I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Người ta bảo với tôi rằng: ông rất thật thà chân chỉ. Trước đó chừng mười lăm năm, ông còn làm nghề cày thuê, vợ ông thì chuyên đi ở vú sữa. Cái chính sách tiết kiệm, trong một thời kì khá dài, đã đưa nhà ông lên đến bậc có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu. Trong mấy năm nay, vợ ông đã không còn sữa, ông cũng không được khỏe mạnh như xưa, cho nên cả hai đều tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Nhờ trời hồi ấy luôn luôn được mùa, vận ông lại càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia. Trong các hạnh phúc của loài người, ông không mong gì hơn thế, nếu như làng ông không có cái đình.
Khổ vì cái làng Đ.Tr. nhà ông tuy không phải làng văn vật, nhưng mà rất có trật tự.
Bao giờ cũng vậy, chỗ ngồi trong đình làng ấy cũng như chỗ ngồi ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ông rất lấy làm bất mãn. Nhiều lần làng khuyết lí trưởng, phó lí, ông đã dốc lòng định mưu lấy chút danh phận. Chỉ vì ông không biết một thứ chữ nào, cho nên không được như nguyện.
Năm nay, mái đình làng ấy có mấy chỗ dột. Dân làng cũng muốn chữa lại, nhưng mà tiền công của làng chỉ vừa đủ để các hào lí đi việc quan, không còn thừa mà mua ngói. Các ông kì dịch liền gọi ông ra giữa đình, để bàn cho ông cái chức lí cựu lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ. Lúc đầu ông cũng phân vân, vì sợ cái của “không tân mà cựu” sẽ không được ai quý trọng. Mấy ông kì dịch nói rất bùi tai, họ bảo người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn để làm ông lí, ông phó. Đàng này, ông chỉ tốn có một trăm bạc, không vất vả gì, mà rồi cũng được ngồi ngang với họ, ăn biếu ăn xén như họ. Ấy là một dịp hiếm có, không nên bỏ qua.
Nghe vậy ông cũng cho là rất có lí và đã bàn kĩ với vợ. Vợ ông cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ông cố lo.
Từ nửa tháng trước, ông đã bán trâu, bán ruộng được hơn trăm bạc, để nộp cho làng. Thế là công việc mười phần đã xong chín phần, chỉ còn khao làng một bữa, thì sẽ thành danh ông Cựu.”
“Người ta bảo với tôi rằng: ông rất thật thà chân chỉ. Trước đó chừng mười lăm năm, ông còn làm nghề cày thuê, vợ ông thì chuyên đi ở vú sữa. Cái chính sách tiết kiệm, trong một thời kì khá dài, đã đưa nhà ông lên đến bậc có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu. Trong mấy năm nay, vợ ông đã không còn sữa, ông cũng không được khỏe mạnh như xưa, cho nên cả hai đều tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Nhờ trời hồi ấy luôn luôn được mùa, vận ông lại càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia. Trong các hạnh phúc của loài người, ông không mong gì hơn thế, nếu như làng ông không có cái đình.
Khổ vì cái làng Đ.Tr. nhà ông tuy không phải làng văn vật, nhưng mà rất có trật tự.
Bao giờ cũng vậy, chỗ ngồi trong đình làng ấy cũng như chỗ ngồi ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ông rất lấy làm bất mãn. Nhiều lần làng khuyết lí trưởng, phó lí, ông đã dốc lòng định mưu lấy chút danh phận. Chỉ vì ông không biết một thứ chữ nào, cho nên không được như nguyện.
Năm nay, mái đình làng ấy có mấy chỗ dột. Dân làng cũng muốn chữa lại, nhưng mà tiền công của làng chỉ vừa đủ để các hào lí đi việc quan, không còn thừa mà mua ngói. Các ông kì dịch liền gọi ông ra giữa đình, để bàn cho ông cái chức lí cựu lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ. Lúc đầu ông cũng phân vân, vì sợ cái của “không tân mà cựu” sẽ không được ai quý trọng. Mấy ông kì dịch nói rất bùi tai, họ bảo người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn để làm ông lí, ông phó. Đàng này, ông chỉ tốn có một trăm bạc, không vất vả gì, mà rồi cũng được ngồi ngang với họ, ăn biếu ăn xén như họ. Ấy là một dịp hiếm có, không nên bỏ qua.
Nghe vậy ông cũng cho là rất có lí và đã bàn kĩ với vợ. Vợ ông cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ông cố lo.
Từ nửa tháng trước, ông đã bán trâu, bán ruộng được hơn trăm bạc, để nộp cho làng. Thế là công việc mười phần đã xong chín phần, chỉ còn khao làng một bữa, thì sẽ thành danh ông Cựu.”
(Trích Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 [705617]: Trong đoạn văn đầu tiên, nhân vật “ông” được giới thiệu là người như thế nào?
Trong đoạn văn đầu tiên, nhân vật “ông” được giới thiệu là người:
- Thật thà chân chỉ; làm nghề cày thuê; nhờ tiết kiệm nên ông trở thành bậc có máu mặt trong làng;
- Mấy năm nay không còn khỏe mạnh nên ông cùng vợ tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Song bởi được mùa nên vận ông càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia.
- Thật thà chân chỉ; làm nghề cày thuê; nhờ tiết kiệm nên ông trở thành bậc có máu mặt trong làng;
- Mấy năm nay không còn khỏe mạnh nên ông cùng vợ tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Song bởi được mùa nên vận ông càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia.
Câu 2 [705618]: Theo đoạn trích, nhân vật “ông” phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua chức lí cựu ở làng?
Theo đoạn trích, nhân vật “ông” phải bỏ ra một trăm bạc để mua chức lí cựu ở làng.
Câu 3 [705619]: Bao giờ cũng vậy, chỗ ngồi trong đình làng ấy cũng như chỗ ngồi ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng.
Tệ trạng nào ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được phản ánh qua chi tiết trên?
Tệ trạng nào ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được phản ánh qua chi tiết trên?
Chi tiết trên phản ánh tệ trạng phân biệt giai tầng, thứ bậc, vị thế xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Câu 4 [705620]: - Nhiều lần làng khuyết lí trưởng, phó lí, ông đã dốc lòng định mưu lấy chút danh phận.
- Vợ ông cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ông cố lo.
Các chi tiết trên phản ánh đặc điểm nào ở cả hai vợ chồng nhân vật “ông”?
- Vợ ông cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ông cố lo.
Các chi tiết trên phản ánh đặc điểm nào ở cả hai vợ chồng nhân vật “ông”?
Các chi tiết trên miêu tả tính cách háo danh, ham quyền hám chức ở cả hai vợ chồng nhân vật “ông”.
Câu 5 [705621]: Nếu sống trong xã hội đương thời, là nhân vật “ông” trong đoạn trích, anh/chị có bỏ một trăm đồng để mua chức lí cựu không? Vì sao?
Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, song cần lí giải ngắn gọn, thuyết phục nguyên do. Về cơ bản, bất luận ở xã hội nào thì tệ trạng mua quan bán chức cũng cần bị phê phán, lên án.
Nếu sống trong xã hội đương thời, trong hoàn cảnh như nhân vật “ông”, tôi sẽ khước từ gợi ý bỏ một trăm đồng để mua chức lí cựu bởi lẽ thứ nhất, chức lí cựu chỉ là danh hão, thứ hai, việc bỏ tiền ra mua chức sắc thay vì đạt được chức vị ấy bằng thực lực của bản thân có thể khiến tôi bị mọi người coi thường và hẳn nhiên bản thân tôi cũng đánh mất lòng tự trọng của chính mình.
Nếu sống trong xã hội đương thời, trong hoàn cảnh như nhân vật “ông”, tôi sẽ khước từ gợi ý bỏ một trăm đồng để mua chức lí cựu bởi lẽ thứ nhất, chức lí cựu chỉ là danh hão, thứ hai, việc bỏ tiền ra mua chức sắc thay vì đạt được chức vị ấy bằng thực lực của bản thân có thể khiến tôi bị mọi người coi thường và hẳn nhiên bản thân tôi cũng đánh mất lòng tự trọng của chính mình.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 6 [705622]: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bối cảnh văn hoá và ý nghĩa xã hội của đoạn trích phóng sự ở phần Đọc hiểu.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bối cảnh văn hoá và ý nghĩa xã hội của đoạn trích phóng sự ở phần Đọc hiểu.
Đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bối cảnh văn hoá và ý nghĩa xã hội của đoạn trích phóng sự Góc chiếu giữa đình (Ngô Tất Tố) có thể được triển khai theo hướng:
- Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 - 1945). Cùng với Vũ Trọng Phụng, nhiều phóng sự của Ngô Tất Tố đã tái hiện đậm nét bối cảnh văn hóa đương thời, đồng thời mang đến trang viết ý nghĩa xã hội sâu sắc:
- Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội nhà văn sống với những sự kiện và các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hóa luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sáng tác của nhà văn và thường được phản ánh sâu sắc trong tác phẩm của họ. Theo đó, từ các sáng tác của nhà văn, người đọc hoàn toàn có thể nhận diện được bối cảnh xã hội ra đời tác phẩm. Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này:
+ Không gian: làng Đ.Tr. - một ngôi làng ở nông thôn Việt Nam.
+ Thời gian: trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Đặc trưng nổi bật của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua các chi tiết:
• Chỗ ngồi trong đình làng ấy cũng như chỗ ngồi ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Chi tiết phản ánh sự phân hóa giai tầng, thứ bậc khá sâu sắc trong xã hội đương thời.
• Để có được một chân lí cựu giữa đình, một người có thể bỏ ra một trăm bạc; để được làm một ông lí, ông phó, người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn bạc để mua. Các chi tiết này phản ánh tệ trạng mua quan bán chức trong xã hội phong kiến bấy giờ.
• Người nhậm chức sẽ phải khao làng một bữa, đó là khâu sau cùng để thành danh.
⟶ Các chi tiết trên đã tái hiện một xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những mảng màu tối qua nhiều tệ trạng (tệ trạng phân chia thứ bậc trong xã hội, tệ trạng mua quan bán chức), hủ tục (khao làng) đáng bị phê phán, lên án. Đó chính là ý nghĩa xã hội của đoạn trích phóng sự này.
- Bối cảnh xã hội được tái dựng trong đoạn trích Góc chiếu giữa đình thể hiện nhãn quan hiện thực sắc bén của Ngô Tất Tố; đồng thời giúp người đọc hôm nay có thêm phông nền tri thức để hiểu được hiện thực xã hội của một giai đoạn trong quá khứ.
- Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 - 1945). Cùng với Vũ Trọng Phụng, nhiều phóng sự của Ngô Tất Tố đã tái hiện đậm nét bối cảnh văn hóa đương thời, đồng thời mang đến trang viết ý nghĩa xã hội sâu sắc:
- Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội nhà văn sống với những sự kiện và các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hóa luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sáng tác của nhà văn và thường được phản ánh sâu sắc trong tác phẩm của họ. Theo đó, từ các sáng tác của nhà văn, người đọc hoàn toàn có thể nhận diện được bối cảnh xã hội ra đời tác phẩm. Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này:
+ Không gian: làng Đ.Tr. - một ngôi làng ở nông thôn Việt Nam.
+ Thời gian: trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Đặc trưng nổi bật của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua các chi tiết:
• Chỗ ngồi trong đình làng ấy cũng như chỗ ngồi ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Chi tiết phản ánh sự phân hóa giai tầng, thứ bậc khá sâu sắc trong xã hội đương thời.
• Để có được một chân lí cựu giữa đình, một người có thể bỏ ra một trăm bạc; để được làm một ông lí, ông phó, người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn bạc để mua. Các chi tiết này phản ánh tệ trạng mua quan bán chức trong xã hội phong kiến bấy giờ.
• Người nhậm chức sẽ phải khao làng một bữa, đó là khâu sau cùng để thành danh.
⟶ Các chi tiết trên đã tái hiện một xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những mảng màu tối qua nhiều tệ trạng (tệ trạng phân chia thứ bậc trong xã hội, tệ trạng mua quan bán chức), hủ tục (khao làng) đáng bị phê phán, lên án. Đó chính là ý nghĩa xã hội của đoạn trích phóng sự này.
- Bối cảnh xã hội được tái dựng trong đoạn trích Góc chiếu giữa đình thể hiện nhãn quan hiện thực sắc bén của Ngô Tất Tố; đồng thời giúp người đọc hôm nay có thêm phông nền tri thức để hiểu được hiện thực xã hội của một giai đoạn trong quá khứ.
Câu 7 [705623]: (4,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết của việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết của việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại.
Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bảo đảm các ý chính:
1. Mở bài (gián tiếp)
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
2. Thân bài
- Giải thích ngắn gọn “hủ tục”: phong tục, tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
Một số hủ tục trong xã hội hiện đại: tục tảo hôn (ở một số vùng nông thôn hay miền núi nước ta); tục nối dây (Juê nuê; theo tục này, khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng. Và ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng.) của người Ê Đê; tục mẹ chết và con bị chôn sống (Dọ-tơm-amí; theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mà người mẹ qua đời thì cũng bị chôn sống cùng hoặc bỏ mặc giữa rừng.) của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên; tục cướp vợ của người H’Mông; tục đâm trâu của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên;...
- Bàn luận về sự cần thiết của việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại:
+ Hủ tục vốn dĩ là các phong tục được hình thành từ xa xưa và lưu truyền qua nhiều đời. Tuy nhiên, trong quá trình lưu truyền, nhiều phong tục đã không còn giữ được vẻ đẹp, giá trị nhân văn hoặc không còn phù hợp với thời đại,... Thậm chí nhiều hủ tục còn góp phần tạo nên những nhân cách méo mó, dị dạng và ngăn cản sự phát triển của xã hội. Do đó, việc bài trừ, loại bỏ các hủ tục này là cần thiết để duy trì một môi trường văn hóa lành mạnh.
+ Con người văn minh trong xã hội hiện đại không chỉ nỗ lực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn đặc biệt đề cao tính chất nhân văn của mỗi giá trị văn hóa. Chúng ta kiên quyết loại bỏ các yếu tố xấu xí, phi nhân tính, kiên quyết bài trừ các phong tục, tập quán không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Theo đó, việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại là việc làm cần thiết để góp phần tạo nên một xã hội văn minh.
- Mở rộng:
+ Việc bài trừ các hủ tục phong kiến là một vấn đề nhạy cảm, cần được xử lí khéo léo thay vì chỉ được giải quyết bằng các giải pháp từ góc độ hành chính hay pháp luật. Vấn đề mấu chốt là chúng ta cần phải làm thay đổi căn bản nhận thức của cộng đồng, từ đó chuyển hóa nhận thức thành hành vi và trở thành hành động. Khi đó các hủ tục mới thực sự được bài trừ từ gốc rễ của đời sống văn hóa xã hội.
+ Bài trừ các hủ tục cần đi liền với nỗ lực giữ gìn, bảo tồn các phong tục, tập quán, những truyền thống đẹp đẽ của địa phương, của dân tộc.
3. Kết bài
Rút ra bài học nhận thức và hành động
<*> Tham khảo bài viết:
Những năm gần đây, trong đời sống văn hoá của người dân tại các khu vực miền núi như Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, và ngay trong một số địa phương ở vùng đồng bằng, dẫu đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng vẫn còn có hiện tượng tái bùng phát những hủ tục hình thành trong những thời kỳ lịch sử còn sơ khai xa xưa vốn ăn sâu trong đời sống và niềm tin của nhiều cộng đồng dân tộc.
Một số dân tộc ít người hiện vẫn còn duy trì dai dẳng nhiều luật tục lạc hậu như cách phân xử đúng-sai bằng lặn nước, đổ chì nóng vào lòng bàn tay... Hoặc vẫn còn tin gần như tuyệt đối vào những lực lượng siêu hình như đấng thần linh và trong nhiều vụ kiện phức tạp, theo phong tục tập quán của người dân, kết quả phân xử thắng-bại chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố rủi-may mà đồng bào cho rằng đó chính là ý chí của các đấng siêu hình.
Thậm chí có không ít hủ tục đang tồn tại khiến người nghe không khỏi... rùng mình: Ví dụ những hủ tục nặng nề như tục phạt vạ, tục phân chia cái chết thành chết lành và chết dữ. Trong trường hợp “chết dữ” (tai nạn, phụ nữ chết khi sinh con...), gia đình chẳng những mất người thân mà còn trở thành nạn nhân của sự trừng phạt được quy định từ ngàn đời bởi luật tục.
Trong một số nghi lễ sinh hoạt, một số dân tộc vẫn duy trì nhiều hủ tục và việc thực hành được cả cộng đồng giám sát. Ví như, trong nghi lễ tang ma, có những cộng đồng biểu hiện tình cảm thái quá như tự rạch đùi, rạch ngực; người phụ nữ có chồng chết phải... kiêng tắm gội cả tháng trời. Một số cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn có tục để người chết lâu ngày trong nhà; giết mổ nhiều bò, lợn, tổ chức ăn uống dài ngày gây tốn kém; hay việc đặt niềm tin thái quá vào cúng bái, bói toán... Có nơi vẫn diễn ra phổ biến tình trạng hôn nhân cận huyết... Tại một số vùng miền núi vì hủ tục “cầm đồ thuốc độc” mà nhiều người bị đánh đập dã man cho đến chết.
Sự tồn tại của những hủ tục lạc hậu đang tiếp tục đặt ra bài toán nan giải, bởi vì hủ tục không chỉ là thói quen bình thường, nó được duy trì qua nhiều thế hệ, không ít trường hợp đưa tới hậu quả khó lường. Các hủ tục ra đời khi trình độ phát triển tộc người còn rất hoang sơ. Mọi thế lực bên ngoài đối với họ đều thần bí mà năng lực nhận thức lúc bấy giờ còn hạn chế chưa giúp họ tìm ra cách lí giải để có thể xử lí mọi tình huống xảy ra. Có thể nói, trong nhận thức của họ có một khoảng tối. Cuộc sống ngày càng văn minh thì khoảng tối ấy về cơ bản bị đẩy lùi, nhiều hủ tục bị loại bỏ và thay bằng những thuần phong mỹ tục. Ví dụ tục hiến tế trong các nghi lễ cầu mùa cầu đảo. Lúc mới hình thành tập tục này một số tộc người nguyên thuỷ còn bắt tù nhân từ tộc người khác nhốt lại để đến ngày làm vật hiến tế. Người ta còn gọi đó là tục săn đầu người. Khi con người nhận thức được việc đó của mình là phi nhân tính, con người lấy những con thú mà mình săn bắt hoặc thuần dưỡng được làm vật hiến tế thay cho việc dùng con người.
Chúng ta không thể quên rằng các loài động vật trong nhiều ngàn năm từng là “kẻ thù bốn chân” của nhân loại. Khi dùng động vật làm vật hiến tế, những động vật này đã trở thành một biểu tượng đa nghĩa: Chúng vừa thể hiện như là chiến lợi phẩm từ cuộc chống trả với tự nhiên hoang dã, vừa tượng trưng cho vật tổ (tô tem) (nhiều tộc người có tô tem là động vật), chúng - vật tổ (tô tem) này, vừa là vật trung gian thiêng nối trời và đất, cõi âm và cõi dương, trong việc thể hiện khát vọng của con người cầu cho mưa thuận, gió hoà, quốc thái, dân an, mùa vụ bội thu, ấm no, hạnh phúc.
Những động vật được dùng trong nghi lễ hiến sinh này luôn được đối xử đặc biệt không như những động vật được nuôi để mổ thịt (ngày nay trong các lò giết mổ hàng loạt tính đến cả hàng triệu con). Thử hỏi có nhà bảo vệ động vật nào ngăn chặn sự giết mổ tàn bạo này không. Đó là ứng xử tượng trưng có tính thiêng, cao cả và tôn trọng với loài vật. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển và nhu cầu văn hoá của các tộc người khác nhau, một số tộc đã dùng hàng mã thay thế cho động vật sống. Đó là xu hướng mỹ tục thay dần cho hủ tục, kết quả của quá trình tự nhận thức của tộc người, của cả cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải hiểu nguyên nhân sâu xa của những hủ tục, được xem xét từ lịch sử văn hóa xa xôi trong quá trình phát triển tộc người, mới có được cách giải quyết hợp lý.
Trong đó, giải pháp hàng đầu là nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân bằng những hoạt động tuyên truyền sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức, lắng nghe tình cảm, nguyện vọng của dân; chính quyền địa phương cần chú trọng duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp; đồng thời tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng thôn, các chức sắc tôn giáo trong việc vận động bài trừ hủ tục. Đội ngũ này là những người trực tiếp tham gia tổ chức các nghi lễ; cũng là những người khuyên giải hiệu quả việc bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Cần mở những lớp tập huấn không chỉ tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn tuyên truyền về sự cần thiết loại bỏ hủ tục.
Bài trừ các tập tục lạc hậu là việc làm quan trọng, tuy nhiên, rất cần được đổi mới. Theo đó, mô hình tại chỗ là tốt nhất, tránh việc lấy mô hình từ các địa bàn khác, dân tộc khác đem tới áp dụng cho vùng này, dân tộc này học tập. Một gia đình, một bản làng làm tốt cũng có thể trở thành mô hình xứng đáng để nhiều gia đình, nhiều bản, làng noi theo. Làm được như vậy, tức là chúng ta đã giúp người dân đẩy lùi một khoảng tối trong kí ức từ xa xưa của họ.
1. Mở bài (gián tiếp)
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
2. Thân bài
- Giải thích ngắn gọn “hủ tục”: phong tục, tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
Một số hủ tục trong xã hội hiện đại: tục tảo hôn (ở một số vùng nông thôn hay miền núi nước ta); tục nối dây (Juê nuê; theo tục này, khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người em trai chồng để làm chồng. Và ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng.) của người Ê Đê; tục mẹ chết và con bị chôn sống (Dọ-tơm-amí; theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mà người mẹ qua đời thì cũng bị chôn sống cùng hoặc bỏ mặc giữa rừng.) của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên; tục cướp vợ của người H’Mông; tục đâm trâu của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên;...
- Bàn luận về sự cần thiết của việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại:
+ Hủ tục vốn dĩ là các phong tục được hình thành từ xa xưa và lưu truyền qua nhiều đời. Tuy nhiên, trong quá trình lưu truyền, nhiều phong tục đã không còn giữ được vẻ đẹp, giá trị nhân văn hoặc không còn phù hợp với thời đại,... Thậm chí nhiều hủ tục còn góp phần tạo nên những nhân cách méo mó, dị dạng và ngăn cản sự phát triển của xã hội. Do đó, việc bài trừ, loại bỏ các hủ tục này là cần thiết để duy trì một môi trường văn hóa lành mạnh.
+ Con người văn minh trong xã hội hiện đại không chỉ nỗ lực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn đặc biệt đề cao tính chất nhân văn của mỗi giá trị văn hóa. Chúng ta kiên quyết loại bỏ các yếu tố xấu xí, phi nhân tính, kiên quyết bài trừ các phong tục, tập quán không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Theo đó, việc bài trừ các hủ tục phong kiến trong xã hội hiện đại là việc làm cần thiết để góp phần tạo nên một xã hội văn minh.
- Mở rộng:
+ Việc bài trừ các hủ tục phong kiến là một vấn đề nhạy cảm, cần được xử lí khéo léo thay vì chỉ được giải quyết bằng các giải pháp từ góc độ hành chính hay pháp luật. Vấn đề mấu chốt là chúng ta cần phải làm thay đổi căn bản nhận thức của cộng đồng, từ đó chuyển hóa nhận thức thành hành vi và trở thành hành động. Khi đó các hủ tục mới thực sự được bài trừ từ gốc rễ của đời sống văn hóa xã hội.
+ Bài trừ các hủ tục cần đi liền với nỗ lực giữ gìn, bảo tồn các phong tục, tập quán, những truyền thống đẹp đẽ của địa phương, của dân tộc.
3. Kết bài
Rút ra bài học nhận thức và hành động
<*> Tham khảo bài viết:
HỦ TỤC: KHOẢNG TỐI CẦN ĐƯỢC BÀI TRỪ BẰNG CHÍNH VĂN HÓA
(PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên)
(Chinhphu.vn) - Hủ tục lạc hậu trong đời sống văn hóa tuy không phải là mới, nhưng việc tìm ra giải pháp bài trừ vẫn đang là vấn đề bức xúc.Những năm gần đây, trong đời sống văn hoá của người dân tại các khu vực miền núi như Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, và ngay trong một số địa phương ở vùng đồng bằng, dẫu đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng vẫn còn có hiện tượng tái bùng phát những hủ tục hình thành trong những thời kỳ lịch sử còn sơ khai xa xưa vốn ăn sâu trong đời sống và niềm tin của nhiều cộng đồng dân tộc.
Một số dân tộc ít người hiện vẫn còn duy trì dai dẳng nhiều luật tục lạc hậu như cách phân xử đúng-sai bằng lặn nước, đổ chì nóng vào lòng bàn tay... Hoặc vẫn còn tin gần như tuyệt đối vào những lực lượng siêu hình như đấng thần linh và trong nhiều vụ kiện phức tạp, theo phong tục tập quán của người dân, kết quả phân xử thắng-bại chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố rủi-may mà đồng bào cho rằng đó chính là ý chí của các đấng siêu hình.
Thậm chí có không ít hủ tục đang tồn tại khiến người nghe không khỏi... rùng mình: Ví dụ những hủ tục nặng nề như tục phạt vạ, tục phân chia cái chết thành chết lành và chết dữ. Trong trường hợp “chết dữ” (tai nạn, phụ nữ chết khi sinh con...), gia đình chẳng những mất người thân mà còn trở thành nạn nhân của sự trừng phạt được quy định từ ngàn đời bởi luật tục.
Trong một số nghi lễ sinh hoạt, một số dân tộc vẫn duy trì nhiều hủ tục và việc thực hành được cả cộng đồng giám sát. Ví như, trong nghi lễ tang ma, có những cộng đồng biểu hiện tình cảm thái quá như tự rạch đùi, rạch ngực; người phụ nữ có chồng chết phải... kiêng tắm gội cả tháng trời. Một số cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn có tục để người chết lâu ngày trong nhà; giết mổ nhiều bò, lợn, tổ chức ăn uống dài ngày gây tốn kém; hay việc đặt niềm tin thái quá vào cúng bái, bói toán... Có nơi vẫn diễn ra phổ biến tình trạng hôn nhân cận huyết... Tại một số vùng miền núi vì hủ tục “cầm đồ thuốc độc” mà nhiều người bị đánh đập dã man cho đến chết.
Sự tồn tại của những hủ tục lạc hậu đang tiếp tục đặt ra bài toán nan giải, bởi vì hủ tục không chỉ là thói quen bình thường, nó được duy trì qua nhiều thế hệ, không ít trường hợp đưa tới hậu quả khó lường. Các hủ tục ra đời khi trình độ phát triển tộc người còn rất hoang sơ. Mọi thế lực bên ngoài đối với họ đều thần bí mà năng lực nhận thức lúc bấy giờ còn hạn chế chưa giúp họ tìm ra cách lí giải để có thể xử lí mọi tình huống xảy ra. Có thể nói, trong nhận thức của họ có một khoảng tối. Cuộc sống ngày càng văn minh thì khoảng tối ấy về cơ bản bị đẩy lùi, nhiều hủ tục bị loại bỏ và thay bằng những thuần phong mỹ tục. Ví dụ tục hiến tế trong các nghi lễ cầu mùa cầu đảo. Lúc mới hình thành tập tục này một số tộc người nguyên thuỷ còn bắt tù nhân từ tộc người khác nhốt lại để đến ngày làm vật hiến tế. Người ta còn gọi đó là tục săn đầu người. Khi con người nhận thức được việc đó của mình là phi nhân tính, con người lấy những con thú mà mình săn bắt hoặc thuần dưỡng được làm vật hiến tế thay cho việc dùng con người.
Chúng ta không thể quên rằng các loài động vật trong nhiều ngàn năm từng là “kẻ thù bốn chân” của nhân loại. Khi dùng động vật làm vật hiến tế, những động vật này đã trở thành một biểu tượng đa nghĩa: Chúng vừa thể hiện như là chiến lợi phẩm từ cuộc chống trả với tự nhiên hoang dã, vừa tượng trưng cho vật tổ (tô tem) (nhiều tộc người có tô tem là động vật), chúng - vật tổ (tô tem) này, vừa là vật trung gian thiêng nối trời và đất, cõi âm và cõi dương, trong việc thể hiện khát vọng của con người cầu cho mưa thuận, gió hoà, quốc thái, dân an, mùa vụ bội thu, ấm no, hạnh phúc.
Những động vật được dùng trong nghi lễ hiến sinh này luôn được đối xử đặc biệt không như những động vật được nuôi để mổ thịt (ngày nay trong các lò giết mổ hàng loạt tính đến cả hàng triệu con). Thử hỏi có nhà bảo vệ động vật nào ngăn chặn sự giết mổ tàn bạo này không. Đó là ứng xử tượng trưng có tính thiêng, cao cả và tôn trọng với loài vật. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển và nhu cầu văn hoá của các tộc người khác nhau, một số tộc đã dùng hàng mã thay thế cho động vật sống. Đó là xu hướng mỹ tục thay dần cho hủ tục, kết quả của quá trình tự nhận thức của tộc người, của cả cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải hiểu nguyên nhân sâu xa của những hủ tục, được xem xét từ lịch sử văn hóa xa xôi trong quá trình phát triển tộc người, mới có được cách giải quyết hợp lý.
Trong đó, giải pháp hàng đầu là nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân bằng những hoạt động tuyên truyền sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức, lắng nghe tình cảm, nguyện vọng của dân; chính quyền địa phương cần chú trọng duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp; đồng thời tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng thôn, các chức sắc tôn giáo trong việc vận động bài trừ hủ tục. Đội ngũ này là những người trực tiếp tham gia tổ chức các nghi lễ; cũng là những người khuyên giải hiệu quả việc bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Cần mở những lớp tập huấn không chỉ tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn tuyên truyền về sự cần thiết loại bỏ hủ tục.
Bài trừ các tập tục lạc hậu là việc làm quan trọng, tuy nhiên, rất cần được đổi mới. Theo đó, mô hình tại chỗ là tốt nhất, tránh việc lấy mô hình từ các địa bàn khác, dân tộc khác đem tới áp dụng cho vùng này, dân tộc này học tập. Một gia đình, một bản làng làm tốt cũng có thể trở thành mô hình xứng đáng để nhiều gia đình, nhiều bản, làng noi theo. Làm được như vậy, tức là chúng ta đã giúp người dân đẩy lùi một khoảng tối trong kí ức từ xa xưa của họ.
(Theo baochinhphu.vn)