Câu 1 [596154]: Một thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước của một loài thực vật. Kết quả được thể hiện trên biểu đồ:

Giải thích nào sau đây đúng với kết quả thí nghiệm?

Giải thích nào sau đây đúng với kết quả thí nghiệm?
A, Khi cường độ ánh sáng lớn hơn 30, khí khổng đóng nhanh.
B, Tốc độ thoát hơi nước tăng khi cường độ ánh sáng tăng.
C, Tốc độ thoát hơi nước không bao giờ là 0 vì luôn có 1 số khí khổng mở.
D, Sự hấp thụ nước của cây tăng khi cường độ ánh sáng tăng từ 0 đến 30.
Đáp án: A
Câu 2 [596155]: Làm sữa chua, dưa chua, nem chua là ứng dụng của quá trình
A, lên men Lactic.
B, lên men Butylic.
C, lên men rượu Ethilic.
D, lên men Acetic
Quá trình làm sữa chua, dưa chua, và nem chua đều dựa trên quá trình lên men lactic, trong đó vi khuẩn lactic chuyển hóa đường thành acid lactic, tạo ra vị chua và giúp bảo quản thực phẩm. Đáp án: A
Câu 3 [596156]: Khi nhận được kích thích từ môi trường, thuỷ tức thường phản ứng bằng cách nào sau đây?
A, Không có phản ứng.
B, Co toàn bộ cơ thể.
C, Di chuyển tránh xa kích thích.
D, Di chuyển về phía có kích thích.
Thủy tức thuộc nhóm động vật có hệ thần kinh mạng lưới.
Đối với động vật có thần kinh mạng lưới thì khi bị kích thích sẽ làm cho toàn bộ cơ thể co lại. Đáp án: B
Đối với động vật có thần kinh mạng lưới thì khi bị kích thích sẽ làm cho toàn bộ cơ thể co lại. Đáp án: B
Câu 4 [596157]: Cho các phát biểu sau:
(A) Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể.
(B) Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua dịch mô bao quanh tế bào.
(C) Các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua dịch bạch huyết.
(D) Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất.
Số phát biểu có nội dung đúng là
(A) Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể.
(B) Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua dịch mô bao quanh tế bào.
(C) Các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua dịch bạch huyết.
(D) Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A, 0.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
(A) - Sai. Vì hệ tuần hoàn có vai trò đem chất dinh dưỡng và oxygen cung cấp cho các tế bào trong toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến các cơ quan bài tiết.
(B) - Sai. Vì các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua màng tế bào một cách trực tiếp.
(C) - Sai. Vì các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua máu và dịch mô bao quanh tế bào.
(D) - Sai. Vì để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn hở và tuần hoàn kín. Đáp án: A
(B) - Sai. Vì các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua màng tế bào một cách trực tiếp.
(C) - Sai. Vì các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua máu và dịch mô bao quanh tế bào.
(D) - Sai. Vì để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn hở và tuần hoàn kín. Đáp án: A
Câu 5 [596158]: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là
A, trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B, trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C, trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D, trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...).
Câu 6 [596159]: Các bước tạo DNA tái tổ hợp gồm:
(A) Thêm enzyme nối tạo liên kết phosphodiester.
(B) Trộn 2 loại DNA để bắt cặp bổ sung.
(C) Cắt DNA bằng enzyme cắt giới hạn.
(D) Tách DNA từ vi khuẩn, tách DNA mang gene cần chuyển từ tế bào cho.
Trình tự đúng là
(A) Thêm enzyme nối tạo liên kết phosphodiester.
(B) Trộn 2 loại DNA để bắt cặp bổ sung.
(C) Cắt DNA bằng enzyme cắt giới hạn.
(D) Tách DNA từ vi khuẩn, tách DNA mang gene cần chuyển từ tế bào cho.
Trình tự đúng là
A, (A), (B), (C), (D).
B, (D), (C), (B), (A).
C, (C), (D), (B), (A).
D, (B), (D), (C), (A).
Các bước tạo DNA tái tổ hợp là:
+ Đầu tiên phải tách DNA từ vi khuẩn, và tách gene cần chuyển từ tế bào cho.
+ Cắt DNA bằng cùng 1 loại enzyme cắt giới hạn.
+ Trộn 2 loại DNA để cho chúng bắt cặp bổ sung.
+ Thêm enzyme nối ligase để tạo liên kết phosphodiester. Đáp án: B
+ Đầu tiên phải tách DNA từ vi khuẩn, và tách gene cần chuyển từ tế bào cho.
+ Cắt DNA bằng cùng 1 loại enzyme cắt giới hạn.
+ Trộn 2 loại DNA để cho chúng bắt cặp bổ sung.
+ Thêm enzyme nối ligase để tạo liên kết phosphodiester. Đáp án: B
Câu 7 [596160]: Khi nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp phả hệ đã tìm ra đặc điểm của bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do
A, đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên.
B, đột biến trội gây nên.
C, liên kết với giới tính.
D, tính trạng trội gây nên.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp nghiên cứu sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người trong 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Gene quy định tính trạng là trội hay lặn.
- Do một hay nhiều gene chi phối.
- Có di truyền liên kết với giới tính không.
Qua phương pháp phả hệ, người ta xác định được:
+ Da đen, tóc quăn, môi dày,lông mi dài là những tính trạng trội.
+ Da trắng, tóc thắng, môi mỏng, lông mi ngắn là những tính trạng lặn.
+ Tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn: Di truyền theo đột biến gene trội.
+ Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh di truyền theo đột biến gene lặn.
+ Mù màu, máu khó đông: Do gene lặn trên NST giới tính X quy định. Đáp án: A
- Gene quy định tính trạng là trội hay lặn.
- Do một hay nhiều gene chi phối.
- Có di truyền liên kết với giới tính không.
Qua phương pháp phả hệ, người ta xác định được:
+ Da đen, tóc quăn, môi dày,lông mi dài là những tính trạng trội.
+ Da trắng, tóc thắng, môi mỏng, lông mi ngắn là những tính trạng lặn.
+ Tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn: Di truyền theo đột biến gene trội.
+ Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh di truyền theo đột biến gene lặn.
+ Mù màu, máu khó đông: Do gene lặn trên NST giới tính X quy định. Đáp án: A
Câu 8 [596161]: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là bao nhiêu (Nhập đáp án vào ô trống)?
Đáp án:
.
Lời giải chi tiết
Ta thấy bố mẹ I bình thường nhưng sinh con II bị bệnh.
→ Bệnh do gene lặn quy định.
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh con trai II bị bệnh → Bệnh không do gene trên Y quy định.
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh con gái II bị bệnh → Bệnh không do gene trên X quy định.
Vậy bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh.
Người con gái III bị bệnh có kiểu gene aa mà bố mẹ (II) bình thường nên bố mẹ II phải có kiểu gene dị hợp (Aa).
P: Aa × Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa.
→ Người đàn ông III không bị bệnh có kiểu gene AA hoặc Aa với tỉ lệ:
AA :
Aa.
Người phụ nữ III bị bệnh nên có kiểu gene aa.
Vậy cặp vợ chồng III sinh con có 2 khả năng có thể xảy ra là:
+ TH1: P: AA × aa → 100% Aa (Con không bị bệnh).
+ TH2: P: Aa × aa →
Aa :
aa.
→ Xác suất sinh con bị bệnh là:
(aa).
(Tỉ lệ kiểu gene Aa của người bố III) =
.
Xác suất sinh con trai bị bệnh =
.
=
.

Lời giải chi tiết
Ta thấy bố mẹ I bình thường nhưng sinh con II bị bệnh.
→ Bệnh do gene lặn quy định.
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh con trai II bị bệnh → Bệnh không do gene trên Y quy định.
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh con gái II bị bệnh → Bệnh không do gene trên X quy định.
Vậy bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh.
Người con gái III bị bệnh có kiểu gene aa mà bố mẹ (II) bình thường nên bố mẹ II phải có kiểu gene dị hợp (Aa).
P: Aa × Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa.
→ Người đàn ông III không bị bệnh có kiểu gene AA hoặc Aa với tỉ lệ:


Người phụ nữ III bị bệnh nên có kiểu gene aa.
Vậy cặp vợ chồng III sinh con có 2 khả năng có thể xảy ra là:
+ TH1: P: AA × aa → 100% Aa (Con không bị bệnh).
+ TH2: P: Aa × aa →


→ Xác suất sinh con bị bệnh là:



Xác suất sinh con trai bị bệnh =



Câu 9 [596162]: Trong một giờ học thực hành, khi quan sát về một lưới thức ăn, một học sinh đã mô tả như sau: Sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và chuột ăn rễ cây đều có nguồn thức ăn lấy từ cây dẻ; chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả; diều hâu sử dụng chim sâu, chim ăn hạt và chuột làm thức ăn; rắn ăn chuột; mèo rừng ăn chuột và côn trùng cánh cứng. Dựa trên các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(A) Chim sâu vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 3 vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2.
(B) Không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu.
(C) Lưới thức ăn này có 8 chuỗi thức ăn.
(D) Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ hội sinh.
(A) Chim sâu vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 3 vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2.
(B) Không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu.
(C) Lưới thức ăn này có 8 chuỗi thức ăn.
(D) Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ hội sinh.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.

Xét các phát biểu của đề bài:
(A) – Sai. Chim sâu chỉ thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2
(B) – Sai. Rắn và diều hâu cùng sử dụng chuột làm thức ăn → Có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu.
(C) – Đúng.
(D) – Sai. Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ cạnh tranh khác loài (cùng sử dụng côn trùng cánh cứng làm thức ăn). Đáp án: A
Câu 10 [596163]: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?
A, Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
B, Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng.
C, Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất.
D, Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.
- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các acid xêto để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzyme. Các enzyme tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tồng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Phương án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP. Đáp án: A
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzyme. Các enzyme tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tồng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Phương án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP. Đáp án: A
Câu 11 [596164]: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A, Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
B, Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C, Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
D, Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Sau khi bón phân, hàm lượng chất khoáng trong đất sẽ tăng, hàm lượng nước sẽ giảm, do đó áp suất thẩm thấu của đất tăng, thế năng nước trong đất giảm, do đó cây sẽ khó hấp thu nước. Đáp án: D
Câu 12 [596165]: Trong quá trình phiên mã enzyme RNA polymerase trượt dọc theo
A, mạch mang mã gốc trên gene có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử RNA theo nguyên tắc bổ sung.
B, mạch mang mã gốc trên gene có chiều 5’- 3’ để tổng hợp nên phân tử RNA theo nguyên tắc bổ sung.
C, hai mạch của gene theo hướng cùng chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử RNA theo nguyên tắc bổ sung.
D, hai mạch của gene theo hướng ngược chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử RNA theo nguyên tắc bổ sung.
Trong quá trình phiên mã RNA polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc theo chiều 3' → 5' để tổng hợp nên phân tử mRNA theo chiều 5' → 3' theo nguyên tắc bổ sung A-U, T-A, G-C, C-G. Đáp án: A
Câu 13 [596166]: Quan sát lát cắt giải phẫu của lá ở một loài thực vật.

Từ quan sát hình, một học sinh rút ra các kết luận sau:
(A) Đây là lá cây của thực vật C3.
(B) Đây là lá cây của thực vật C4.
(C) Loài thực vật này pha sáng diễn ra vào ban ngày, pha tối diễn ra vào ban đêm.
(D) Loài thực vật này thuộc nhóm thực vật phân bố ở các vùng khô hạn như sa mạc.
Số phát biểu có nội dung đúng là

Từ quan sát hình, một học sinh rút ra các kết luận sau:
(A) Đây là lá cây của thực vật C3.
(B) Đây là lá cây của thực vật C4.
(C) Loài thực vật này pha sáng diễn ra vào ban ngày, pha tối diễn ra vào ban đêm.
(D) Loài thực vật này thuộc nhóm thực vật phân bố ở các vùng khô hạn như sa mạc.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Mệnh đề (B) đúng → Đáp án A.
Lá cây C4 do có tế bào bao bó mạch phát triển. Giải phẫu giúp cây tránh được hô hấp sáng. Đáp án: A
Lá cây C4 do có tế bào bao bó mạch phát triển. Giải phẫu giúp cây tránh được hô hấp sáng. Đáp án: A
Câu 14 [596167]: Cho các biện pháp sau:
(A) Đưa thêm một gene lạ vào hệ gene.
(B) Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
(C) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(D) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gene bằng mấy biện pháp trong các biện pháp trên?
(A) Đưa thêm một gene lạ vào hệ gene.
(B) Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
(C) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(D) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gene bằng mấy biện pháp trong các biện pháp trên?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 0.
Sinh vật biến đổi gene là những sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có mang thêm gene mới.
Trong các biện pháp trên, các biện pháp tạo ra sinh vật biến đổi gene là: (A), (B) → Có 2 biện pháp đúng Đáp án: B
Trong các biện pháp trên, các biện pháp tạo ra sinh vật biến đổi gene là: (A), (B) → Có 2 biện pháp đúng Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 17.
Một trong những bằng chứng vững chắc nhất cho tổ tiên chung đến từ trình tự gene. Thông qua phương pháp bắt cặp trình tự sẽ kiểm tra được mối quan hệ họ hàng giữa các trình tự DNA của các loài khác nhau, nhờ đó cung cấp một số bằng chứng xác nhận giả thuyết ban đầu của Darwin về việc các loài có chung tổ tiên. Nếu giả thuyết về tổ tiên chung là đúng, thì các loài có chung tổ tiên được thừa hưởng trình tự DNA của tổ tiên, cũng như các đột biến đột biến độc nhất vô nhị của tổ tiên đó. Các loài có mối quan hệ gần gũi hơn sẽ có phần lớn trình tự giống hệt nhau và cũng như một sự khác biệt nhiều hơn với các loài có họ hàng xa.
Bằng chứng đơn giản và mạnh mẽ nhất được cung cấp bởi dựng lại sự phát sinh chủng loại (Computational phylogenetics). Việc dựng lại này, đặc biệt là khi được thực hiện bằng cách sử dụng các chuỗi protein tiến hoá chậm, thường khá mạnh mẽ và có thể được sử dụng để dựng lại rất nhiều về lịch sử tiến hoá của các sinh vật hiện đại (và thậm chí trong một số trường hợp về lịch sử tiến hoá của các sinh vật đã tuyệt chủng, như đã phục hồi trình tự gene của voi Mammuthus hoặc người Neanderthal). Những sự phát sinh chủng loại được dựng lại này tóm tắt lại các mối quan hệ được thiết lập thông qua các nghiên cứu hình thái và sinh hoá. Việc dựng lại chi tiết nhất đã được thực hiện trên cơ sở bộ gene của ty thể được chia sẻ bởi tất cả các sinh vật nhân chuẩn, mà được xem là ngắn và dễ để giải trình tự; việc dựng lại rộng nhất đã được thực hiện bằng cách sử dụng trình tự của một số protein rất cổ xưa hoặc bằng cách sử dụng trình tự RNA ribosome.
Mối quan hệ phát sinh chủng loại mở rộng đến nhiều trình tự gene không chức năng, bao gồm lặp đoạn, gene nhảy, gene giả, và đột biến gene làm thay đổi codon nhưng không thay đổi amino acid do codon đó mã hoá. Mặc dù một số ít các yếu tố này có thể sau đó được phát hiện thấy có chức năng, nhưng nhìn một cách toàn thể thì chúng rõ ràng là sản phẩm đến từ việc có chung tổ tiên chứ không phải là chung chức năng.
Bằng chứng đơn giản và mạnh mẽ nhất được cung cấp bởi dựng lại sự phát sinh chủng loại (Computational phylogenetics). Việc dựng lại này, đặc biệt là khi được thực hiện bằng cách sử dụng các chuỗi protein tiến hoá chậm, thường khá mạnh mẽ và có thể được sử dụng để dựng lại rất nhiều về lịch sử tiến hoá của các sinh vật hiện đại (và thậm chí trong một số trường hợp về lịch sử tiến hoá của các sinh vật đã tuyệt chủng, như đã phục hồi trình tự gene của voi Mammuthus hoặc người Neanderthal). Những sự phát sinh chủng loại được dựng lại này tóm tắt lại các mối quan hệ được thiết lập thông qua các nghiên cứu hình thái và sinh hoá. Việc dựng lại chi tiết nhất đã được thực hiện trên cơ sở bộ gene của ty thể được chia sẻ bởi tất cả các sinh vật nhân chuẩn, mà được xem là ngắn và dễ để giải trình tự; việc dựng lại rộng nhất đã được thực hiện bằng cách sử dụng trình tự của một số protein rất cổ xưa hoặc bằng cách sử dụng trình tự RNA ribosome.
Mối quan hệ phát sinh chủng loại mở rộng đến nhiều trình tự gene không chức năng, bao gồm lặp đoạn, gene nhảy, gene giả, và đột biến gene làm thay đổi codon nhưng không thay đổi amino acid do codon đó mã hoá. Mặc dù một số ít các yếu tố này có thể sau đó được phát hiện thấy có chức năng, nhưng nhìn một cách toàn thể thì chúng rõ ràng là sản phẩm đến từ việc có chung tổ tiên chứ không phải là chung chức năng.
Câu 15 [596168]: Bằng chứng tiến hoá được đề cập ở đoạn thông tin khi nói về nguồn gốc các loài là gì?
A, Bằng chứng sinh học phân tử.
B, Bằng chứng hoá thạch.
C, Bằng chứng giải phẫu.
D, Bằng chứng tế bào học.
Một trong những bằng chứng vững chắc nhất cho tổ tiên chung đến từ trình tự gene. Thông qua phương pháp bắt cặp trình tự sẽ kiểm tra được mối quan hệ họ hàng giữa các trình tự DNA của các loài khác nhau, nhờ đó cung cấp một số bằng chứng xác nhận giả thuyết ban đầu của Darwin về việc các loài có chung tổ tiên. Đáp án: A
Câu 16 [596169]: Tại sao việc sử dụng trình tự gene không chức năng (như gene giả hoặc lặp đoạn) lại có thể cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn về tổ tiên chung?
A, Gene không chức năng thường bị xóa bỏ khỏi hệ gene, nên chỉ các loài có chung tổ tiên mới giữ lại những trình tự này.
B, Trình tự gene mã hoá protein dễ bị thay đổi bởi đột biến, nên không phù hợp để xác định mối quan hệ tổ tiên chung.
C, Trình tự gene không chức năng ít bị đột biến, nên chúng có thể cho thấy mối quan hệ gần gũi hơn giữa các loài.
D, Trình tự gene không chức năng không chịu áp lực chọn lọc tự nhiên mạnh, sự thay đổi của chúng phản ánh chính xác hơn sự khác biệt ngẫu nhiên tích lũy qua thời gian.
Trình tự gene không chức năng không chịu áp lực chọn lọc tự nhiên giống như các gene mã hoá protein, vì vậy chúng thay đổi chủ yếu do các đột biến ngẫu nhiên theo thời gian. Điều này giúp chúng trở thành bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ họ hàng, vì sự tích lũy đột biến trong những trình tự này có thể phản ánh chính xác hơn về quá trình tiến hoá từ tổ tiên chung.
Mặc dù trình tự gene mã hoá protein có thể bị thay đổi do đột biến, điều này không có nghĩa là chúng không phù hợp để xác định mối quan hệ tổ tiên chung. Trên thực tế, các gene mã hoá protein thường cung cấp thông tin quan trọng về sự thích nghi và chức năng của các loài. Tuy nhiên, do bị áp lực chọn lọc tự nhiên, sự thay đổi của các gene này có thể không phản ánh chính xác lịch sử di truyền như các trình tự gene không chức năng. Đáp án: D
Mặc dù trình tự gene mã hoá protein có thể bị thay đổi do đột biến, điều này không có nghĩa là chúng không phù hợp để xác định mối quan hệ tổ tiên chung. Trên thực tế, các gene mã hoá protein thường cung cấp thông tin quan trọng về sự thích nghi và chức năng của các loài. Tuy nhiên, do bị áp lực chọn lọc tự nhiên, sự thay đổi của các gene này có thể không phản ánh chính xác lịch sử di truyền như các trình tự gene không chức năng. Đáp án: D
Câu 17 [596170]: Người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ) so với DNA của người để xác định mối quan hệ họ hàng. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của người) như sau: Khỉ Rhesut: 91,1%; Tinh Tinh: 97,6%; Vượn Gibbon: 94,7%; Khỉ Vervet: 90,5%.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(A) Tinh tinh là loài có mối quan hệ họ hàng gần với người nhất.
(B) Khỉ Rhesut và Khỉ Vervet có mối quan hệ họ hàng gần gũi hơn so với các loài khác.
(C) Vượn Gibbon có mối quan hệ họ hàng gần với Khỉ Vervet hơn Tinh Tinh.
(D) Mức độ tương đồng DNA được đánh giá dựa trên chiều dài tương đồng của DNA.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(A) Tinh tinh là loài có mối quan hệ họ hàng gần với người nhất.
(B) Khỉ Rhesut và Khỉ Vervet có mối quan hệ họ hàng gần gũi hơn so với các loài khác.
(C) Vượn Gibbon có mối quan hệ họ hàng gần với Khỉ Vervet hơn Tinh Tinh.
(D) Mức độ tương đồng DNA được đánh giá dựa trên chiều dài tương đồng của DNA.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Mức độ tương đồng DNA được đánh giá dựa trên các yếu tố: Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotide của phân tử DNA; sự khác biệt gene, số lượng và loại đột biến, cấu trúc gene,…
Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của người, nếu mức độ giống càng cao thì quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần.
Các loài càng có mức độ tương đồng DNA gần nhau thì có họ hàng càng gần gũi với nhau. Đáp án: B
Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của người, nếu mức độ giống càng cao thì quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần.
Các loài càng có mức độ tương đồng DNA gần nhau thì có họ hàng càng gần gũi với nhau. Đáp án: B