PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [707462]: Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển do có
A, rừng ngập mặn.
B, vũng, vịnh nước sâu.
C, kênh rạch, ao hồ.
D, đầm phá, bãi triều.
Đáp án: B
Câu 2 [707463]: Biện pháp để chống lũ quét và sạt lở đất là
A, trồng rừng.
B, đẩy mạnh tăng vụ.
C, bón phân thích hợp.
D, thâm canh.
Đáp án: A
Câu 3 [707464]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?
A, Có các ngành trọng điểm.
B, Tập trung một số nơi.
C, Tương đối đa dạng.
D, Chuyển dịch rõ rệt.
Đáp án: B
Câu 4 [707465]: Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu là
A, năng lượng gió.
B, khí tự nhiên.
C, than.
D, năng lượng mặt trời.
Đáp án: B
Câu 5 [707466]: Yếu tố nào sau đây làm cho ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của nước ta sâu sắc hơn?
A, Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, núi cao lan ra sát biển, bờ biển dài.
B, Lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình theo hướng tây bắc - đông nam.
C, Đồng bằng ven biển thấp, nhỏ, hẹp ngang với nhiều đầm phá.
D, Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều đồng bằng châu thổ rộng.
Đáp án: B
Câu 6 [707467]: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ thứ 7 do
A, thỏa thuận của Việt Nam với các nước ASEAN.
B, kinh tuyến 105o chạy qua nước ta.
C, nước ta gần Xích đạo.
D, nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Đáp án: B
Câu 7 [707468]: Nguyên nhân nào là chủ yếu tạo thêm nhiều việc làm mới mỗi năm cho lao động nước ta?
A, Sản xuất hàng hoá, đô thị hoá phát triển.
B, Thu hút nhiều đầu tư, nhiều khu công nghiệp mới ra đời.
C, Đa dạng các thành phần kinh tế, tăng vốn.
D, Sự phát triển kinh tế, đa dạng hoá sản xuất.
Đáp án: D
Câu 8 [707469]: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân thành thị nước ta hiện nay?
A, Tỉ lệ thấp hơn dân nông thôn.
B, Số lượng tăng qua các năm.
C, Phân bố đều giữa các vùng.
D, Quy mô nhỏ hơn nông thôn.
Đáp án: C
Câu 9 [707470]: Xu hướng nào sau đây đúng với chuyển dịch trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A, Đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.
B, Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C, Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
D, Tăng các sản phẩm chất lượng trung bình.
Đáp án: A
Câu 10 [707471]: Ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang đang phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?
A, Sản xuất sản phẩm điện tử.
B, Khai thác khoáng sản.
C, Thuỷ điện.
D, Sản xuất, chế biến thực phẩm.
Đáp án: A
Câu 11 [707472]: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều
A, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
B, vùng nước quanh đảo, quần đảo.
C, ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng.
D, sông suối, kênh rạch, ao hồ.
Đáp án: A
Câu 12 [707473]: Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay?
A, Chưa hội nhập vào khu vực.
B, Chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
C, Khối lượng vận chuyển lớn.
D, Mạng lưới vẫn còn thưa thớt.
Đáp án: C
Câu 13 [707474]: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay?
A, Đa dạng hóa các loại hình.
B, Mùa đông dừng hoạt động.
C, Thu hút nhiều vốn đầu tư.
D, Phát triển nhiều điểm mới.
Đáp án: B
Câu 14 [707475]: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ dân số phân theo thành thị, nông thôn và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2010 - 2022
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A, Số dân thành thị tăng chậm hơn nông thôn.
B, Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.
C, Năm 2022, dân nông thôn chiếm gần 1/3 trong tổng số dân.
D, Năm 2022, dân thành thị chiếm gần 2/3 trong tổng số dân.
Đáp án: B
Câu 15 [707476]: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng.
B, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao vị thế vùng.
C, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm.
D, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Đáp án: A
Câu 16 [707477]: Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển du lịch là nhờ?
A, dân đông, nhu cầu du lịch cao, chính sách quảng bá tốt.
B, cơ sở vật chất tốt, đường giao thông thuận tiện, nhiều đô thị quy mô lớn.
C, vị trí địa lí thuận lợi, khí hậu có mùa đông lạnh, chất lượng cuộc sống tăng.
D, cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.
Đáp án: D
Câu 17 [707478]: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B, đẩy mạnh đánh bắt các loài cá quý có giá trị cao.
C, tăng cường nuôi trồng thủy sản ở tất cả các tỉnh.
D, phát triển mạnh chế biến theo hướng hàng hóa.
Đáp án: A
Câu 18 [707479]: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
A, mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
B, nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
C, đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
D, thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
Đáp án: D
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [707480]: Cho thông tin sau:
Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ, với nhiều dãy núi cao và các cao nguyên rộng lớn.
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ Việt Nam. (Đúng)
b) Đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là đồi núi cao và trung bình. (Sai).
c) Các cao nguyên ở Việt Nam chủ yếu nằm ở miền Bắc. (Sai)
d) Địa hình đồi núi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành trồng cây lương thực. (Sai)
Câu 20 [707481]: Cho thông tin sau:
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ.
a) Thương mại điện tử ở Việt Nam chỉ phát triển ở các thành phố lớn. (Sai)
b) Thương mại điện tử giúp giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. (Đúng)
c) Người tiêu dùng ở nông thôn không sử dụng thương mại điện tử. (Sai)
d) Cơ cấu dân số Việt Nam điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển nhanh. (Đúng).
Câu 21 [707482]: Cho thông tin sau:
Cho bảng số liệu về nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2022 tại một trạm quan trắc ở nước ta.

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
1. Trạm quan trắc nằm thuộc miền khí hậu phía Bắc: Đúng (Đ)
·Biên độ nhiệt khá lớn , mưa lớn vào thu đông => thuộc khí hậu phía Bắc (Miền Trung nước ta)
2. Nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C: Sai (S)
· Nhiệt độ trung bình năm được tính bằng cách lấy tổng nhiệt độ trung bình các tháng chia cho 12. Ở đây, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 24,6°C, cao hơn 20°C.
3. Mưa tập trung vào thu đông: Đúng (Đ)
· Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12, thuộc mùa thu và mùa đông.
4. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 6: Đúng (Đ)
· Tháng 6 có lượng mưa thấp nhất là 33,8mm.
Câu 22 [707483]: Cho biểu đồ sau: Tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La qua các năm
(Đơn vị: Số con/phụ nữ)
A
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La qua các năm, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. Tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La tăng đều từ năm 2005 đến 2021: Sai (S)
o Tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc tăng từ 2,33 (năm 2005) lên 2,69 (năm 2015) nhưng giảm xuống 2,43 (năm 2021). Tương tự, tổng tỷ suất sinh của Sơn La tăng từ 2,76 (năm 2005) lên 2,82 (năm 2015) nhưng giảm xuống 2,36 (năm 2021).
2. Tổng tỷ suất sinh của Sơn La luôn cao hơn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc: SAI
3. Tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La đều có giá trị cao nhất năm 2015: Đúng (Đ)
o Cả Trung du và miền núi phía Bắc (2,69) và Sơn La (2,82) đều có tổng tỷ suất sinh cao nhất vào năm 2015.
4. Năm 2021, tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc thấp hơn của Sơn La: Sai (S)
o Năm 2021, tổng tỷ suất sinh của Trung du và miền núi phía Bắc là 2,43, cao hơn của Sơn La là 2,36.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [707484]: Cho bảng số liệu:
Số ngày không khô nóng do khối khí chí tuyến vịnh Belgan (TBg) tại một số địa phương
(Đơn vị: ngày/năm)

(Nguồn: Xử lí từ Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 118)
(*) Giả thiết tính theo năm dương lịch không nhuận
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa địa điểm có số ngày khô nóng do TBg cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu ngày (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Để tính chênh lệch giữa địa điểm có số ngày khô nóng do khối khí chí tuyến vịnh Belgan (TBg) cao nhất và thấp nhất, trước tiên chúng ta cần xác định số ngày khô nóng cho mỗi địa điểm và tìm ra giá trị cao nhất và thấp nhất.
Bảng tính số ngày khô nóng:
● Lai Châu: 365 - 337 = 28 ngày khô nóng
● Sơn La: 365 - 336 = 29 ngày khô nóng
● Thanh Hóa: 365 - 345 = 20 ngày khô nóng
● Vinh: 365 - 326 = 39 ngày khô nóng
● Huế: 365 - 307 = 58 ngày khô nóng
● Đà Nẵng: 365 - 321 = 44 ngày khô nóng
● Quy Nhơn: 365 - 317 = 48 ngày khô nóng
Xác định giá trị cao nhất và thấp nhất:
● Cao nhất: Huế (58 ngày khô nóng)
● Thấp nhất: Thanh Hóa (20 ngày khô nóng)
Tính chênh lệch:
Chênh lệch=58−20=38 ngày
Vậy, chênh lệch giữa địa điểm có số ngày khô nóng do TBg cao nhất và thấp nhất là 38 ngày (làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 24 [707485]: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa các tháng trong năm tại trạm Tuyên Quang năm 2022
(Đơn vị: mm)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tổng lượng mưa các tháng trong mùa mưa của trạm Tuyên Quang năm 2022 là bao nhiêu mm (xác định mùa mưa dựa trên lượng mưa trung bình năm - làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
1. lượng mưa trung bình năm của Tuyên Quang = tổng lượng mưa năm : 12 tháng = 203,0 mm
2. Mùa mưa (từ 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa tháng > lượng mưa trung bình năm): các tháng 5; 6; 7; 8; 9 = 5 tháng
3. Tính tổng lượng mưa mùa mưa 5 tháng từ tháng 5 đến 9 = 1768,2 mm = 1768 mm
Câu 25 [707486]: Năm 2022, dân số nước ta là 99467,93 nghìn người, trong đó dân số nam là 49586,95 nghìn người. Cho biết tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 2022 là bao nhiêu nam giới trên 100 nữ giới (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Để tính tỉ số giới tính của dân số, ta sử dụng công thức sau:
Tỉ số giới tính = ((dân số nam)/(dân số nữ))×100
Trước tiên, ta cần tính dân số nữ:
Dân số nữ = Tổng dân số – Dân số nam
Dân số nữ = 99467, 93 – 49586, 95
Dân số nữ = 49880, 98
Tiếp theo, tính tỉ số giới tính:
Tỉ số giới tính =$\left( \frac{49586,95}{49880,98} \right)\times 100$
Tỉ số giới tính ≈ 99,4
Câu 26 [707487]: Năm 2023, GDP nước ta là 10221,8 nghìn tỉ đồng, GNI là 10222,0 nghìn tỉ đồng, các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài là 463,2 tỉ đồng. Cho biết các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài năm 2023 là bao nhiêu tỉ đồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
-GDP năm 2023: 10221,8 nghìn tỉ đồng = 10221,8 x 1000 = 10.221.800 tỉ đồng
-GNI năm 2023: 10222,0 nghìn tỉ đồng = 10222,0 x 1000 = 10.222.000 tỉ đồng
- Các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài: 463,2 tỉ đồng
Tính toán thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài:
Sử dụng công thức:
Thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài = GDP + Thu nhập nhận được từ nước ngoài−GNI
Áp dụng vào công thức:
Thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài = 10.221.800 + 463,2 – 10.222.000
Thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài = 263,2 tỉ đồng
Vậy, các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài năm 2023 là 263 tỉ đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 27 [707488]: Năm 2022, diện tích gieo trồng lúa cả năm của nước ta là 7108,9 nghìn ha, năng suất gieo trồng lúa cả năm là 60,0 tạ/ha. Hãy cho biết sản lượng lúa cả năm của nước ta năm 2022 là bao nhiêu triệu tấn (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
Đáp án: 42,7
Để tính sản lượng lúa cả năm, chúng ta sử dụng công thức:
Sản lượng=Diện tích gieo trồng×Năng suất
Trước tiên, chúng ta chuyển đổi đơn vị năng suất từ tạ/ha sang tấn/ha (vì 1 tạ = 0,1 tấn):
Năng suất=60,0 tạ/ha=6,0 tấn/ha
Áp dụng các giá trị đã cho:
Sản lượng=7108,9 nghìn ha×6,0 tấn/ha
Sản lượng=42653,4 nghìn tấn
Chuyển đổi từ nghìn tấn sang triệu tấn:
42653,4 nghìn tấn=42,6534 triệu tấn
Làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân:
42,6534≈42,7
Vậy, sản lượng lúa cả năm của nước ta năm 2022 là khoảng 42,7 triệu tấn (làm tròn đến một chữ số thập phân).
Câu 28 [707489]: Cho bảng số liệu:
Tổng sản lượng thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng nước ta năm 2022
(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết nước ta có mấy vùng có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn hơn khai thác năm 2022?
Để xác định ta tính sản lượng nuôi trồng = tổng sản lượng - sản lượng khai thác.
Bảng số liệu:

Kết quả:
● Đồng bằng sông Hồng: 889,6 > 360,8 (lớn hơn)
● Trung du và miền núi phía Bắc: 166,5 > 13,2 (lớn hơn)
● Tây Nguyên: 44,0 > 9,3 (lớn hơn)
● Đồng bằng sông Cửu Long: 3681,3 > 1416,4 (lớn hơn)
Tổng kết:
● Các vùng có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Vậy, nước ta có 4 vùng có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác năm 2022.