PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [708594]: Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ xuất phát từ đâu?
A, Áp cao bắc Ấn Độ Dương.
B, Biển Đông.
C, Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
D, Cao áp Xi bia.
Đáp án: A
Câu 2 [708595]: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A, mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông.
B, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
C, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão.
Đáp án: C
Câu 3 [708596]: Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì
A, giá thành xây dựng thấp.
B, tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
C, không tác động tới môi trường.
D, trình độ khoa học - kĩ thuật cao.
Đáp án: B
Câu 4 [708597]: Mỏ than lớn nhất nước ta ở tỉnh nào sau đây?
A, Lạng Sơn.
B, Lào Cai.
C, Thái Nguyên.
D, Quảng Ninh.
Đáp án: D
Câu 5 [708598]: Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do
A, có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
B, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C, có nhiều đồng bằng phì nhiêu.
D, khí hậu phân hóa đa dạng.
Đáp án: D
Câu 6 [708599]: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là làm cho
A, GDP bình quân đầu người thấp.
B, cạn kiệt tài nguyên.
C, môi trường được cải thiện.
D, giảm tốc độ phát triển kinh tế.
Đáp án: A
Câu 7 [708600]: Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A, phương thức sản xuất còn lạc hậu.
B, sử dụng vật tư trong sản xuất còn ít.
C, giống cây công nghiệp chất lượng thấp.
D, cơ sở chế biến nguyên liệu còn hạn chế.
Đáp án: D
Câu 8 [708601]: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là
A, đường bờ biển dài, nhiều ngư trường, hải sản phong phú.
B, có nhiều sông suối, kênh rạch, ao, hồ.
C, có nhiều hồ thủy lợi, thủy điện.
D, nhiều sông suối, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh.
Đáp án: D
Câu 9 [708602]: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A, Nguồn vốn đầu tư lớn.
B, Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.
C, Nguồn lao động có trình độ cao.
D, Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
Đáp án: D
Câu 10 [708603]: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta phát triển đánh bắt thủy sản?
A, Nhiều cửa sông, đầm phá.
B, Sông ngòi, ao hồ dày đặc.
C, Đồng bằng có nhiều ô trũng.
D, Biển có nhiều ngư trường lớn.
Đáp án: D
Câu 11 [708604]: Nước ta xây dựng các khu công nghiệp tập trung chủ yếu nhằm mục đích
A, sản xuất để phục vụ tiêu dùng.
B, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C, đẩy mạnh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
D, tạo sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 12 [708605]: Hiện tượng nào sau đây đi cùng với bão?
A, Gió mạnh, mưa lớn, sóng biển to, nước biển dâng cao, ngập lụt trên diện rộng.
B, Gió yếu, mưa nhỏ, sóng biển bé, nước biển dâng cao, ngập lụt trên diện rộng.
C, Gió mạnh, mưa lớn, sóng biển to, nước biển không dâng cao, không ngập lụt.
D, Gió mạnh, không mưa, sóng biển to, nước biển bình thường, ngập lụt.
Đáp án: A
Câu 13 [708606]: Nguyên nhân chủ yếu đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hủy ở Tây Nguyên là
A, sự thay đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa.
B, chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan.
C, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
D, địa hình nhiều đồi núi, mức độ chia cắt rất lớn.
Đáp án: A
Câu 14 [708607]: Cho bảng số liệu về diện tích nuôi trồng thủy sản nước ta năm 2010 và 2021 (Nghìn ha)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Để thể hiện tỉ trọng thuỷ sản nội địa trong tổng số diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ta năm 2010 và 2021 biểu đồ nào là phù hợp nhất?
A, Cột.
B, Tròn.
C, Miền.
D, Đường.
Đáp án: B
Câu 15 [708608]: Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh nhất nước ta hiện nay chủ yếu do
A, có bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, lao động có nhiều kinh nghiệm.
B, có diện tích mặt nước lớn, lao động có kinh nghiệm, thức ăn dồi dào.
C, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
D, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, có mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
Đáp án: B
Câu 16 [708609]: Nguyên nhân nào sau đây giúp nâng cao vị thế của ngành giao thông vận tải biển ở nước ta những năm gần đây?
A, Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B, Kinh tế trong nước ngày càng phát triển.
C, Xu thế mở cửa, tăng cường giao thương với các nước trên thế giới.
D, Có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
Đáp án: C
Câu 17 [708610]: Việc xây dựng hệ thống các sân bay, bến cảng ở Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu
A, nâng cao vai trò trung chuyển của vùng, thu hút lao động tới.
B, hình thành chuỗi các đô thị và trung tâm công nghiệp ở phía tây.
C, tạo ra thế mở cửa hơn nữa để hội nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế.
D, phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thu hút nguồn vốn đầu tư.
Đáp án: C
Câu 18 [708611]: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Khai thác tốt thế mạnh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
C, Thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D, Nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đáp án: A
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [708612]: Cho thông tin sau:
Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, gần các vùng kinh tế phát triển của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Điều này mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam trong việc giao lưu và hợp tác kinh tế.
Câu 20 [708613]: Cho thông tin sau:
Tây Nguyên có trữ năng thuỷ điện lớn thứ hai sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trữ năng thuỷ điện của vùng tập trung ở một số hệ thống sông như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,...
Câu 21 [708614]: Cho bảng số liệu về diện tích nuôi trồng/thu hoạch thủy sản nước ta năm 2010 và 2021 (Nghìn ha)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dưới đây là các phát biểu cùng với đánh giá đúng/sai và tính toán cụ thể:
1. Diện tích nuôi trồng /thu hoạch thủy sản nội địa luôn chiếm trên 95% trong tổng diện tích nuôi trồng của cả nước:
o Năm 2010: (973,7 / 1024,3) * 100 ≈ 95,06%
o Năm 2021: (1052,2 / 1089,5) * 100 ≈ 96,57%
o Đúng, vì diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa luôn chiếm trên 95% trong tổng diện tích nuôi trồng của cả nước.
2. Năm 2021, tổng diện tích nuôi trồng /thu hoạch thủy sản tăng 65,2 nghìn ha so với năm 2010:
o Tăng diện tích = 1089,5 - 1024,3 = 65,2 nghìn ha
o Đúng, vì tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 65,2 nghìn ha so với năm 2010.
3. Năm 2021, diện tích nuôi trồng /thu hoạch thủy sản nội địa giảm 78,5 nghìn ha so với năm 2010:
o Thay đổi diện tích nội địa = 1052,2 - 973,7 = 78,5 nghìn ha
o Sai, vì diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa tăng 78,5 nghìn ha so với năm 2010, không phải giảm.
4. Năm 2021, diện tích nuôi trồng /thu hoạch thủy sản không phải nội địa là 47,3 nghìn ha:
o Diện tích không phải nội địa = 1089,5 - 1052,2 = 37,3 nghìn ha
o Sai, vì diện tích nuôi trồng thủy sản không phải nội địa là 37,3 nghìn ha, không phải 47,3 nghìn ha.
Câu 22 [708615]: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA 3 VÙNG KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2021

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dưới đây là các phát biểu cùng với đánh giá đúng/sai và tính toán cụ thể:
1. Đồng bằng sông Cửu Long có dân số trung bình và sản lượng lương thực có hạt cao nhất trong 3 vùng năm 2021:
o Dân số trung bình: Đồng bằng sông Hồng (23224,84 nghìn người) > Đông Nam Bộ (18315,00 nghìn người) > Đồng bằng sông Cửu Long (17422,62 nghìn người)
o Sản lượng lương thực có hạt: Đồng bằng sông Cửu Long (24480,8 nghìn tấn) > Đồng bằng sông Hồng (6335,1 nghìn tấn) > Đông Nam Bộ (1801,8 nghìn tấn)
o Sai, vì Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực có hạt cao nhất nhưng không có dân số trung bình cao nhất.
2. Đông Nam Bộ có sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người thấp nhất trong 3 vùng năm 2021:
o Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người:
§ Đồng bằng sông Hồng: 6335,1 / 23224,84 ≈ 0,273 tấn/người
§ Đông Nam Bộ: 1801,8 / 18315,00 ≈ 0,098 tấn/người
§ Đồng bằng sông Cửu Long: 24480,8 / 17422,62 ≈ 1,405 tấn/người
o Đúng, vì Đông Nam Bộ có sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người thấp nhất.
3. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long gấp 14 lần Đông Nam Bộ năm 2021:
o Tỷ lệ sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người: 1,405 / 0,098 ≈ 14,33
o Đúng, vì sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long gấp khoảng 14,33 lần Đông Nam Bộ.
4. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đồng bằng sông Hồng bằng 1/3 của Đồng bằng sông Cửu Long:
o Tỷ lệ sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người: 0,273 / 1,405 ≈ 0,194 (khoảng 1/5)
o Sai, vì sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đồng bằng sông Hồng bằng khoảng 1/5 của Đồng bằng sông Cửu Long, không phải 1/3.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [708616]: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Sơn La năm 2022 và 2023
(Đơn vị: oC)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch nhiệt độ trung bình năm của Sơn La năm 2022 và 2023 là bao nhiêu oC (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
Câu 24 [708617]: Cho bảng số liệu:
Mực nước sông Thao (trạm Yên Bái) năm 2020 và 2023
(Đơn vị: cm)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa mực nước cao nhất và thấp nhất năm 2020 với chênh lệch mực nước cao nhất và thấp nhất năm 2023 của sông Thao tại trạm Yên Bái là bao nhiêu cm (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Câu 25 [708618]: Năm 2022, khu vực thành thị nước ta có tỉ suất sinh thô là 14,21‰, tỉ suất chết thô là 4,95‰; khu vực nông thôn có tỉ suất sinh thô là 15,77‰, tỉ suất chết thô là 6,81‰. Hãy cho biết chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa thành thị và nông thôn năm 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)?
Câu 26 [708619]: Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (giá thực tế) của nước ta là 1044875,0 tỉ đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 214506,0 tỉ đồng. Năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của cả nước là 3222679,0 tỉ đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 521975,0 tỉ đồng. Hãy cho biết tỉ lệ của các thành phần kinh tế còn lại trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của nước ta năm 2022 tăng bao nhiêu % so với năm 2010 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 27 [708620]: Năm 2021, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta là 1621598,9 nghìn tấn, của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước là 1538248,7 nghìn tấn, hãy cho biết khối lượng hàng hoá vận chuyển của các thành phần kinh tế còn lại chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu năm 2021 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 28 [708621]: Cho bảng số liệu
Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên phân theo địa phương năm 2021
(Đơn vị: chiếc)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa vào bảng số liệu, tính số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên của các vùng còn lại năm 2021 (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của nghìn chiếc).