PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [708622]: Trung bình mỗi năm có khoảng bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta?
A, từ 3 đến 4 cơn bão.
B, từ 4 đến 6 cơn bão.
C, từ 5 đến 7 cơn bão.
D, từ 6 đến 8 cơn bão.
Đáp án: A
Câu 2 [708623]: Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của động đất?
A, Tây Nguyên.
B, Đông Bắc.
C, Đông Nam Bộ.
D, Tây Bắc.
Đáp án: D
Câu 3 [708624]: Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A, Đồng bằng duyên hải.
B, Các đồng bằng ven sông.
C, Ven các thành phố lớn.
D, Các cao nguyên badan.
Đáp án: C
Câu 4 [708625]: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?
A, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
B, Vùng Đông Nam Bộ.
C, Vùng đồng bằng sông Hồng.
D, Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Câu 5 [708626]: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm?
A, Có thế mạnh phát triển lâu dài.
B, Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C, Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
D, Sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn.
Đáp án: D
Câu 6 [708627]: Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do
A, hoạt động của gió phơn khô nóng.
B, ảnh hưởng của Tín phong đông bắc.
C, địa hình bờ biển không đón gió mùa.
D, địa hình núi dốc đứng về phía biển.
Đáp án: C
Câu 7 [708628]: Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta?
A, Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
B, Khó khăn để nâng cao mức sống cho người lao động.
C, Khó khăn cho vấn đề việc làm và nhà ở.
D, Gây ô nhiễm môi trường ở tất cả các vùng.
Đáp án: A
Câu 8 [708629]: Thu nhập bình quân của nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do
A, phần lớn lao động làm dịch vụ.
B, năng suất lao động thấp.
C, phần lớn lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
D, lao động chỉ chuyên sâu một nghề.
Đáp án: B
Câu 9 [708630]: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ chăn nuôi
A, lợn.
B, gia cầm.
C, trâu.
D, bò.
Đáp án: A
Câu 10 [708631]: Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta, tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Giá trị kinh tế cao hơn.
B, Chính sách của Nhà nước.
C, Đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.
D, Xuất khẩu ngày càng mở rộng.
Đáp án: A
Câu 11 [708632]: Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là
A, quốc lộ 1.
B, đường sắt Thống Nhất.
C, đường 14.
D, đường 9.
Đáp án: A
Câu 12 [708633]: Số lượt khách du lịch nội địa trong các năm qua tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Chất lượng phục vụ tốt hơn.
B, Mức sống nhân dân được nâng cao.
C, Sản phẩm du lịch này càng đa dạng.
D, Cơ sở vật chất được tăng cường.
Đáp án: B
Câu 13 [708634]: Lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối điều hòa và kéo dài chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A, Nhiều hồ đầm, địa hình thấp, phẳng, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển.
B, Địa hình thấp, phẳng, diện tích lưu vực sông rộng, có nhiều cửa sông.
C, Địa hình bằng phẳng, rộng lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
D, Sông dài, có hồ lớn điều tiết nước, diện tích lưu vực và tổng nước lớn.
Đáp án: D
Câu 14 [708635]: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo vùng nước ta năm 2022
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng với biểu đồ trên?
A, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất cả nước.
B, Tây Nguyên có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất cả nước.
C, Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ.
D, Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cao hơn cả nước.
Đáp án: D
Câu 15 [708636]: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất chè ở Tây Nguyên là
A, có đất badan trên các cao nguyên rộng, khí hậu cận xích đạo.
B, đất feralit trên nhiều loại đá mẹ, khí hậu phân hóa theo độ cao.
C, mực nước ngầm phong phú, địa hình các cao nguyên xếp tầng.
D, mạng lưới sông ngòi dày đặc, diện tích rừng còn tương đối lớn.
Đáp án: B
Câu 16 [708637]: Các vịnh biển ở Nam Trung Bộ nước ta là kết quả tác động kết hợp chủ yếu của
A, các mạch núi lan ra biển và thềm lục địa nông.
B, mài mòn diễn ra mạnh mẽ và thềm lục địa sâu.
C, các mạch núi lan ra biển và bồi tụ diễn ra chậm.
D, quá trình xâm thực và mài mòn diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án: B
Câu 17 [708638]: Sự hình thành gió phơn Tây Nam ở các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta là do tác động kết hợp của
A, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Trường Sơn.
B, gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và dãy Trường Sơn.
C, địa hình núi đồi kéo dài ở phía tây và Tín phong bán cầu Bắc.
D, lãnh thổ hẹp ngang và hoạt động của các loại gió vào mùa hạ.
Đáp án: A
Câu 18 [708639]: Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A, Khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường.
B, Giảm rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
C, Thích ứng với thị trường tiêu thụ, khai thác hiệu quả các nguồn lực.
D, Tăng khối lượng nông sản, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
Đáp án: C
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [708640]: Cho thông tin sau:
Gió mùa Tây Nam là một hiện tượng khí tượng quan trọng ở Việt Nam, thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Gió mùa Tây Nam mang theo lượng lớn hơi nước, gây mưa nhiều. Đây là nguồn mưa chính trong mùa hè, giúp cung cấp nước cho nông nghiệp và làm giảm nhiệt độ không khí.
Câu 20 [708641]: Cho thông tin sau:
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Có ba chỉ tiêu quy định đất sử dụng cho nông nghiệp là độ dốc, tầng dày và tỉ lệ chất dinh dưỡng của đất. Đất có độ dốc dưới 25° có thể dùng cho mục đích nông nghiệp, còn độ dốc trên 25° là thuộc về đất lâm nghiệp. Đất dùng cho mục đích nông nghiệp phải có tầng dày từ 30cm trở lên và phải có chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng phát triển và cho thu hoạch.
(Nguồn: Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Thái Nguyên, 2019, trang 218)
a. Đ, Đất feralit trên địa hình đồi núi thấp, cao nguyên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả.
Ví dụ: Các cao nguyên ở Tây Nguyên phát triển chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, điều,...); các đồi núi thấp ở TD&MNBB trồng nhiều chè, cây ăn quả (vải thiều, mận,...). b. Đ, Đất phù sa ở các đồng bằng thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả.
Ví dụ: ĐBSCL là vùng chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả; ĐBSH phát triển cây lương thực, thực phẩm. c. S, Tất cả các loại đất phù sa ở nước ta đều là phù sa ngọt từ sông. Duyên hải miền trung phù sa nguồn gốc biển. d. Đ, Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và phương hướng sản xuất trong nông nghiệp.
- Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hoá, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.
- Địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong công tác chống xói mòn, rửa trôi,... Địa hình cũng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Câu 21 [708642]: Cho biểu đồ sau: diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm (Đơn vị: Nghìn ha)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
1. Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng từ năm 1995 đến 2021:
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước: 1089,5 - 453,6 = 635,9 nghìn ha
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long: 772,4 - 289,4 = 483,0 nghìn ha
o Đúng, vì diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng từ năm 1995 đến 2021.
2. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 60% của cả nước:
o Năm 1995: (289,4 / 453,6) * 100 ≈ 63,80%
o Năm 2021: (772,4 / 1089,5) * 100 ≈ 70,89%
o Đúng, vì diện tích nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 60% của cả nước.
3. Năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại là 317,1 nghìn ha:
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại = 1089,5 - 772,4 = 317,1 nghìn ha
o Đúng, vì diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại là 317,1 nghìn ha.
4. Năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại tăng 172,9 nghìn ha so với năm 1995:
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại năm 1995 = 453,6 - 289,4 = 164,2 nghìn ha
o Tăng diện tích = 317,1 - 164,2 = 152,9 nghìn ha
o Sai, vì diện tích nuôi trồng thủy sản của các vùng còn lại tăng 152,9 nghìn ha so với năm 1995, không phải 172,9 nghìn ha.
Câu 22 [708643]: Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dưới đây là các phát biểu cùng với đánh giá đúng/sai và tính toán cụ thể:
1. Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của nước ta đều tăng từ năm 2000 đến 2021:
o Diện tích gieo trồng: 8399,1 nghìn ha (2000) → 8615,9 nghìn ha (2010) → 8142,9 nghìn ha (2021) (giảm từ 2010 đến 2021)
o Sản lượng lương thực có hạt: 34538,9 nghìn tấn (2000) → 44632,2 nghìn tấn (2010) → 48301,0 nghìn tấn (2021) (tăng)
o Sai, vì diện tích gieo trồng không tăng đều từ năm 2000 đến 2021.
2. Năng suất lương thực có hạt của nước ta tăng từ năm 2000 đến 2021:
o Năng suất lương thực có hạt (tấn/ha):
§ Năm 2000: 34538,9 / 8399,1 ≈ 4,11 tấn/ha
§ Năm 2010: 44632,2 / 8615,9 ≈ 5,18 tấn/ha
§ Năm 2021: 48301,0 / 8142,9 ≈ 5,93 tấn/ha
o Đúng, vì năng suất lương thực có hạt tăng từ năm 2000 đến 2021.
3. Năng suất lương thực có hạt của nước ta năm 2021 gấp 2,4 lần năm 2000:
o Tỷ lệ năng suất năm 2021 so với năm 2000 = 5,93 / 4,11 ≈ 1,44
o Sai, vì năng suất lương thực có hạt năm 2021 chỉ gấp khoảng 1,44 lần năm 2000, không phải 2,4 lần.
4. Năng suất lương thực có hạt của nước ta năm 2010 là 59,3 tạ/ha:
o Năng suất lương thực có hạt năm 2010 = 5,18 tấn/ha = 51,8 tạ/ha
o Sai, vì năng suất lương thực có hạt năm 2010 là 51,8 tạ/ha, không phải 59,3 tạ/ha.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [708644]:
Số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm Quy Nhơn năm 2023
(Đơn vị: giờ)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết số giờ nắng trung bình năm của trạm Quy Nhơn năm 2023 là bao nhiêu giờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của số giờ)?
Câu 24 [708645]: Cho bảng số liệu:
Lưu lượng nước trung bình các thángcủa sông Hồng (trạm Hà Nội) và sông Tiền (trạm Mỹ Thuận)
(Đơn vị: m3/s)

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam - NXB GDVN 2024)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch tổng lưu lượng nước mùa cạn giữa hai sông là bao nhiêu nghìn m3/s (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?



Làm tròn đến nghìn m3/s là 8,8.
Câu 25 [708646]: Năm 2005, khu vực thành thị nước ta có tỉ suất sinh thô là 15,60‰, tỉ suất chết thô là 4,20‰; đến năm 2022, tỉ suất sinh thô là 14,21‰, tỉ suất chết thô là 4,95‰. Hãy cho biết chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thành thị giữa hai năm 2005 và 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)?
Câu 26 [708647]: Năm 2010, GDP (giá hiện hành) nước ta là 2739843,2 tỉ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 421253,4 tỉ đồng. Năm 2022, GDP là 9548737,7 tỉ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 1141602,1 tỉ đồng. Hãy cho biết giá trị của các khu vực kinh tế còn lại năm 2022 gấp bao nhiêu lần năm 2010 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 27 [708648]: Cho bảng số liệu:
Số lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phân theo phương tiện đến năm 2021
(Đơn vị: Nghìn lượt người)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết số lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bằng các phương tiện khác chiếm bao nhiêu % trong tổng số năm 2021 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 28 [708649]: Năm 2020, số sinh viên các trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long là 160653 người, biết số sinh viên của Đồng bằng sông Cửu Long bằng 21,57% số sinh viên của Đồng bằng sông Hồng. Hãy cho biết số sinh viên các trường đại học ở Đồng bằng sông Hồng năm 2020 gấp bao nhiêu lần của Đồng bằng sông Cửu Long (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?