Câu 1 [596137]: Biểu đồ bên thể hiện lượng khí khổng đóng và mở của 1 loài thực vật trong 24 giờ.

Có thể kết luận gì qua biểu đồ này?
A, Trao đổi khí ở cây xảy ra khi khí khổng mở.
B, Khí khổng mở khi cường độ ánh sáng tăng.
C, Khí khổng mở khi nhiệt độ tăng.
D, Thoát hơi nước không xảy ra vào ban đêm.
% lượng khí khổng mở tăng lên trong khoảng thời gian từ 6h đến 18h hàng ngày. Vào buổi đêm khí khổng đóng → Khi cường độ ánh sáng tăng thì khí khổng mở. Đáp án: B
Câu 2 [596138]: Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu người theo cách nào sau đây
A, vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
B, vận chuyển thụ động.
C, vận chuyển khuếch tán.
D, vận chuyển tích cực.
Trong quá trình tiêu hoá ở người, thức ăn sẽ được tiêu hoá thành các chất dinh dưỡng. Lúc này nồng độ các chất dinh dưỡng ở rất cao, chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển vào đường máu bằng các con đường
+ Vận chuyển thụ động theo sự khuếch tán nồng độ các chất.
+ Vận chuyển chủ động qua các kênh protein màng. Đáp án: A
Câu 3 [596139]: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A, chu trình Krebs.
B, đường phân.
C, chuỗi chuyền electron.
D, phân giải acid piruvic thành CO2 và H2O.
Quá trình đường phân của 2 quá trình đều tạo ra 2 phân tử đường 3 carbon là acid pyruvic (APV). Đáp án: B
Câu 4 [596140]: Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước.
(B) Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp.
(C) Các sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu.
(D) Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxygen trong nước.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có hai phát biểu đúng là (A) và (B).
Cá hô hấp bằng mang. Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước.
- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóng của miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang.
- Các sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang. Đáp án: B
Câu 5 [596141]: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là
A, trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B, trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C, trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D, trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. Đáp án: A
Câu 6 [596142]: Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gene?
A, Cắt và nối DNA của tế bào cho và DNA plasmid ở những điểm xác định tạo nên DNA tái tổ hợp.
B, Dùng các hormone phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
C, Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virus Xende đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
D, Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ Polyethylene glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
Kĩ thuật chuyển gene gồm các bước:
+ Tạo DNA tái tổ hợp.
+ Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng các phương pháp biến nạp hoặc phương pháp tải nạp.
+ Tách dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp. Đáp án: A
Câu 7 [596143]: Một bác sĩ cho rằng một bệnh nhân của ông ta mắc hội chứng Down, làm thế nào để khẳng định chuẩn đoán của bác sĩ?
A, Căn cứ trên đặc điểm kiểu hình của bệnh nhân.
B, Sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.
C, Sử dụng phương pháp nghiên cưú phả hệ.
D, Sử dụng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Một bác sĩ cho rằng bệnh nhân của ông ta mắc hội chứng Down: Hội chứng Down là bệnh đột biến số lượng NST, người mắc hội chứng này có 3 NST số 21, dạng 2n + 1.
Hội chứng Down là đột biến số lượng NST nên có thể dễ xác định bằng phương pháp nghiên cứu tế bào. So sánh hình thái và cấu trúc hiển vi của bộ NST của người bệnh với người bình thường. nếu cặp NST số 21 có 3 chiếc thì → Người bệnh bị hội chứng Down.
Việc căn cứ kiểu hình, nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh sẽ không khẳng định chắc chắn được việc người bệnh có bị Down hay không. Đáp án: B
Câu 8 [596144]: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định, allele trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III15 và III16 sinh con không mang gene gây bệnh là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án:
Lời giải chi tiết

Ta thấy I5 và I6 bình thường trong khi II13 bị bệnh nên ta rút ra kết luận: Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: A – bình thường, a – bị bệnh.
Vì III14 bị bệnh nên III15 có thể có kiểu gene: AA : Aa.
Vậy khi người số III15 tạo giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là A : a.
Người số II11 có kiểu gene Aa; người số II12 có thể có kiểu gene: AA : Aa.
Do đó: Người số III16 có thể có kiểu gene: AA : Aa.
Vậy khi người số III16 tạo giao tử tì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là: A : a.
Vậy khả năng sinh ra cơ thể không mang gene gây bệnh (AA) là: =
Câu 9 [596145]: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.
(B) Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.
(C) Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.
(D) Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Có 1 phát biểu đúng, đó là (A).
(A) đúng. Vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hoá nên có lợi cho loài.
(B) sai. Vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.
(C) sai. Vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưg sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...
(D) sai. Vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, … Đáp án: A
Câu 10 [596146]: Một người trồng cây cảnh đã bỏ quên một chậu cây trong phòng tối. Giả sử sau 1 thời gian cây còn sống, thì giải thích nào sau đây là hợp lí?
A, Dù không tiến hành pha sáng cây này vẫn có thể tạo được đường nhờ NADH và ATP được lấy từ hoạt động hô hấp.
B, Trong thời gian trước đó chậu cây này đã tổng hợp, tích lũy một lượng chất hữu cơ đáng kể nên có thể duy trì sự sống trong một thời gian khi có hoạt động quang hợp.
C, Dù không có ánh sáng nhìn thấy thì cây này vẫn có thể sử dụng năng lượng của ánh sáng tử ngoại, tia X để quang hợp.
D, Dù không quang hợp cây xanh vẫn có thể thu năng lượng từ hoạt động trao đổi nước và trao đổi ion khoáng.
A sai. Vì NADH và ATP sử dụng cho quang hợp chỉ được lấy từ pha sáng.
B. đúng.
C. sai. Vì hệ sắc tố quang hợp chỉ hấp thu năng lượng của các tia sáng trong dải ánh sáng nhìn thấy.
D. sai. Vì hoạt động trao đổi nước và trao đổi ion khoáng không thể thu năng lượng mà phải được cung cấp thêm năng lượng. Đáp án: B
Câu 11 [596147]: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
A, Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
B, Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
C, Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.
D, Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.
Kể cả vào ban đêm khi khí khổng đóng lại, không có ánh sáng mặt trời nhưng quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra tương tự như quá trình thoát hơi nước trên bề mặt nước tự nhiên, dù quá trình này diễn ra không đáng lể nhưng vẫn xảy ra.
Sự đóng mở của khí khổng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do đó các ion khoáng ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Ngoài ra điều kiện cung cấp nước, độ ẩm không khí, ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của cây. Đáp án: D
Câu 12 [596148]: Nơi enzyme RNA – polymerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là
A, vùng mã hoá.
B, vùng điều hoà.
C, một vị trí bất kì trên DNA.
D, vùng kết thúc.
Phiên mã diễn ra ở kì trung gian khi NST đang dãn xoắn.
Cơ chế phiên mã: Quá trình phiên mã được phân thành 3 giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc. Giai đoạn khởi động: RNA - pol làm tách hai mạch đơn ra, một mạch dùng làm khuôn để tổng hợp RNA.
Giai đoạn kéo dài: RNA - pol di động trên mạch khuôn, di động theo chiều 3' - 5'.
Giai đoạn kết thúc: RNA - pol di chuyển gặp tín hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhả mạch khuôn ra. Nơi enzyme RNA - pol bám vào là vùng điều hoà. Đáp án: B
Câu 13 [596149]: Biểu đồ Hình bên thể hiện nhiệt độ hàng năm, lượng mưa và ánh sáng mặt trời tại một khu vực nhiệt đới ở Ấn Độ. Với biểu đồ đường phía trên biểu thị nhiệt độ, biểu đồ cột phía dưới biểu thị lượng mưa và biểu đồ đường cong phía dưới biểu thị số giờ nắng. Những cây mọc ở vùng này ra lá mới trong tháng 3 và tháng 4. Đây là thời điểm nóng nhất và khô hạn nhất trong năm. Một học sinh đưa ra giải thích hiện tượng sinh trưởng đặt biệt này như sau:

(A) Khi ra lá mới vào thời điểm lượng mưa thấp. Khi đó, cây chưa cần nước cho sự phân chia tế bào nên lá thường có vào mùa mưa.
(B) Lá mới có hiệu suất quang hợp thấp sẽ hạn chế tối đa lượng ánh sáng chiếu vào bề mặt. Nhờ đó, giúp cây tránh bị đốt nóng.
(C) Thời điểm nóng nhất và khô hạn nhất chính là tác nhân nhân tố nằm trong khoảng thuận lợi giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
(D) Vào tháng 3 và tháng 4. Khi đó, mưa nhiều nên cây đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển. Trong các phát biểu trên, số phát biểu có nội dung đúng là
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 0.
(A) sai. Vì: Khi ra lá mới vào thời điểm lượng mưa thấp giúp lá mới tránh được các loài côn trùng ăn lá thường có vào mùa mưa.
(B) sai. Vì: Lá mới có hiệu suất quang hợp cao nhất sẽ có thể tận dụng tối đa số giờ nắng giúp tạo lượng chất hữu cơ để cây sinh trưởng.
(C) sai. Vì: Thời điểm nóng nhất và khô hạn nhất, khi đó các điều kiện không thuận lợi đối với hoạt động sống của cây.
(D) sai. Vì: Khi vào tháng 3 và tháng 4, thì lượng mưa còn rất nhỏ. Môi trường chưa có nhiều nước. Tuy nhiên thời điểm này cây chưa có nhu cầu sử dụng nhiều nước. Đáp án: D
Câu 14 [596150]: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
(2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người
Trình tự đúng của các thao tác trên là
A, (2) → (4) → (3) → (1).
B, (1) → (2) → (3) → (4).
C, (2) → (1) → (3) → (4).
D, (1) → (4) → (3) → (2).
Chuyển gen tạo chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin từ đó có thể sản xuất công nghiệp hormone insulin có vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh tiểu đường.
+ Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
+ Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp mang gne mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
+ Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin. Đáp án: D
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Hội chứng CFNS (Cranniofrontonasal sydrome) Là một dạng dị tật bẩm sinh ở người với phần đầu, mặt, mũi của ngừoi bệnh có hình dạng không bình thường, tiến hành nghiên cứu một số gia đình có con bị hội chứng CFNS, các nhà khoa học đã thu được kết quả nghiên cứu như sau:
Câu 15 [596151]: Cơ chế di truyền của bệnh CFNS là?
A, Gene lặn nằm trên NST thường.
B, Gene trội nằm trên NST thường.
C, Gene lặn nằm trên NST giới tính X.
D, Gene trội nằm trên NST giới tính X.
Xét gia đình 6: bố mẹ bị bệnh sinh ra con bình thường ⟶ bệnh do gene trội quy định.
Xét gia đình 11: bố bị bệnh, mẹ bình thường chỉ sinh con gái bị bệnh ⟶ bệnh di truyền nằm trên NST giới tính X. Con gái nhận gene bệnh từ bố.
Xét gia đình số 5: Mẹ bị bệnh, bố bình thường, sinh 1 con trai bị bệnh, điều này cũng phù hợp với kiểu di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X, khi con trai chỉ cần nhận 1 nhiễm sắc thể X từ mẹ mang gene bệnh để bị bệnh. Đáp án: D
Câu 16 [596152]: Xác suất để một người mẹ bị bệnh (dị hợp tử) sinh con trai mắc hội chứng CFNS là bao nhiêu?
A, 0%.
B, 25%.
C, 50%.
D, 100%.
Vì hội chứng CFNS di truyền theo gene trội liên kết với nhiễm sắc thể X, mẹ (dị hợp tử) có một nhiễm sắc thể X mang gene bệnh và một nhiễm sắc thể X bình thường. Khi sinh con trai, con sẽ nhận nhiễm sắc thể Y từ bố và một trong hai nhiễm sắc thể X từ mẹ. Do đó, con trai có 50% khả năng nhận nhiễm sắc thể X mang gene bệnh từ mẹ và bị mắc hội chứng CFNS. Đáp án: C
Câu 17 [596153]: Các nhà khoa học tiếp tục thực hiện khảo sát một vài gia đình và họ nhận thấy ở cặp gia đình 12, bố mẹ không bị bệnh CFNS tuy nhiên họ sinh ra người con trai bị bệnh.
(A) Đột biến có thể xảy ra ở gene trên nhiễm sắc thể X trong quá trình tạo giao tử.
(B) Đứa con mắc bệnh có thể nhận gene bệnh từ cả bố và mẹ nếu xảy ra đột biến ở cả bố và mẹ.
(C) Đột biến có thể xảy ra chỉ ở một trong hai bố mẹ và dẫn đến việc con bị bệnh.
(D) Đột biến xảy ra ở NST Y của người bố nên con trai bị bệnh.
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về cơ chế phát sinh bệnh ở người con trai?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Các phát biểu đúng là (A), (B), (C).
(A) đúng. Đột biến diễn ra trên NST X → Đột biến gene lặn thành gene trội biểu hiện thành bệnh.
(B) đúng. Đột biến diễn ra ở cả bố và mẹ thì con nhận được allele bệnh từ bố hoặc mẹ.
(C) đúng vì con trai chỉ cần nhận 1 allele bị đột biến từ bố hoặc mẹ sẽ biểu hiện bệnh.
(D) sai vì gene bệnh nằm trên NST X do đó đột biến trên NST Y không có ý nghĩa. Đáp án: C