Câu 1 [596052]: Sơ đồ bên mô tả thân cây. Một dải mô bên ngoài (bao gồm cả mạch rây) đã bị gỡ bỏ.

Cho các phát biểu sau về dòng vận chuyển của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Acid amin và sacrose không thể đi đến rễ.
(B) Muối khoáng hoà tan không thể đi lên lá.
(C) Nước không thể đi lên lá.
(D) Nước không thể đi vào rễ.

Cho các phát biểu sau về dòng vận chuyển của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Acid amin và sacrose không thể đi đến rễ.
(B) Muối khoáng hoà tan không thể đi lên lá.
(C) Nước không thể đi lên lá.
(D) Nước không thể đi vào rễ.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Đúng, do dòng mạch rây bị mất đi. Mà mạch rây vận chuyển acid amin và đường từ lá xuống rễ.
(B) Sai, do vận chuyển muối khoáng hoà tan lên lá là chwucs năng của mạch gỗ, mà mạch gố vẫn hoạt động bình thường.
(C) Sai.
(D) Sai.
Vậy chỉ có phát biểu (A) là đúng. Đáp án: A
(A) Đúng, do dòng mạch rây bị mất đi. Mà mạch rây vận chuyển acid amin và đường từ lá xuống rễ.
(B) Sai, do vận chuyển muối khoáng hoà tan lên lá là chwucs năng của mạch gỗ, mà mạch gố vẫn hoạt động bình thường.
(C) Sai.
(D) Sai.
Vậy chỉ có phát biểu (A) là đúng. Đáp án: A
Câu 2 [596053]: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là
A, là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.
B, chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.
C, chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.
D, dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở phía trong và ngoài màng.
Màng sinh chất cấu tạo từ lớp phospholipid kép. Có thể vận chuyển thụ động, chủ động hoặc xuất nhập bào các chất để vận chuyển qua màng.
Vận chuyển thụ động các chất qua màng tuân theo quy luật khuếch tán.
Dựa vào sự chênh lệch nồng độ, các chất sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Đáp án: D
Vận chuyển thụ động các chất qua màng tuân theo quy luật khuếch tán.
Dựa vào sự chênh lệch nồng độ, các chất sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Đáp án: D
Câu 3 [596054]: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức
A, tiêu hoá nội bào.
B, tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
C, tiêu hoá ngoại bào.
D, túi tiêu hoá.
Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào. Thức ăn được đưa vào bên trong tế bào thông qua quá trình thực bào hoặc ẩm bào, sau đó tiêu hóa nhờ các enzyme trong không bào tiêu hóa. Đáp án: A
Câu 4 [596055]: Khi nồng độ testosterone trong máu cao có tác dụng
A, ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
B, ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.
C, kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
D, gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
Khi nồng độ testosterone trong máu cao, nó có tác dụng ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm giảm tiết các hormone GnRH (từ vùng dưới đồi), FSH và LH (từ tuyến yên). Đây là cơ chế phản hồi âm tính giúp điều chỉnh mức độ hormone trong cơ thể. Đáp án: A
Câu 5 [596056]: Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây đúng?
A, Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hoá học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền đi.
B, Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi.
C, Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hoá học làm xung thần kinh không được truyền đi.
D, Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, neuron tại chỗ giảm chuyến hoá, giảm khả năng truyền xung thần kinh.
Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ giảm đau. Vì đắp đá lạnh làm giảm nhiệt chỗ bị thương, neuron tại chỗ giảm chuyển hoá, giảm khả năng truyền xung thần kinh.
Đáp án: D
Câu 6 [596057]: DNA tái tổ hợp là
A, một phân tử DNA dạng thẳng được lắp ráp từ các đoạn DNA lấy từ các tế bào khác nhau.
B, một phân tử DNA lớn được lắp ráp từ các đoạn DNA lấy từ các tế bào khác nhau.
C, một phân tử DNA nhỏ được lắp ráp từ các đoạn DNA lấy từ các tế bào khác nhau.
D, một phân tử DNA nhỏ được lắp ráp từ các đoạn RNA lấy từ các tế bào khác nhau.
DNA tái tổ hợp là một đoạn phân tử DNA nhỏ được lắp ráp từ các đoạn DNA lấy từ các nguồn khác nhau gồm có thể truyền và gene cần chuyển.
DNA tái tổ hợp được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gene, mang gene tế bào cho để chuyển vào tế bào nhận. Đáp án: C
Câu 7 [596058]: Việc so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống có tác dụng như thế nào?
A, Giúp trẻ phát triển tâm lí phù hợp với lứa tuổi.
B, Tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho sự phát triển thể chất của trẻ.
C, Phát hiện nhanh các bệnh di truyền từ đó đề suất các biện pháp điều trị.
D, Xác định vai trò của di truyền trong phát triển của tính trạng.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Mục đích: Nhằm xác định tính trạng do kiểu gene quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.
+ Nội dung:
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng:
+ Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gene, cùng giới tính.
+ Dựa vào nhóm trẻ đồng sinh cùng trứng nuôi dưỡng ở những môi trường khác nhau có thể nghiên cứu vai trò của kiểu gene và ảnh hưởng của môi trường đối với từng tính trạng.
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng:
+ Trẻ đồng sinh khác trứng có thể có kiểu gene, giới tính khác nhau.
+ Dựa vào nhóm trẻ đồng sinh khác trứng nuôi dưỡng ở những môi trường như nhau có thể nghiên cứu vai trò của kiểu gene và ảnh hưởng của môi trường đối với từng tính trạng.
→ Việc so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống có tác dụng: Xác định vai trò của di truyền trong phát triển của tính trạng. Đáp án: D
+ Mục đích: Nhằm xác định tính trạng do kiểu gene quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.
+ Nội dung:
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng:
+ Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gene, cùng giới tính.
+ Dựa vào nhóm trẻ đồng sinh cùng trứng nuôi dưỡng ở những môi trường khác nhau có thể nghiên cứu vai trò của kiểu gene và ảnh hưởng của môi trường đối với từng tính trạng.
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng:
+ Trẻ đồng sinh khác trứng có thể có kiểu gene, giới tính khác nhau.
+ Dựa vào nhóm trẻ đồng sinh khác trứng nuôi dưỡng ở những môi trường như nhau có thể nghiên cứu vai trò của kiểu gene và ảnh hưởng của môi trường đối với từng tính trạng.
→ Việc so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống có tác dụng: Xác định vai trò của di truyền trong phát triển của tính trạng. Đáp án: D
Câu 8 [596059]: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do một đột biến gene lặn nằm trên NST thường quy định như sau:

Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?

Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án:
.
Ở đây, xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con bình thường sẽ bằng 1 - xác suất sinh con bị bệnh.
- Xét về bên người vợ trong gia đình đang xét:
Ông bà ở thế hệ thứ II: 1 người bị bệnh, 1 người bình thường mà sinh ra được cả những người con bị bệnh và người con không bị bệnh chứng tỏ:
+ Người mẹ không bị bệnh ở thế hệ thứ II mang cặp gene dị hợp.
+ Những người con không bị bệnh ở thế hệ thứ III cũng mang kiểu gene dị hợp Aa (1).
Người vợ trong gia đình đang xét mang kiểu gene Aa.
- Xét về bên người chồng ở trong gia đình đang xét:
Tương tự như lí luận bên người vợ thì ở thế hệ thứ II bên nhánh người chồng thì cả 2 bố mẹ đều có kiểu gene dị hợp Aa x Aa.
Mà Aa x Aa
Tỷ lệ trong số những người con bình thường thì có
Aa:
AA.
Để cặp vợ chồng đang xét sinh ra được đứa con bị bệnh thì người chồng này phải mang cặp gene dị hợp (Aa). Mà theo lí luận ở trên thì Aa chiếm
(2).
Xét phép lai để sinh ra người con bị bệnh của cặp vợ chồng đang xét:
Aa x Aa
AA:
Aa:
aa
Người con mắc bệnh aa chiếm tỉ lệ
(3).
Kết hợp (1) (2) và (3) ta có cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con mắc bệnh với xác suất là:
.
. 100% =
.
Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thườngvới xác suất là 1-
=
.

Ở đây, xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con bình thường sẽ bằng 1 - xác suất sinh con bị bệnh.
- Xét về bên người vợ trong gia đình đang xét:
Ông bà ở thế hệ thứ II: 1 người bị bệnh, 1 người bình thường mà sinh ra được cả những người con bị bệnh và người con không bị bệnh chứng tỏ:
+ Người mẹ không bị bệnh ở thế hệ thứ II mang cặp gene dị hợp.
+ Những người con không bị bệnh ở thế hệ thứ III cũng mang kiểu gene dị hợp Aa (1).

- Xét về bên người chồng ở trong gia đình đang xét:
Tương tự như lí luận bên người vợ thì ở thế hệ thứ II bên nhánh người chồng thì cả 2 bố mẹ đều có kiểu gene dị hợp Aa x Aa.
Mà Aa x Aa



Để cặp vợ chồng đang xét sinh ra được đứa con bị bệnh thì người chồng này phải mang cặp gene dị hợp (Aa). Mà theo lí luận ở trên thì Aa chiếm

Xét phép lai để sinh ra người con bị bệnh của cặp vợ chồng đang xét:
Aa x Aa





Kết hợp (1) (2) và (3) ta có cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con mắc bệnh với xác suất là:






Câu 9 [596060]: Cho các nhận xét sau:
(A) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại thì chúng không cạnh tranh với nhau.
(B) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(C) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(D) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
(A) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại thì chúng không cạnh tranh với nhau.
(B) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(C) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(D) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Xét các nhận xét của đề bài:
(A) Đúng. Cạnh tranh xảy ra khi các loài có ổ sinh thái trùng nhau. Nếu các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại thì chúng không cạnh tranh với nhau.
(B) Sai. Cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái. Ví dụ cùng nơi ở là tán cây, có thể có chim ăn hạt bé, chim ăn hạt lớn, chim ăn sâu...
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 nhận xét đúng. Đáp án: C
(A) Đúng. Cạnh tranh xảy ra khi các loài có ổ sinh thái trùng nhau. Nếu các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại thì chúng không cạnh tranh với nhau.
(B) Sai. Cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái. Ví dụ cùng nơi ở là tán cây, có thể có chim ăn hạt bé, chim ăn hạt lớn, chim ăn sâu...
(C) Đúng.
(D) Đúng.
Vậy có 3 nhận xét đúng. Đáp án: C
Câu 10 [596061]: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?
A, Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
B, Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C, Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D, Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là: Nước, ion khoáng và các chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. Mạch gỗ là dòng mạch vận chuyển các chất đi từ rễ lên các bộ phận phía trên của thực vật. Đáp án: D
Câu 11 [596062]: Tự thụ phấn là
A, Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
B, Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C, Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D, Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
Tự thụ phấn là quá trình hạt phấn từ nhị rơi vào nhuỵ của cùng một hoa hoặc hoa khác trên cùng một cây, dẫn đến sự kết hợp của các giao tử từ cùng một cá thể. Đáp án: B
Câu 12 [596063]: Phát biểu không đúng về đột biến gene là
A, đột biến gene làm thay đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong cấu trúc của gene.
B, đột biến gene làm phát sinh các allele mới trong quần thể.
C, đột biến gene có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D, đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên NST.
Đột biến gene là những biến đổi liên quan trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột biến gene không làm thay đổi vị trí của gene trên nhiễm sắc thể (NST). Việc thay đổi vị trí của gene trên NST là đặc trưng của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, chẳng hạn như đảo đoạn hoặc chuyển đoạn. Đáp án: D
Đột biến gene không làm thay đổi vị trí của gene trên nhiễm sắc thể (NST). Việc thay đổi vị trí của gene trên NST là đặc trưng của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, chẳng hạn như đảo đoạn hoặc chuyển đoạn. Đáp án: D
Câu 13 [596064]: Các nhà khoa học đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến tốc độ quang hợp của cây Kalmia procumbens thuộc họ Đỗ quyên. Họ đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ quang hợp ở ba cường độ ánh sáng khác nhau, đồng thời họ cũng khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hô hấp. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ hình bên.

Từ thí nghiệm trên, có các kết luận nào sau đây rút ra như sau:
(A) Khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 40oC, thì cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
(B) Cường độ hô hấp chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chứ không phục thuộc vào nhiệt độ.
(C) Sự gia tăng cường độ ánh sáng làm tăng cường độ của quá trình quang hợp.
(D) Nhiệt độ cao và ít ánh sáng sẽ làm cường độ quang hợp giảm và cường độ hô hấp tăng lên.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

Từ thí nghiệm trên, có các kết luận nào sau đây rút ra như sau:
(A) Khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 40oC, thì cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
(B) Cường độ hô hấp chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chứ không phục thuộc vào nhiệt độ.
(C) Sự gia tăng cường độ ánh sáng làm tăng cường độ của quá trình quang hợp.
(D) Nhiệt độ cao và ít ánh sáng sẽ làm cường độ quang hợp giảm và cường độ hô hấp tăng lên.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Nội dung đúng: (C), (D).
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới cường độ hô hấp của thực vật. Trong một khoảng giá trị, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ hô hấp tăng.
(A) Sai. Cường độ quang hợp của cây Kalmia procumbens tăng trong khoảng nhiệt độ 0oC đến 25oC. Từ 25oC đến 40oC, cường độ quang hợp giảm.
(B) Sai. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. Trong một khoảng giá trị, nhiệt độ tăng cường độ hô hấp tăng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme.
(C) Đúng.
(D) Đúng. Đáp án: A
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới cường độ hô hấp của thực vật. Trong một khoảng giá trị, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ hô hấp tăng.
(A) Sai. Cường độ quang hợp của cây Kalmia procumbens tăng trong khoảng nhiệt độ 0oC đến 25oC. Từ 25oC đến 40oC, cường độ quang hợp giảm.
(B) Sai. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. Trong một khoảng giá trị, nhiệt độ tăng cường độ hô hấp tăng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme.
(C) Đúng.
(D) Đúng. Đáp án: A
Câu 14 [596065]: Cho các phát biểu dưới đây về thể truyền sử dụng trong công nghệ gene:
(A) Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
(B) Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmid, vi khuẩn E.Coli và virus.
(C) Thể truyền có chứa các enzyme cắt và nối cho phép tạo ra DNA tái tổ hợp.
(D) Thể truyền giúp đoạn gene mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
Số phát biểu đúng là
(A) Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
(B) Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmid, vi khuẩn E.Coli và virus.
(C) Thể truyền có chứa các enzyme cắt và nối cho phép tạo ra DNA tái tổ hợp.
(D) Thể truyền giúp đoạn gene mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
Số phát biểu đúng là
A, 0.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Xét các phát biểu của đề bài:
(A) Sai do thể truyền giúp gene của tế bào cho được biểu hiện trong tế bào nhận thành sản phẩm gene tương ứng chứ không giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
(B) Sai do E.Coli là tế bào nhận chứ không được sử dụng làm thể truyền.
(C) Sai vì thể truyền không chứa các enzyme cắt và nối.
(D) Đúng.
→ Trong số các phát biểu trên, chỉ có phát biểu (D) đúng. Đáp án: B
(A) Sai do thể truyền giúp gene của tế bào cho được biểu hiện trong tế bào nhận thành sản phẩm gene tương ứng chứ không giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
(B) Sai do E.Coli là tế bào nhận chứ không được sử dụng làm thể truyền.
(C) Sai vì thể truyền không chứa các enzyme cắt và nối.
(D) Đúng.
→ Trong số các phát biểu trên, chỉ có phát biểu (D) đúng. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Một thí ngiệm được đưa ra, người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài thu được các chuột F1 không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:

Câu 15 [596066]: Có thể rút ra kết luận nào về kiểu di truyền của tính trạng chiều dài đuôi?
A, Tính trạng chiều dài đuôi di truyền phân li.
B, Tính trạng chiều dài đuôi di truyền liên kết với giới tính.
C, Tính trạng chiều dài đuôi di truyền theo quy luật tương tác gene.
D, Tính trạng chiều dài đuôi di truyền liên kết với tính trạng mẫn cảm với ánh sáng.
- P thuần chủng: chuột cái đuôi ngắn x chuột đực đuôi dài → 100% đuôi ngắn.
F2: Đuôi ngắn: đuôi dài = 144: 48 = 3: 1 → Tính trạng đuôi ngắn trội hoàn toàn so với đuôi dài.
- Xét với giới tính:
F2 phân li theo tỉ lệ 1 đực đuôi ngắn: 2 cái đuôi ngắn: 1 đực đuôi dài (sự không đồng đều tính trạng ở hai giới).
→ tính trạng đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST X, không tương đồng trên Y. Đáp án: B
F2: Đuôi ngắn: đuôi dài = 144: 48 = 3: 1 → Tính trạng đuôi ngắn trội hoàn toàn so với đuôi dài.
- Xét với giới tính:
F2 phân li theo tỉ lệ 1 đực đuôi ngắn: 2 cái đuôi ngắn: 1 đực đuôi dài (sự không đồng đều tính trạng ở hai giới).
→ tính trạng đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST X, không tương đồng trên Y. Đáp án: B
Câu 16 [596067]: Cơ chế di truyền của tính trạng mẫn cảm với ánh sáng của chuột trong thí nghiệm trên là gì?
A, Tính trạng mẫn cảm ánh sáng di truyền theo quy luật phân li.
B, Tính trạng mẫn cảm ánh sáng di truyền liên kết gene với tính trạng chiều dài đuôi.
C, Tính trạng mẫn cảm ánh sáng di truyền theo quy luật tương tác gene.
D, Tính trạng mẫn cảm ánh sáng di truyền liên kêt với giới tính.
- P thuần chủng: chuột cái mẫn cảm với ánh sáng x chuột đực mẫn cảm với ánh sáng.
→ F1: 100% không mẫn cảm với ánh sáng.
F2 không mẫn cảm với ánh sáng: mẫn cảm với ánh sáng = 9: 7
→ Tính trạng chịu sự chi phối của quy luật tương tác gene.
- Xét về giới tính, tính trạng phân bố đồng đều ở cả hai giới → Gene quy định tính trạng nằm trên NST thường. Đáp án: C
→ F1: 100% không mẫn cảm với ánh sáng.
F2 không mẫn cảm với ánh sáng: mẫn cảm với ánh sáng = 9: 7
→ Tính trạng chịu sự chi phối của quy luật tương tác gene.
- Xét về giới tính, tính trạng phân bố đồng đều ở cả hai giới → Gene quy định tính trạng nằm trên NST thường. Đáp án: C
Câu 17 [596068]: Một con chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, có kiểu gene đồng hợp lặn, được nuôi ngoài ánh sáng trong một thời gian dài. Sau đó, khi chuột cái này được đưa vào bóng tối và giao phối với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng có kiểu gene đồng hợp lặn, đời con lại xuất hiện cá thể không mẫn cảm với ánh sáng. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng cơ chế nào sau đây?
A, Đột biến ngược xảy ra ở chuột cái, phục hồi allele trội.
B, Đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường xảy ra ở chuột đực.
C, Sự tổ hợp lại của các allele trong quá trình thụ tinh tạo ra allele trội.
D, Chuột con thừa hưởng tính trạng không mẫn cảm với ánh sáng từ môi trường bóng tối.
B là đúng vì hiện tượng xuất hiện cá thể không mẫn cảm với ánh sáng có thể do một đột biến ngược xảy ra, phục hồi allele trội ở chuột cái.
A không đúng vì hiện tượng đột biến không xảy ra trên chuột đực.
C không đúng vì cả bố và mẹ đều mang kiểu gene lặn, không thể tổ hợp thành allele trội.
D không chính xác vì tính trạng không phải do yếu tố môi trường mà là do di truyền gene. Đáp án: A
A không đúng vì hiện tượng đột biến không xảy ra trên chuột đực.
C không đúng vì cả bố và mẹ đều mang kiểu gene lặn, không thể tổ hợp thành allele trội.
D không chính xác vì tính trạng không phải do yếu tố môi trường mà là do di truyền gene. Đáp án: A