Câu 1 [596103]: Hình dưới đây mô tả một phần mao mạch và các tế bào trong cơ thể:

Các ion đi từ P đến Q theo cách nào?
A, Khuếch tán trong máu.
B, Khuếch tán trong dịch mô.
C, Thẩm thấu trong máu.
D, Thẩm thấu trong dịch mô.
- Các ion đi từ mao mạch đến tế bào cơ thể theo cơ chế khuếch tán.
- Khoảng không gian từ P đến Q là là dịch mô.
Vậy đáp án là: Các ion đi từ P đến Q bằng cách khếch tán trong dịch mô. Đáp án: B
Câu 2 [596104]: Điểm khác biệt giữa màng trong và màng ngoài ti thể là
A, màng trong gồm 2 lớp phospholipid kép, màng ngoài gồm 1 lớp phospholipid.
B, màng ngoài có chứa hệ enzyme hô hấp thực hiện các hoạt động sống ở phía bên ngoài còn màng trong không có hệ enzyme hô hấp.
C, màng trong gấp khúc tạo các mào răng lược, màng ngoài không gấp khúc.
D, màng trong có diện tích bé hơn diện tích của màng ngoài.
Ti thể là bào quan có màng kép, có vai trò trong quá trình hô hấp của tế bào, cung cấp năng lượng dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ...
Ti thể là bào quan có màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo mào răng lược nhằm tăng diện tích. trên màng trong có các enzyme thực hiện quá trình hô hấp của tế bào. Bên trong ti thể còn có ribosome và DNA dạng vòng. Đáp án: C
Câu 3 [596105]: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong
A, Ty thể.
B, Lục lạp.
C, Tế bào chất.
D, Nhân.
Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong tế bào chất. Trong quá trình này, 1 phân tử đường được chuyển hoá thành 2 phân tử pyruvate. Đáp án: C
Câu 4 [596106]: Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hoà ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
(A) Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp.
(B) Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ.
(C) Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
(D) Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Cả 4 cơ chế nói trên.
Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:
- Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH. Các hormone này gây tăng tái hấp thu Na+ và nước, làm co các mạch máu đến thận làm giảm áp lực lọc của thận để tăng thể tích máu và tăng huyết áp.
- Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).
- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu. Đáp án: D
Câu 5 [596107]: Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Trong các nhân tố sau có mấy nhân tố là nhân tố bên ngoài?
(A) Dinh dưỡng.
(B) Ánh sáng.
(C) Nhiệt độ.
(D) Hormone.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Trong các nhân tố trên thì nhân tố dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ là các nhân tố bên ngoài, còn hormone là nhân tố bên trong. Đáp án: C
Câu 6 [596108]: Kĩ thuật chuyển gene gồm các bước có trình tự là
A, tách chiết thể truyền và gene cần chuyển ra khỏi tế bào; cắt và nối 2 loại DNA bởi cùng một loại enzyme; đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B, tạo DNA tái tổ hợp phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp; đưa DNA tái tổ hợp và tế bào nhận.
C, tách chiết thể truyền và gene cần chuyển ra khỏi tế bào; đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận; cắt và nối 2 loại DNA bởi cùng một loại enzyme.
D, tạo DNA tái tổ hợp; đưa DNA tái tổ hợp và tế bào nhận; phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp.
Các bước của kĩ thuật chuyển gene gồm:
a. Tạo DNA tái tổ hợp.
* Nguyên liệu:
+ DNA chứa gene cần chuyển.
+ Thể truyền: Plasmid (là DNA dạng vòng nằm trong tế bào chất của vi khuẩn và có khả năng tự nhân đôi độc lập với DNA vi khuẩn) hoặc thể thực khuẩn (là virus chỉ ký sinh trong vi khuẩn).
+ enzyme cắt (restriction enzyme) và enzyme nối (ligase).
* Cách tiến hành:
– Tách chiết thể truyền và gene cần chuyển ra khỏi tế bào.
– Xử lí bằng một loại enzyme giới hạn (restriction enzyme) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính.
– Dùng enzyme nối để gắn chúng tạo DNA tái tổ hợp.
b. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận
– Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để DNA tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
c. Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp
– Chọn thể truyền có gene đánh dấu.
– Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.
– Phân lập dòng tế bào chứa gene đánh dấu. Đáp án: D
Câu 7 [596109]: Phương pháp nào dưới đây cho phép phân tích DNA đặc trưng của từng cá thể, từng dòng họ để theo dõi sự có mặt của một bệnh nào đó?
A, Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B, Phương pháp phả hệ.
C, Phương pháp di truyền phân tử.
D, Phương pháp di truyền tế bào.
- Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh nhằm xác định tính trạng do kiểu gene quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.
→ Không phân tích DNA đặc trưng của từng cá thể.
- Phương pháp phả hệ: Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền...), nhằm xác định gene quy định tính trạng:
+ Là trội hay lặn,
+ Nằm trên NST thường hay giới tính,
+ Di truyền theo những quy luật di truyền nào.
- Phương pháp di truyền phân tử: Sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử như tách chiết, phân tích định tính và định lượng nucleic acid; các phương pháp lai phân tử: Southern blot, Northern blot, lai tại chỗ (In situ hybridization),...; các phương pháp xác định trình tự nucleic acid; tạo dòng (cloning); xây dựng thư viện bộ gene, thư viện cDNA; phương pháp PCR (polymerase chain reaction); Sinh tin (Bioinfomatics),... → Cho phép lai phân tích DNA.
- Phương pháp di truyền tế bào: Để phát hiện và quan sát nhiễm sắc thể, qua đó xác định các dị dạng nhiễm sắc thể, các hiện tượng lệch bội, hiện tượng cấu trúc lại nhiễm sắc thể dẫn đến nhiều bệnh di truyền hiểm nghèo ở người. Đáp án: C
Câu 8 [596110]: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một allele lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, allele trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III12 – III13 trong phả hệ này là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án:
Gene lặn trên NST thường quy định bệnh, gene trội bình thường.
Kiểu gene của II7 là aa; kiểu gene của III12 bình thường chắc chắn là Aa.
Kiểu gene của III14 là aa nên kiểu gene của II8, II9 là Aa → Kiểu gene III13 là AA: Aa.
Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh = 1 – ( a. a) =
Câu 9 [596111]: Cho các phát biểu sau:
(A) Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
(B) Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
(C) Trong các nhân tố sinh thái, các nhân tố vô sinh là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ.
(D) Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm là các nhân tố vô sinh.
Số phát biểu đúng là:
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu (A): Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Phát biểu này đúng, đây là khái niệm về nhân tố sinh thái. Từ đó, người ta chia thành 2 nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh tác động lên sinh vật. Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố hữu sinh, con người được xem là nhân tố ảnh hưởng lớn đến đời sống nhiều sinh vật.
Phát biểu (B): Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó. Phát biểu này đúng. Ví dụ: các loài chim ở trên cùng 1 cây (lúc này cây được coi là nơi ở) nhưng có kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi khác nhau thì có các ổ sinh thái khác nhau.
Phát biểu (C): Trong các nhân tố sinh thái, các nhân tố vô sinh là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ. Phát biểu này sai vì nhân tố hữu sinh mới là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ, còn nhân tố vô sinh là các nhân tố không phụ thuộc vào mật độ.
Phát biểu (D): Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm là các nhân tố vô sinh. Phát biểu này sai vì ánh sáng, nhiệt độ là các nhân tố vô sinh nhưng nấm là nhân tố hữu sinh.
Vậy trong các phát biểu trên có 3 phát biểu đúng là các phát biểu: (A) và (B). Đáp án: C
Câu 10 [596112]: Điểm bù ánh sáng là
A, cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B, cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất.
C, cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D, cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất.
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp. Đáp án: C
Câu 11 [596113]: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A, Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.
B, Vận động hướng đất của rễ cây đậu.
C, Vận động hướng sáng của cây sồi.
D, Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương.
Trong các trường hợp nêu trên thì vận động hướng đất và hướng sáng là thuộc hướng động. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương là ứng động sinh trưởng (liên quan đến sự sinh trưởng của cây). Chỉ có vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi không liên quan đến sự sinh trưởng, do sự mất nước của tế bào thể gối. Đáp án: A
Câu 12 [596114]: Trong quá trình tự nhân đôi DNA, enzyme DNA ligase tác dụng nối các đoạn Okazaki
A, ở mạch tổng hợp liên tục.
B, ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C, ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D, ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn là mạch tổng hợp gián đoạn, nên cần có enzyme nối DNA ligase để nối các đoạn nucleotide lại với nhau. Đáp án: D
Câu 13 [596115]: Hình dưới cho thấy sự thay đổi tốc độ chuyển hoá của những cá thể trưởng thành của 5 loài động vật (I, II, III, IV, V) khi đáp ứng với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường bên ngoài. Các cá thể của 5 loài này có khối lượng cơ thể gần như nhau (khoảng 30 gram). Số liệu đo được khi chúng ở trạng thái nghỉ ngơi.

Từ thông tin trên, có các kết luận sau được rút ra:
(A) Loài I và loài V là động vật biến nhiệt. Vì khi nhiệt độ tăng từ 300C đến 400C thì tốc độ chuyển hoá tăng lên.
(B) Loài IV có khả năng cách nhiệt cao nhất và ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nhất.
(C) Loài V là loài có tốc độ chuyển hoá cao nhất trong 5 loài.
(D) Trong 5 loài trên có 2 loài sự tăng thân nhiệt chủ yếu phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu có nội dung đúng là
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 0.
(A) sai. Vì: Tốc độ chuyển hoá tỉ lệ với tốc độ sinh nhiệt. Mà khi nhiệt độ biến đổi từ 00C đến 300C thì tốc độ chuyển hoá của loài I giảm dần. Điều này phù hợp với lượng nhiệt thất thoát giảm dần.
(B) sai. Vì: Loài có khả năng cách nhiệt cao nhất trong 5 loài phải là loài II. Dựa vào đồ thị ta thấy, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, các loài đều có sự thay đổi tốc độ chuyển hoá, tuy nhiên đối với loài II là loài có sự thay đổi tốc độ chuyển hoá là ít nhất, sự thay đổi tốc độ chuyển hoá chỉ rơi vào khoảng 50-100 (ml O2/giờ).
(C) sai. Vì: Loài III có tốc độ chuyển hoá cơ bản cao nhất trong 5 loài. Tỉ lệ trao đổi chất cơ bản là tỷ lệ trao đổi chất tối thiểu để duy trì chức năng cơ bản của các tế bào và cơ thể. Trong số năm loài trên, loài III có tỷ lệ trao đổi chất tối thiểu cao nhất (60- 70 mlO2/ giờ).
(D) sai. Vì: Trong 5 loài, có 3 loài mà sự tăng thân nhiệt ở loài I, II, III chủ yếu phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đáp án: D
Câu 14 [596116]: Cho một số thành tựu về công nghệ gene như sau:
(A) Giống bông có khả năng kháng sâu hại do sản xuất đuợc protein của vi khuẩn.
(B) Giống vi khuẩn có khả năng sản xuất insulin của nguời.
(C) Giống cà chua có gene làm chín quả bị bất hoạt.
(D) Giống đại mạch có hoạt tính của enzyme amylase đuợc tăng cao.
Trong các thành tựu trên, có bao nhiêu thành tựu đuợc xem là sinh vật chuyển gene?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(A) Giống bông có khả năng kháng sâu hại do sản xuất được protein của vi khuẩn (gene từ vi khuẩn được chuyển vào cây bông).
(B) Giống vi khuẩn có khả năng sản xuất insulin của người (gene sản xuất insulin của người được chuyển vào vi khuẩn).
(C) Giống cà chua có gene làm chín quả bị bất hoạt (thay đổi hoạt động của gene trong cây cà chua).
(D) Giống đại mạch có hoạt tính của enzyme amylase được tăng cao có thể là kết quả của việc điều chỉnh gene nội tại tạo đột biến lặp đoạn, không nhất thiết là sự chuyển gene từ loài khác. Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Một trong những sinh vật đầu tiên được biến đổi gene bằng công nghệ DNA là vi khuẩn thường sống trên bề mặt của cây dâu tây. Vi khuẩn này tạo ra 1 loại protein, được gọi là protein băng, gây ra sự hình thành cac tinh thể băng xung quanh nó khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng. Do đó, dâu tây chứa vi khuẩn này đặc biệt dễ bị hư hỏng do sương giá vì tế bào của chúng bị phá hỉu bởi các tinh thể băng dẫn tới thiệt hại rất to lớn cho người trồng dâu tây. Một phiên bản biến đổi gene của vi khuẩn này đã được tạo ra, trong đó gene protein băng đã bị cắt khỏi hệ gene. Các vi khuẩn đột biến không tạo protein băng được đưa với số lượng lớn vào các cánh đồng dâu tây, nơi chúng thay thế các vi khuẩn bình thường bằng cách cạnh tranh để giành lấy vị trí sinh thái của chúng. Phương pháp này đã thành công, dây tây mang vi khuẩn đột biến cho thấy khả năng bị hư hại do sương giá giảm đi rất nhiều, từ đó giảm thiểu tốn thất cho người nông dân.
Phương pháp này không chỉ là một giải pháp bền vững mà còn cho thấy tiềm năng to lớn của kỹ thuật biến đổi gene trong việc giảm thiểu các vấn đề về môi trường và khí hậu trong nông nghiệp.
Dựa vào các thông tin được cấp ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 15 [596117]: Vi khuẩn biến đổi gene giúp cây dâu tây ít bị hư hại do sương giá bằng cách nào?
A, Loại bỏ gene tạo protein băng gây hình thành tinh thể băng.
B, Tạo ra gene giúp cây dâu tây tự làm ấm khi nhiệt độ thấp.
C, Kích thích cây dâu tây tạo thêm lớp lá bảo vệ.
D, Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên bề mặt cây dâu tây.
Vi khuẩn biến đổi gene đã giúp giảm thiệt hại cho dâu tây bằng cách loại bỏ gene tạo protein băng. Bình thường, protein băng này là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các tinh thể băng có thể phá hủy tế bào cây khi nhiệt độ xuống thấp. Khi gene này bị cắt bỏ, các vi khuẩn đột biến không còn khả năng hình thành tinh thể băng nữa, giúp cây dâu tây tránh bị tổn thương do sương giá. Đáp án: A
Câu 16 [596118]: Trên cánh đồng dâu tây, một số cây không bị ảnh hưởng bởi tác động của vi khuẩn tạo protein băng dưới điều kiện sương giá, trong khi những cây khác bị tổn thương nặng. Điều này có thể giải thích điều gì?
A, Những cây dâu tây này có khả năng tự sản xuất chất chống đông tự nhiên.
B, Những cây này có thể có vi khuẩn đột biến tự nhiên không tạo protein băng trên bề mặt.
C, Những cây này không có vi khuẩn trên bề mặt do điều kiện môi trường khác biệt.
D, Những cây này mang gene đột biến có sức đề kháng tự nhiên chống lại tác động của vi khuẩn tạo protein băng.
Một số cây dâu tây không bị ảnh hưởng bởi tác động của vi khuẩn tạo protein băng có thể do chúng chứa các vi khuẩn đột biến tự nhiên không có khả năng sản xuất protein băng. Vi khuẩn đột biến này không tạo ra tinh thể băng khi nhiệt độ giảm, giúp bảo vệ các cây khỏi sự phá hủy do sương giá. Đáp án: B
Câu 17 [596119]: Một nhà khoa học nông nghiệp muốn phát triển một giống ngô có khả năng chống lại sâu bệnh mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Bạn quyết định sử dụng kỹ thuật DNA tái tổ hợp để chuyển một gene kháng sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) vào cây ngô. Cơ chế tác động của loại protein này lên sâu bệnh là gì?
A, Protein Bt kích thích hệ miễn dịch của cây ngô để chống lại sâu bệnh.
B, Protein Bt làm suy yếu khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, khiến sâu bệnh không thể phát triển.
C, Protein Bt phá hủy tế bào tiêu hoá của sâu khi sâu ăn lá ngô, khiến sâu chết.
D, Protein Bt thay đổi cấu trúc gene của sâu bệnh, ngăn chúng sinh sản.
Protein Bt, được sản xuất nhờ gene Bt từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis đã chuyển vào cây ngô, tác động lên sâu bệnh bằng cách phá hủy các tế bào tiêu hoá của sâu khi chúng ăn cây. Khi protein Bt đi vào hệ tiêu hoá của sâu, nó tương tác với các tế bào lót trong ruột của sâu, gây ra các lỗ thủng và dẫn đến cái chết của sâu. Điều này giúp bảo vệ cây ngô mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học. Đáp án: C