PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [709178]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A, Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
B, Hầu hết là địa hình núi cao.
C, Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
D, Địa hình vùng nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: B
Câu 2 [709179]: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?
A, Bên ngoài của lãnh hải.
B, Phía trong đường cơ sở.
C, Hệ thống các bãi triều.
D, Hệ thống đảo ven bờ.
Đáp án: A
Câu 3 [709180]: Từ 2025, nước ta có mấy thành phố trực thuộc Trung ương?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
5 thành phố trực thuộc TW là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Từ 2025 có Huế. Đáp án: D
Câu 4 [709181]: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là
A, cây lương thực.
B, cây rau đậu.
C, cây công nghiệp.
D, cây ăn quả.
Đáp án: A
Câu 5 [709182]: Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
A, Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
B, Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.
C, Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…
D, Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.
Đáp án: D
Câu 6 [709183]: Thiên tai nào không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A, Động đất.
B, Ngập lụt.
C, Lũ quét.
D, Hạn hán.
Đáp án: A
Câu 7 [709184]: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn vì
A, Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.
B, Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.
C, Dân nông thôn vào thành thị tìm việc làm.
D, Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác nông thôn.
Đáp án: D
Câu 8 [709185]: Đâu là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?
A, Mật độ cao nhất Đông Nam Á.
B, Tất cả được bê tông hóa.
C, Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
D, Đều chạy theo hướng Bắc - Nam.
Đáp án: C
Câu 9 [709186]: Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do
A, nền kinh tế-xã hội phát triển nhanh.
B, thành phần dân cư, dân tộc đa dạng.
C, vị trí tiếp xúc các luồng di cư lớn.
D, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Đáp án: D
Câu 10 [709187]: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A, Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
B, Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
C, Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
D, Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.
Đáp án: C
Câu 11 [709188]: Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông và thềm lục địa?
A, Tài nguyên biển đang ngày càng suy thoái.
B, Là biển biển chung quốc gia trong khu vực.
C, Để cùng khai thác nguồn lợi ven biển.
D, Để cùng phòng tránh các thiên tai.
Đáp án: B
Câu 12 [709189]: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh bão có hiệu quả nhất?
A, Có các biện pháp di dân khi bão đang hoạt động.
B, Củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.
C, Huy động sức dân phòng tránh bão.
D, Tăng cường các thiết bị dự báo chính xác.
Đáp án: D
Câu 13 [709190]: Phát biểu nào sau đây đúng về sự phát triển công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Hình thành các chuỗi trung tâm công nghiệp nhờ thu hút đầu tư của nước ngoài.
B, Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có quy mô lớn, hình thành các khu chế xuất.
C, Tập trung nhiều ngành công nghệ cao nhất cả nước, hình thành các khu chế xuất vùng ven biển.
D, Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng rất đa dạng thuận lợi cho phát triển năng lượng.
Đáp án: A
Câu 14 [709191]: Cho biểu đồ sau:


Biểu đồ kết quả kinh doanh ngành du lịch nước ta giai đoạn 2010 – 2022
(Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ; Doanh thu của các cơ sở lưu trú và lữ hành)
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào dưới đây? A, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách và doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - sơ bộ 2022.
B, Doanh thu và cơ cấu khách du lịch giai đoạn 2010 - sơ bộ 2022.
C, Số lượng hành khách và doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - sơ bộ 2022.
D, Khách du lịch trong nước và doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - sơ bộ 2022.
Đáp án: C
Câu 15 [709192]: Mục tiêu chủ yếu nhất của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên là
A, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp của vùng phát triển.
B, xuất khẩu điện sang nước lân cận để thu nguồn ngoại tệ cho nước ta.
C, cung cấp nước tưới vào mùa khô, phát triển ngành du lịch và thủy sản.
D, cung cấp nguồn điện cho vùng để nâng cao cuộc sống cho người dân.
Đáp án: A
Câu 16 [709193]: Hiệu quả kinh tế - xã hội chủ yếu mà cây công nghiệp lâu năm mang lại ở vùng Đông Nam Bộ là
A, thu hút nguồn vốn lớn nhất cả nước, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở nước ta.
B, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giải quyết việc làm, phân bố dân cư.
C, nâng cao thu nhập cho người dân, hình thành cơ sở chế biến có quy mô lớn.
D, thu hút được nhiều lao động từ các vùng khác, phân bố lao động trong vùng.
Đáp án: B
Câu 17 [709194]: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, đẩy mạnh thâm canh, liên kết vùng sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu.
B, mở rộng diện tích đất trồng, đảm bảo nước tưới, thu hút nguồn đầu tư.
C, áp dụng khoa học công nghệ, phát triển chế biến, sử dụng giống mới.
D, quy hoạch vùng sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
Đáp án: C
Câu 18 [709195]: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do tác động kết hợp của
A, tổng lượng phù sa sông, khí hậu nóng ẩm và thềm lục địa.
B, nhiều cửa sông lớn, rừng ngập mặn và hoạt động con người.
C, thềm lục địa, diện tích lưu vực và tổng lượng phù sa sông.
D, lịch sử khai thác lãnh thổ, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
Đáp án: C
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [709196]: Cho thông tin sau:
Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 90% diện tích cà phê cả nước. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và đất đỏ badan màu mỡ là điều kiện lý tưởng cho cây cà phê phát triển. Các tỉnh như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, và Kon Tum nổi tiếng với sản lượng cà phê cao, đặc biệt là cà phê Robusta. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu và giá cả thị trường biến động.
Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 90% diện tích cà phê cả nước. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và đất đỏ badan màu mỡ là điều kiện lý tưởng cho cây cà phê phát triển. Các tỉnh như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, và Kon Tum nổi tiếng với sản lượng cà phê cao, đặc biệt là cà phê Robusta. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu và giá cả thị trường biến động.
Câu 20 [709197]: Cho thông tin sau:
Như vậy là bằng sức bồi đắp của mình, hai con sông Hồng và Thái Bình đã xây dựng một châu thổ thống nhất và rộng lớn. Bề mặt đồng bằng phù sa hơi nghiêng về phía biển và có độ dốc không đáng kể (4-5 cm/km). Chênh lệch giữa nơi cao nhất và thấp nhất không vượt quá 10 cm, nếu ta không kể đến các bậc thềm cũ và đồi núi sót còn nằm rải rác trong đồng bằng, nhất là ở rìa phía đông bắc.
Như vậy là bằng sức bồi đắp của mình, hai con sông Hồng và Thái Bình đã xây dựng một châu thổ thống nhất và rộng lớn. Bề mặt đồng bằng phù sa hơi nghiêng về phía biển và có độ dốc không đáng kể (4-5 cm/km). Chênh lệch giữa nơi cao nhất và thấp nhất không vượt quá 10 cm, nếu ta không kể đến các bậc thềm cũ và đồi núi sót còn nằm rải rác trong đồng bằng, nhất là ở rìa phía đông bắc.
(Nguồn: Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 113-114)
Câu 21 [709198]: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2021
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2021
(Đơn vị: triệu lít)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp nước ta năm 2000 và 2021, chúng ta có thể xét đúng sai và cách tính cụ thể cho các nhận định sau:
1. Sản lượng nước khoáng năm 2021 tăng gần 6 lần so với năm 2000:
o Sai. Sản lượng nước khoáng năm 2021 là 1036,7 triệu lít, tăng khoảng 6,88 lần so với năm 2000 (150,8 triệu lít).
2. Từ năm 2000 đến 2021, sản lượng nước tinh khiết tăng nhanh nhất trong 3 sản phẩm:
o Đúng. Tỷ lệ tăng trưởng của nước tinh khiết là khoảng 96,8 lần ((2729,0 - 27,9) / 27,9), cao hơn so với bia và nước khoáng.
3. Từ năm 2000 đến 2021, sản lượng bia tăng nhiều hơn nước tinh khiết:
o Đúng. Sản lượng bia tăng 2709,8 triệu lít (3488,9 - 779,1), nhiều hơn so với nước tinh khiết tăng 2701,1 triệu lít (2729,0 - 27,9).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng bia, nước khoáng, nước tinh khiết nước ta năm 2000 và 2021 là biểu đồ cột:
Đúng
1. Sản lượng nước khoáng năm 2021 tăng gần 6 lần so với năm 2000:
o Sai. Sản lượng nước khoáng năm 2021 là 1036,7 triệu lít, tăng khoảng 6,88 lần so với năm 2000 (150,8 triệu lít).
2. Từ năm 2000 đến 2021, sản lượng nước tinh khiết tăng nhanh nhất trong 3 sản phẩm:
o Đúng. Tỷ lệ tăng trưởng của nước tinh khiết là khoảng 96,8 lần ((2729,0 - 27,9) / 27,9), cao hơn so với bia và nước khoáng.
3. Từ năm 2000 đến 2021, sản lượng bia tăng nhiều hơn nước tinh khiết:
o Đúng. Sản lượng bia tăng 2709,8 triệu lít (3488,9 - 779,1), nhiều hơn so với nước tinh khiết tăng 2701,1 triệu lít (2729,0 - 27,9).
4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng bia, nước khoáng, nước tinh khiết nước ta năm 2000 và 2021 là biểu đồ cột:
Đúng
Câu 22 [709199]: Cho bảng số liệu

SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2022
PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2022
(Đơn vị: doanh nghiệp)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo vùng nước ta năm 2022, chúng ta có thể xét đúng sai và cách tính cụ thể cho các nhận định sau:
1. Số doanh nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ chiếm trên 70% của cả nước năm 2022:
o Đúng. Tổng số doanh nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 648432, chiếm khoảng 72,4% của cả nước (895876).
2. Có 3 vùng có số doanh nghiệp dưới 50 nghìn năm 2022:
o Sai. Chỉ có 2 vùng có số doanh nghiệp dưới 50 nghìn là Trung du và miền núi phía Bắc (39341) và Tây Nguyên (24914).
3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số doanh nghiệp cao hơn 3 vùng năm 2022:
o Đúng. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số doanh nghiệp cao hơn 2 vùng là Trung du và miền núi phía Bắc (39341) và Tây Nguyên (24914), Đồng bằng sông Cửu Long (65290).
4. Trung du và miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp thấp hơn Tây Nguyên năm 2022:
o Sai. Trung du và miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp (39341) cao hơn Tây Nguyên (24914).
1. Số doanh nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ chiếm trên 70% của cả nước năm 2022:
o Đúng. Tổng số doanh nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 648432, chiếm khoảng 72,4% của cả nước (895876).
2. Có 3 vùng có số doanh nghiệp dưới 50 nghìn năm 2022:
o Sai. Chỉ có 2 vùng có số doanh nghiệp dưới 50 nghìn là Trung du và miền núi phía Bắc (39341) và Tây Nguyên (24914).
3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số doanh nghiệp cao hơn 3 vùng năm 2022:
o Đúng. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số doanh nghiệp cao hơn 2 vùng là Trung du và miền núi phía Bắc (39341) và Tây Nguyên (24914), Đồng bằng sông Cửu Long (65290).
4. Trung du và miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp thấp hơn Tây Nguyên năm 2022:
o Sai. Trung du và miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp (39341) cao hơn Tây Nguyên (24914).
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [709200]: Cho bảng số liệu:

Lưu lượng nước một số sông chính nước ta năm 2023
(Đơn vị: m3/s)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết năm 2023, chênh lệch giữa lưu lượng nước cao nhất và thấp nhất của sông Mã (trạm Cẩm Thuỷ) với chênh lệch lưu lượng nước cao nhất và thấp nhất của sông Cả (trạm Dừa) là bao nhiêu m3/s (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
1. Tính chênh lệch của sông Mã (trạm Cẩm Thủy): 2500 - 58 = 2442
2. Tính chênh lệch của sông Cả (trạm Dừa): 4550 - 70 = 4480
3. Tính chênh lệch giữa hai giá trị trên: 4480 - 2442 = 2038
Vậy kết quả chênh lệch là 2038 m3/s.
2. Tính chênh lệch của sông Cả (trạm Dừa): 4550 - 70 = 4480
3. Tính chênh lệch giữa hai giá trị trên: 4480 - 2442 = 2038
Vậy kết quả chênh lệch là 2038 m3/s.
Câu 24 [709201]: Cho bảng số liệu:

Tổng diện tích và diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch về tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích giữa 2 vùng là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích của Đồng bằng sông Hồng: 770,5 × 10 / 21278,6 x 100 ≈ 36,2
2. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long: 2572,7 x 10 / 40922,6 x 100 ≈ 62,8
3. Chênh lệch giữa hai tỷ lệ: 62,8 - 36,2 = 26,6
Vậy chênh lệch là 27%.
2. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long: 2572,7 x 10 / 40922,6 x 100 ≈ 62,8
3. Chênh lệch giữa hai tỷ lệ: 62,8 - 36,2 = 26,6
Vậy chênh lệch là 27%.
Câu 25 [709202]: Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên nước ta là 51704,88 nghìn người, trong đó lao động nam chiếm 53,2% trong tổng lực lượng lao động, hãy cho biết lao động nữ từ 15 tuổi trở lên nước ta năm 2022 là bao nhiêu triệu người (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
1. Số lao động nam: 51704,88 x 53,2 / 100 = 27488,6
2. Số lao động nữ: 51704,88 - 27488,6 = 24216,28
3. Chuyển đổi số lao động nữ sang triệu người: 24216,28 / 1000 = 24,2
Vậy kết quả là 24,2 triệu người.
2. Số lao động nữ: 51704,88 - 27488,6 = 24216,28
3. Chuyển đổi số lao động nữ sang triệu người: 24216,28 / 1000 = 24,2
Vậy kết quả là 24,2 triệu người.
Câu 26 [709203]: Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD. Hãy cho biết giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu tỷ USD. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 683
2. Thặng dư thương mại: 28
3. Giá trị xuất khẩu:
(683 +28) / 2=355,5
Sau khi làm tròn, 355,5 trở thành 356.
Vậy giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 là 356 tỷ USD (làm tròn đến hàng đơn vị).
2. Thặng dư thương mại: 28
3. Giá trị xuất khẩu:
(683 +28) / 2=355,5
Sau khi làm tròn, 355,5 trở thành 356.
Vậy giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 là 356 tỷ USD (làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 27 [709204]: Cho bảng số liệu:

Tổng sản lượng thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác nước ta năm 1990 và 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2021 gấp bao nhiêu lần năm 1990 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
1. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 1990: 890,6 - 728,5 = 162,1
2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021: 8826,7 - 3938,8 = 4887,9
3. Tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021 so với năm 1990: 4887,9 / 162,1 = 30,2
Vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021 gấp 30,2 lần năm 1990 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021: 8826,7 - 3938,8 = 4887,9
3. Tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021 so với năm 1990: 4887,9 / 162,1 = 30,2
Vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2021 gấp 30,2 lần năm 1990 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 28 [709205]: Năm 2000, diện tích gieo trồng ngô của Tây Nguyên là 86,8 nghìn ha, sản lượng ngô đạt 320,3 nghìn tấn. Đến 2021, diện tích ngô là 172,9 nghìn ha, sản lượng 1036,2 nghìn tấn. Hãy cho biết năng suất ngô năm 2021 tăng bao nhiêu tạ/ha so với năm 2000 (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
Để tính năng suất ngô năm 2021 tăng bao nhiêu tạ/ha so với năm 2000, bạn có thể làm
theo các bước sau:
1. Tính năng suất ngô năm 2000: 320,3 / 86,8 = 3,7 (tấn/ha)
2. Tính năng suất ngô năm 2021: 1036,2 / 172,9 = 6,0 (tấn/ha)
3. Tính mức tăng năng suất ngô năm 2021 so với năm 2000: 6,0 - 3,7 = 2,3 (tấn/ha)
4. Chuyển đổi từ tấn/ha sang tạ/ha (1 tấn = 10 tạ): 2,3 × 10 = 23,0 (tạ/ha)
Vậy, năng suất ngô năm 2021 tăng 23,0 tạ/ha so với năm 2000 (làm tròn đến một chữ số thập phân).
1. Tính năng suất ngô năm 2000: 320,3 / 86,8 = 3,7 (tấn/ha)
2. Tính năng suất ngô năm 2021: 1036,2 / 172,9 = 6,0 (tấn/ha)
3. Tính mức tăng năng suất ngô năm 2021 so với năm 2000: 6,0 - 3,7 = 2,3 (tấn/ha)
4. Chuyển đổi từ tấn/ha sang tạ/ha (1 tấn = 10 tạ): 2,3 × 10 = 23,0 (tạ/ha)
Vậy, năng suất ngô năm 2021 tăng 23,0 tạ/ha so với năm 2000 (làm tròn đến một chữ số thập phân).