PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [708021]: Các tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A, Cần Thơ, Hậu Giang.
B, Vĩnh Long, Trà Vinh.
C, An Giang, Đà Nẵng.
D, Long An, Tiền Giang.
Đáp án: D
Câu 2 [708022]: Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ
A, Bắc vào Nam.
B, Nam ra Bắc.
C, Đông sang Tây.
D, Tây sang Đông.
Đáp án: A
Câu 3 [708023]: Trong cơ cấu ngành trồng trọt, loại cây nào đang chiếm ưu thế?
A, Cây công nghiệp.
B, Cây rau đậu.
C, Cây ăn quả.
D, Cây lương thực.
Đáp án: D
Câu 4 [708024]: Ở Bắc Trung Bộ, khu vực địa hình đồng bằng thuận lợi cho phát triển loại cây nào?
A, Cây công nghiệp lâu năm.
B, Cây lương thực.
C, Cây công nghiệp hằng năm.
D, Cây ăn quả.
Đáp án: C
Câu 5 [708025]: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
A, góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
B, góc nhập xạ nhỏ nhưng thời gian chiếu sáng dài.
C, góc nhập xạ lớn và giáp Biển Đông rộng lớn.
D, góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
Đáp án: A
Câu 6 [708026]: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư Việt Nam?
A, Mật độ dân số cao ở nông thôn.
B, Tỉ lệ dân số nông thôn cao hơn thành thị.
C, Cơ cấu dân số trẻ.
D, Gia tăng dân số tự nhiên cao.
Đáp án: A
Câu 7 [708027]: Mạng lưới đô thị nước ta hiện nay
A, phân bố không đều giữa các vùng.
B, có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
C, dân cư thưa, tỉ lệ thiếu việc làm cao.
D, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Đáp án: A
Câu 8 [708028]: Các hoạt động du lịch biển có thể được triển khai thuận lợi quanh năm ở các vùng nào?
A, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
D, Bắc Bộ và Nam Bộ.
Đáp án: B
Câu 9 [708029]: Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay
A, tỉ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá vững chắc.
B, chăn nuôi đang giảm ưu thế so với trồng trọt.
C, các khâu trong sản xuất đã được hiện đại hóa.
D, nền nông nghiệp thâm canh, trình độ rất cao.
Đáp án: A
Câu 10 [708030]: Việc phát triển nông nghiệp nước ta trong tương lai không bao gồm xu hướng nào sau đây:
A, Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị.
B, Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
C, Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
D, Mở rộng diện tích cây công nghiệp hằng năm.
Đáp án: D
Câu 11 [708031]: Ở nước ta, ngành giao thông vận tải đường sông
A, phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng.
B, phát triển mạnh, hiện đại nhất trong khu vực.
C, tập trung ở một số hệ thống sông chính.
D, chỉ khai thác được trong mùa mưa.
Đáp án: C
Câu 12 [708032]: Các sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng là điều kiện để nước ta có thể
A, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.
B, khai thác khoáng sản và giao thông vận tải.
C, trồng các loại rừng ngập mặn.
D, nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Đáp án: D
Câu 13 [708033]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là
A, sau chiến tranh nhu cầu giao lưu của người dân được nâng cao.
B, sự mở cửa và hội nhập, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh.
C, nhu cầu đầu tư của nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần đây.
D, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.
Đáp án: B
Câu 14 [708034]: Cho biểu đồ sau:


Tình hình phát triển ngành viễn thông nước ta
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng với biểu đồ trên? A, Doanh thu ngành viễn thông giảm liên tục qua các năm.
B, Số thuê bao ở nước ta chủ yếu là di động.
C, Số thuê bao cố định giảm dần qua các năm.
D, Số thuê bao di động gấp 52,7 lần thuê bao cố định năm 2022.
Đáp án: A
Câu 15 [708035]: Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề muối?
A, Ít sông lớn đổ ra biển.
B, Địa hình hẹp theo chiều ngang.
C, Số giờ nắng nhiều.
D, Người dân có kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: B
Câu 16 [708036]: Những yếu tố nào kết hợp tạo nên mùa mưa ở miền Trung nước ta?
A, Gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
B, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
C, Gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
D, Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
Đáp án: D
Câu 17 [708037]: Ý nghĩa chủ yếu của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A, giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B, mở rộng diện tích trồng lúa và cây lương thực.
C, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
D, tạo ra thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Đáp án: C
Câu 18 [708038]: Đông Nam Bộ phát triển mạnh khai thác dầu khí trong thời gian gần đây chủ yếu là do
A, có tiềm năng lớn.
B, người dân có kinh nghiệm.
C, chính sách phát triển của Nhà nước.
D, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: D
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [708039]: Cho thông tin sau:
Miền Bắc Việt Nam có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ từ biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới. Lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng 7 và 8.
Miền Bắc Việt Nam có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ từ biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới. Lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng 7 và 8.
a) Sai. Địa hình đồi núi ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta.
b) Đúng. Nguyên nhân tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc vào Nam là do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và bão.
c) Sai. Mùa mưa của vùng khí hậu Nam Trung Bộ đến muộn hơn so với cả nước chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình chắn gió, không phải do địa hình khuất gió.
d) Sai. Nguyên nhân là sự gặp nhau giữa khối khí tây Thái Bình Dương với chí tuyến bán cầu Nam
b) Đúng. Nguyên nhân tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc vào Nam là do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và bão.
c) Sai. Mùa mưa của vùng khí hậu Nam Trung Bộ đến muộn hơn so với cả nước chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình chắn gió, không phải do địa hình khuất gió.
d) Sai. Nguyên nhân là sự gặp nhau giữa khối khí tây Thái Bình Dương với chí tuyến bán cầu Nam
Câu 20 [708040]: Cho thông tin sau:
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để duy trì vị thế này, ngành thủy sản cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để duy trì vị thế này, ngành thủy sản cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Câu 21 [708041]: Cho thông tin sau:
Cho bảng số liệu về tỷ số giới tính của dân số phân theo vùng nước ta năm 2021 (Số nam/100 nữ)

Cho bảng số liệu về tỷ số giới tính của dân số phân theo vùng nước ta năm 2021 (Số nam/100 nữ)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về tỷ số giới tính của dân số phân theo vùng nước ta năm 2021, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. 2 vùng có dân số nam nhiều hơn dân số nữ: Đúng (Đ)
o Hai vùng có tỷ số giới tính trên 100 (số nam nhiều hơn số nữ) là Trung du và miền núi phía Bắc (100,98) và Tây Nguyên (101,66).
2. 4 vùng có tỉ số giới tính thấp hơn trung bình chung cả nước: ĐÚNG
o Trung bình cả nước là 99,37. Các vùng có tỷ số giới tính thấp hơn trung bình cả nước là Đồng bằng sông Hồng (98,52), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (99,06), và Đồng bằng sông Cửu Long (99,13). Đông Nam Bộ.
3. Đông Nam Bộ có tỉ số giới tính cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long: Đúng (Đ)
o Đông Nam Bộ có tỷ số giới tính là 99,15, cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là 99,13.
4. Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ số giới tính cao nhất cả nước: Sai (S)
o Tây Nguyên có tỷ số giới tính cao nhất là 101,66, cao hơn Trung du và miền núi phía Bắc là 100,98.
1. 2 vùng có dân số nam nhiều hơn dân số nữ: Đúng (Đ)
o Hai vùng có tỷ số giới tính trên 100 (số nam nhiều hơn số nữ) là Trung du và miền núi phía Bắc (100,98) và Tây Nguyên (101,66).
2. 4 vùng có tỉ số giới tính thấp hơn trung bình chung cả nước: ĐÚNG
o Trung bình cả nước là 99,37. Các vùng có tỷ số giới tính thấp hơn trung bình cả nước là Đồng bằng sông Hồng (98,52), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (99,06), và Đồng bằng sông Cửu Long (99,13). Đông Nam Bộ.
3. Đông Nam Bộ có tỉ số giới tính cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long: Đúng (Đ)
o Đông Nam Bộ có tỷ số giới tính là 99,15, cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là 99,13.
4. Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ số giới tính cao nhất cả nước: Sai (S)
o Tây Nguyên có tỷ số giới tính cao nhất là 101,66, cao hơn Trung du và miền núi phía Bắc là 100,98.
Câu 22 [708042]: Cho bảng số liệu về hiện trạng rừng phân theo vùng nước ta năm 2022


(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về hiện trạng rừng phân theo vùng nước ta năm 2022, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích và độ che phủ rừng cao nhất cả nước: Sai (S)
o Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích rừng là 5399,7 nghìn ha và tỷ lệ che phủ rừng là 53,8%. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn hơn là 5605,8 nghìn ha và tỷ lệ che phủ rừng cao hơn là 54,2%.
2. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tổng diện tích rừng gấp 3,2 lần Tây Nguyên: Sai (S)
o Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 5605,8 nghìn ha, còn của Tây Nguyên là 2571,1 nghìn ha. Tỷ lệ chênh lệch là 5605,8 / 2571,1 ≈ 2,18 lần, không phải 3,2 lần.
3. 2 vùng có tỉ lệ che phủ rừng dưới 20%: Đúng (Đ)
o Hai vùng có tỷ lệ che phủ rừng dưới 20% là Đông Nam Bộ (19,4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (5,8%).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta năm 2022 là biểu đồ kết hợp: Sai vì chỉ có 1 năm >>> Phải vẽ biểu đồ cột.
1. Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích và độ che phủ rừng cao nhất cả nước: Sai (S)
o Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích rừng là 5399,7 nghìn ha và tỷ lệ che phủ rừng là 53,8%. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn hơn là 5605,8 nghìn ha và tỷ lệ che phủ rừng cao hơn là 54,2%.
2. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tổng diện tích rừng gấp 3,2 lần Tây Nguyên: Sai (S)
o Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 5605,8 nghìn ha, còn của Tây Nguyên là 2571,1 nghìn ha. Tỷ lệ chênh lệch là 5605,8 / 2571,1 ≈ 2,18 lần, không phải 3,2 lần.
3. 2 vùng có tỉ lệ che phủ rừng dưới 20%: Đúng (Đ)
o Hai vùng có tỷ lệ che phủ rừng dưới 20% là Đông Nam Bộ (19,4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (5,8%).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta năm 2022 là biểu đồ kết hợp: Sai vì chỉ có 1 năm >>> Phải vẽ biểu đồ cột.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [708043]: Tổng diện tích nước ta tại thời điểm 31/12/2022 là 33134,5 nghìn ha, trong đó diện tích Đồng bằng sông Hồng là 2127,9 nghìn ha, Đồng bằng sông Cửu Long là 4092,2 nghìn ha. Hãy cho biết diện tích các vùng còn lại là bao nhiêu nghìn km2 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
1. Diện tích các vùng còn lại: 26914,4 nghìn ha
2. Đổi sang km2
1 km2=100ha
26914,4 nghìn ha = 269 nghìn km2
2. Đổi sang km2
1 km2=100ha
26914,4 nghìn ha = 269 nghìn km2
Câu 24 [708044]: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa và lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại một số địa phương
(Đơn vị: mm)

(Nguồn: Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 122)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết có mấy địa điểm có cân bằng ẩm dưới 1000 mm?
Cân bằng ẩm được tính bằng cách lấy lượng mưa trừ đi lượng bốc hơi.
Dưới đây là bảng kết quả cân bằng ẩm cho từng địa điểm:

Có 2 địa điểm có cân bằng ẩm dưới 1000 mm: Lạng Sơn (314 mm) và Hà Nội (694 mm).
Dưới đây là bảng kết quả cân bằng ẩm cho từng địa điểm:

Có 2 địa điểm có cân bằng ẩm dưới 1000 mm: Lạng Sơn (314 mm) và Hà Nội (694 mm).
Câu 25 [708045]: Cho bảng số liệu:

Tổng số dân và dân số nam của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2022
(Đơn vị: nghìn người)

(Nguồn: https://www.aseanstats.org/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết quốc gia có tỉ số giới tính thấp nhất năm 2022 là bao nhiêu nam/100 nữ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Để tính tỉ số giới tính (số nam/100 nữ), trước tiên chúng ta cần tính số dân nữ của từng quốc gia bằng cách lấy tổng số dân trừ đi dân số nam, sau đó tính tỉ số giới tính. Tỉ số giới tính được tính bằng cách chia dân số nam cho dân số nữ, sau đó nhân với 100.
Dưới đây là bảng tỉ số giới tính của các quốc gia Đông Nam Á năm 2022:

Quốc gia có tỉ số giới tính thấp nhất năm 2022 là Mi-an-ma với 91.6 nam/100 nữ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Dưới đây là bảng tỉ số giới tính của các quốc gia Đông Nam Á năm 2022:

Quốc gia có tỉ số giới tính thấp nhất năm 2022 là Mi-an-ma với 91.6 nam/100 nữ (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 26 [708046]: Năm 2022, GDP nước ta là 9989,9 nghìn tỉ đồng, các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài là 327,6 tỉ đồng, các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài là 278,3 tỉ đồng. GDP năm 2023 nước ta là 10221,8 nghìn tỉ đồng, các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài là 463,2 tỉ đồng, các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài là 267,5 tỉ đồng. Cho biết chênh lệch GNI nước ta năm 2023 so với năm 2022 là bao nhiêu lần (làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân)?
Câu 27 [708047]: Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản nước ta là 9108,0 nghìn tấn, trong đó sản lượng thủy sản khai thác là 3874,3 nghìn tấn, hãy cho biết sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nước ta năm 2022 là bao nhiêu triệu tấn (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất)?
Sản lượng thủy sản nuôi trồng = Tổng sản lượng thủy sản – Sản lượng thủy sản khai thác
1. Chuyển đổi đơn vị:
Tổng sản lượng thủy sản = 9108.0 nghìn tần = 9.108 triệu tấn
Sản lượng thủy sản khai thác = 3874.3 nghìn tấn = 3.8743 triệu tấn
2. Tính sản lượng thủy sản nuôi trồng:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng = 9.108 triệu tấn – 3.8743 triệu tấn = 5.2337 triệu tấn
3. Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất:
5.2337 ≈ 5.2 triệu tấn
Vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta năm 2022 là 5.2 triệu tấn (làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
1. Chuyển đổi đơn vị:
Tổng sản lượng thủy sản = 9108.0 nghìn tần = 9.108 triệu tấn
Sản lượng thủy sản khai thác = 3874.3 nghìn tấn = 3.8743 triệu tấn
2. Tính sản lượng thủy sản nuôi trồng:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng = 9.108 triệu tấn – 3.8743 triệu tấn = 5.2337 triệu tấn
3. Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất:
5.2337 ≈ 5.2 triệu tấn
Vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ta năm 2022 là 5.2 triệu tấn (làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
Câu 28 [708048]: Cho bảng số liệu:

Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo vùng nước ta năm 2010 và 2022
(Đơn vị: nghìn đồng)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết bao nhiêu vùng có mức tăng thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp thấp hơn mức tăng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2010 - 2022?
1. Tính mức tăng thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp cho từng vùng:
• Đồng bằng sông Hồng: 11521 - 4215 = 7306 nghìn đồng
• Trung du và miền núi phía Bắc: 9530 – 2955 = 6575 nghìn đồng
• Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 8385 - 2789 = 5596 nghìn đồng
• Tây Nguyên: 8326 – 3027 = 5300 nghìn đồng
• Đông Nam Bộ: 12749 - 4422 = 8327 nghìn đồng
• Đồng bằng sông Cửu Long: 8493 - 2736 = 5757 nghìn đồng
2. So sánh mức tăng của các vùng khác với mức tăng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc:
• Đồng bằng sông Hồng: 7306 > 6575
• Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 5596 < 6575
• Tây Nguyên: 5300 < 6575
• Đông Nam Bộ: 8327 > 6575
• Đồng bằng sông Cửu Long: 5757 < 6575
• Đồng bằng sông Hồng: 11521 - 4215 = 7306 nghìn đồng
• Trung du và miền núi phía Bắc: 9530 – 2955 = 6575 nghìn đồng
• Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 8385 - 2789 = 5596 nghìn đồng
• Tây Nguyên: 8326 – 3027 = 5300 nghìn đồng
• Đông Nam Bộ: 12749 - 4422 = 8327 nghìn đồng
• Đồng bằng sông Cửu Long: 8493 - 2736 = 5757 nghìn đồng
2. So sánh mức tăng của các vùng khác với mức tăng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc:
• Đồng bằng sông Hồng: 7306 > 6575
• Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 5596 < 6575
• Tây Nguyên: 5300 < 6575
• Đông Nam Bộ: 8327 > 6575
• Đồng bằng sông Cửu Long: 5757 < 6575