Chùm 01. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Tiếng Việt đẹp là vậy, quan trọng là vậy. Vậy mà, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tiếng Việt lại đang bị méo mó, biến dạng bởi nạn sính chữ, sử dụng tiếng nước ngoài tràn lan. Phải nói ngay rằng việc vay mượn từ ngữ của một ngôn ngữ khác để dùng trong ngôn ngữ dân tộc là chuyện bình thường của bất kì một ngôn ngữ nào. Trong lịch sử, do còn thiếu những từ về vật dụng hiện đại, về khoa học kĩ thuật nên tiếng Việt đã phải “vay mượn” nhiều từ nước ngoài (nhất là tiếng Pháp, tiếng Anh) để sử dụng. Nhiều từ đã được Việt hóa, trở thành những từ tiếng Việt phổ thông, quen thuộc như: Ampe, amidan, ăng ten, bê tông, ê ke... Song việc lạm dụng, sính chữ nước ngoài tràn lan như hiện nay là một câu chuyện khác hẳn. Trong nhiều trường hợp, mặc dù tiếng Việt đã có những từ diễn đạt nhưng một số người vẫn thích dùng tiếng nước ngoài, cho rằng đó mới là sang, là mốt, là sành điệu. Từ “anh trai” được thay bằng từ “upa” (tiếng Hàn), các từ xin lỗi, cảm ơn, tiền... được thay bằng sorry, thank you, money (tiếng Anh)... Tần suất xuất hiện của những từ nước ngoài như trên hiện nay dày đặc đến mức chúng thậm chí gần như thay thế hẳn các từ thuần Việt.”
- Loại B vì đoạn trích có nhắc đến tình yêu tiếng Việt, nhưng mục đích chính của tác giả là phê phán việc lạm dụng tiếng nước ngoài.
- Loại D vì hiện tượng vay mượn đề cập, nhưng trọng tâm của đoạn trích là lạm dụng tiếng nước ngoài và sính chữ, điều này khác với việc “vay mượn” bình thường.
⟶ C là đáp án đúng vì đoạn trích chủ yếu bàn về hiện tượng sính chữ, lạm dụng tiếng nước ngoài trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, điều này được thể hiện rõ khi người viết phê phán việc sử dụng các từ ngữ nước ngoài thay thế những từ thuần Việt đã có. Đáp án: C
- Loại C vì đồng tình, ủng hộ hoàn toàn trái ngược với vấn đề bàn luận là hiện tượng sính chữ, lạm dụng tiếng nước ngoài trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Loại D vì tác giả tỏ rõ sự quan tâm với hiện tượng sính chữ, lạm dụng tiếng nước ngoài nên mới bàn luận về vấn đề này.
⟶ B là đáp án đúng vì người viết tỏ rõ thái độ bất bình, phê phán đối với việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt là khi những từ ngữ này không cần thiết và thay thế các từ thuần Việt. Đáp án: B
- Loại C vì việc trích dẫn thơ của Lưu Quang Vũ không trực tiếp bác bỏ việc lạm dụng tiếng nước ngoài, mà nhằm khẳng định vẻ đẹp của tiếng Việt, từ đó người viết dẫn dắt sang vấn đề lạm dụng tiếng nước ngoài.
- Loại D vì dù người viết yêu thích thơ Lưu Quang Vũ, nhưng việc trích dẫn không chỉ là để thể hiện tình cảm cá nhân mà để khẳng định vẻ đẹp của tiếng Việt.
⟶ A là đáp án đúng vì trích dẫn thơ của Lưu Quang Vũ nhằm khẳng định vẻ đẹp và giá trị của tiếng Việt, từ đó tác giả dẫn dắt đến hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đáp án: A
Chùm 02. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Chiều muộn, tôi ra nhà văn hóa xóm tập thể dục. Một nhóm thanh niên khoảng 15, 16 tuổi ngồi ghế đá nói chuyện rôm rả với nhau. Những lời nói tục chửi bậy từ mấy thanh niên liên tục phát ra khiến tôi khá khó chịu. Đặc biệt, có thanh niên khi nói về việc giáo viên cho điểm thấp, còn dùng từ ngữ xưng hô hỗn hào và có những lời nói nghe rất tục tĩu. Khi tôi tiến lại gần định góp ý thì đám “choai choai” giải tán đi chỗ khác.
Tôi rút điện thoại định gọi cho phụ huynh mấy thanh niên vừa rồi thì một anh cùng xóm hiện đang công tác trên thành phố ngán ngẩm kể rằng: Không chỉ ở quê đâu, trên thành phố, một số bọn trẻ giờ nói tục, chửi bậy như một thói quen. Hôm vừa rồi, tôi đi ăn sáng tại một quán ăn ở thành phố, ngồi cạnh bàn hai nữ sinh khá xinh đẹp nhưng trong bữa ăn, hai nữ sinh này cũng văng ra rất nhiều những từ tục tĩu nghe không thể chấp nhận được.
Điều đáng lo ngại, qua tìm hiểu, tôi thấy hiện nay, nhiều người trẻ còn cho rằng, nói tục, chửi bậy là điều hiển nhiên; nhiều khi câu chửi thành câu cửa miệng, không có gì phải xấu hổ. Chưa kể, trên các trang mạng xã hội, những lời nói tục tĩu, thô thiển xuất hiện nhan nhản càng chứng tỏ sự hiển nhiên bất bình thường đó. Việc lạm dụng và coi nói tục, chửi bậy là hiển nhiên như thế sẽ tạo ra những hệ lụy đáng buồn, dần hình thành nên những người có ý thức kém, cục cằn, thô lỗ, là tiền đề cho một xã hội kém văn minh, ưa chuộng bạo lực.”
- Loại D vì đoạn trích không tập trung chính vào việc đo lường mức độ phổ biến mà là phê phán hành vi nói tục chửi bậy và coi đó là một biểu hiện kém văn minh. Mức độ phổ biến được nhắc đến chỉ để làm rõ sự lan rộng của vấn đề, không phải là trọng tâm chính.
⟶A là đáp án đúng vì đoạn trích đề cập chung đến hiện tượng nói tục chửi bậy ở giới trẻ nói chung, không phân biệt khu vực địa lý. Đáp án: A
⟶ “Tục tĩu” không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại. Đáp án: B
Câu văn trên là thành tố nào sau đây trong đoạn trích nghị luận?
⟶ Câu văn: “Hôm vừa rồi, tôi đi ăn sáng tại một quán ăn ở thành phố, ngồi cạnh bàn hai nữ sinh khá xinh đẹp nhưng trong bữa ăn, hai nữ sinh này cũng văng ra rất nhiều những từ tục tĩu nghe không thể chấp nhận được.” là bằng chứng trong đoạn trích nghị luận. Đáp án: D
- Loại C vì tác giả thực sự có ý phê phán hiện tượng này, nhưng mức độ chưa đến mức lên án gay gắt.
- Loại D vì chán nản là trạng thái bất lực và không muốn tìm giải pháp. Ở đây, tác giả không bày tỏ sự chán nản mà có sự bức xúc và mong muốn có sự thay đổi tích cực đối với thói quen nói tục của người trẻ.
⟶ B là đáp án đúng vì tác giả bày tỏ sự không hài lòng và bức xúc trước thực trạng nói tục chửi bậy của người trẻ, thể hiện qua việc phê phán hành vi này là “kém văn minh” và “kém văn hóa”. Đáp án: B
- Loại D vì giải pháp... chỉ phù hợp khi đã trình bày đầy đủ hệ lụy, làm nổi bật tính cấp thiết của việc cần có giải pháp khắc phục.
⟶ C là đáp án đúng vì đoạn trích đã nêu hiện tượng nói tục, chửi bậy của người trẻ và chỉ ra mức độ đáng lo ngại của thói quen này. Vì vậy, một phần tiếp theo hợp lý nhất sẽ là phân tích những hệ lụy tiêu cực mà hiện tượng này gây ra, từ đó làm rõ hơn hậu quả của thói quen nói tục, chửi bậy đối với cá nhân và xã hội. Đáp án: C
Chùm 03. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
“Trong kỉ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” để nhiều người thể hiện “cái tôi” theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Mạng xã hội cho thấy sự “chuyển động” rất khác của giới trẻ Việt trong thời đại số hóa. Nhiều hoạt động tẩy chay của giới trẻ trên mạng xã hội đã gây không ít “sóng gió” cho các nhãn hàng và buộc các nhãn hàng này phải lên tiếng công khai xin lỗi. Trong đó, phải kể đến chiến dịch quảng cáo “Chuyến đi của thanh xuân” của BitisHunter. Nhãn hàng này đã phun sơn vào giày để lại dấu chân trên thân cây, bậc đá... với ý tưởng dấu chân của tuổi trẻ. Giới trẻ Việt đã phản ứng rất mạnh với quảng cáo này. Họ bày tỏ quan điểm tuổi trẻ Việt có thể phá cách, điên rồ... nhưng không phá hoại môi trường. Đồng thời phát động phong trào tẩy chay sản phẩm, tẩy chay nhãn hàng đến mức họ phải lên tiếng xin lỗi.
Giới trẻ Việt Nam hiện nay có ý thức rất lớn về “tiếng nói” của mình. Bằng chứng là giới trẻ có riêng một kênh “Đài Tiếng nói GenZ” trên mạng xã hội Facebook và Tiktok để thể hiện quan điểm của mình. Giới trẻ đã quan tâm đến chính trị, chủ quyền, toàn cầu... và những vấn đề này trở thành luận điểm khi đưa ra một quyết định.
Bên cạnh những thông tin lành mạnh, vui vẻ, không ít người, trong đó phần lớn là giới trẻ trở thành các “anh hùng bàn phím” sử dụng mạng xã hội để bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục xuất hiện ngày càng nhiều trong những năm gần đây.”
- Loại B vì một ví dụ về việc thể hiện quan điểm và hành động tích cực, nhưng nó lại mang tính phản đối chứ không phải thể hiện cái tôi tích cực một cách rộng rãi.
- Loại C vì đây là một ví dụ về việc thể hiện cái tôi theo chiều hướng tiêu cực.
⟶ D là đáp án đúng vì đây là bằng chứng nào sau đây chứng tỏ mạng xã hội là “mảnh đất màu mỡ” để nhiều người thể hiện “cái tôi” theo chiều hướng tích cực thông qua việc giới trẻ sử dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm về các vấn đề quan trọng như chính trị và chủ quyền. Đáp án: D
- Loại C và D vì dù tác giả có đề cập đến các vấn đề tiêu cực của mạng xã hội, nhưng việc sử dụng cụm từ “theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực” cho thấy tác giả không chỉ khắt khe hay nghiêm túc mà còn thể hiện cái nhìn toàn diện về việc sử dụng mạng xã hội.
⟶ A là đáp án đúng vì câu khẳng định của tác giả cho thấy mạng xã hội vừa có thể là công cụ để thể hiện cái tôi theo chiều hướng tích cực, vừa có thể theo chiều hướng tiêu cực. Điều này cho thấy tác giả có cái nhìn đa chiều, không chỉ nhấn mạnh mặt tiêu cực mà còn công nhận những khía cạnh tích cực của việc sử dụng mạng xã hội. Đáp án: A
- Loại B vì giận dữ, phẫn nộ cũng không đúng với thái độ và quan điểm của người viết.
- Loại D vì dù có sự giễu cợt trong cách sử dụng cụm từ này, nhưng không thể nói đây là một hành động đùa cợt hay tếu táo. Người viết đang lên án một hành vi thiếu văn hóa, không phải đùa giỡn.
⟶ C là đáp án đúng vì cụm từ “anh hùng bàn phím” thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt đối với những người dùng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm người khác mà không chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đây là cách nhìn không tôn trọng nhưng cũng có chút châm biếm về thói quen của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đáp án: C
- Loại C vì các lời khuyên thường sẽ xuất hiện sau khi đã phân tích xong hiện tượng và hậu quả.
- Loại D vì trách nhiệm của người lớn trong việc định hướng người trẻ sử dụng mạng xã hội thường sẽ xuất hiện sau khi đã phân tích xong hiện tượng và hậu quả.
⟶ A là đáp án đúng vì điều này rất phù hợp với nội dung của đoạn trích, khi tác giả đã mô tả những hành vi của giới trẻ trên mạng xã hội và đoạn trích tiếp theo sẽ là hợp lý để đưa ra thêm các bằng chứng cụ thể, ví dụ như một số vụ việc điển hình. Đáp án: A
Chùm 04. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Tuy nhiên, gần đây, đã có một lá thư ngỏ được kí tên chung bởi một số lượng lớn các nhà khoa học khí hậu, nhà sinh thái học, nhà khoa học xã hội, luật gia, các nhà quản trị, các chuyên gia môi trường... gửi đến tất cả các bên liên quan chính tham gia vào CBD COP16 và Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC COP29), trong đó nhấn mạnh: “Những thay đổi về khí hậu đang tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, trong khi mất đa dạng sinh học lại đang khuếch đại sự phá vỡ khí hậu, khiến chúng ta trở nên kém khả năng thích ứng với nó. Tuy nhiên, các chiến lược toàn cầu để đẩy lùi những cuộc khủng hoảng này lại đang được xây dựng riêng biệt, trong hai công ước quốc tế tách biệt”.
Liên hợp quốc hiện tạm thời thừa nhận những mối liên kết, bằng cách gọi chung tình trạng biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường bằng khái niệm “Triple Planetary crisis” (Ba phương diện khủng hoảng cấp độ hành tinh). Nhưng rõ ràng, vẫn cần phải có những nỗ lực hành động cụ thể, với khuôn khổ chính sách chung, đồng bộ, thoát khỏi tư duy riêng lẻ.
Với cách tiếp cận ấy, GBF đặt ra 23 mục tiêu nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy giảm đa dạng sinh học từ nay đến năm 2030, bao gồm khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương, ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật do các hành động của con người gây ra, kiến tạo nền tảng cho việc đạt được tầm nhìn toàn cầu về một thế giới sống hòa hợp với thiên nhiên vào năm 2050.”
⟶ Khái niệm “Triple Planetary crisis” không hàm chỉ nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động, thực vật. Đáp án: C
Chùm 05. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Không chỉ đoàn xe chắn gió cho người đi xe máy trên cầu, hay câu chuyện cho người lạ tránh bão trong căn hộ của gia đình, mà còn có rất nhiều hành động nghĩa tình trong hành trình ứng phó cơn bão số 3 đã gây xúc động mạnh. Những nghĩa cử cao đẹp nêu trên một lần nữa thể hiện rõ hơn tinh thần cố kết cộng đồng, truyền thống “tương thân tương ái”, “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” là nét đẹp, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
Đặc biệt, trong những nguy nan, khó khăn nhất tình đồng bào luôn được khơi dậy, lan tỏa mạnh mẽ.
Thiên tai, bão lũ là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mỗi năm, có đến hàng chục cơn bão đổ bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những người dân cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả làm lụng, nhưng chỉ một cơn bão lũ quét qua đã lấy đi tất cả. Số người thiệt mạng thương tâm, những mái nhà, hoa màu, vật nuôi... ngập chìm trong biển nước... là những hình ảnh khiến nhiều người xót xa.
Truyền thống sẻ chia, “lá lành đùm lá rách”, tình nghĩa đồng bào đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt Nam để chung tay vượt qua hậu quả của bão lũ. Rất nhiều hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cá nhân, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp cùng rất nhiều tấm lòng nhân ái đã và đang trở thành làn sóng lan truyền rộng khắp cả nước.
Những nghĩa cử trong siêu bão Yagi như minh chứng cho sự đoàn kết, tình người luôn là điểm tựa vững chắc nhất, không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để cùng nhau vượt qua khó khăn, bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.”
⟶ Chủ đề của đoạn trích là: Tình người trong bão lũ. Đáp án: A
- Đáp án D chính là một lí lẽ khi giải thích ý nghĩa sâu xa của các nghĩa cử trong bão lũ, nhấn mạnh rằng đây là nét đẹp truyền thống, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đáp án: D
- “Đoàn kết” là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung, tập trung vào sự liên kết giữa con người, khác với các từ còn lại vốn thể hiện phẩm chất cá nhân. Đáp án: C
- Loại B vì diễn đạt này tập trung vào việc thể hiện tinh thần cộng đồng và truyền thống tương thân tương ái.
- Loại C vì diễn đạt này tập trung khẳng định tình đồng bào luôn được khơi dậy và lan tỏa mạnh mẽ trong những lúc khó khăn.
⟶ D là đáp án đúng vì khẳng định rằng tình người là một điểm tựa vững chắc, không chỉ giúp mọi người chia sẻ gánh nặng mà còn tiếp thêm động lực và sức mạnh để vượt qua khó khăn. Câu này rõ ràng nhất trong việc nhấn mạnh đến sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh gian khó. Đáp án: D
- Loại C vì đây không phải là mục đích chính của các dẫn chứng, mà là để nhấn mạnh sức mạnh của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn.
- Loại D vì đây chỉ là một phần ý nghĩa của việc đưa ra dẫn chứng, chưa bao quát được hết ý đồ của tác giả.
⟶ B là đáp án đúng vì việc tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể nhằm mục đích chính là làm nổi bật, tô đậm hình ảnh đẹp của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc họa rõ nét sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam. Đáp án: B
Chùm 06. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
“Tôi yêu bài thơ này vì nhiều lẽ. Nhưng trước hết bởi cách sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức sáng tạo, lại đong đầy cảm xúc của giáo viên - người mẹ hiền từ nhẫn nại, nhân hậu và thông minh để có được kết quả tốt khi dạy trẻ khiếm thính; phản ánh sự nỗ lực phi thường của người giáo viên trong việc chuyển tải âm thanh và ý nghĩa của cuộc sống đến những học sinh khiếm thính và cũng phản ánh niềm hạnh phúc khó gọi thành tên khi cô dạy có kết quả, đã đưa các em đến gần hơn với thế giới âm thanh, giúp các em hiểu và cảm nhận cuộc sống qua một góc nhìn khác.
Bao nghĩ suy vất vả
Trong mắt người lo toan
Để từng âm có nghĩa
Bật lên từ môi em...
Các em khiếm thính là không nghe được hoặc rất khó để nghe được, nhưng tại sao để bật lên từ môi em lại khiến cô giáo vui như vậy? Mục tiêu của cô là dạy các em nói những gì đáp ứng yêu cầu của bài học, để bật lên từng âm có nghĩa. Quy trình của nhận thức là “từ suy nghĩ đến hành động”, bộ não ghi nhận, suy nghĩ rồi mới hành động. Khổ thơ vừa nói lên sự vất vả, kì công, kiên nhẫn của cô giáo “Bao nghĩ suy vất vả/ Trong mắt người lo toan”, vừa nói lên cái Tâm của cô giáo - người mẹ thứ hai của học trò.
Dạy học trò bình thường đã khó, dạy trẻ khiếm thính còn khó hơn gấp nhiều lần. Làm người mẹ hiền thứ hai tại lớp bình thường đã khó, tại lớp dạy trẻ khiếm thính còn khó hơn nhiều. Làm mẹ chỉ phải quan tâm dạy dỗ 2 con, nhà nhiều con cũng có thể 3 - 4 con. Ở đây, người mẹ hiền thứ 2 dạy dỗ cho 10 con trẻ đến 45 con trẻ/ lớp. Sự vất vả ấy hiện lên trong nghĩ suy, trong ánh mắt... và càng lo toan bao nhiêu thì khi có thành quả càng vui bấy nhiêu.”
- Loại C vì lòng nhân hậu của cô giáo chỉ là một phần trong phân tích về bài thơ.
- Loại D vì hình ảnh các em chỉ là một yếu tố để làm rõ giá trị của bài thơ.
⟶ A là đáp án đúng vì đoạn trích tập trung phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ này. Các khía cạnh như ngôn ngữ, hình ảnh cô giáo, và nỗ lực dạy học của cô đều được đề cập nhằm tôn vinh bài thơ. Đáp án: A
Bao nghĩ suy vất vả
Trong mắt người lo toan
Để từng âm có nghĩa
Bật lên từ môi em...
trong đoạn trích là cách trình bày nào sau đây?
Tình cảm, thái độ nào của người viết được thể hiện qua những câu văn trên?
Chùm 07. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại quan niệm văn học ta. Cuộc sống đâu phải chỉ có tiếng reo vui, tiếng hào hùng, tiếng phấn khởi. Tôi nhớ nhà văn Ngô Thảo có lần lấy câu tục ngữ Nga, “Một nửa cái bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Cũng vậy văn chương mà chỉ có tiếng khen, tiếng vui, không có tiếng oán thán, đớn đau thì cũng không phải là sự thật. Hàng ngày xem báo chí trong nước, báo giấy và báo mạng, xem tin vui nhiều hay tin buồn, tin đau đớn nhiều? Tin thành công nhiều hay tin thất bại nhiều? Tin lãng phí, thất thoát, nợ xấu nhiều hay tin chống được tham nhũng nhiều? Tin bị lấn chiếm nhiều hay tin giành lại lãnh thổ nhiều? Vậy mà văn chương ít có tiếng oán thì mới lạ.”
⟶ Hệ luỵ từ một nền văn chương không phản ánh nhiều nỗi đau (“Văn chương đau ở ta vốn không nhiều”) là tự làm mất đi niềm yêu mến của con người. Đáp án: C
Câu văn bộc lộ thái độ nào của người viết trước thứ văn chương “chỉ có tiếng reo vui, tiếng hào hùng, tiếng phấn khởi”?
Điều gì không thể được suy luận từ đoạn văn trên?
- Loại B vì câu văn liệt kê các tin buồn, đau đớn, thất bại.
- Loại C vì câu “Vậy mà văn chương ít có tiếng oán thì mới lạ.” ngụ ý rằng văn chương nên phản ánh điều tiêu cực để phù hợp với hiện thực.
⟶ D là đáp án đúng vì đoạn trích thể hiện rằng báo chí đã phản ánh nhiều điều xấu trong xã hội, nhưng văn chương lại “ít có tiếng oán”, tức là chưa đủ can đảm để phơi bày những điều tiêu cực như báo chí. Đáp án: D
Chùm 08. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
Thứ nhất là nỗi băn khoăn, lo lắng sau này ai sẽ là người giữ gìn và phát triển. Thứ hai là nỗi mong mỏi những người bên kia chiến tuyến, cùng chung một thứ tiếng sẽ quay trở về với nhau trong nghĩa đồng bào (cùng một bọc, cùng một bào thai). Thứ ba là nỗi niềm biết ơn sâu nặng tiếng Việt.
Ở giác độ biểu hiện thứ nhất, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ (lặp lại đại từ phiếm chỉ: Ai), câu hỏi tu từ (Ai người sau nói tiếp những lời yêu?) để nói lên những suy tư, lo lắng, trăn trở của mình về tương lai của tiếng Việt.
Ở giác độ thứ hai nhà thơ vẫn sử dụng nghệ thuật điệp ngữ (lặp lại đại từ phiếm chỉ: Ai), câu hỏi tu từ để gợi lên cảnh ngộ của những người tha hương, những người bên kia chiến tuyến. Nhắc đến những đối tượng này nhà thơ dùng các động từ, tính từ diễn tả hành động, tính chất ở mức độ rất mạnh (nhớ quặn lòng, tái tê) để thể hiện nỗi lòng thương nhớ đến nhau của những người cùng chung một ngôn ngữ; sự thương nhớ tiếng mẹ đẻ.
Ở giác độ thứ ba, nhà thơ vẫn sử dụng biện pháp điệp ngữ (quên, quá), biện pháp nhân hóa (tiếng Việt ơi), đặc biệt là sử dụng thán từ (ôi) để thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với tiếng Việt, sự biết ơn của mình với tiếng Việt. Cứ như thế mà tiếng Việt hiện lên như một con người với biết bao tình cảm thân thiết, gần gũi khiến cho nhà thơ trong lòng không khỏi chất chứa những nỗi niềm thiết tha: “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình”. Thực ra, trong câu thơ cuối của bài thơ đã được sửa lại khi đăng báo. Nguyên văn ban đầu là “Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình”. Theo văn bản gốc, vẫn là tiếng lòng sâu nặng ân tình với tiếng Việt nhưng nỗi niềm nghe như có gì đau đớn, chua xót hơn.”
- Loại B vì đây cũng chỉ là một phần trong luận điểm lớn hơn, không phải ý bao quát chính.
- Loại C vì đây chỉ là một giác độ trong ba giác độ, không đủ bao quát để trở thành luận điểm chính.
⟶ D là đáp án đúng vì toàn bộ đoạn trích xoay quanh việc phân tích các góc độ thể hiện tình cảm của Lưu Quang Vũ đối với tiếng Việt. Đáp án: D
- Loại C vì đoạn trích có sử dụng thao tác chứng minh và bình luận nhưng không đưa ra lập luận để phản bác ý kiến nào khác.
- Loại D vì đoạn trích có bình luận và chứng minh, nhưng giải thích không xuất hiện rõ nét ở đây.
⟶ B là đáp án đúng vì trong đoạn trích, tác giả tiến hành phân tích tình yêu tiếng Việt của Lưu Quang Vũ qua ba giác độ, bình luận về những giá trị của tình cảm ấy, và chứng minh bằng cách dẫn chứng các yếu tố nghệ thuật như điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Đáp án: B
Việc sử dụng các từ “thứ nhất - thứ hai - thứ ba” không mang lại hiệu quả nào cho đoạn văn?
- Loại B vì việc sử dụng các từ nối này thể hiện tư duy logic, có trình tự rõ ràng của tác giả.
- Loại D vì các từ “thứ nhất - thứ hai - thứ ba” giúp đoạn văn trở nên dễ theo dõi và chặt chẽ hơn về bố cục ý tưởng.
⟶ C là đáp án đúng vì các từ “thứ nhất - thứ hai - thứ ba” không nhằm mục đích đếm số lượng giác độ tình yêu của Lưu Quang Vũ đối với tiếng Việt, đoạn trích không nhấn mạnh số lượng mà chỉ làm rõ từng khía cạnh cụ thể. Đáp án: C
Các thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
- Chứng minh: Tác giả sử dụng dẫn chứng từ bài thơ của Lưu Quang Vũ để làm rõ nội dung và cách diễn đạt của nhà thơ về tình yêu tiếng Việt.
- Bình luận: Tác giả phân tích sâu sắc ý nghĩa của hai câu thơ “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình” và “Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình” để nêu bật sự khác biệt về sắc thái tình cảm, nhấn mạnh tình yêu tiếng Việt trong sáng tác.
- So sánh: So sánh giữa phiên bản đã chỉnh sửa (“ân tình”) và nguyên bản (“xót xa tình”) để làm nổi bật sắc thái cảm xúc trong từng cách diễn đạt. Đáp án: A
Chùm 09. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
(2) Đồng chí - đó không phải là kiểu định nghĩa khô khan như trong từ điển: “Đồng chí: Người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau” (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2004). Đây là tình cảm gắn bó giữa những người cùng cảnh ngộ, cùng môi trường sống (trước đây ta gọi là cùng giai cấp): “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Nhờ cùng chung mục đích, cùng chung lí tưởng chiến đấu mà từ “đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”, họ đã trở nên những người bạn thân thiết, thậm chí, như ruột thịt một nhà: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, để rồi một lúc nào đấy phải bất thần thốt lên hai tiếng đầy bùi ngùi, xao xuyến: “Đồng chí!”.
(3) Trước Chính Hữu, trong bài thơ Cá nước viết về cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa một cán bộ kháng chiến và một người lính vệ quốc quân, Tố Hữu cũng đã nhấn mạnh cái cảm xúc “gần nhau là thân thiết” giữa những người cùng chung chí hướng: “Một thoáng lặng nhìn nhau/ Mắt đã tìm hỏi chuyện/ Đôi bộ áo quần nâu/ Đã âm thầm thương mến”. Vì cùng chung chí hướng nên chỉ nhìn sự đồng màu giữa hai bộ quần áo của nhau thôi, họ đã thấy thân thương lắm rồi. Huống gì, như trong trường hợp hai nhân vật của Chính Hữu: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày...”, cùng là bạn lính chung cảnh áo rách, quần vá, trời đêm buốt giá (có thể đến mức răng va vào nhau lập cập), vậy mà vẫn cố nhoẻn cười chào nhau...
- Phân tích: Tác giả phân tích các câu thơ, hình ảnh trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để làm rõ nội dung, ý nghĩa.
- Chứng minh: Dẫn chứng từ thơ Chính Hữu và các bài thơ khác để khẳng định đặc điểm độc đáo của bài thơ.
- Bình luận: Đưa ra nhận xét, đánh giá về vị trí, giá trị của bài thơ trong nền thơ ca. Đáp án: A
- Tính phủ định được thể hiện qua việc khẳng định không có bài thơ nào đạt được sự tập trung về chủ đề “đồng chí” như bài thơ của Chính Hữu, dù nhiều tác giả khác cũng đưa hai chữ “đồng chí” vào thơ. Đáp án: C
Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Chùm 10. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 01 đến 05
- Bình luận: Người viết đưa ra các nhận định, quan điểm của bản thân về văn học trẻ Việt Nam, như việc các tác phẩm thiếu sự “độ lùi ngẫm nghĩ” hay “trữ lượng trải nghiệm nhân sinh”.
- Phân tích: Các ý kiến được làm rõ bằng cách chia nhỏ vấn đề, ví dụ: nguyên nhân thiếu sót được giải thích qua tuổi đời sáng tác, đặc điểm xã hội học, và tính chất của văn học trẻ.
- Chứng minh: Các tác giả cụ thể như Việt Chi, Emma Hạ My, Hoàng Yến, Hiền Trang được nêu tên để minh họa cho ý kiến rằng các tác giả trẻ chưa đạt độ chín muồi. Đáp án: A
Câu văn trên là thành phần nào trong lập luận của đoạn trích?
- Loại C và D vì phạm vi không tập trung vào mảng văn xuôi, không phù hợp với nội dung đoạn trích.
⟶ B là đáp án đúng vì để làm nổi bật hơn những hạn chế của văn học trẻ, trước đó, tác giả có thể đã đề cập đến những thành tựu nhất định mà các tác giả trẻ đã đạt được. Điều này sẽ tạo ra sự tương phản và nhấn mạnh rõ hơn vấn đề mà tác giả muốn đề cập. Đáp án: B