Đáp án Dạng 1B. Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống
Câu 1 [687722]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
__________các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi khi gần như__________của xâm nhập mặn, nước ngọt quanh năm và ít chịu tác động trực tiếp bởi lượng nước thượng nguồn đổ về vào mùa nước nổi như ngập lụt,...
A, So với/ không chịu ảnh hưởng
B, So sánh/ ít chịu ảnh hưởng
C, Song le/ phải chịu ảnh hưởng
D, Cùng với/ luôn chịu ảnh hưởng
- Câu văn so sánh điều kiện tự nhiên giữa Thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Thay các đáp án vào chỗ trống:
+ Loại B vì xét về logic, Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nên không thể so sánh “Thành phố Cần Thơ” với “đồng bằng sông Cửu Long”; xét về ngữ pháp, trong trường hợp này, từ “so sánh” chỉ được chấp nhận khi kết hợp với các từ ngữ khác, chẳng hạn: “So sánh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác”.
+ Loại C vì “song le” có nghĩa là “nhưng mà” ⟶ không phù hợp với ngữ cảnh; “phải chịu ảnh hưởng” mang nghĩa trái ngược vì thực tế Cần Thơ không bị ảnh hưởng của hiện tượng xâm mặn,...
+ Loại D vì “cùng với” có nghĩa là kết hợp/ đồng hành ⟶ không phù hợp với ngữ cảnh; “luôn chịu ảnh hưởng” mang nghĩa trái ngược vì Cần Thơ không bị ảnh hưởng.
⟶ A là đáp án đúng vì từ “so với” là một cụm từ dùng để so sánh sự khác biệt hoặc tương đồng giữa hai đối tượng; “không chịu ảnh hưởng” nhấn mạnh tình trạng không bị tác động, phù hợp với bối cảnh Cần Thơ không/ chưa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và ngập lụt. Đáp án: A
Câu 2 [687723]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
__________nhà đầu tư này không thanh toán đủ tiền cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán còn thiếu tiền__________chuyển cho công ty chứng khoán nơi tổ chức này đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh.
A, Bởi/ auto được
B, Tại/ phải được
C, Nếu/ sẽ được
D, Vì/ chẳng bao giờ
- Vế thứ nhất của câu là giả thuyết (nhà đầu tư không thanh toán đủ tiền), vế thứ hai là kết quả sẽ xảy ra (tiền thiếu sẽ được chuyển khoản cho công ty chứng khoán).
- Thay các đáp án vào chỗ trống:
+ Loại A vì “auto được” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ.
+ Loại B vì “tại” chỉ nguyên nhân nhưng là từ thường được dùng trong văn nói nhiều hơn, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng; “phải được” nhấn mạnh tính chất bắt buộc của hành động, không phù hợp với ngữ nghĩa của câu.
+ Loại D vì “chẳng bao giờ” mang nghĩa phủ định, chỉ điều không thể xảy ra nên không phù hợp với ngữ nghĩa của câu.
⟶ C là đáp án đúng vì “nếu/ sẽ được” chỉ quan hệ giả thuyết - kết quả phù hợp với ngữ nghĩa của câu. Giả thuyết là nhà đầu tư không thanh toán đủ tiền dẫn đến một kết quả là tiền sẽ được chuyển cho công ty chứng khoán. Đáp án: C
Câu 3 [687724]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan còn nhằm__________năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản,__________giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.
A, tận dụng/ làm
B, phát huy/ góp phần
C, khai thác/ đóng góp
D, phát triển/ do đó
- Loại A vì “tận dụng” nghĩa là sử dụng cho hết mọi khả năng có được, không bỏ phí, từ này mang nghĩa tiêu cực khi gắn với đối tượng “bị tận dụng” là con người.
- Loại C vì từ “đóng góp” ở vị trí đó không đúng ngữ pháp.
- Loại D vì “phát triển” thường liên quan đến sự mở rộng hoặc cải tiến của một cái gì đó, không phù hợp khi nói đến kinh nghiệm vì kinh nghiệm là thứ cần phát huy; “do đó” là từ ngữ dùng để kết nối hai vế nhân - quả, trong khi câu này không phải là câu ghép chứa các vế có quan hệ nhân - quả.
⟶ B là đáp án đúng vì “phát huy” dùng để chỉ việc tăng cường, làm nổi bật những giá trị hiện có, phát triển và sử dụng hiệu quả hơn (Trong ngữ cảnh này, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy kinh nghiệm của họ, tức là sử dụng tốt hơn kinh nghiệm đã có trong quá trình phục vụ); “góp phần” thể hiện sự đóng góp vào một mục đích chung, khẳng định điều được nói trước đó (việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan) là một yếu tố giúp thực hiện mục tiêu chung (giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”). Đáp án: B
Câu 4 [687725]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những dự án điện than cũ, gây ô nhiễm sẽ __________lộ trình dừng hoạt động hoặc __________sang các nguồn năng lượng sạch.
A, không xem xét/ cải tạo
B, cần xem xét/ biến đổi
C, được xem xét/ chuyển đổi
D, phải xem xét/ thay đổi
- Loại A vì “không xem xét” không hợp lý bởi câu đang nói về việc đánh giá và xử lý các dự án điện than cũ.
- Loại B vì cụm từ “cần xem xét” biến “những dự án điện than cũ, gây ô nhiễm” thành chủ thể của hành vi “xem xét”, trong khi nó là đối tượng “bị/ phải được xem xét”; “biến đổi” thường mang tính thay đổi hình thức, không hẳn là thay đổi bản chất loại năng lượng.
- Loại D vì cụm từ “phải xem xét” biến “những dự án điện than cũ, gây ô nhiễm” thành chủ thể của hành vi “xem xét”, trong khi nó là đối tượng “bị/ phải được xem xét”.
⟶ C là đáp án đúng vì “được xem xét” là cụm từ duy nhất phù hợp với ngữ pháp của câu, khiến “những dự án điện than cũ, gây ô nhiễm” trở thành đối tượng chịu sự tác động “xem xét” thay vì là chủ thể chủ động của hành vi “xem xét”. Đáp án: C
Câu 5 [687726]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Một số lượng lớn dự án bất động nhà ở gặp vướng mắc, chậm triển khai, bị đình trệ, __________nguồn lực đã đầu tư là rất lớn, __________về đất đai và nguồn vốn, làm gia tăng khó khăn và chi phí, từ đó, tăng giá bán sản phẩm.
A, dù cho/ làm thất thoát
B, mặc dù/ gây hoang phí
C, mặc kệ/ làm tổn hại
D, trong khi/ gây lãng phí
- Loại A vì “dù cho” không phù hợp, không diễn đạt sự đối lập rõ ràng; “thất thoát” thường chỉ việc mất mát, không hoàn toàn chính xác trong ngữ cảnh này.
- Loại B vì “gây hoang phí” là một cách diễn đạt cường điệu và không phù hợp với ngữ cảnh kinh tế (hoang phí thường liên quan đến sự lãng phí của cải trong việc tiêu xài, không phải chỉ tài nguyên đầu tư).
- Loại C vì “mặc kệ” là từ ngữ dùng trong phong cách ngôn ngữ thân mật, không phù hợp phong cách ngôn ngữ trang trọng; “làm tổn hại” thường được dùng trong ngữ cảnh gây hại trực tiếp cho ai đó hoặc cái gì đó, nhưng không chính xác trong việc mô tả sự lãng phí nguồn lực.
⟶ D là đáp án đúng vì “trong khi” thường dùng để nối hai sự việc trái ngược, thể hiện sự đối lập giữa hai hành động (ở đây thể hiện sự đối lập giữa việc dự án chậm triển khai và bị đình trệ với việc nguồn lực đầu tư lớn); “gây lãng phí” mang ý nghĩa sử dụng tài nguyên, nguồn lực một cách không hiệu quả, và phù hợp với bối cảnh câu văn, vì việc chậm triển khai và đình trệ sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Đáp án: D
Câu 6 [687727]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Cuộc khai quật di dời phía Tây di chỉ Vườn Chuối __________được thực hiện nhưng công tác nghiên cứu sơ bộ tại hiện trường __________những tư liệu vô cùng quý báu, có giá trị lịch sử khảo cổ sâu sắc.
A, tuy vẫn đang/ không đưa đến
B, dù vẫn/ chẳng đưa đến
C, tuy chẳng/ chẳng những đưa đến
D, dù vẫn đang/ đã đưa đến
- Loại A vì “không đưa đến” là cụm từ phủ định, không đúng logic vì công việc khai quật đã mang lại kết quả quý báu, không phải là không có kết quả.
- Loại B vì “chẳng đưa đến” là cụm từ phủ định, không đúng logic vì công việc khai quật đã mang lại tư liệu quý báu, không phải là không có kết quả.
- Loại C vì “tuy chẳng” khiến câu không hợp lý, tạo ra một câu không có nghĩa.
⟶ D là đáp án đúng vì “dù vẫn đang/ đã đưa đến” phù hợp về ngữ pháp và ngữ nghĩa, diễn tả mối quan hệ nguyên nhân - kết quả (việc khai quật đang tiếp tục được thực hiện dẫn đến kết quả là thu được những tư liệu quý báu). Đáp án: D
Câu 7 [687728]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những vần thơ hay, ý thơ đẹp __________chúng ta tìm thấy sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn, __________mở rộng tầm nhìn và cách nhìn về cuộc sống, về thế giới xung quanh.
A, làm/ và
B, giúp/ đồng thời
C, khiến/ lại còn
D, đòi hỏi/ rồi còn
- Loại A vì “và” ở vị trí đó không đúng ngữ pháp (trước “và” không có dấu phẩy); dùng “và” còn tạo nên lỗi lặp từ vì phía sau của câu cũng có từ “và” (mở rộng tầm nhìn cách nhìn về cuộc sống, về thế giới xung quanh).
- Loại C vì “lại còn” có phong cách thân mật, thiếu trang trọng, không phù hợp về phong cách ngôn ngữ trong câu văn này.
- Loại D vì “đòi hỏi” không hợp lý về ngữ nghĩa vì thơ không phải là thứ yêu cầu hoặc đòi hỏi điều gì từ con người; “rồi còn” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ.
⟶ B là đáp án đúng vì “giúp” thể hiện ý nghĩa hỗ trợ, giúp ích, rất phù hợp để nói về tác dụng tích cực mà những vần thơ đẹp mang lại cho tâm hồn; “đồng thời” có nghĩa là cùng lúc, nhấn mạnh tính song song của hai tác dụng (mang lại sự bình yên và mở rộng tầm nhìn) một cách mạch lạc và phù hợp với phong cách ngôn ngữ của câu văn. Đáp án: B
Câu 8 [687729]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Du lịch canh nông là một hình thức du lịch __________giữa tham quan và __________các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
A, kết hợp/ trải nghiệm
B, phối kết/ thực nghiệm
C, phối hợp/ chiêm nghiệm
D, kết phối/ kinh nghiệm
- Loại B vì “phối kết” không thông dụng và không chính xác để diễn tả sự kết hợp giữa hai hoạt động; “thực nghiệm” thường được dùng trong các nghiên cứu khoa học, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “chiêm nghiệm” có nghĩa là suy ngẫm, ngẫm nghĩ, không phù hợp về ngữ nghĩa của câu.
- Loại D vì “kết phối” là từ không có trong tiếng Việt; “kinh nghiệm không đúng ngữ pháp khi ở vị trí đó.
⟶ A là đáp án đúng, vì “kết hợp” có nghĩa là liên kết hoặc kết nối các yếu tố khác nhau để tạo thành một tổng thể, ở đây chỉ việc gắn kết giữa du lịch tham quan và hoạt động sản xuất nông nghiệp; “trải nghiệm” chính xác về ngữ nghĩa, chỉ việc tham gia vào các hoạt động để hiểu rõ và tận hưởng. Đáp án: A
Câu 9 [687730]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Chuyển thể những câu chuyện __________, mỗi tập phim là một __________nhỏ để giúp trẻ phát triển các kĩ năng cần thiết như: lòng dũng cảm, biết ơn, tính hướng thiện, ham học hỏi…
A, bình thường/ tri thức
B, tầm thường/ bài tập
C, đời thường/ bài học
D, đời sống/ thực hành
- Loại A vì từ “bình thường” không cân nghĩa với những giá trị (được mang đến từ bộ phim) phía sau; “tri thức” mang nghĩa rộng và tính hàn lâm, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại B vì “tầm thường” mang sắc thái tiêu cực, có ý chê bai, không phù hợp để miêu tả các câu chuyện trong phim có tính giáo dục; “bài tập” chỉ bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn.
- Loại D vì “thực hành” chỉ các hoạt động thực tế, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn.
⟶ C là đáp án đúng vì “đời thường” phù hợp để chỉ những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, gần gũi và dễ hiểu với trẻ em; “bài học” nhấn mạnh vào tác dụng giáo dục, những điều bổ ích mà trẻ có thể học hỏi qua từng tập phim. Đáp án: C
Câu 10 [687731]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các thí sinh sẽ trở thành những __________văn hóa, mang theo thông điệp về vẻ đẹp và giá trị của áo dài gắn với các di sản văn hóa đến với công chúng, từ đó gìn giữ và phát huy __________ của áo dài trong lòng mỗi người Việt Nam.
A, đại sứ/ vẻ đẹp truyền thống
B, sứ giả/ cái đẹp truyền thống
C, biểu tượng/ nét đẹp hiện đại
D, đại diện/ vẻ đẹp hiện đại
- Loại B vì từ “cái” (“cái đẹp truyền thống”) không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng.
- Loại C vì “nét đẹp hiện đại” không đúng logic vì áo dài được nhắc đến là trang phục truyền thống.
- Loại D vì “vẻ đẹp hiện đại” không đúng logic vì áo dài được nhắc đến là trang phục truyền thống, là di sản văn hóa có giá trị lâu đời.
⟶ A là đáp án đúng vì “đại sứ” ở đây chỉ những người đại diện, truyền tải giá trị văn hóa và quảng bá vẻ đẹp của áo dài tới công chúng; “vẻ đẹp truyền thống” là cách diễn đạt đúng về logic và phong cách ngôn ngữ khi nói về giá trị của áo dài. Đáp án: A
Câu 11 [687732]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Vùng cao Tây Bắc__________quyến rũ bởi những cảnh quan hùng vĩ__________ bởi nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, được bảo tồn và phát huy qua từng thế hệ.
A, vừa/ vừa
B, đã/ lại còn
C, không chỉ/ mà còn
D, tuy/ lại
- Xác định câu có 2 vế có quan hệ tăng tiến
- Loại A vì “vừa/ vừa” ở vị trí đó không đúng ngữ pháp.
- Loại B vì “đã/ lại còn” có sắc thái thân mật, thường dùng trong văn nói và không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng của câu.
- Loại D vì “tuy/ lại” không thể kết hợp với nhau để tạo nên một diễn đạt logích về ngữ nghĩa. ⟶ C là đáp án đúng vì “không chỉ/ mà còn” là cặp quan hệ từ tăng tiến, phù hợp với ngữ nghĩa của câu nhằm nhấn mạnh hai yếu tố tạo nên vẻ đẹp của vùng cao Tây Bắc. Đáp án: C
Câu 12 [687733]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những cơ hội và thách thức này__________các cơ quan báo chí, các nhà báo và người làm báo cần có sự đào tạo và chuẩn bị kĩ lưỡng để có thể sử dụng AI__________, đồng thời đảm bảo tính tin cậy và đạo đức trong việc truyền tải thông tin.
A, đòi hỏi/ một cách hiệu quả
B, buộc/ triệt để
C, khiến/ kinh tế
D, làm/ một cách chất lượng
- Loại B vì AI là một thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, mang lại rất nhiều lợi ích, giá trị. Các cơ quan báo chí, các nhà báo, người làm bào chỉ có thể ứng dụng AI vào lĩnh vực của mình, khó có thể khai thác được AI một cách “triệt để”; “triệt để” không phù hợp vì nó không diễn tả đúng về tính tối ưu hay hiệu quả trong sử dụng AI.
- Loại C vì “kinh tế” không phù hợp với logích ngữ nghĩa của câu khi nói về việc sử dụng AI (các cơ quan báo chí, các nhà báo làm báo chứ không làm kinh tế).
- Loại D vì “một cách chất lượng” không phù hợp với phong cách trang trọng của câu.
⟶ A là đáp án đúng vì “đòi hỏi” là tỏ rõ yêu cầu, mong muốn, ở đây chỉ những yêu cầu mà các cơ quan báo chí và nhà báo phải chuẩn bị kỹ lưỡng khi ứng dụng AI; “một cách hiệu quả” phù hợp về ngữ nghĩa, nhấn mạnh mục tiêu của việc sử dụng AI. Đáp án: A
Câu 13 [687734]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Ngoài việc khiến họ nghiện những sản phẩm chết người, nicotine còn có __________lâu dài ở trẻ em và thanh thiếu niên: nó có hại cho sự phát triển não bộ và liên quan đến các vấn đề __________, như lo lắng, trầm cảm và ý tưởng tự tử.
A, tác dụng/ sức khoẻ trí tuệ
B, hiệu quả/ sức khoẻ thần kinh
C, tác dụng phụ/ sức khoẻ tâm thần
D, lợi ích/ sức khoẻ
- Loại A vì “tác dụng” không diễn tả đúng nghĩa tác động tiêu cực; “sức khoẻ trí tuệ” không phản ánh đúng các vấn đề tâm lý được liệt kê ở phía sau.
- Loại B vì “hiệu quả” mang nghĩa tích cực, không phù hợp với nghĩa của câu; “sức khoẻ thần kinh” là một cụm từ không có trong tiếng Việt.
- Loại D vì “lợi ích” mang nghĩa tích cực, không phù hợp với nghĩa của câu.
⟶ C là đáp án đúng vì “tác dụng phụ” chỉ những ảnh hưởng tiêu cực do nicotine gây ra; “sức khoẻ tâm thần” phù hợp nhất với các vấn đề tâm lý được liệt kê phía sau. Đáp án: C
Câu 14 [687735]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Để bảo vệ trẻ em và thực thi Quyền trẻ em một cách toàn diện, việc __________ ý kiến của trẻ em nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của trẻ em trong các vấn đề liên quan đến trẻ em cần phải được thực hiện __________ .
A, nghe theo/ ngay ngắn
B, lắng nghe/ nghiêm túc
C, theo dõi/ nghiêm khắc
D, chấp nhận/ chỉn chu
- Loại A vì “nghe theo” là tuân theo một cách bị động mà không xem xét, không đúng logic; “ngay ngắn” thường để diễn tả sự sắp xếp một cách gọn gàng, không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
- Loại C vì “theo dõi” chỉ hành động quan sát, không đúng ngữ nghĩa của câu; “nghiêm khắc” tạo cảm giác áp đặt, không phù hợp với ngữ cảnh tôn trọng quyền trẻ em.
- Loại D vì “chấp nhận” là đồng ý với tất cả ý kiến của trẻ mà không xem xét, đánh giá tính đúng sai, không đúng ngữ nghĩa của câu; “chỉn chu” chỉ sự chu đáo, cẩn thận nhưng không đúng ngữ cảnh khi nói về thái độ thực hiện.
⟶ B là đáp án đúng vì “lắng nghe” thể hiện sự tôn trọng và tiếp thu ý kiến của trẻ em; “nghiêm túc” nhấn mạnh thái độ cần thiết trong việc thực hiện quyền trẻ em một cách đúng đắn và có ý nghĩa. Đáp án: B
Câu 15 [687736]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Áo dài không chỉ là __________ của người Việt Nam, mà còn là tác phẩm nghệ thuật, là __________ của văn hóa Việt.
A, lễ phục/ hình ảnh
B, trang phục quen thuộc/ hiện tượng
C, quần áo truyền thống/ hình tượng
D, trang phục truyền thống/ biểu tượng
- Loại A vì “hình ảnh” là từ chỉ chung, mang tính khái quát. Trong khi đó áo dài chỉ là “một hình ảnh” của văn hoá Việt.
- Loại B vì áo dài không phải là “trang phục quen thuộc” phổ biến; “hiện tượng” không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
- Loại C vì “quần áo truyền thống” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng; “hình tượng” không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
⟶ D là đáp án đúng vì “trang phục truyền thống” phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng; “biểu tượng” chỉ một hình ảnh đặc trưng, nổi bật, phù hợp với ngữ nghĩa của câu để chỉ áo dài như một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Đáp án: D
Câu 16 [687737]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Chợ phiên San Thàng không đơn thuần là nơi __________, buôn bán mà còn là một không gian đậm chất __________ , nơi các dân tộc của thành phố Lai Châu và vùng phụ cận gặp gỡ, giao lưu.
A, giao dịch/ văn minh
B, giao lưu/ văn nghệ
C, giao thương/ văn hoá
D, giao đãi/ văn vật
- Loại A vì “giao dịch” nghĩa trao đổi hàng hoá hoặc tiền bạc trong các tình huống cụ thể, không phù hợp với ngữ cảnh; “văn minh” chỉ một trạng thái phát triển xã hội, không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
- Loại B vì “giao lưu” chỉ hoạt động gặp gỡ, trao đổi, nhưng không bao hàm ý nghĩa mua bán rõ ràng; “văn nghệ” chỉ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
- Loại D vì “giao đãi” là giới thiệu, không phù hợp với ngữ cảnh; “văn vật” thường chỉ các hiện vật văn hóa, không phù hợp về ngữ nghĩa trong câu.
⟶ C là đáp án đúng vì “giao thương” chỉ các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, phù hợp với không gian chợ phiên; “văn hóa” phù hợp trong ngữ cảnh này vì chợ phiên San Thàng còn là nơi giao lưu văn hóa, thể hiện bản sắc đặc trưng của các dân tộc ở Lai Châu. Đáp án: C
Câu 17 [687738]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những âm thanh từ khèn bè, trống, chiêng và những điệu dân vũ uyển chuyển đã đưa tôi vào __________ khám phá tinh hoa văn hóa, nơi mỗi phong tục, mỗi nét đẹp đều __________ câu chuyện lịch sử và niềm tự hào của đồng bào.
A, hành trình/ ẩn chứa
B, quá trình/ ẩn giấu
C, lịch trình/ ẩn tàng
D, quy trình/ chứa đựng
- Loại B vì “quá trình” thường chỉ một chuỗi sự kiện có tính liên tục, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn; “ẩn giấu” lại có sắc thái nghĩa là giấu kín đi, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “lịch trình” mang tính kế hoạch cụ thể về thời gian, không phù hợp với ngữ cảnh trải nghiệm văn hóa; “ẩn tàng” là từ ít dùng, có nghĩa gần như “ẩn giấu”.
- Loại D vì “quy trình” chỉ một chuỗi các bước thực hiện, không phù hợp với việc khám phá văn hóa.
⟶ A là đáp án đúng vì “hành trình” mang ý nghĩa một chuyến đi có ý nghĩa khám phá, tìm hiểu, phù hợp với ngữ cảnh đang nói về việc trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa; “ẩn chứa” nghĩa là chứa đựng, cất giấu những giá trị sâu xa bên trong, ở đây chỉ mỗi phong tục và nét đẹp đều chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào. Đáp án: A
Câu 18 [687739]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Công nghệ deep-fake sử dụng AI để tạo ra video và hình ảnh __________ , trong đó người xem có thể thấy những hình ảnh hoặc video của các sự kiện hoặc nhân vật __________ .
A, giả tạo/ không có thật
B, giả dối/ không thật
C, giả mạo/ hoàn toàn không có thật
D, giả hiệu/ có thật
- Loại A vì “giả tạo” thường chỉ về tính cách con người, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại B vì “giả dối” thường được dùng để chỉ lời nói hoặc hành động lừa dối, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại D vì “giả hiệu” nghĩa là tên giả, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ C là đáp án đúng vì “giả mạo” là làm giả để đánh lừa, nhấn mạnh hành động cố tình tạo ra những thứ không đúng sự thật để lừa dối người khác; “hoàn toàn không có thật” nhấn mạnh sự không tồn tại của các video và hình ảnh được tạo ra từ deep-fake. Đáp án: C
Câu 19 [687740]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Văn hóa bản địa đang ở trong giai đoạn __________ khi các nghệ sĩ trẻ sử dụng nó để khám phá lịch sử, thẩm mĩ, kết nối thế hệ và __________ một truyền thống mới.
A, phục hồi/ thiết kế
B, phục sinh/ chế tạo
C, tái sinh/ tái tạo
D, hồi sinh/ kiến tạo
- Loại A vì “thiết kế” chỉ quá trình tạo ra một sản phẩm mới, không phù hợp với ngữ nghĩa về truyền thống văn hóa.
- Loại B vì “phục sinh” là sống lại, thường dùng trong các ngữ cảnh tôn giáo hoặc mang tính chất huyền bí, không phù hợp với ngữ cảnh; “chế tạo” chỉ quá trình sản xuất, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “tái tạo” là tạo ra lại, làm ra lại, không phù hợp với ngữ cảnh.
⟶ D là đáp án đúng vì “hồi sinh” thường được dùng để chỉ sự phục hồi và làm sống lại, ở đây các nghệ sĩ trẻ đang mang lại sức sống mới cho văn hóa bản địa; “kiến tạo” là từ phù hợp với ngữ nghĩa của câu, nhấn mạnh vào việc sáng tạo, xây dựng một nền văn hóa mới từ di sản cũ. Đáp án: D
Câu 20 [687741]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Khác với nhiều loại hình __________ , chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc với sự __________ của các yếu tố hát, múa, nhạc, kịch vô cùng độc đáo.
A, nghệ thuật hiện đại/ phối hợp
B, nghệ thuật dân gian/ kết hợp
C, nghệ thuật/ cộng gộp
D, ca kịch/ cộng tác
- Loại A vì thực tế chèo không phải là loại hình nghệ thuật hiện đại.
- Loại C vì “cộng gộp” chỉ sự cộng thêm đơn thuần, không thể hiện sự hòa quyện các yếu tố nghệ thuật ⟶ không phù hợp trong ngữ cảnh này.
- Loại D vì “cộng tác” chỉ sự hợp tác giữa người hoặc nhóm người, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ B là đáp án đúng vì chèo là một loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam; “kết hợp” là từ dùng để diễn tả sự hòa quyện, sự ghép lại các yếu tố khác nhau vào một thể thống nhất, ở đây thể hiện sự hòa quyện các yếu tố hát, múa, nhạc và kịch một cách hài hòa để tạo nên một tổng thể nghệ thuật độc đáo. Đáp án: B
Câu 21 [687742]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Sống chậm lại là một trong những điều__________ mà một người__________ cho tâm trí, cơ thể và tinh thần của mình.
A, thú vị nhất/ nên làm
B, mạnh mẽ nhất/ cần làm
C, lành mạnh nhất/ có thể làm
D, tuyệt vời nhất/ phải làm
- Loại A vì “thú vị nhất” là một đánh giá chủ quan, không đúng logic bởi không phải ai cũng thấy sống chậm lại là thú vị nhất.
- Loại B vì “mạnh mẽ nhất” mang tính chất đối lập với khái niệm sống chậm, không đúng logic trong câu.
- Loại D vì “tuyệt vời nhất” là một đánh giá chủ quan, không đúng logic bởi không phải ai cũng thấy sống chậm lại là tuyệt vời nhất; “phải làm” mang sắc thái bắt buộc, không phù hợp với việc lựa chọn lối sống.
⟶ C là đáp án đúng vì “lành mạnh nhất” là từ ngữ phù hợp nhất để miêu tả lợi ích của việc sống chậm; “có thể làm” nhấn mạnh tính khả thi của việc sống chậm lại, tức là ai cũng có thể thực hiện được, không đòi hỏi điều kiện đặc biệt. Đáp án: C
Câu 22 [687743]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Dịp cuối năm cũng là __________ đẹp nhất của cao nguyên, khi những loài hoa khoe sắc, cây cỏ tốt tươi__________ mùa mưa kéo dài.
A, lúc/ bởi
B, thời gian/ khi
C, thời điểm/ trong
D, thời khắc/ sau
- Loại A vì “bởi” chỉ nguyên nhân, không đúng logic của câu.
- Loại B vì “khi” làm câu không đúng logic, hoa không thể nở khi mùa mưa kéo dài được.
- Loại C vì “trong” làm câu không đúng logic, hoa không thể nở trong khi mùa mưa kéo dài được.
⟶ D là đáp án đúng vì “thời khắc” nhấn mạnh thời điểm đẹp nhất của cao nguyên; “sau” phù hợp với nghĩa của câu vì hoa sẽ nở đẹp nhất sau khi mùa mưa đi qua. Đáp án: D
Câu 23 [687744]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Tôi vẫn còn nhớ như in tấm lá sen dân dã, bọc kĩ lưỡng__________, để những hạt cốm xanh xanh, căng tròn, nấp mình trọn vẹn __________.
A, bên ngoài/ ở trong
B, bên trong/ bên ngoài
C, bên ngoài/ bên cạnh
D, bên cạnh/ ở trong
- Câu văn miêu tả một tấm lá sen dùng để bọc cốm.
- Loại A vì “bên trong” làm câu không đúng logic, lá sen phải là lớp bọc bên ngoài.
- Loại C vì “bên cạnh” làm câu không đúng logic, cốm phải được bao bọc trọn vẹn trong lớp lá sen.
- Loại D vì “bên cạnh” làm câu không đúng logic, lá sen phải là lớp bọc bên ngoài.
⟶ A là đáp án đùng vì “bên ngoài” sẽ hợp lý để chỉ lớp lá sen ở ngoài cùng; “ở trong” phù hợp để chỉ vị trí của những hạt cốm bên trong lớp lá sen. Đáp án: A
Câu 24 [687745]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Câu chuyện về những bếp cơm 0 đồng đã có mặt__________ trên mọi miền đất nước ta, để mỗi buổi trưa cung cấp bữa ăn__________ cho người vô gia cư, người neo đơn, những sinh viên nghèo...
A, ngày càng dày/ không mất tiền
B, ngày càng nhiều/ miễn phí
C, ngày càng thưa/ đạm bạc
D, dày đặc/ ngon bổ rẻ
- Loại A vì “ngày càng dày” không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “ngày càng thưa” không đúng logic, thực tế là những bếp cơm từ thiện ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
- Loại D vì “dày đặc” không phù hợp để nói về sự xuất hiện lan tỏa khắp nơi của những bếp cơm từ thiện; “ngon bổ rẻ” không phù hợp về ngữ nghĩa của câu.
⟶ B là đáp án đúng vì “ngày càng nhiều” diễn tả sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các bếp cơm 0 đồng trên toàn quốc; “miễn phí” là cách diễn đạt chính xác, lịch sự cho bữa ăn không thu phí dành cho người khó khăn. Đáp án: B
Câu 25 [687746]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Khi con nước không về, lượng phù sa bồi đắp sẽ __________, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất sẽ không còn__________.
A, cạn kiệt/ dạt dào
B, tăng lên/ ít đi
C, ít đi/ nhiều lên
D, vơi dần/ dồi dào
- Loại A vì theo logic, lượng phù sa không liên quan trực tiếp đến việc nguồn nước có cạn kiệt hay không; “dạt dào” không phù hợp phong cách ngôn ngữ của câu.
- Loại B vì, “tăng lên” làm câu sai logic, khi con nước không về, lượng phù sa sẽ giảm chứ không tăng.
- Loại C vì “nhiều lên” khi điền vào chỗ trống có thể hiểu là nước ngọt không gia tăng mà vẫn giữ mức độ như cũ, nhưng điều này không phù hợp với logic của câu, vì khi con nước không về, nguồn nước ngọt sẽ giảm đi chứ không thể giữ nguyên.
⟶ D là đáp án đúng vì “vơi dần” diễn tả sự giảm dần của phù sa khi con nước không về; “dồi dào” diễn đạt đúng ý nghĩa nguồn nước không còn phong phú, đầy đủ như trước. Đáp án: D
Câu 26 [687747]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Công nghệ đang dần __________ các chiến lược kinh doanh và tiếp thị, có__________ lớn tới nhiều ngành nghề.
A, thống lĩnh/ tác động
B, thống trị/ ảnh hưởng
C, thống soái/ tác dụng
D, khống chế/ tác hại
- Loại B vì “thống trị” thường mang tính chất mạnh mẽ hơn, mang sắc thái tiêu cực, không phù hợp với ngữ cảnh nói về công nghệ cải tiến, hỗ trợ cho các chiến lược kinh doanh và tiếp thị.
- Loại C vì “thống soái” chỉ người thống lĩnh lực lượng vũ trang, không phù hợp về ngữ nghĩa; “tác dụng” chỉ hiệu quả hay kết quả của một hành động, không phù hợp với ngữ nghĩa của câu.
- Loại D vì “khống chế” có nghĩa là kiểm soát một cách chặt chẽ, không phù hợp trong ngữ cảnh; “tác hại” là từ mang nghĩa tiêu cực, không phù hợp khi mô tả sự ảnh hưởng của công nghệ.
⟶ A là đáp án đúng vì “thống lĩnh” có nghĩa là chiếm ưu thế hoàn toàn và kiểm soát, nhấn mạnh sự chiếm ưu thế mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực này; “tác động” trong câu này mang nghĩa là ảnh hưởng, sự thay đổi mà công nghệ tạo ra đối với các ngành nghề khác nhau. Đáp án: A
Câu 27 [687748]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Tại khu thưởng thức, các căn nhà được thiết kế theo kiến trúc nhà Việt cổ ngày xưa, mỗi đường nét đều được chạm khắc rất__________, mái lợp ngói ngả màu tạo nên một nét đẹp __________, hoài niệm.
A, tinh vi/ cổ điển
B, tinh xảo/ cổ kính
C, tinh tường/ cổ xưa
D, tinh tế/ cổ điển
- Loại A vì “tinh vi” thường dùng để chỉ những vấn đề phức tạp, khó hiểu, không phù hợp để miêu tả nét đẹp của kiến trúc; “cổ điển” thường được dùng để chỉ phong cách thiết kế mang tính kinh điển, sang trọng, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại C vì “tinh tường” nghĩa là hiểu biết rõ ràng và sâu sắc, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại D vì “cổ điển” thường được dùng để chỉ phong cách thiết kế mang tính kinh điển, sang trọng, không phù hợp với ngữ cảnh.
⟶ B là đáp án đúng vì “tinh xảo” nhấn mạnh sự tỉ mỉ, khéo léo trong việc chạm khắc các đường nét trên kiến trúc nhà Việt cổ; “cổ kính” diễn tả vẻ đẹp xưa cũ, mang đậm dấu ấn thời gian của những ngôi nhà này, gợi lên cảm giác hoài niệm. Đáp án: B
Câu 28 [687749]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Thế nhưng __________ khối óc khôn ngoan và tinh thông võ thuật, những người đi khai hoang miền Đông Nam bộ ngày xưa ấy đã__________ được thú dữ, diệt trừ nạn cướp bóc, mang lại sự bình an cho cộng đồng, tiến hành khai hoang lập ấp.
A, với/ tiêu diệt
B, bởi/ chinh phục
C, bằng/ chiến thắng
D, nhờ/ tấn công
- Loại A vì “tiêu diệt” có nghĩa hủy diệt hoàn toàn, không phù hợp về ngữ nghĩa, dễ gây hiểu nhầm là tiêu diệt hoàn toàn thú dữ.
- Loại B vì “bởi” chỉ nguyên nhân, không đúng logic của câu.
- Loại D vì “tấn công” mang nghĩa tiêu cực, không phù hợp về ngữ nghĩa với hành động bảo vệ và khai hoang.
⟶ C là đáp án đúng vì “bằng” chỉ phương tiện hay cách thức, phù hợp với ngữ nghĩa của câu; “chiến thắng” nhấn mạnh kết quả của cuộc đấu tranh, thể hiện sự thành công của những người khai hoang trong việc khống chế thiên nhiên và bảo vệ cộng đồng. Đáp án: C
Câu 29 [687750]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Thanh niên đã__________ trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã, __________ nâng cao đời sống cho bà con.
A, dẫn đầu/ nhằm
B, tiên phong/ đóng góp
C, đi trước/ để
D, đi đầu/ góp phần
- Loại A vì “nhằm” chỉ mục đích, không phù hợp với nghĩa của câu.
- Loại B vì “đóng góp” không diễn đạt rõ ràng ý nghĩa hỗ trợ gián tiếp vào việc nâng cao đời sống, không phù hợp với ngữ nghĩa của câu.
- Loại C vì “đi trước” chỉ đơn thuần là dẫn trước về thời gian, không phù hợp về ngữ nghĩa; “để” chỉ mục đích, không phù hợp với nghĩa của câu.
⟶ D là đáp án đúng vì “đi đầu” thể hiện chính xác vai trò tiên phong của thanh niên trong việc áp dụng công nghệ; “góp phần” phù hợp với ngữ cảnh khi mô tả hành động hỗ trợ gián tiếp của thanh niên để nâng cao đời sống cho bà con. Đáp án: D
Câu 30 [687751]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Thông qua những hoạt động ý nghĩa và thiết thực, Cảnh sát biển Việt Nam đang từng ngày __________ tình yêu biển đảo vào tâm thức của mỗi người, biến tình yêu đó thành một phần__________ trong đời sống xã hội.
A, lan thấm/ tối quan trọng
B, lan toả/ không thể thiếu
C, lan truyền/ cốt lõi
D, tuyên truyền/ trọng đại
- Loại A vì “lan thấm” là từ không chính xác.
- Loại C vì “lan truyền” thường được dùng để chỉ sự lan rộng của thông tin hoặc tin đồn hơn là tình yêu hoặc cảm xúc, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại D vì “tuyên truyền” nhấn mạnh vào việc phổ biến thông tin hơn là truyền cảm xúc, tình cảm sâu sắc về biển đảo, không phù hợp về ngữ nghĩa; “trọng đại” thường dùng để chỉ các sự kiện quan trọng, không phù hợp với ngữ cảnh.
⟶ B là đáp án đúng vì “lan tỏa” mang nghĩa tích cực, thể hiện quá trình Cảnh sát biển Việt Nam mang tình yêu biển đảo vào tâm thức cộng đồng; “không thể thiếu” nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu biển đảo đối với đời sống xã hội. Đáp án: B
Câu 31 [687752]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các nghệ sĩ và người của công chúng cần __________ trong mỗi lời nói, phát ngôn, bởi mỗi thông điệp họ đưa ra đều có sức ảnh hưởng__________ đến công chúng.
A, nêu gương/ bền bỉ
B, noi gương/ sâu sắc
C, nêu cao trách nhiệm/ sâu rộng
D, cẩn thận/ chi tiết
- Loại A vì “nêu gương” là việc làm gương cho người khác noi theo, không phù hợp với ngữ cảnh; “bền bỉ” chỉ sự kiên trì, không phù hợp về ngữ nghĩa để nói về mức độ ảnh hưởng.
- Loại B vì “noi gương” chỉ việc học tập theo gương của người khác, không phù hợp về ngữ nghĩa để nói về trò chủ động và trách nhiệm của nghệ sĩ khi phát đi thông điệp.
- Loại D vì “chi tiết” nghĩa là đầy đủ đến từng điểm nhỏ nhất, không phù hợp về ngữ nghĩa để nói về sự tác động rộng lớn của thông điệp.
⟶ C là đáp án đúng vì “nêu cao trách nhiệm” thể hiện vai trò của nghệ sĩ và người của công chúng trong việc có trách nhiệm với thông điệp mà họ truyền tải; “sâu rộng” diễn tả mức độ ảnh hưởng lớn, lan tỏa đến nhiều người, phù hợp với ý nghĩa của câu hỏi. Đáp án: C
Câu 32 [687753]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các nhà sáng tạo muốn viết tiếp__________ sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển, đồng thời cũng tạo ra cuộc__________ liên thế hệ.
A, vở kịch/ trò chuyện
B, câu chuyện/ đối thoại
C, màn diễn/ nói chuyện
D, kịch bản/ trao đổi
- Loại A vì “vở kịch” quá cụ thể, chỉ giới hạn trong một hình thức nghệ thuật nhất định; “trò chuyện” chỉ là trao đổi thông thường, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “màn diễn” mang tính trình diễn và có thời lượng ngắn, không phù hợp để mô tả một nội dung sáng tạo có tính kết nối và phát triển qua các thế hệ; “nói chuyện” chỉ là trao đổi thông thường, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại D vì “kịch bản” chỉ là phần viết trước khi trình diễn và không mang tính kết nối hoặc kế thừa sáng tạo với quá khứ; “trao đổi” là bàn bạc ý kiến với nhau để đi đến thống nhất, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ B là đáp án đúng vì “câu chuyện” phù hợp nhất để chỉ các tác phẩm sáng tạo, có thể là văn học, nghệ thuật, hoặc một ý tưởng nào đó; “đối thoại” thể hiện cuộc giao tiếp sâu sắc và hai chiều, diễn tả rõ sự kết nối và trao đổi ý nghĩa giữa các thế hệ. Đáp án: B
Câu 33 [687754]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những người không có khả năng tiếp cận internet có nguy cơ bị__________ trong một thế giới mà internet ngày càng trở thành công cụ cung cấp các dịch vụ__________ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại điện tử và tài chính.
A, bỏ lại/ thiết yếu
B, bỏ rơi/ thiết thực
C, cô lập/ tối thiểu
D, lìa bỏ/ quan trọng
- Loại B vì “bỏ rơi” thường có sắc thái tình cảm, chỉ sự cố ý không quan tâm hoặc không chăm sóc, không phù hợp với ngữ cảnh này.
- Loại C vì “cô lập” chỉ tình trạng bị tách biệt hoặc bị cách ly, không phù hợp với ngữ cảnh; “tối thiểu” nghĩa là ít nhất, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại D vì “lìa bỏ” là rời khỏi cái mà mình vốn gắn bó, nâng niu, không phù hợp với nghĩa của câu.
⟶ A là đáp án đúng vì “bỏ lại” phù hợp để nói về tình trạng bị tụt hậu của những người không thể tiếp cận internet; “thiết yếu” chỉ những thứ cần thiết, không thể thiếu được, phù hợp để nói về tầm quan trọng của internet đối với các dịch vụ cần thiết như giáo dục, thương mại điện tử, tài chính và chăm sóc sức khỏe. Đáp án: A
Câu 34 [687755]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Tuyết rơi muộn hơn trên núi Phú Sĩ có thể là dấu hiệu__________ về khí hậu của thế giới, với mùa đông__________ ảnh hưởng đến tuyết, du lịch, nền kinh tế địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm, nước và thậm chí cả dị ứng.
A, đáng sợ/ nóng hơn
B, đáng mừng/ không lạnh
C, tệ hại/ nóng nực
D, đáng lo ngại/ ấm hơn
- Loại A vì “đáng sợ” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ khi nói về môi trường; “nóng hơn” không hợp lý để miêu tả mùa đông.
- Loại B vì tuyết rơi muộn không phải là điều đáng mừng mà là một dấu hiệu cảnh báo.
- Loại C vì “tệ hại” là từ có sắc thái tiêu cực quá mạnh, không phù hợp với ngữ cảnh mô tả mối lo về biến đổi khí hậu; “nóng nực” chỉ nhiệt độ quá cao, phù hợp để nói về thời tiết mùa hè chứ không phải mùa đông.
⟶ D là đáp án đúng vì “đáng lo ngại” phù hợp để thể hiện mối quan ngại về biến đổi khí hậu; “ấm hơn” diễn đạt đúng sự thay đổi về nhiệt độ mùa đông do biến đổi khí hậu. Đáp án: D
Câu 35 [687756]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Vận dụng kiến thức liên ngành sinh học, tâm lí, triết học và tôn giáo, Yuval Noah Harari mang đến cho độc giả góc nhìn__________ về quan niệm hạnh phúc, từ đó hình dung sâu sắc hơn về động lực__________ của con người.
A, nhiều mặt/ tiến hoá
B, đa chiều/ phát triển
C, đa dạng/ thúc đẩy
D, nhiều màu sắc/ tiến bộ
- Loại A vì “nhiều mặt” không phù hợp để miêu tả về góc nhìn; “tiến hóa” thường dùng để nói về mặt sinh học, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại C vì “đa dạng” thường chỉ sự phong phú về số lượng và chủng loại, phù hợp với ngữ cảnh; “thúc đẩy” không thể hiện rõ sự phát triển bền vững và liên tục của động lực con người.
- Loại D vì “nhiều màu sắc” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ; “tiến bộ” cũng không phù hợp để mô tả động lực cá nhân của con người trong ngữ cảnh này.
⟶ B là đáp án đúng vì “đa chiều” chỉ góc nhìn sâu sắc, toàn diện và phong phú về quan niệm hạnh phúc; “phát triển” là biến đổi theo chiều hướng tăng, phù hợp để nói về động lực của con người. Đáp án: B
Câu 36 [687757]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các loại hình nghệ thuật cũng cần__________ tiếp cận đối tượng, độc giả, khán giả qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật số, các __________ mạng xã hội...
A, khoanh vùng/ ứng dụng
B, khoét rộng/ trang web
C, mở rộng/ nền tảng
D, nới rộng/ kênh
- Loại A vì “khoanh vùng” có nghĩa là thu hẹp phạm vi, không phù hợp với nghĩa của câu.
- Loại B vì “khoét rộng” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ; “trang web” chỉ là một trong nhiều nền tảng kỹ thuật số.
- Loại D vì “nới rộng” không phù hợp về phong cách ngôn ngữ; “kênh” là đường thông tin liên lạc chiếm một khoảng tần số nhất định, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ C là đáp án đúng vì “mở rộng” là làm cho có phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước, phù hợp để nói về sự phát triển và mở rộng các cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ trong nghệ thuật; “nền tảng” phù hợp về nghĩa để chỉ các công cụ, phương tiện hoặc cơ sở hạ tầng mà nghệ thuật có thể sử dụng để tiếp cận đối tượng độc giả, khán giả. Đáp án: C
Câu 37 [687758]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Trong số__________ chính gây ra nạn đói: xung đột, cú sốc kinh tế, khí hậu cực đoan, khía cạnh khí hậu là khía cạnh có thể được__________ một cách đáng tin cậy nhất, điều đó cũng đúng đối với hạn hán và lũ lụt liên quan đến El Nino.
A, các nguyên nhân/ cảnh báo
B, ba nguyên nhân/ dự đoán
C, các lí do/ tiên đoán
D, nguyên do/ đoán định
- Loại A vì “cảnh báo” không phản ánh đúng tính chất khoa học của việc dự đoán các hiện tượng khí hậu mà câu đang đề cập, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “tiên đoán” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Loại D vì “nguyên do” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học; “đoán định” cũng mang tính phỏng đoán không phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
⟶ B là đáp án đúng vì “ba nguyên nhân” chỉ ra ba yếu tố chính được liệt kê gây ra nạn đói (xung đột, cú sốc kinh tế, khí hậu cực đoan); “dự đoán” là từ chính xác khi dùng trong văn bản khoa học, đặc biệt khi nói về khả năng dự báo các hiện tượng khí hậu. Đáp án: B
Câu 38 [687759]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Theo quy luật, vào những tháng __________ và dịp lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình __________.
A, đầu năm/ thường tăng
B, giữa năm/ thường giảm
C, trong năm/ thường giảm
D, cuối năm/ thường tăng
- Loại A vì “đầu năm” không đúng logic, thực tế giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng lên và dịp lễ, Tết và cuối năm chứ không phải đầu năm.
- Loại B, C “thường giảm” không đúng logic, thực tế giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng lên và dịp lễ, Tết và cuối năm chứ không giảm đi.
⟶ D là đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 39 [687760]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Hiện tượng lỗ thủng tầng ozon vẫn tồn tại, nhưng mức độ__________ của nó đang giảm dần và không cần phải “căng thẳng” như trước nữa, điều này là do sự__________ của toàn thế giới và nó có thể được khôi phục.
A, nguy hiểm/ chung sức
B, quan trọng/ cố gắng
C, nghiêm trọng/ nỗ lực
D, hệ trọng/ gắng gượng
- Loại A vì “nguy hiểm” mang sắc thái quá mạnh, không phù hợp để nói về mức độ giảm dần của hiện tượng lỗ thủng tầng ozon; “chung sức” không phù hợp, vì từ này không mang tính khoa học và toàn cầu của các hành động để bảo vệ tầng ozon.
- Loại B vì “quan trọng” không đúng logic, không thể hiện được mức độ cấp bách và nghiêm trọng của vấn đề hiện tại; “cố gắng” không chỉ chỉ rõ hành động mang tính hợp tác và có tổ chức “nỗ lực chung”.
- Loại D vì “hệ trọng” nghĩa là có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn, không phù hợp về ngữ nghĩa; “gắng gượng” mang sắc thái tiêu cực và không phù hợp phong cách ngôn ngữ.
→ C là đáp án đúng vì “nghiêm trọng” phù hợp với tình trạng của hiện tượng lỗ thủng tầng ozon trong quá khứ, nhưng hiện tại mức độ của nó đang giảm dần; “nỗ lực” nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế và chung tay của nhiều quốc gia trong việc bảo vệ và khôi phục tầng ozon. Đáp án: C
Câu 40 [687761]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những hành động __________ quá mức nguồn khí đốt tự nhiên như dầu khí, than đá..., và nạn chặt phá rừng bừa bãi của con người dẫn đến việc__________ thải khí nhà kính.
A, khai phá/ tăng trưởng
B, khai thác/ tăng phát
C, khai triển/ tăng tốc
D, tận thu/ phát triển
- Loại A vì “khai phá” thường được dùng để nói về việc khai mở hoặc phát triển một vùng đất mới, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn; “tăng trưởng” mang sắc thái tích cực, không phù hợp với ngữ nghĩa của câu.
- Loại C vì “khai triển” là mở rộng quy mô, phạm vi của một hoạt động, không phù hợp để nói dến việc khai thác tài nguyên.
- Loại D vì “tận thu” là thu hoạch một cách triệt để, mang sắc thái tiêu cực và không phù hợp với ngữ cảnh mô tả sự khai thác tài nguyên thiên nhiên; “phát triển” mang sắc thái tích cực, không phù hợp để nói về việc gia tăng khí thải.
⟶ B là đáp án đúng vì “khai thác” là tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên, phù hợp với ngữ cảnh câu văn; “tăng phát” là tăng lên một cách quá mức, không kiểm soát được, đây là cách nói phổ biến khi nói về sự gia tăng lượng khí thải. Đáp án: B
Câu 41 [687762]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Biển, đảo là phần lãnh thổ__________không thể tách rời, có vị trí__________quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
A, quan trọng/ vô cùng
B, quý giá/ thiết yếu
C, máu thịt/ rất
D, thiêng liêng/ đặc biệt
- Loại A vì “vô cùng” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trang trọng.
- Loại B vì “quý giá” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ; “thiết yếu” ở vị trí đó không đúng ngữ pháp.
- Loại C vì “máu thịt” không phù hợp với ngữ cảnh.
⟶ D là đáp án đúng vì “thiêng liêng” phù hợp nhất cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa, thể hiện giá trị lớn lao của biển đảo; “đặc biệt” nhấn mạnh tầm quan trọng, không thể thay thế của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp án: D
Câu 42 [687763]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Hiền tài là người có phẩm chất đạo đức __________, bản tính hiền lương, học thức __________và bản lĩnh, tài năng hơn người.
A, tốt đẹp/ uyên bác
B, đẹp đẽ/ rộng rãi
C, tử tế/ sâu rộng
D, lương thiện/ sâu sắc
- Loại B vì “đẹp đẽ” thường nói về vẻ đẹp hình thức không phù hợp để miêu tả phẩm chất đạo đức; “rộng rãi” thường để chỉ đặc điểm không gian hoặc tính tình, không phù học để miêu tả học thức.
- Loại C vì “tử tế” miêu tả phẩm chất đạo đức tốt, nhưng không thể hiện được toàn diện về đạo đức của hiền tài.
- Loại D vì “sâu sắc” thường dùng để miêu tả tư tưởng, tình cảm hơn, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ A là đáp án đúng vì “tốt đẹp” là từ phù hợp để miêu tả phẩm chất đạo đức của người hiền tài; “uyên bác” là có kiến thức sâu rộng, thường dùng để chỉ người có học thức rộng rãi, hiểu biết sâu rộng và sâu sắc về các lĩnh vực. Đáp án: A
Câu 43 [687764]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Tất cả những phân tích__________dẫn chúng ta đến một__________về tính quyết định của môi trường xã hội đối với nhân cách của một con người.
A, bên trên/ chung cuộc
B, ở trên/ tổng kết
C, trên đây/ kết luận
D, vừa rồi/ chung kết
- Loại A vì “chung cuộc” là giai đoạn cuối cùng, kết thúc của một quá trình thi đấu hoặc của một cuộc thi, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại B vì “tổng kết” thường là tóm tắt, tóm gọn ý chính, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại D vì “chung kết” vòng thi đấu cuối cùng để chọn đội hay vận động viên vô địch không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ C là đáp án đúng vì “trên đây” thường được sử dụng trong văn viết để chỉ những phần nội dung hoặc phân tích đã trình bày trước đó; “kết luận” là từ thích hợp để chỉ kết quả cuối cùng, mang tính khẳng định về nội dung, trong trường hợp này là về tác động của môi trường xã hội đối với nhân cách. Đáp án: C
Câu 44 [688239]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các công trình kiến trúc thời bao cấp này gắn liền với cuộc sống nhiều__________nhưng cũng đầy tinh thần__________của những cư dân Hà Thành
A, gieo neo/ mạnh mẽ
B, khó khăn/ lạc quan
C, khốn đốn/ vui vẻ
D, gian lao/ hoan hỉ
- Loại A vì “gieo neo” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ; “mạnh mẽ” lại thiên về sự kiên cường trong hành động, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn
- Loại C vì “khốn đốn” mang sắc thái tiêu cực quá mức, không phù hợp để nói về hoàn cảnh thời bao cấp; “vui vẻ” không phù hợp về ngữ nghĩa khi mô tả cuộc sống khó khăn.
- Loại D vì “hoan hỉ” có sắc thái quá vui tươi, không phù hợp với bối cảnh khó khăn mà người dân sống trong thời kỳ bao cấp phải trải qua.
⟶ B là đáp án đúng vì “khó khăn” phản ánh đúng thực trạng cuộc sống của người dân trong thời bao cấp, khi họ phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, vất vả; “lạc quan” là có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, phù hợp để miêu tả thái độ của gười dân Hà Nội trong thời kỳ bao cấp. Đáp án: B
Câu 45 [687765]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng __________và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ người cao tuổi, trẻ em, sinh viên đến công nhân, nhân viên văn phòng,... thông qua__________à lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
A, tinh vi/ phương thức chung
B, tinh tường/ cách thức
C, khép léo/ các cách
D, thiện nghệ/ những cách
- Loại B vì “tinh tường” là có khả năng nhận biết nhanh nhạy và rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ không phù hợp về ngữ nghĩa để mô tả sự phức tạp của các thủ đoạn lừa đảo.
- Loại C vì “khéo léo” mang sắc thái tích cực, không đúng logic để miêu tả thủ đoạn lừa đảo. - Loại D vì “thiện nghệ” chỉ sự thành thạo kỹ năng, không phù hợp về ngữ nghĩa khi nói về tính phức tạp của thủ đoạn lừa đảo.
⟶ A là đáp án đúng vì “tinh vi” phù hợp để nói về các hình thức lừa đảo có tính phức tạp, được thực hiện khéo léo và khó phát hiện; “phương thức chung” chỉ cách thức lừa đảo chủ yếu được sử dụng, đây là cách diễn đạt khái quát và phù hợp để nói về thủ đoạn lừa đảo phổ biến. Đáp án: A
Câu 46 [687766]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Trước sự phát triển như vũ bão về văn hóa nghe nhìn, mạng xã hội và các hình thức giải trí nhanh gọn... sự__________, quan tâm của gia đình, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc__________văn hóa đọc của thanh thiếu niên.
A, chỉ đạo/ phát triển
B, hướng dẫn/ duy trì
C, định hướng/ thúc đẩy
D, bảo ban/ kích thích
- Loại A vì “chỉ đạo” mang sắc thái mệnh lệnh, cứng nhắc, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại B vì “duy trì” là giữ cho tiếp tục tồn tại trong tình trạng bình thường, không phù hợp về ngữ nghĩa để nói về việc làm cho văn hóa đọc phát triển và trở nên phổ biến hơn.
- Loại D vì “bảo ban” thường dùng trong văn nói và không phù hợp về phong cách ngôn ngữ; “kích thích” mang sắc thái quá mạnh, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ C là đáp án đúng vì “định hướng” phù hợp để thể hiện vai trò của gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn đúng đắn để giúp thanh thiếu niên nâng cao văn hóa đọc; “thúc đẩy” là tạo điều kiện, tạo động lực để phát triển mạnh hơn theo một hướng nhất định nào đó, thường là hướng tốt, ở đây phù hợp với việc khuyến khích và tăng cường phát triển văn hóa đọc cho thanh thiếu niên. Đáp án: C
Câu 47 [687767]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Về cơ bản, hiện nay, phụ nữ đã có vị trí và vai trò ngang bằng với nam giới, được __________ những thành quả của đời sống xã hội, được tạo cơ hội để phát triển toàn diện, được __________ nhiều hoạt động chính trị.
A, thừa hưởng/ gia nhập
B, thụ hưởng/ tham gia
C, kế thừa/ làm
D, hưởng thụ/ có mặt
- Loại A vì “thừa hưởng” thường dùng để nói về tài sản hoặc di sản từ thế hệ trước, không phù hợp trong ngữ cảnh này; “gia nhập” có nghĩa tham gia vào một tổ chức, nhóm nào đó cụ thể, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “kế thừa” là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần), không phù hợp trong ngữ cảnh này.
- Loại D vì “hưởng thụ” có sắc thái thiên về hưởng lạc cá nhân, không phù hợp với ý nghĩa tích cực của việc thụ hưởng những thành quả xã hội; “có mặt” mang sắc thái nghĩa thụ động, không phù hợp về ngữ nghĩa.
⟶ B là đáp án đúng vì “thụ hưởng” có nghĩa là được nhận và hưởng lợi từ những thành quả của đời sống xã hội một cách chính đáng, phù hợp với ngữ cảnh về việc phụ nữ được hưởng những thành quả của xã hội; “tham gia” diễn tả hành động tham gia vào các hoạt động chính trị, thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của phụ nữ trong lĩnh vực này. Đáp án: B
Câu 48 [687768]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Những di tích hiện hữu đến những phế tích các cổ vật tìm thấy trong lòng đất đã__________văn hóa Chăm từng__________ trên vùng đất đỏ bazan này.
A, chứng minh/ xuất hiện sớm
B, minh hoạ/ có mặt sớm
C, chứng tỏ/ tồn tại sớm
D, cho thấy/ có từ lâu rồi
- Loại B vì “minh họa” có nghĩa là làm cho rõ ràng hơn bằng hình ảnh, ví dụ, không phù hợp về ngữ nghĩa.
- Loại C vì “tồn tại sớm” là một kết hợp từ sai, đúng phải là “tồn tại lâu đời”.
- Loại D vì “có từ lâu rồi” không phù hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học.
→ A là đáp án đúng vì “chứng minh” từ thể hiện việc cung cấp bằng chứng xác thực và khoa học, phù hợp để nói về việc các di tích và cổ vật là những chứng cứ rõ ràng để khẳng định sự tồn tại của văn hóa Chăm; “xuất hiện sớm” là cách diễn đạt chỉ việc nền văn hóa Chăm không chỉ tồn tại mà còn bắt đầu từ rất sớm, trong quá khứ lâu dài. Đáp án: A
Câu 49 [687769]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Để nghệ thuật truyền thống không bị __________, nhiều nghệ sĩ đang chung tay triển khai những dự án trên nền tảng số, góp phần tạo__________cho văn hóa xưa.
A, mai một/ sức quyến rũ
B, tụt hậu/ sức hút
C, quên lãng/ sức hấp dẫn
D, bỏ quên/ hấp lực
- Loại A vì “sức quyến rũ” thường dùng để chỉ sự lôi cuốn trong lĩnh vực thẩm mỹ hoặc tình cảm, không phù hợp về ngữ nghĩa với bối cảnh bảo tồn và phát triển nghệ thuật.
- Loại B vì “tụt hậu” thường chỉ sự phát triển chậm hoặc không kịp thời trong một lĩnh vực nào đó, không phù hợp với ngữ cảnh.
- Loại D vì “hấp lực” thường được sử dụng trong lĩnh vực vật lý, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ của câu văn.
⟶ C là đáp án đúng vì “quên lãng” tức là mất đi sự quan tâm hoặc không còn được nhớ tới, phù hợp để diễn tả việc nghệ thuật truyền thống có thể bị lãng quên hoặc không được duy trì trong xã hội hiện đại; “sức hấp dẫn” chỉ sức lôi cuốn, khả năng thu hút người khác, thích hợp để mô tả sự thu hút mà các dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống mang lại, đặc biệt khi kết hợp với nền tảng số. Đáp án: C
Câu 50 [687770]: Chọn cặp từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống.
Dù phát triển đến đâu, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng không thể nào __________ được con người bởi nó khó có thể__________những tình huống xã hội phức tạp.
A, loại bỏ/ dự báo
B, thay thế/ tiên lượng
C, chiến thắng/ tiên đoán
D, vượt qua/ phân tích
- Loại A vì “loại bỏ” không đúng logic, bởi AI không thể hoàn toàn loại bỏ con người.
- Loại B vì “tiên lượng” nghĩa là dự đoán nhưng không phù hợp về phong cách ngôn ngữ.
- Loại C vì “chiến thắng” không phù hợp trong ngữ cảnh này, không có sự “chiến thắng” giữa AI và con người trong những tình huống xã hội; “tiên đoán” nghĩa là dự đoán nhưng không phù hợp về phong cách ngôn ngữ.
⟶ D là đáp án đúng vì “vượt qua” diễn tả sự giới hạn của AI trong việc xử lý các tình huống xã hội phức tạp; “phân tích” ở đây dùng để chỉ việc AI không thể thực hiện việc phân tích các tình huống xã hội phức tạp – nơi chứa đựng các yếu tố phức tạp như cảm xúc, giá trị, và bối cảnh xã hội. Đáp án: D