PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [707724]: Khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản nước ta là
A, bão, áp thấp nhiệt đới.
B, cát bay, cát chảy.
C, khô hạn.
D, lũ quét.
Đáp án: A
Câu 2 [707725]: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là
A, thay đổi giống cây trồng.
B, chống nhiễm mặn.
C, chống nhiễm phèn.
D, làm ruộng bậc thang.
Đáp án: D
Câu 3 [707726]: Công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về
A, nguyên liệu tại chỗ.
B, lao động dồi dào.
C, thị trường lớn.
D, nguồn vốn lớn.
Đáp án: B
Câu 4 [707727]: Việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Hạn chế khô hạn, giảm hạ thấp mực nước ngầm.
B, Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm.
C, Cung cấp gỗ tròn cho công nghiệp chế biến.
D, Giảm lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất mùa mưa.
Đáp án: A
Câu 5 [707728]: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có
A, nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
B, thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
C, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.
D, nhiều đồi núi, có cả các dãy núi cao.
Đáp án: A
Câu 6 [707729]: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A, Trình độ đô thị hóa chưa cao.
B, Phân bố các đô thị không đều.
C, Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.
D, Đô thị chủ yếu có quy mô lớn.
Đáp án: D
Câu 7 [707730]: Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao chủ yếu do
A, nông nghiệp cần nhiều lao động để sản xuất.
B, cơ cấu kinh tế chuyển biến còn chậm.
C, tập quán sinh hoạt của người dân.
D, ở đồng bằng có mật độ dân số rất lớn.
Đáp án: B
Câu 8 [707731]: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
B, Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
C, Thúc đẩy xuất khẩu lao động.
D, Chuyển dịch lao động sang nông nghiệp.
Đáp án: B
Câu 9 [707732]: Ngành tài chính ngân hàng của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào dưới đây?
A, Đang từng bước phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.
B, Phát triển hiện đại, theo chuẩn quốc tế.
C, Phát triển đồng bộ và hiện đại nhất cả nước.
D, Chưa phát triển do thiếu lao động chất lượng cao.
Đáp án: B
Câu 10 [707733]: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có
A, các ngư trường rộng lớn.
B, nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
C, nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn.
D, nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước.
Đáp án: B
Câu 11 [707734]: Phát biểu nào đúng với ngành chăn nuôi của nước ta?
A, Tỉ trọng tăng trưởng vững chắc.
B, Các sản phẩm giết thịt tăng tỉ trọng.
C, Chỉ phục vụ xuất khẩu.
D, Hiệu quả rất cao và ổn định.
Đáp án: A
Câu 12 [707735]: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là
A, tăng cường giao lưu kinh tế giữa các tỉnh và thành phố.
B, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
C, hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.
D, tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Đáp án: D
Câu 13 [707736]: Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
A, đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước.
B, tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế.
C, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng thị hiếu nước ngoài.
D, nguồn vốn đầu tư tăng nhanh.
Đáp án: B
Câu 14 [707737]: Cho bảng số liệu: Số lao động có việc làm trong nền kinh tế phân theo vị thế việc làm nước ta năm 2022

(Đơn vị: Nghìn người)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Để thể hiện cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế phân theo vị thế việc làm nước ta năm 2022, biểu đồ nào là phù hợp? A, Tròn.
B, Miền.
C, Kết hợp.
D, Đường.
Đáp án: A
Câu 15 [707738]: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Tạo ra những thay đổi trong phân bố dân cư.
B, Giúp đẩy mạnh sự giao lưu với các vùng khác.
C, Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D, Làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Đáp án: C
Câu 16 [707739]: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
B, đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
C, giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D, tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: B
Câu 17 [707740]: Vị trí trải dài từ Xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có
A, các dòng biển hoạt động theo mùa khác nhau, biển tương đối kín.
B, mưa nhiều theo mùa và khác nhau theo vùng, đường bờ biển dài.
C, các đảo và quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và sinh vật phong phú.
D, nhiệt độ nước biển cao và tăng từ Bắc đến Nam, nhiều ánh sáng.
Đáp án: D
Câu 18 [707741]: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ chủ yếu do
A, công nghiệp phát triển mạnh, thu hút vốn đầu tư, trình độ lao động cao.
B, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu thế về khoa học kĩ thuật, mức sống cao.
C, kinh tế phát triển nhất cả nước, quy mô dân số đông, nhiều đô thị lớn.
D, vị trí địa lí thuận lợi, tăng trưởng kinh tế nhanh, lao động nhập cư nhiều.
Đáp án: C
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [707742]: Cho thông tin sau:
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hơn 2,360 con sông dài trên 10 km, trong đó có 106 dòng chính và phần còn lại là phụ lưu. Hệ thống sông ngòi Việt Nam có sự phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, chia thành các lưu vực sông lớn và nhỏ, góp phần cung cấp nguồn nước cho các hoạt động sản xuất, giao thông và sinh hoạt của người dân.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hơn 2,360 con sông dài trên 10 km, trong đó có 106 dòng chính và phần còn lại là phụ lưu. Hệ thống sông ngòi Việt Nam có sự phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, chia thành các lưu vực sông lớn và nhỏ, góp phần cung cấp nguồn nước cho các hoạt động sản xuất, giao thông và sinh hoạt của người dân.
a) Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. (Đúng)
b) Lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ làm cho sông ngòi của nước ta có độ đục cao. (Sai)
c) Chế độ nước sông thất thường chủ yếu do tác động của chế độ mưa, địa hình, lớp phủ thực vật, con người. (Đúng)
d) Địa hình đồi núi nước ta bị chia cắt mạnh là nguyên nhân làm cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. (Đúng)
b) Lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ làm cho sông ngòi của nước ta có độ đục cao. (Sai)
c) Chế độ nước sông thất thường chủ yếu do tác động của chế độ mưa, địa hình, lớp phủ thực vật, con người. (Đúng)
d) Địa hình đồi núi nước ta bị chia cắt mạnh là nguyên nhân làm cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. (Đúng)
Câu 20 [707743]: Cho thông tin sau:
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 19.2% năm 1990 lên khoảng 37.5% năm 2020. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đi kèm với những thách thức về quản lý đô thị và bảo vệ môi trường.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 19.2% năm 1990 lên khoảng 37.5% năm 2020. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đi kèm với những thách thức về quản lý đô thị và bảo vệ môi trường.
a) Tỷ lệ dân số thành thị ở Việt Nam đã tăng gần 20% trong khoảng thời gian 1990 đến năm 2020. (Đúng)
b) Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam không gặp thách thức nào về quản lý đô thị. (Sai)
c) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. (Đúng)
d) Tỷ lệ dân số thành thị ở Việt Nam vào loại cao so với khu vực và thế giới. (Sai)
b) Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam không gặp thách thức nào về quản lý đô thị. (Sai)
c) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. (Đúng)
d) Tỷ lệ dân số thành thị ở Việt Nam vào loại cao so với khu vực và thế giới. (Sai)
Câu 21 [707744]: Cho bảng số liệu về mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2022 (Người/km2)


(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2022, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. 2 vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình chung cả nước: SAI
o BA vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước (300 người/km²) là Trung du và miền núi phía Bắc (137 người/km²) và Tây Nguyên (112 người/km²), BTB VÀ DHMT
2. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất là gần 10 lần: Đúng (Đ)
o Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1102 người/km²) và thấp nhất là Tây Nguyên (112 người/km²). Chênh lệch là 1102 / 112 ≈ 9,84 lần, gần 10 lần.
3. 4 vùng có mật độ dân số dưới 500 người/km²: Đúng (Đ)
o Bốn vùng có mật độ dân số dưới 500 người/km² là: Trung du và miền núi phía Bắc (137 người/km²), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (216 người/km²), Tây Nguyên (112 người/km²), và Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km²).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2022 là biểu đồ tròn là sai, vẽ biểu đồ cột mới đúng.
1. 2 vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình chung cả nước: SAI
o BA vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước (300 người/km²) là Trung du và miền núi phía Bắc (137 người/km²) và Tây Nguyên (112 người/km²), BTB VÀ DHMT
2. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất là gần 10 lần: Đúng (Đ)
o Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1102 người/km²) và thấp nhất là Tây Nguyên (112 người/km²). Chênh lệch là 1102 / 112 ≈ 9,84 lần, gần 10 lần.
3. 4 vùng có mật độ dân số dưới 500 người/km²: Đúng (Đ)
o Bốn vùng có mật độ dân số dưới 500 người/km² là: Trung du và miền núi phía Bắc (137 người/km²), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (216 người/km²), Tây Nguyên (112 người/km²), và Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km²).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể mật độ dân số phân theo vùng nước ta năm 2022 là biểu đồ tròn là sai, vẽ biểu đồ cột mới đúng.
Câu 22 [707745]: Cho bảng số liệu về lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Tiền (trạm Mỹ Thuận) (m3/s)


(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam - NXB GDVN 2024)
Dựa trên bảng số liệu về lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Hồng và sông Tiền, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. Sông Hồng có lưu lượng nước cao nhất vào tháng 7: Đúng (Đ)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Hồng là 5632 m³/s vào tháng 7.
2. Mùa lũ trên sông Tiền diễn ra sớm hơn sông Hồng: Sai (S)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Tiền là vào tháng 9 (13310 m³/s), trong khi sông Hồng có lưu lượng cao nhất vào tháng 7 (5632 m³/s). Điều này cho thấy mùa lũ trên sông Tiền diễn ra muộn hơn sông Hồng.
3. Sông Tiền có lưu lượng nước thấp nhất vào tháng 3: Sai (S)
o Lưu lượng nước thấp nhất của sông Tiền là vào tháng 4 (1204 m³/s), không phải tháng 3.
4. Chênh lệch giữa tháng có lưu lượng nước cao nhất và thấp nhất của sông Hồng là 6,1 lần: Đúng (Đ)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Hồng là 5632 m³/s (tháng 7) và thấp nhất là 924 m³/s (tháng 2). Tỷ lệ chênh lệch là 5632 / 924 ≈ 6,1 lần.
1. Sông Hồng có lưu lượng nước cao nhất vào tháng 7: Đúng (Đ)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Hồng là 5632 m³/s vào tháng 7.
2. Mùa lũ trên sông Tiền diễn ra sớm hơn sông Hồng: Sai (S)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Tiền là vào tháng 9 (13310 m³/s), trong khi sông Hồng có lưu lượng cao nhất vào tháng 7 (5632 m³/s). Điều này cho thấy mùa lũ trên sông Tiền diễn ra muộn hơn sông Hồng.
3. Sông Tiền có lưu lượng nước thấp nhất vào tháng 3: Sai (S)
o Lưu lượng nước thấp nhất của sông Tiền là vào tháng 4 (1204 m³/s), không phải tháng 3.
4. Chênh lệch giữa tháng có lưu lượng nước cao nhất và thấp nhất của sông Hồng là 6,1 lần: Đúng (Đ)
o Lưu lượng nước cao nhất của sông Hồng là 5632 m³/s (tháng 7) và thấp nhất là 924 m³/s (tháng 2). Tỷ lệ chênh lệch là 5632 / 924 ≈ 6,1 lần.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [707746]: Theo thống kê, năm 2022 tỉnh Thanh Hóa có diện tích đất tự nhiên là 11120,6 km2, quy mô dân số của tỉnh là 4347,5 nghìn người. Hãy cho biết bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người của tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu ha/người (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?

Câu 24 [707747]: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Hà Nội và Cà Mau năm 2023
(Đơn vị: oC)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau cao hơn nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bao nhiêu oC (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
1. Tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội:
(18,2 + 20,7 + 22,7 + 25,5 + 29,5 + 30,4 + 31,5 + 29,8 + 29,1 + 27,8 + 24,4 + 19,8) / 12
= 309,4 / 12
= 25,7833
2. Tính nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau:
(26,5 + 27,0 + 26,9 + 29,6 + 29,4 + 28,7 + 28,0 + 29,0 + 27,5 + 28,0 + 27,9 + 28,0) / 12
= 336,5 / 12
= 28,0417
3. Tính chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa Cà Mau và Hà Nội: 28,0417 - 25,7833
= 2,2584
Vậy, nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau cao hơn nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội khoảng 2,2584°C. Làm tròn là 2,3.
(18,2 + 20,7 + 22,7 + 25,5 + 29,5 + 30,4 + 31,5 + 29,8 + 29,1 + 27,8 + 24,4 + 19,8) / 12
= 309,4 / 12
= 25,7833
2. Tính nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau:
(26,5 + 27,0 + 26,9 + 29,6 + 29,4 + 28,7 + 28,0 + 29,0 + 27,5 + 28,0 + 27,9 + 28,0) / 12
= 336,5 / 12
= 28,0417
3. Tính chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa Cà Mau và Hà Nội: 28,0417 - 25,7833
= 2,2584
Vậy, nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau cao hơn nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội khoảng 2,2584°C. Làm tròn là 2,3.
Câu 25 [707748]: Cho bảng số liệu:

Số lao động có việc làm trong nền kinh tế phân theo vị thế việc làm nước ta năm 2022
(Đơn vị: Nghìn người)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa tỉ lệ lao động có vị thế việc làm cao nhất và cao thứ hai năm 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Để tính chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có vị thế việc làm cao nhất và cao thứ hai năm 2022, chúng ta thực hiện các bước sau:
1. Xác định tỷ lệ phần trăm của từng vị thế việc làm so với tổng số lao động:
- Làm công ăn lương: (27230,2 / 50604,7) x 100 ≈ 53,8%
- Tự làm: (16860,9 / 50604,7) x 100 ≈ 33,3%
- Lao động gia đình: (5483,6 / 50604,7) x 100 ≈ 10,8%
- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: (1020,4 / 50604,7) x 100 ≈ 2,0%
- Xã viên hợp tác xã: (9,6 / 50604,7) x 100 ≈ 0,02%
2. Xác định tỷ lệ cao nhất và cao thứ hai:
- Tỷ lệ cao nhất: Làm công ăn lương (53,8%)
- Tỷ lệ cao thứ hai: Tự làm (33,3%)
3. Tính chênh lệch:
Chênh lệch = 53,8% - 33,3% = 20,5%
Vậy, chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có vị thế việc làm cao nhất và cao thứ hai năm 2022 là khoảng 20,5% (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
1. Xác định tỷ lệ phần trăm của từng vị thế việc làm so với tổng số lao động:
- Làm công ăn lương: (27230,2 / 50604,7) x 100 ≈ 53,8%
- Tự làm: (16860,9 / 50604,7) x 100 ≈ 33,3%
- Lao động gia đình: (5483,6 / 50604,7) x 100 ≈ 10,8%
- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: (1020,4 / 50604,7) x 100 ≈ 2,0%
- Xã viên hợp tác xã: (9,6 / 50604,7) x 100 ≈ 0,02%
2. Xác định tỷ lệ cao nhất và cao thứ hai:
- Tỷ lệ cao nhất: Làm công ăn lương (53,8%)
- Tỷ lệ cao thứ hai: Tự làm (33,3%)
3. Tính chênh lệch:
Chênh lệch = 53,8% - 33,3% = 20,5%
Vậy, chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có vị thế việc làm cao nhất và cao thứ hai năm 2022 là khoảng 20,5% (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 26 [707749]: Năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (giá thực tế) của nước ta là 3222679,0 tỉ đồng, trong đó đóng góp của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước là 58,0% tỉ đồng. Hãy cho biết vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của các thành phần kinh tế còn lại là bao nhiêu nghìn tỉ đồng năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Để tính vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của các thành phần kinh tế còn lại, ta làm như sau:
1. Tính vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
Vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước = 58,0% x 3222679,0
= (58 / 100) x 3222679,0
= 1869153,8 tỉ đồng
2. Tính vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại:
Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại = Tổng vốn đầu tư - Vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
= 3222679,0 - 1869153,8
= 1353525,2 tỉ đồng
3. Chuyển đổi từ tỉ đồng sang nghìn tỉ đồng:
Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại (nghìn tỉ đồng) = 1353525,2 / 1000
≈ 1354 nghìn tỉ đồng
Vậy, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của các thành phần kinh tế còn lại năm 2022 là khoảng 1354 nghìn tỉ đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).
1. Tính vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
Vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước = 58,0% x 3222679,0
= (58 / 100) x 3222679,0
= 1869153,8 tỉ đồng
2. Tính vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại:
Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại = Tổng vốn đầu tư - Vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
= 3222679,0 - 1869153,8
= 1353525,2 tỉ đồng
3. Chuyển đổi từ tỉ đồng sang nghìn tỉ đồng:
Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế còn lại (nghìn tỉ đồng) = 1353525,2 / 1000
≈ 1354 nghìn tỉ đồng
Vậy, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của các thành phần kinh tế còn lại năm 2022 là khoảng 1354 nghìn tỉ đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 27 [707750]: Năm 2005, sản lượng dầu thô khai thác của nước ta là 18519 nghìn tấn. Sản lượng của năm 2015 nhiều hơn năm 2005 là 227 nghìn tấn. Sản lượng năm 2022 bằng 57,8% năm 2025. Hãy cho biết sản lượng dầu thô khai thác năm 2022 là bao nhiêu triệu tấn (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
1. Tính sản lượng dầu thô khai thác năm 2015:
Sản lượng năm 2015 = Sản lượng năm 2005 + 227
= 18519 + 227
= 18746 nghìn tấn
2. Sản lượng năm 2022 bằng 57,8% của sản lượng năm 2015:
Sản lượng năm 2022 = 0,578 x 18746
= 10840,2 nghìn tấn
3. Chuyển đổi từ nghìn tấn sang triệu tấn:
Sản lượng năm 2022 (triệu tấn) = 10840,2 / 1000
≈ 10,8 triệu tấn
Vậy, sản lượng dầu thô khai thác năm 2022 là khoảng 10,8 triệu tấn (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Sản lượng năm 2015 = Sản lượng năm 2005 + 227
= 18519 + 227
= 18746 nghìn tấn
2. Sản lượng năm 2022 bằng 57,8% của sản lượng năm 2015:
Sản lượng năm 2022 = 0,578 x 18746
= 10840,2 nghìn tấn
3. Chuyển đổi từ nghìn tấn sang triệu tấn:
Sản lượng năm 2022 (triệu tấn) = 10840,2 / 1000
≈ 10,8 triệu tấn
Vậy, sản lượng dầu thô khai thác năm 2022 là khoảng 10,8 triệu tấn (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 28 [707751]: Cho bảng số liệu:

Diện tích gieo trồng và sản lượng ngô phân theo địa phương năm 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết bao nhiêu vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước năm 2022?
Để tính số vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước năm 2022, chúng ta thực hiện các bước sau:
1. Tính năng suất ngô trung bình cả nước:
Năng suất ngô trung bình = Sản lượng ngô / Diện tích gieo trồng
= 4423,3 / 887,2
≈ 4,99 tấn/ha
2. Tính năng suất ngô của từng vùng và so sánh với năng suất trung bình:
- Đồng bằng sông Hồng: 311,0 / 59,1 ≈ 5,26 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Trung du và miền núi phía Bắc: 1688,9 / 406,1 ≈ 4,16 tấn/ha (thấp hơn trung bình)
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 856,0 / 174,9 ≈ 4,89 tấn/ha (thấp hơn trung bình) - Tây Nguyên: 1027,5 / 170,9 ≈ 6,01 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Đông Nam Bộ: 375,2 / 51,1 ≈ 7,34 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Đồng bằng sông Cửu Long: 164,7 / 25,1 ≈ 6,56 tấn/ha (cao hơn trung bình)
3. Đếm số vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước:
- Đồng bằng sông Hồng
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
Vậy, có 4 vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước năm 2022.
1. Tính năng suất ngô trung bình cả nước:
Năng suất ngô trung bình = Sản lượng ngô / Diện tích gieo trồng
= 4423,3 / 887,2
≈ 4,99 tấn/ha
2. Tính năng suất ngô của từng vùng và so sánh với năng suất trung bình:
- Đồng bằng sông Hồng: 311,0 / 59,1 ≈ 5,26 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Trung du và miền núi phía Bắc: 1688,9 / 406,1 ≈ 4,16 tấn/ha (thấp hơn trung bình)
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 856,0 / 174,9 ≈ 4,89 tấn/ha (thấp hơn trung bình) - Tây Nguyên: 1027,5 / 170,9 ≈ 6,01 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Đông Nam Bộ: 375,2 / 51,1 ≈ 7,34 tấn/ha (cao hơn trung bình)
- Đồng bằng sông Cửu Long: 164,7 / 25,1 ≈ 6,56 tấn/ha (cao hơn trung bình)
3. Đếm số vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước:
- Đồng bằng sông Hồng
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
Vậy, có 4 vùng có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình cả nước năm 2022.