene XAXa (ở cả 2 trường hợp gene trên X, Y không allele và gene trên cả X, Y).
Vậy có 3 phát biểu có nội dung đúng. Đáp án: C
Câu 9 [595628]: Cho các phát biểu sau về giới hạn sinh thái:
(A) Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
(B) Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
(C) Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
(D) Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Số phát biểu có nội dung đúng là
(A) Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
(B) Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
(C) Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
(D) Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Sai. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng bị hạn chế. Loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng rộng.
(B) Đúng. Ở vùng xích đạo có biên độ về nhiệt độ hẹp hơn so với biên độ nhiệt độ ở vùng cực do đó loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng. Đáp án: C
(A) Sai. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng bị hạn chế. Loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng rộng.
(B) Đúng. Ở vùng xích đạo có biên độ về nhiệt độ hẹp hơn so với biên độ nhiệt độ ở vùng cực do đó loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng. Đáp án: C
Câu 10 [595629]: Củ khoai tây sau khi thu hoạch thì trải qua một giai đoạn ngủ rồi mới nảy mầm. Muốn trồng khoai tây trái vụ, người ta xử lý củ giống bằng loại hormone nào sau đây?
A, Cytokinine.
B, Aucin.
C, Giberilin.
D, Acid Absicic.
Các trạng thái ngủ, nghỉ của hạt, củ và chồi đều do tỉ lệ hormone GA/AAB quá thấp. Vì vậy, khi xử lí bổ sung hormone GA lên củ khoai tây thì sẽ làm tăng tỉ lệ GA/AAB dẫn tới phá trạng thái ngủ nghỉ của củ và kích thích củ nảy mầm. Đáp án: C
Câu 11 [595630]: Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Quang hợp và hô hấp có phương trình ngược nhau.
B, Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C, Hô hấp cung cấp ATP cho quang hợp.
D, Hô hấp diễn ra ở ti thể, quang hợp diễn ra ở lục lạp.
Vì hô hấp tạo ra ATP để cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. Hoạt động quang hợp sử dụng ATP được tạo ra từ pha sáng chứ không lấy ATP từ quá trình hô hấp.
Đáp án: C
Câu 12 [595631]: Khi gene phiên mã thì mạch polynucleotide mới được tổng hợp
A, liên tục theo chiều từ 3’ đến 5’ ngược chiều mạch gốc.
B, liên tục theo chiều từ 5’ đến 3’ ngược chiều mạch gốc.
C, gián đoạn theo chiều từ 5’ đến 3’ cùng chiều mạch gốc.
D, gián đoạn theo chiều từ 3’ đến 5’ cùng chiều mạch gốc.
Khi gene phiên mã thì mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’. Do DNA polymerase chỉ tổng hợp polynucleotidee theo chiều đó nên mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’ sẽ được tổng hợp liên tục và mạch 5' → 3' sẽ được tổng hợp gián đoạn thành những đoạn ngắn Okazaki. Đáp án: B
Câu 13 [595632]: Một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một hồ nước. Cho biết cả vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục đều có thể tổng hợp lipid khi có mặt nguồn carbon và năng lượng thích hợp; H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt động chuyển hoá của vi khuẩn khử sulfate. Hình bên mô tả mức tổng hợp lipid của vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục cũng như sự thay đổi về lượng H2S của nước trong hồ ở những thời điểm khác nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và 18:00 mỗi ngày là các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày.

Biết đặc điểm dinh dưỡng của từng chủng vi khuẩn như sau:
- Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng, nguồn carbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng, kiểu hô hấp là hô hấp hiếu khí.
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng hoặc quang dị dưỡng, nguồn carbon là CO2 hoặc chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất vô cơ hoặc ánh sáng, kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
- Vi khuẩn khử sulfate có kiểu dinh dưỡng là hoá dị dưỡng, nguồn carbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất hữu cơ, kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
Qua hình bên ta thấy lượng H2S cao nhất vào buổi sáng sớm, giảm dần vào ban ngày, thấp nhất vào đầu giờ chiều và tăng dần vào ban đêm. Có bao nhiêu lí do sau đây giải thích đúng cho sự thay đổi lượng H2S trong ngày?
(A) Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và CO2 để tổng hợp chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tăng dần.
(B) Vào ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng nguồn hợp chất hữu cơ tạo ra từ vi khuẩn lam cho quá trình sinh trưởng và qua đó sinh ra H2S làm cho lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào 6 giờ.
(C) Vào ban ngày, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục sử dụng nguồn H2S cho quá trình sinh trưởng của chúng làm lượng H2S giảm dần vào ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.
(D) Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và H2S cho sinh trưởng làm lượng H2S giảm dần vào ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.

Biết đặc điểm dinh dưỡng của từng chủng vi khuẩn như sau:
- Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng, nguồn carbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng, kiểu hô hấp là hô hấp hiếu khí.
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng hoặc quang dị dưỡng, nguồn carbon là CO2 hoặc chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất vô cơ hoặc ánh sáng, kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
- Vi khuẩn khử sulfate có kiểu dinh dưỡng là hoá dị dưỡng, nguồn carbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất hữu cơ, kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
Qua hình bên ta thấy lượng H2S cao nhất vào buổi sáng sớm, giảm dần vào ban ngày, thấp nhất vào đầu giờ chiều và tăng dần vào ban đêm. Có bao nhiêu lí do sau đây giải thích đúng cho sự thay đổi lượng H2S trong ngày?
(A) Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và CO2 để tổng hợp chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tăng dần.
(B) Vào ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng nguồn hợp chất hữu cơ tạo ra từ vi khuẩn lam cho quá trình sinh trưởng và qua đó sinh ra H2S làm cho lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào 6 giờ.
(C) Vào ban ngày, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục sử dụng nguồn H2S cho quá trình sinh trưởng của chúng làm lượng H2S giảm dần vào ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.
(D) Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và H2S cho sinh trưởng làm lượng H2S giảm dần vào ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Nội dung đúng (A), (B), (C).
(A) Đúng. Vi khuẩn lam là quang tự dưỡng, sử dụng CO2 và ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ, làm tăng hoạt động của vi khuẩn sunfate do chất hữu cơ là nguồn carbon và nguồn năng lượng cho sự hoạt động của VK sunfate.
(B) Đúng. Vào ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng chất hữu cơ để sinh trưởng và hô hấp kị khí, trong đó sinh ra H2S. Vì vậy, lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào buổi sáng.
(C) Đúng. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có khả năng quang dị dưỡng, sử dụng H2S như một nguồn năng lượng trong quá trình sinh trưởng, làm cho lượng H2S giảm dần vào ban ngày.
(D) Sai. Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng và CO2 để sinh trưởng, không sử dụng H2S. Vì vậy, vi khuẩn lam không trực tiếp làm giảm lượng H2S trong ngày. Đáp án: B
(A) Đúng. Vi khuẩn lam là quang tự dưỡng, sử dụng CO2 và ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ, làm tăng hoạt động của vi khuẩn sunfate do chất hữu cơ là nguồn carbon và nguồn năng lượng cho sự hoạt động của VK sunfate.
(B) Đúng. Vào ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng chất hữu cơ để sinh trưởng và hô hấp kị khí, trong đó sinh ra H2S. Vì vậy, lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào buổi sáng.
(C) Đúng. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có khả năng quang dị dưỡng, sử dụng H2S như một nguồn năng lượng trong quá trình sinh trưởng, làm cho lượng H2S giảm dần vào ban ngày.
(D) Sai. Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng và CO2 để sinh trưởng, không sử dụng H2S. Vì vậy, vi khuẩn lam không trực tiếp làm giảm lượng H2S trong ngày. Đáp án: B
Câu 14 [595633]: Các phương pháp tạo dòng thuần chủng là
(A) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, sau đó tiến hành chọn lọc các cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
(B) Giao phối có chọn lọc qua nhiều thế hệ, chọn lọc những cá thể có kiểu gene và kiểu hình mong muốn giữ lại làm giống.
(C) Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của colchicine với nồng độ và thời gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gene.
(D) Lai xa kết hợp với đa bội hoá, tạo ra con lai khác loài.
Số phương pháp đúng là:
(A) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, sau đó tiến hành chọn lọc các cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
(B) Giao phối có chọn lọc qua nhiều thế hệ, chọn lọc những cá thể có kiểu gene và kiểu hình mong muốn giữ lại làm giống.
(C) Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của colchicine với nồng độ và thời gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gene.
(D) Lai xa kết hợp với đa bội hoá, tạo ra con lai khác loài.
Số phương pháp đúng là:
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Các phương pháp tạo dòng thuần chủng:
(A) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, sau dó tiến hành chọn lọc các cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
(B) Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của cônsixin với nồng độ và thời gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gene.
(C) Lai xa kết hợp với đa bội hoá, tạo ra con lai khác loài do có hiện tượng đa bội hoá, tất cả các cặp gene dị bội sẽ trở về trạng thái đồng hợp. Đáp án: A
(A) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, sau dó tiến hành chọn lọc các cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
(B) Lưỡng bội hoá các cá thể đơn bội bằng tác động của cônsixin với nồng độ và thời gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gene.
(C) Lai xa kết hợp với đa bội hoá, tạo ra con lai khác loài do có hiện tượng đa bội hoá, tất cả các cặp gene dị bội sẽ trở về trạng thái đồng hợp. Đáp án: A
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Các nhà khoa học đã có nhiều bằng chứng cho thấy quá trình hình thành nên một khối u được bắt nguồn từ một tế bào bị đột biến nhiều lần.Nghiên cứu chỉ ra rằng ở tế bào bị đột biến ở gene ung thư (oncogenes), khi bị đột biến các oncogenes có thể gây ra tăng sinh tế bào không kiểm soát bằng cách sản xuất các protein tăng trưởng, hoặc bằng cách mã hoá cho các thụ thể mà không cần tín hiệu từ bên ngoài. Nguyên nhân gây ung thư ở người cũng được biết là do virus. Giả sử rằng, một tế bào bình thường thoạt đầu bị virus chèn gene ung thư (oncogene) vào hệ gene, sau đó tích lũy thêm các đột biến khác nhau, dần dần phát triển thành một khối u ác tính, gồm nhiều dòng tế bào khác nhau. Thành phần các dòng tế bào như vậy thường thay đổi trong quá trình phát triển khối u.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [595634]: Oncogenes hoạt động như thế nào trong sự hình thành khối u?
A, Chúng làm giảm tốc độ phân chia tế bào.
B, Chúng gây ra sự tăng sinh tế bào không kiểm soát.
C, Chúng kích thích tế bào chết sớm.
D, Chúng giúp tế bào phát triển bình thường.
Oncogenes là các gene có khả năng chuyển đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư khi bị đột biến. Chúng thường là phiên bản đột biến của các gene bình thường gọi là proto-oncogenes, có vai trò điều chỉnh quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào.
Khi oncogenes bị đột biến, chúng có thể dẫn đến sản xuất quá mức của các protein tăng trưởng hoặc tạo ra các thụ thể tế bào mà không cần các tín hiệu kích thích từ bên ngoài → Khiến cho tế bào tiếp tục phân chia và phát triển một cách không kiểm soát, vượt ra cơ chế điều hoà bình thường của cơ thể. Đáp án: B
Khi oncogenes bị đột biến, chúng có thể dẫn đến sản xuất quá mức của các protein tăng trưởng hoặc tạo ra các thụ thể tế bào mà không cần các tín hiệu kích thích từ bên ngoài → Khiến cho tế bào tiếp tục phân chia và phát triển một cách không kiểm soát, vượt ra cơ chế điều hoà bình thường của cơ thể. Đáp án: B
Câu 16 [595635]: Làm thế nào để các nhà khoa học xác định rằng một khối u ở người hình thành do việc nhận gene ung thư từ virus và sau đó tích lũy thêm đột biến dẫn đến hình thành khối u ác tính?
A, Bằng cách xét nghiệm PCR để xác định sự có mặt của DNA virus.
B, Bằng cách phân tích mẫu máu của bệnh nhân.
C, Bằng cách kiểm tra sự hiện diện của DNA virus trong các tế bào của khối u.
D, Bằng cách quan sát triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
Về nguyên lý, nếu một tế bào bình thường nhận được gene ung thư từ virus sẽ phân chia mạnh tạo ra nhiều tế bào con chứa gene ung thư của virus. Các tế bào không bị ung thư sẽ không chứa gene ung thư của virus. Do vậy, ta cần tiến hành thí nghiệm lai phân tử: lai đoạn dò đánh dấu huỳnh quang hoặc phóng xạ có trình tự nucleotide đặc thù của gene ung thư virus với DNA một mạch của tế bào khối u cũng như lai với DNA của tế bào bình thường. Nếu mẫu dò chỉ lai được với DNA của tế bào ung thư mà không bắt đôi với DNA của tế bào không bị ung thư thì chứng tỏ virus đã truyền gene ung thư sang người.
Đáp án: C
Câu 17 [595636]: Khi xét nghiệm ung thư phổ cho thấy trong cùng một khối u có nhiều dòng tế bào khác nhau, hiện tượng này có thể giải thích như thế nào?
A, Do cơ chế miễn dịch của tế bào biến đổi các tế bào ung thư thành các dòng tế bào khác nhau.
B, Khối u hình thành từ nhiều tế bào khác nhau ngay từ đầu.
C, Do tế bào di căn đến các vị trí khác nhau trong cơ thể nên có nhiều dòng tế bào sẽ khác nhau.
D, Các tế bào trong khối u trải qua quá trình đột biến khác nhau theo thời gian.
Khối u ác tính thường bắt đầu từ một tế bào bị đột biến, nhưng qua thời gian, tế bào này có thể trải qua nhiều đột biến khác nhau. Khi các tế bào trong khối u phân chia, một số có thể tích lũy thêm đột biến mang lại lợi thế sinh tồn hoặc khả năng sinh sản cao hơn. Điều này dẫn đến việc hình thành nhiều dòng tế bào khác nhau trong cùng một khối u, mỗi dòng có thể có đặc điểm di truyền riêng biệt.
Đáp án: D