PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [707350]: Cực Bắc của Việt Nam nằm ở
A, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
B, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
C, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
D, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đáp án: A
Câu 2 [707351]: Vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ có điểm chung là
A, do phù sa sông bồi tụ nên.
B, cấu trúc địa hình có hướng vòng cung.
C, đều là khu vực diện tích đất badan lớn.
D, đều là khu vực núi cao.
Đáp án: B
Câu 3 [707352]: Gần 2/3 diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long là
A, đất phù sa.
B, đất mặn.
C, đất phèn.
D, đất phèn, đất mặn.
Đáp án: D
Câu 4 [707353]: Điều kiện nào sau đây được xem là thuận lợi nhất để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới?
A, Công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.
B, Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh.
C, Đất feralit ở đồi núi có diện tích rộng.
D, Chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước.
Đáp án: B
Câu 5 [707354]: Phát biểu nào chính xác về mật độ dân số nước ta?
A, Trung du miền núi mật độ thấp hơn nhiều so với đồng bằng.
B, Cả nước dân số phân bố đồng đều.
C, Khu vực đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn miền núi.
D, Thành thị có mật độ dân số thấp hơn nông thôn.
Đáp án: A
Câu 6 [707355]: Đâu không phải hạn chế của ngành thủy sản nước ta hiện nay?
A, Tàu thuyền và phương tiện còn chậm đổi mới.
B, Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu.
C, Bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
D, Môi trường ven biển bị suy thoái.
Đáp án: C
Câu 7 [707356]: Dựa vào điều kiện tự nhiên nào mà nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi?
A, Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa.
B, Khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây.
C, Khí hậu có sự phân hóa đa dạng, đất feralit.
D, Người dân có kinh nghiệm sản xuất lúa nước.
Đáp án: A
Câu 8 [707357]: Thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn nửa cuối mùa đông ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ nước ta là do
A, tín phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm.
B, biển Đông đã mang lại cho vùng lượng ẩm lớn.
C, khối khí nhiệt ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
D, gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: D
Câu 9 [707358]: Trong nông nghiệp nước ta hiện nay, phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là vì
A, nước ta có giống cây trồng đa dạng và phong phú.
B, sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng.
C, nhu cầu tiêu thụ của các vùng khác nhau.
D, tập quán canh tác của các vùng khác nhau.
Đáp án: B
Câu 10 [707359]: Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là từ
A, phụ phẩm ngành thủy sản.
B, phụ phẩm ngành chăn nuôi.
C, phụ phẩm ngành trồng trọt.
D, công nghiệp chế biến.
Đáp án: D
Câu 11 [707360]: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh không phản ánh
A, sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B, nhu cầu tiêu dùng.
C, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D, sự phân hóa của tự nhiên nước ta.
Đáp án: D
Câu 12 [707361]: Năm 2020 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh, lý do chính là
A, cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp.
B, ảnh hưởng của dịch Covid-19.
C, dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
D, việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài còn hạn chế.
Đáp án: B
Câu 13 [707362]: Tại sao việc làm các hồ chứa nước lại trở thành biện pháp thủy lợi quan trọng đối với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ.
B, Sông vùng này lũ lên nhanh, nhưng mùa khô lại rất cạn.
C, Vùng đang chú trọng phát triển cây công nghiệp hằng năm.
D, Bổ sung nước cho sinh hoạt của người dân.
Đáp án: B
Câu 14 [707363]: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta giai đoạn 2010 – 2022
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A, Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục trong cả giai đoạn.
B, Tỉ trọng nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu trong cơ cấu.
C, Trừ năm 2010, các năm 2012; 2014; 2020; 2022 đều xuất siêu.
D, Tỉ trọng nhập khẩu năm 2022 so với năm 2010 tăng 4,8%.
Đáp án: C
Câu 15 [707364]: Ở Bắc Trung Bộ, việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân chủ yếu để
A, làm địa điểm du lịch hấp dẫn, phát triển du lịch.
B, tăng khả năng vận chuyển Bắc Nam, tạo sức hút cho các luồng vận tải tới cảng Đà Nẵng.
C, làm tăng kết nối đông tây của lãnh thổ.
D, hỗ trợ vận chuyển khoáng sản từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ.
Đáp án: B
Câu 16 [707365]: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về
A, khai thác lâm sản.
B, thủy điện.
C, trồng cây công nghiệp lâu năm.
D, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đáp án: C
Câu 17 [707366]: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là
A, đối núi chiếm phần lớn diện tích và chủ yếu là núi cao.
B, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nằm chủ yếu ở ven biển.
C, đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
D, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
Đáp án: C
Câu 18 [707367]: Hậu quả của nạn cát bay, cát chảy là
A, lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, hoang mạc hóa đất đai.
B, phá hỏng hệ sinh thái rừng.
C, khí hậu nóng lên.
D, có thêm địa điểm du lịch.
Đáp án: A
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [707368]: Cho thông tin sau:

Việt Nam nằm ở phía đông nam của châu Á, trên bán đảo Đông Dương. Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8°34′B đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 102°09'Đ đến kinh độ 109°28′Đ. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50′B và kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20'Đ.
Đáp án

a) Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Đông (Đúng).

b) Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài trên 17 vĩ độ (Sai). >>> Trên 15 vĩ độ.

c) Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển. (Đúng)

d) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đã làm cho sông ngòi nước ta phần lớn là sông bé, dài, nhiều nước, thủy chế theo mùa (Đúng). Phần lớn là sông nhỏ.
Câu 20 [707369]: Cho thông tin sau:
Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
a) Các tuyến đường bộ nước ta đã phủ kín tất cả các vùng. (Đúng)
b) Các tuyến giao thông đường bộ theo hướng Bắc - Nam gặp khó khăn do địa hình có nhiều dãy núi chạy theo hướng đông - tây. (Đúng)
c) Tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng và phát triển mang lại ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế dải đất phía Tây đất nước. (Đúng)
d) Hiện nay các tuyến đường bộ cao tốc ở một số vùng còn chậm phát triển chủ yếu do phụ thuộc hoàn toàn vào vốn và công nghệ nước ngoài. (Sai)
Câu 21 [707370]: Cho bảng số liệu về số đơn vị hành chính phân theo vùng nước ta tính đến 31/12/2021

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
1. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số thành phố trực thuộc tỉnh nhiều nhất trong các vùng: Sai. Vùng có số thành phố trực thuộc tỉnh nhiều nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với 18 thành phố.
2. Có 2 vùng không có đơn vị hành chính quận: Đúng. Hai vùng không có đơn vị hành chính quận là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
3. Đồng bằng sông Hồng có số thị xã gấp 3 lần Tây Nguyên: Sai. Đồng bằng sông Hồng có 6 thị xã, trong khi Tây Nguyên có 3 thị xã, không gấp 3 lần.
4. Đồng bằng sông Cửu Long có số huyện gấp 2,7 lần Đông Nam Bộ: Đúng. Đồng bằng sông Cửu Long có 101 huyện, trong khi Đông Nam Bộ có 37 huyện, và 101 / 37 ≈ 2,7.
Câu 22 [707371]: Cho biểu đồ sau:

Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến 31/12/2021
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

a. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất
b. Đất ở bằng 37,5% đất chuyên dùng
c. Đất lâm nghiệp gấp 20,3 lần đất ở
d. Đất khác chiếm 11,9% trong tổng diện tích
a. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất: Sai. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 15439,7 nghìn ha.
b. Đất ở bằng 37,5% đất chuyên dùng: Đúng. Đất ở bằng 37,5% đất chuyên dùng (759,5 / 2024,7 ≈ 0,375).
c. Đất lâm nghiệp gấp 20,3 lần đất ở: Đúng. Đất lâm nghiệp gấp 20,3 lần đất ở (15439,7 / 759,5 ≈ 20,3).
d. Đất khác chiếm 11,9% trong tổng diện tích: Sai. Đất khác chiếm khoảng 9,9% trong tổng diện tích (3290,2 / 33134,6 ≈ 0,099).
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [707372]: Cho bảng số liệu:
Số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm Nam Định năm 2023
(Đơn vị: giờ)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính số giờ nắng trung bình năm của trạm Nam Định năm 2023 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 24 [707373]: Tổng diện tích nước ta tại thời điểm 31/12/2022 là 33134,5 nghìn ha, trong đó diện tích Đồng bằng sông Hồng là 2127,9 nghìn ha, Đồng bằng sông Cửu Long là 4092,2 nghìn ha. Hỏi diện tích các vùng còn lại chiếm bao nhiêu % trong tổng diện tích cả nước (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 25 [707374]: Cho bảng số liệu:
Tỷ suất sinh thô, tỉ suất chết thô của dân số nước ta năm 2005 và 2022
(Đơn vị: ‰)
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết chênh lệch tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giữa hai năm 2005 và 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)?
Câu 26 [707375]: GDP năm 2023 nước ta là 10221,8 nghìn tỉ đồng, các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài là 463,2 tỉ đồng, các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài là 267,5 tỉ đồng. Cho biết GNI nước ta năm 2023 là bao nhiêu triệu tỉ đồng (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
GNI = GDP + các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài - các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài
Thay các giá trị vào công thức:
GNI=10221,8 x 103 + 463,2 - 267,5 = 10221995,7 (tỉ đồng)
Vậy GNI nước ta năm 2023 = 10221995,7 tỉ đồng = 10,2 triệu tỉ đồng
Câu 27 [707376]: Năm 2000, diện tích gieo trồng lúa cả năm của nước ta là 7666,3 nghìn ha, sản lượng lúa cả năm là 32,52 triệu tấn. Năm 2022, diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7108,9 nghìn ha, sản lượng lúa cả năm là 42,66 triệu tấn. Cho biết năng suất gieo trồng lúa cả năm của nước ta năm 2022 tăng bao nhiêu tạ/ha so với năm 2000 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Câu 28 [707377]: Cho bảng số liệu:
Tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thủy sản khai thác
của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 và 2022
(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết tỉ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 so với năm 2000 tăng bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?