PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [709508]: Loại thiên tai nào thường xảy ra ở vùng núi của nước ta?
A, Ngập lụt.
B, Bão.
C, Hạn hán.
D, Lũ quét.
Đáp án: D
Câu 2 [709509]: Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do
A, mật độ xây dựng cao.
B, triều cường.
C, lũ quét.
D, mưa đá.
Đáp án: B
Câu 3 [709510]: Nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu trong sự phân hoá mưa theo không gian ở nước ta?
A, Biển và hình dạng lãnh thổ.
B, Hoàn lưu khí quyển và địa hình.
C, Bão và các khối khí ẩm từ biển vào.
D, Dải hội tụ nhiệt đới và dòng biển.
Đáp án: B
Câu 4 [709511]: Mùa bão của Việt Nam thường trong khoảng thời gian nào?
A, Tháng I đến tháng VII.
B, Tháng V đến tháng IX.
C, Tháng VI đến tháng XI.
D, Tháng V đến tháng X.
Đáp án: C
Câu 5 [709512]: Đâu không phải biểu hiện của sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta?
A, Khí hậu mang tính chất hải dương rõ rệt.
B, Thiên nhiên phân hóa thành ba đai cao.
C, Ở Việt Nam có thể trồng được những loại cây ôn đới.
D, Xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi ở Hoàng Liên Sơn.
Đáp án: A
Câu 6 [709513]: Gió mùa Đông Bắc nước ta
A, hoạt động chủ yếu từ tháng VI đến tháng IX ở lãnh thổ nước ta.
B, ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
C, làm cho miền Bắc có mùa đông nửa đầu lạnh ẩm, nửa sau lạnh khô.
D, tạo ra một mùa đông lạnh ở miền khí hậu phía Bắc.
Đáp án: D
Câu 7 [709514]: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra còn chậm chạp chủ yếu do
A, tập quán sinh hoạt của người dân.
B, công nghiệp hóa phát triển còn chậm.
C, chính sách phát triển còn chậm đổi mới.
D, chịu ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh.
Đáp án: B
Câu 8 [709515]: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp hiện nay là
A, ngành nông nghiệp giảm tỉ trọng, ngành thủy sản tăng tỉ trọng.
B, ngành trồng trọt có xu hướng tăng tỉ trọng.
C, ngành thủy sản giảm tỉ trọng.
D, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Đáp án: A
Câu 9 [709516]: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động.
B, khí hậu không thuận lợi cho cây trồng.
C, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
D, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Đáp án: A
Câu 10 [709517]: Thủy sản nuôi trồng quan trọng nhất của nước ta hiện nay là
A, tôm.
B, cá.
C, bạch tuộc.
D, bào ngư.
Đáp án: A
Câu 11 [709518]: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay?
A, Mạng lưới đường bộ phủ kín các vùng.
B, Đã mở rộng và hiện đại hóa.
C, Đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
D, Có một trục đường bộ xuyên quốc gia.
Đáp án: D
Câu 12 [709519]: Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A, Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
B, Môi trường biển không chia cắt được.
C, Môi trường biển nhạy cảm trước tác động của con người.
D, Mang lại nhiều việc làm cho ngư dân.
Đáp án: D
Câu 13 [709520]: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay?
A, Các trung tâm du lịch được nâng cấp.
B, Nhu cầu du lịch tăng.
C, Gián đoạn hoàn toàn về mùa đông.
D, Bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19.
Đáp án: C
Câu 14 [709521]: Cho biểu đồ:

Biểu đồ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 2002 - 2022
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)


Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng về biểu đồ trên?
A, Số dự án đầu tư ra nước ngoài tăng liên tục qua các năm.
B, Tổng vốn đăng ký cao nhất vào năm 2010.
C, Số dự án năm 2022 gấp 7,8 lần năm 2002.
D, Tổng vốn đăng ký năm 2022 thấp hơn năm 2018.
Đáp án: A
Câu 15 [709522]: Dịch vụ hàng hải ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A, bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu, gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B, các tỉnh đều giáp biển, đô thị lớn ở ven biển, hạ tầng hoàn thiện.
C, kinh tế phát triển, mức sống cải thiện, hội nhập quốc tế sâu rộng.
D, đời sống nhân dân ngày càng cao, công nghiệp tăng trưởng, thu hút nhiều vốn đầu tư.
Đáp án: C
Câu 16 [709523]: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng và phát triển sân bay ở Tây Nguyên là
A, tăng năng lực vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa.
B, thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế.
C, nâng cao vị thế vùng, phát triển ngành du lịch.
D, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng khả năng trao đổi hàng hóa với các nước khác.
Đáp án: B
Câu 17 [709524]: Ý nghĩa lớn nhất của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, tạo ra nguồn nước dự trữ, có tài nguyên để phát triển ngành du lịch.
B, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành công nghiệp.
C, tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, tạo ra tập quán sản xuất mới.
D, kết hợp phát triển công nghiệp điện với thủy sản, tạo việc làm cho người dân.
Đáp án: B
Câu 18 [709525]: Quá trình bồi tụ mở rộng nhanh đồng bằng châu thổ sông của nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, thềm lục địa nông và mở rộng.
B, Do đồng bằng ở gần với địa hình núi.
C, Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều dãy núi ăn lan sát biển.
D, Chế độ nước phân hóa sâu sắc theo mùa, lượng mưa lớn và dồn dập.
Đáp án: A
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [709526]: Cho thông tin sau:
Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Hiện nay, ngành này chiếm khoảng 17,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng điện tử hàng đầu thế giới, với các sản phẩm chủ lực như điện thoại di động, máy tính và linh kiện điện tử. Các công ty đa quốc gia như Samsung, Foxconn và Intel đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Câu 20 [709527]: Cho thông tin sau:
Bão là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường xuyên ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc. Trung bình mỗi năm, Việt Nam phải đối mặt với khoảng 6-7 cơn bão nhiệt đới, gây ra mưa lớn, gió mạnh và lũ lụt. Bão không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Câu 21 [709528]: Cho bảng số liệu
TỔNG MỨC LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU
VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU NƯỚC TA NĂM 2001 VÀ 2021
(Đơn vị: tỷ đô la Mỹ)


(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu và giá trị xuất khẩu nước ta năm 2001 và 2021, chúng ta có thể xét đúng sai và cách tính cụ thể cho các nhận định sau:

1. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta năm 2021 đều tăng so với năm 2001:

o Đúng. Cả giá trị xuất khẩu và tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu đều tăng từ năm 2001 đến 2021.

2. Giá trị nhập khẩu năm 2021 là 333,0 tỷ đô la Mỹ:

o Đúng. Giá trị nhập khẩu năm 2021 là 333,0 tỷ đô la Mỹ (669,2 - 336,2).

3. Cán cân xuất - nhập khẩu năm 2001 và 2021 đều dương:

o Sai. Cán cân xuất - nhập khẩu năm 2001 là -1,2 tỷ đô la Mỹ (15,0 - (31,2 - 15,0)), và năm 2021 là 3,2 tỷ đô la Mỹ (336,2 - (669,2 - 336,2)). Chỉ có năm 2021 là dương.

4. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu trong thời kì 2001 - 2021:

o Đúng. Tỷ lệ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu là khoảng 2141,3% ((336,2 - 15,0) / 15,0), cao hơn so với giá trị nhập khẩu là khoảng 2048,8% ((333,0 - 16,2) / 16,2).
Câu 22 [709529]: Cho bảng số liệu về hiện trạng rừng nước ta giai đoạn 2010 - 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về hiện trạng rừng nước ta giai đoạn 2010 - 2022, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:
1. Tổng diện tích rừng của nước ta tăng 1402 nghìn ha trong giai đoạn 2010 - 2022: Đúng (Đ)
o Tổng diện tích rừng tăng từ 13388,1 nghìn ha (năm 2010) lên 14790,1 nghìn ha (năm 2022), tức tăng 1402 nghìn ha.
2. Tỷ lệ che phủ rừng tăng thêm 3,5% giai đoạn 2010 - 2022: Sai (S)
o Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 39,5% (năm 2010) lên 42,0% (năm 2022), tức tăng thêm 2,5%.
3. Biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất để thể hiện tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta qua 3 năm trên: Đúng (Đ)
o Biểu đồ kết hợp (kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường) là thích hợp nhất để thể hiện cả hai chỉ số này.
4. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều tăng qua 3 năm: Đúng (Đ)
o Cả tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng đều tăng qua các năm 2010, 2015 và 2022.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [709530]: Một tàu biển đang ở ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 20,7 hải lí. Hãy cho biết con tàu đó cách ranh giới ngoài về phía biển của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu km (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
từ đường cs -> ranh giới ngoài = 200 hải lí -> tàu cách ranh giới ngoài = 200 - 20,7 = 179,3 hải lí, lấy 179,3 x 1852 : 1000
Câu 24 [709531]: Cho bảng số liệu:
Lượng bốc hơi và cân bằng ẩm trung bình nhiều năm tại một số địa phương
(Đơn vị: mm)

(Nguồn: Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 122)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa địa điểm có lượng mưa cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu mm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?

(Nguồn: Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 122)
Công thức tính chênh lệch lượng mưa:
Chênh lệch giữa lượng mưa cao nhất (Phú Quốc) và thấp nhất (Phan Thiết):
2912 - 1073 = 1839 mm
Vậy chênh lệch giữa địa điểm có lượng mưa cao nhất và thấp nhất là khoảng 1839 mm (sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 25 [709532]: Năm 2022, tỉnh Bắc Ninh có tỉ suất nhập cư là 39,35‰, tỉ suất xuất cư là 2,98‰; thành phố Hải Phòng có tỉ suất nhập cư là 2,53‰, tỉ suất xuất cư là 1,08‰. Hãy cho biết chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số cơ học giữa hai địa phương năm 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)?
1. Tính tỉ suất gia tăng dân số cơ học của từng địa phương:
• Bắc Ninh:
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư
Bắc Ninh = 39, 35‰ – 2,98‰ = 36,37‰
• Hải Phòng:
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư
Hải Phòng = 2, 53‰ – 1,08‰ = 1,45‰
2. Tính chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số cơ học giữa hai địa phương:
Chênh lệch = 36, 37‰ – 1,45‰ = 34,92‰
3. Chuyển đổi chênh lệch từ ‰ sang % (vì 1‰ = 0,1%):
Chênh lệch = 34, 92‰ × 0, 1 = 3,49
Câu 26 [709533]: Năm 2011, GDP (giá hiện hành) nước ta là 3539881,3 tỷ đồng, dân số trung bình là 88145,8 nghìn người. Năm 2022, GDP là 9548737,7 tỷ đồng, dân số trung bình là 99474,4 nghìn người. Cho biết GDP bình quân đầu người năm 2022 tăng bao nhiêu % so với GDP bình quân đầu người năm 2011 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Để tính mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người năm 2022 so với năm 2011, ta cần thực hiện các bước sau:
1. Tính GDP bình quân đầu người của năm 2011:
GDP bình quân đầu người năm 2011 = 3539881,3 tỷ đồng / 88145, 8 nghìn người ≈ 40,2 triệu đồng/người
2. Tính GDP bình quân đầu người của năm 2022:
GDP bình quân đầu người năm 2022 = 9548737,7 tỷ đồng / 99474,4 nghìn người ≈ 96,0 triệu đồng/người
3. Tính mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 2011 đến 2022:
Mức tăng trưởng = (96,0 - 40,2) / 40,2 × 100 ≈ 138,8%
Vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 tăng khoảng 138,8% so với GDP bình quân đầu người năm 2011 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Câu 27 [709534]: Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta năm 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết vụ lúa có năng suất cao nhất đạt bao nhiêu tạ/ha (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Vậy vụ lúa có năng suất cao nhất là vụ lúa đông xuân với năng suất đạt khoảng 66,8 tạ/ha (chính xác đến một chữ số thập phân).
Câu 28 [709535]: TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ 2 VÙNG KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2021
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng - giá hiện hành)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa tỉ lệ đóng góp của Đông Nam Bộ và tỉ lệ đóng góp của Đồng bằng sông Hồng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2021 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?
1. Tỉ lệ đóng góp của Đồng bằng sông Hồng trong năm 2021:
Tỉ lệ đóng góp của Đồng bằng sông Hồng = 1143,1 / 4407,8 × 100 ≈ 25, 93%
2. Tỉ lệ đóng góp của Đông Nam Bộ trong năm 2021:
Tỉ lệ đóng góp của Đông Nam Bộ = 1224, 2 / 4407,8 × 100 ≈ 27,77%
3. Chênh lệch giữa hai tỉ lệ:
Chênh lệch = 27,77% — 25,93% = 1,84%
Vậy, chênh lệch giữa tỉ lệ đóng góp của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2021 là khoảng 1,84% (làm tròn đến hai chữ số thập phân).