Câu 1 [596069]: Hình bên mô tả một phần rễ cây trong lòng đất. Rễ cây làm nhiệm vụ hút nước.


A, Phần A.
B, Phần B.
C, Phần C.
D, Phần D.
Quá trình hấp thụ nước của cây được thực hiện qua các tế bào lông hút của rễ. Nước được hấp thụ theo cơ chế thụ động từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp → Ở môi trường ngoài đất phải có thế nước cao nhất.
Đáp án: D
Câu 2 [596070]: Ngâm rau sống vào môi trường nước, đây là môi trường gì?
A, bão hoà.
B, nhược trương.
C, đẳng trương.
D, ưu trương.
Môi trường bên ngoài có nồng độ các chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì là môi trường ưu trương.
Môi trường bên ngoài có nồng độ các chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì là môi trường nhược trương.
Khi ngâm rau sống vào môi trường nước, trong môi trường nước các chất tan có nồng độ thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào rau. Vậy môi trường nước là môi trường nhược trương. Đáp án: B
Môi trường bên ngoài có nồng độ các chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì là môi trường nhược trương.
Khi ngâm rau sống vào môi trường nước, trong môi trường nước các chất tan có nồng độ thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào rau. Vậy môi trường nước là môi trường nhược trương. Đáp án: B
Câu 3 [596071]: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan
A, thực quản.
B, ruột non.
C, dạ dày.
D, ruột già.
Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan ruột non.
Đáp án: B
Câu 4 [596072]: Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu trong cơ thể dẫn đến huyết áp giảm. Có bao nhiêu cơ chế sinh lí sau đây sẽ tạm thời làm tăng huyết áp trở lại?
(A) Giãn mạch máu đến thận.
(B) Hoạt động thần kinh giao cảm được tăng cường.
(C) Máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) được huy động.
(D) Hoạt động tái hấp thu Na+ và nước được tăng cường.
(A) Giãn mạch máu đến thận.
(B) Hoạt động thần kinh giao cảm được tăng cường.
(C) Máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) được huy động.
(D) Hoạt động tái hấp thu Na+ và nước được tăng cường.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Có 3 cơ chế, đó là (B), (D).
- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm. → (B) đúng.
- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu về các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da). → (C) sai.
- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. → (A) sai.
- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. → (D) đúng. Đáp án: D
- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm. → (B) đúng.
- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu về các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da). → (C) sai.
- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. → (A) sai.
- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. → (D) đúng. Đáp án: D
Câu 5 [596073]: GnRH có vai trò:
A, Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
B, Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testosterone.
C, Kích thích tuyến yên sản sinh LH và FSH.
D, Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
GnRH là hormone do vùng dưới đồi tiết ra, có vai trò kích thích tuyến yên sản sinh ra hai hormone chính là LH và FSH. Đáp án: C
Câu 6 [596074]: Trong phương pháp tạo giống nhờ công nghệ gene, người ta thường dùng thể truyền là
A, plasmid hoặc vi khuẩn.
B, plasmid hoặc virus.
C, vi khuẩn hoặc nấm.
D, virus hoặc vi khuẩn.
Để chuyển gene người ta dùng các vật chuyển gene hoặc các vecter chuyển gene. Vecter chuyển gene là DNA có khả năng tự nhân đôi tồn tại độc lập trong tế bào và mang gene cần chuyển
Vecter chuyển gene có thể là: plasmid, thực khuẩn thể, virus...
Đáp án: B
Câu 7 [596075]: Phương pháp nghiên cứu tế bào nhằm mục đích
A, tìm ra tính trạng do gene quyết định hay phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.
B, tìm ra khuyết tật về kiểu gene của các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
C, tìm ra quy luật di truyền chi phối các gene gây bệnh để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
D, xác định gene quy định tính trạng là trội hay lặn, di truyền theo quy luật di truyền nào.
Phương pháp nghiên cứu tế bào: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST của người bình thường.
Mục đích của nghiên cứu tế bào: Tìm ra khuyết tật về kiểu gene của các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
A. Việc xác định mối quan hệ gene và môi trường là nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C, D. Xác định tính trội, lặn và quy luật di truyền dựa vòa phương pháp nghiên cứu phả hệ. Đáp án: B
Mục đích của nghiên cứu tế bào: Tìm ra khuyết tật về kiểu gene của các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
A. Việc xác định mối quan hệ gene và môi trường là nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C, D. Xác định tính trội, lặn và quy luật di truyền dựa vòa phương pháp nghiên cứu phả hệ. Đáp án: B
Câu 8 [596076]: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định, allele trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang allele gây bệnh. Từ thông tin trên một bạn học sinh rút ra các kết luận sau:
(A) Gene gây bệnh là gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
(B) Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là
.
(C) Kiểu gene của người đàn ông ở thế hệ thứ III có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp.
(D) Xác suất người con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III không mang gene bệnh là
.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang allele gây bệnh. Từ thông tin trên một bạn học sinh rút ra các kết luận sau:
(A) Gene gây bệnh là gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
(B) Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là

(C) Kiểu gene của người đàn ông ở thế hệ thứ III có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp.
(D) Xác suất người con của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III không mang gene bệnh là

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án: 4
Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh Bệnh do gene lặn trên NST thường quy định.

Xét các phát biểu:
(A) Đúng.
(B) Đúng.
Người số (5) có anh trai bị bệnh nên có kiểu gene 1AA: 2Aa.
Người số (6) không mang allele bệnh có kiểu gene AA.
Cặp vợ chồng
.
Người số (10) 2AA: lAa.
Người số (11) có em gái bị bệnh nên có kiểu gene 1AA: 2Aa.
Cặp vợ chồng:
.
Xác suất cặp vợ chồng 10 -11 sinh con bị bệnh là
.
(C) Đúng.
(D) Đúng, xác suất cặp vợ chồng 10-11 sinh con không mang allele bệnh là
.
Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh Bệnh do gene lặn trên NST thường quy định.

Xét các phát biểu:
(A) Đúng.
(B) Đúng.
Người số (5) có anh trai bị bệnh nên có kiểu gene 1AA: 2Aa.
Người số (6) không mang allele bệnh có kiểu gene AA.
Cặp vợ chồng

Người số (10) 2AA: lAa.
Người số (11) có em gái bị bệnh nên có kiểu gene 1AA: 2Aa.
Cặp vợ chồng:

Xác suất cặp vợ chồng 10 -11 sinh con bị bệnh là

(C) Đúng.
(D) Đúng, xác suất cặp vợ chồng 10-11 sinh con không mang allele bệnh là

Câu 9 [596077]: Cho các phát biểu sau:
(A) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(B) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(C) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
(D) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(A) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(B) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(C) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
(D) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng. Đáp án: B
Câu 10 [596078]: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò
A, hoạt hoá enzyme trong quá trình trao đổi chất.
B, thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
C, quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
D, tham gia cấu trúc nên tế bào.
Nguyên tố vi lượng dù với hàm lượng rất nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt hoá enzyme, giúp các phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra hiệu quả. Nếu thiếu các nguyên tố này, cây sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các quá trình trao đổi chất, dẫn đến tình trạng còi cọc hoặc chết. Đáp án: A
Câu 11 [596079]: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa l
A, sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B, sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C, sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D, sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là quá trình trong đó một nhân giao tử đực kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử, và nhân giao tử đực còn lại kết hợp với nhân cực (thường là nhân lưỡng bội) để tạo thành nhân nội nhũ (tam bội) cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
Đáp án: B
Câu 12 [596080]: Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gene?
A, Đột biến gene khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của DNA.
B, Đột biến gene có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
C, Đột biến gene là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử DNA.
D, Đột biến gene khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể.
D. Sai. Đột biến gene phát sinh không phải đột biến nào cũng biểu hiện luôn thành kiểu hình,có những đột biến lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
Đáp án: D
Câu 13 [596081]: Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp, cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa ở hình A và B. Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO2 cây hấp thụ (đo tại thời điểm hấp thụ).

Từ thông tin trên có các kết luận sau được rút ra:
(A) Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, I0 trùng với điểm 0. Vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp cũng bằng 0.
(B) Đường cong (1) tương ứng với thực vật C3. Do thực vật C3 là thực vật ôn đới, thích nghi với điều kiện nhiệt độ trung bình.
(C) Đường cong (3) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật CAM và nhóm thực vật này thích nghi với cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao.
(D) Đường cong (2) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C4 vì thực vật C4 là nhóm thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu có nội dung đúng là:

Từ thông tin trên có các kết luận sau được rút ra:
(A) Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, I0 trùng với điểm 0. Vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp cũng bằng 0.
(B) Đường cong (1) tương ứng với thực vật C3. Do thực vật C3 là thực vật ôn đới, thích nghi với điều kiện nhiệt độ trung bình.
(C) Đường cong (3) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật CAM và nhóm thực vật này thích nghi với cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao.
(D) Đường cong (2) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C4 vì thực vật C4 là nhóm thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu có nội dung đúng là:
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 0.
(A) Sai. Vì: Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC - 25oC, điểm bù ánh sáng Io không thể trùng với điểm 0. Vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp bằng 0 nhưng cường độ hô hấp vẫn khác 0.
(B) Sai. Vì: Đường cong (1) tương ứng với cường độ quang hợp ở thực vật CAM do thực vật CAM mở khí khổng ban đêm nên thời điểm hấp thu CO2 có nhiệt độ thấp và cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3 và C4.
(C) Sai. Đường cong (3) tương ứng với cường độ quan hợp của thực vật C4. Vì thực vật C4 do cường độ quang hợp của nhóm thực vật này cao nhất trong 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM, đồng thời nhiệt độ tối ưu cho quang hợp cũng cao (trên 35oC).
(D) Sai. Vì: Đường cong (2) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C3 vì cường độ quang hợp của nhóm thực vật này thấp hơn thực vật C4 và nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở gần 30oC. Đáp án: D
(B) Sai. Vì: Đường cong (1) tương ứng với cường độ quang hợp ở thực vật CAM do thực vật CAM mở khí khổng ban đêm nên thời điểm hấp thu CO2 có nhiệt độ thấp và cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3 và C4.
(C) Sai. Đường cong (3) tương ứng với cường độ quan hợp của thực vật C4. Vì thực vật C4 do cường độ quang hợp của nhóm thực vật này cao nhất trong 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM, đồng thời nhiệt độ tối ưu cho quang hợp cũng cao (trên 35oC).
(D) Sai. Vì: Đường cong (2) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C3 vì cường độ quang hợp của nhóm thực vật này thấp hơn thực vật C4 và nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở gần 30oC. Đáp án: D
Câu 14 [596082]: Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gene của hai loài sinh vật?
(A) Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
(B) Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.
(C) Chọn giống bằng công nghệ gene.
(D) Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hoá.
Đáp án đúng:
(A) Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
(B) Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.
(C) Chọn giống bằng công nghệ gene.
(D) Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hoá.
Đáp án đúng:
A, (A), (D).
B, (C), (D).
C, (B), (C).
D, (B), (D).
Các phương pháp có thể tạo giống mới mang nguồn gene của 2 loài:
+ Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng: Dung hợp tế bào trần...
+ Phương pháp chọn giống bằng công nghệ gene: Đưa gene cần chuyển của loài này vào trong hệ gene của loài khác. Đáp án: C
+ Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng: Dung hợp tế bào trần...
+ Phương pháp chọn giống bằng công nghệ gene: Đưa gene cần chuyển của loài này vào trong hệ gene của loài khác. Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Mendel – Ông tổ của ngành di truyền học đã đặt nền tảng đầu tiên khi ông mang đến cho giới khoa học công trình nghiên cứu di truyền của ông. Trong suốt 8 năm (1856-1863), Mendel đã tiến hành thực nghiệm trên khoảng 37.000 cây đậu và 300.000 hạt đậu. Ông đã chứng minh sự di truyền do các nhân tố di truyền (ngày nay gọi là gene). Các thí nghiệm của ông vừa mang tính chất thực nghiệm vừa mang tính chất chính xác toán học. Mendel sử dụng 7 cặp tính trạng để tiến hành lai tạo gồm: hạt trơn - hạt nhăn, hạt vàng - hạt lục, hoa đỏ - hoa trắng, hoa mọc ở nách lá - hoa mọc trên ngọn, hoa cuống dài - hoa cuống nhẵn, quả trơn - quả nhăn, quả lục - quả vàng. Căn cứ kết quả các phép lai trên, ông đã đưa ra 3 qui luật cơ bản của di truyền học.
Quy luật đầu tiên là định luật tính trội. Khi bố mẹ ở thế hệ xuất phát (P) thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì ở thế hệ F1 tất cả các con lai đều biểu hiện chỉ một số tính trạng của bố hoặc mẹ, tính trạng đó gọi là tính trạng trội lặn.
Quy luật thứ hai là định luật phân ly tính trạng. Để khẳng định tính phân ly, Mendel đã tiến hành hai thí nghiệm. Một là, cho các cá thể dị hợp tử F1 tự thụ phấn; hai là cho F1 lai ngược lại với bố hoặc mẹ có kiểu hình lặn. Phép lai này cho kết quả: Khi cây F1 tự thụ phấn hay thụ phấn chéo thì ở F2 sẽ được những cây mang tính “trội” và những cây mang tính “lặn”, theo tỷ lệ 3 trội (3T) + 1 lặn (1L).
Quy luật thứ ba là định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng. Mendel phát hiện ra khi lai 2 cây thuần chủng, khác nhau về hai hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
Quy luật đầu tiên là định luật tính trội. Khi bố mẹ ở thế hệ xuất phát (P) thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì ở thế hệ F1 tất cả các con lai đều biểu hiện chỉ một số tính trạng của bố hoặc mẹ, tính trạng đó gọi là tính trạng trội lặn.
Quy luật thứ hai là định luật phân ly tính trạng. Để khẳng định tính phân ly, Mendel đã tiến hành hai thí nghiệm. Một là, cho các cá thể dị hợp tử F1 tự thụ phấn; hai là cho F1 lai ngược lại với bố hoặc mẹ có kiểu hình lặn. Phép lai này cho kết quả: Khi cây F1 tự thụ phấn hay thụ phấn chéo thì ở F2 sẽ được những cây mang tính “trội” và những cây mang tính “lặn”, theo tỷ lệ 3 trội (3T) + 1 lặn (1L).
Quy luật thứ ba là định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng. Mendel phát hiện ra khi lai 2 cây thuần chủng, khác nhau về hai hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
(Trích Báo tin tức Thông tấn xã Việt Nam-22/07/2014-Ông tổ của ngành di truyền học.)
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [596083]: Quy luật phân ly độc lập của Mendel nói rằng:
A, Các tính trạng lặn sẽ luôn xuất hiện ở thế hệ F2.
B, Các cặp tính trạng khác nhau sẽ di truyền không phụ thuộc vào nhau.
C, Các gene quy định tính trạng lặn sẽ bị loại bỏ khi lai giống.
D, Các tính trạng trội sẽ luôn chiếm ưu thế trong thế hệ con lai.
Theo định luật này, khi lai hai cá thể khác nhau về hai cặp tính trạng trở lên (thường được gọi là lai hai cặp tính trạng), sự phân ly của mỗi cặp tính trạng sẽ diễn ra độc lập với nhau. Nói cách khác, sự di truyền của một tính trạng này sẽ không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Đáp án: B
Câu 16 [596084]: Dựa trên cơ sở di truyền học của Mendel, các nhà khoa học lai hai dòng thuần chủng của một loài thực vật về hai cặp tính trạng khác nhau: tính trạng màu hoa và dạng hoa. Một dòng thuần chủng có kiểu hình hoa đỏ, cuống dài (RRLL) được lai với dòng thuần chủng hoa trắng, cuống ngắn (rrll). Các nhà khoa học phát hiện rằng con lai F1 đều có kiểu hình hoa đỏ, cuống dài. Khi cho các cây F1 giao phối với nhau, ở thế hệ F2, tỷ lệ kiểu hình được quan sát là: 9 hoa đỏ, cuống dài: 3 hoa đỏ, cuống ngắn: 3 hoa trắng, cuống dài: 1 hoa trắng, cuống ngắn.
Hãy cho biết, trong trường hợp này, điều gì sẽ xảy ra nếu cây F2 không mẫn cảm với một yếu tố môi trường tác động đến sự phát triển của hoa?
Hãy cho biết, trong trường hợp này, điều gì sẽ xảy ra nếu cây F2 không mẫn cảm với một yếu tố môi trường tác động đến sự phát triển của hoa?
A, Tỷ lệ kiểu hình sẽ không thay đổi, vì yếu tố môi trường không ảnh hưởng đến di truyền.
B, Tỷ lệ kiểu hình sẽ thay đổi, do yếu tố môi trường có thể làm thay đổi kiểu hình, không phụ thuộc vào kiểu gene.
C, Tỷ lệ kiểu hình sẽ trở thành 9:3:3:1 chỉ khi yếu tố môi trường được loại bỏ hoàn toàn.
D, Tỷ lệ kiểu hình sẽ hoàn toàn bị biến đổi và không thể dự đoán.
A là đúng vì tỷ lệ kiểu hình phân ly theo quy luật 9:3:3:1 phản ánh sự phân ly độc lập của hai cặp gene, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Đây là tỷ lệ kiểu hình điển hình khi di truyền theo quy luật Mendel.
B không chính xác vì yếu tố môi trường không làm thay đổi tỷ lệ di truyền kiểu hình khi xét theo di truyền học Mendel.
C không chính xác vì tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 đã phản ánh sự phân ly độc lập, và tỷ lệ này không thay đổi do yếu tố môi trường trong phạm vi lý thuyết di truyền Mendel.
D không đúng vì tỷ lệ kiểu hình đã được dự đoán theo quy luật Mendel và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Đáp án: A
B không chính xác vì yếu tố môi trường không làm thay đổi tỷ lệ di truyền kiểu hình khi xét theo di truyền học Mendel.
C không chính xác vì tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 đã phản ánh sự phân ly độc lập, và tỷ lệ này không thay đổi do yếu tố môi trường trong phạm vi lý thuyết di truyền Mendel.
D không đúng vì tỷ lệ kiểu hình đã được dự đoán theo quy luật Mendel và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Đáp án: A
Câu 17 [596085]: Một loài thực vật có hai tính trạng độc lập là màu hoa và hình dạng quả. Các nhà khoa học đã thực hiện phép lai giữa hai cây thuần chủng: một cây có hoa đỏ và quả tròn (AABB) với một cây có hoa trắng và quả dài (aabb). Tất cả con lai F1 đều có hoa đỏ và quả tròn (AaBb). Tuy nhiên, ở thế hệ F2, xuất hiện một vài cá thể có kiểu hình mới là hoa trắng và quả bầu dục. Điều này có thể chỉ ra điều gì?
A, Các tính trạng không phân ly độc lập.
B, Các tính trạng tương tác với nhau.
C, Đã xảy ra đột biến trong quá trình tạo giao tử.
D, Yếu tố môi trường làm thay đổi kiểu hình.
Theo quy luật phân li độc lập của Mendel, khi xem xét sự di truyền của tính trạng qua các thế hệ sẽ xuất hiện các biến dị tổ hợp mới chứ không xuất hiện kiểu hình mới. Do vậy, trong quần thể xuất hiện một vài cá thể có kiểu hình mới chỉ ra rằng đã có sự đột biến xảy ra trong quá trình hình thành giao tử. Đáp án: C