PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [709930]: Vùng núi Đông Bắc của nước ta
A, độ cao cao nhất cả nước.
B, núi chủ yếu có hình cánh cung.
C, chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D, núi có hướng tây bắc - đông nam.
Đáp án: B
Câu 2 [709931]: Sông ngòi Việt Nam
A, mạng lưới dày đặc.
B, ít phù sa.
C, chủ yếu là sông lớn.
D, chế độ nước giống nhau quanh năm.
Đáp án: A
Câu 3 [709932]: Phát biểu nào chính xác về vùng than Quảng Ninh của nước ta?
A, Là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
B, Than khai thác chỉ dùng cho xuất khẩu.
C, Hiện nay chưa được khai thác nhiều.
D, Than khai thác chỉ dùng cho nhu cầu trong nước.
Đáp án: A
Câu 4 [709933]: Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí ở nước ta là
A, Cửu Long và Nam Côn Sơn.
B, Cẩm Phả và Nam Côn Sơn.
C, Nam Côn Sơn và Rồng.
D, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.
Đáp án: A
Câu 5 [709934]: Quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là
A, quá trình xói mòn.
B, quá trình feralit.
C, quá trình xâm thực.
D, quá trình rửa trôi.
Đáp án: B
Câu 6 [709935]: Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng là do
A, nằm liền kề với vành đai sinh khoáng.
B, nằm trên đường di cư, di lưu của sinh vật.
C, vị trí hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến.
D, vị trí ở trung tâm của bán đảo Đông Dương.
Đáp án: A
Câu 7 [709936]: Nguồn lao động Việt Nam
A, mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
B, chất lượng nguồn lao động rất cao, chủ yếu đã qua đào tạo.
C, phân bố ở miền núi nhiều hơn đồng bằng.
D, lao động chưa chăm chỉ, cần cù dẫn đến năng suất lao động thấp.
Đáp án: A
Câu 8 [709937]: Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta thấp hơn so với số dân nông thôn là biểu hiện
A, ngành nông nghiệp có trình độ cao.
B, điều kiện sống ở nông thôn cao.
C, điều kiện sống ở thành thị thấp.
D, đô thị hóa chưa phát triển mạnh.
Đáp án: D
Câu 9 [709938]: Đâu là yếu tố lớn nhất đe dọa sản xuất lương thực?
A, Tài nguyên đất bị suy thoái.
B, Thiên tai, sâu bệnh.
C, Trình độ thâm canh chưa cao.
D, Thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Đáp án: B
Câu 10 [709939]: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần của nước ta hiện nay
A, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
B, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
C, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
Đáp án: A
Câu 11 [709940]: Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn nhờ
A, mở rộng diện tích khai thác.
B, dịch vụ thủy sản, mở rộng chế biến thủy sản.
C, đẩy mạnh khai thác rừng ngập mặn.
D, ít thiên tai hơn.
Đáp án: B
Câu 12 [709941]: Đâu là điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải đường biển ở nước ta?
A, Biển có nhiều nguồn khoáng sản quý.
B, Biển ấm, kín, nhiều hải sản.
C, Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
D, Tàu thuyền đánh bắt được hiện đại hóa.
Đáp án: C
Câu 13 [709942]: Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để
A, giữ vững an ninh quốc phòng đất nước.
B, xây dựng nhiều cảng biển quốc tế.
C, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.
D, phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
Đáp án: D
Câu 14 [709943]: Du lịch ở miền núi nước ta phát triển dựa trên các điều kiện chủ yếu nào sau?
A, Cơ sở vật chất được đầu tư tốt hơn.
B, Du lịch có thể triển khai quanh năm.
C, Địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp.
D, Địa hình hiểm trở, phù hợp cho người ưa mạo hiểm.
Đáp án: C
Câu 15 [709944]: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ về vận tải đường hàng không chia theo hình thức
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào dưới đây:
A, Cơ cấu khối lượng vận tải đường hàng không chia theo hình thức trong giai đoạn 2001 - 2021.
B, Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải đường hàng không chia theo hình thức trong giai đoạn 2001 - 2021.
C, Biểu đồ khối lượng vận tải đường hàng không chia theo hình thức trong giai đoạn 2001 - 2021.
D, Tỉ trọng khối lượng vận tải đường hàng không chia theo hình thức trong giai đoạn 2001 - 2021.
Đáp án: C
Câu 16 [709945]: Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng là
A, phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.
C, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
D, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
Đáp án: D
Câu 17 [709946]: Biện pháp chủ yếu phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, nâng chất lượng lao động.
B, tích cực tìm kiếm tài nguyên du lịch mới, có các chính sách ưu đãi với khách nước ngoài.
C, tích cực quảng bá du lịch, tạo nhiều chương trình khuyến mại.
D, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đáp án: D
Câu 18 [709947]: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A, Gió mùa Đông Bắc, gió tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B, Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
Đáp án: B
Câu 19 [709948]: Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại những lợi ích chủ yếu là
A, nguồn lợi thủy sản, yếu tố du lịch hấp dẫn.
B, tăng độ cao cho bề mặt đồng bằng, tạo diện tích mặt nước để nuôi thủy sản.
C, thau chua, rửa mặn, mở rộng giao thông đường sông.
D, thủy sản, phù sa, nước ngọt để rửa phèn mặn cho đất.
Đáp án: A
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 20 [709949]: Cho thông tin sau:
Giao thông vận tải ở Đồng bằng sông Hồng đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Khu vực này đã đầu tư mạnh mẽ vào kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng không. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức như đầu tư chưa đồng bộ và tốc độ tăng trưởng phương tiện cá nhân nhanh.
a. S, Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của vùng, tập trung đầy đủ loại hình giao thông vận tải.
b. Đ, Đường bộ của vùng phát triển nhanh cả về mạng lưới (quốc lộ 1, 5, 10, 18,..) và chất lượng, phổ biến các đường cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng, Cầu Giẽ – Ninh Bình, Hạ Long – Vân Đồn,...).
c. Đ, Vùng là nơi hội tụ hầu hết các tuyến đường sắt quốc gia, phát triển các tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội)
d. S, Vùng có 3 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài – Hà Nội, Cát Bi – Hải Phòng, Vân Đồn – Quảng Ninh) và 4 cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định và Thái Bình) với nhiều bến cảng, trong đó sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
(Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Công bố danh mục cảng biển Việt Nam)
Câu 21 [709950]: Cho thông tin sau:
Vùng Đông Nam Bộ là nơi hội tụ đa dạng tài nguyên du lịch với lợi thế rừng, biển, sông, hồ, hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề để phát triển nhiều loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển. Bên cạnh đó, vùng Đông Nam Bộ cũng được thiên nhiên ưu ái về khí hậu, có nhiều hồ lớn và hệ sinh thái rừng đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch.
(Nguồn: tapchitaichinh.vn, 2024)
a. Đ, Đông Nam Bộ có nguồn lao động chất lượng.
b. S, Du lịch sinh thái của vùng phát triển gắn liền với các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận; hệ thống Vườn quốc gia: Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh),...
c. Đ, 1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
- Ngành du lịch trực tiếp tạo ra nguồn thu nhập lớn từ các hoạt động lưu trú, ăn uống, mua sắm, tham quan... của du khách.
- Du lịch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác như xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp (cung cấp nông sản, hải sản), thủ công nghiệp (sản xuất hàng lưu niệm)...
- Các dự án du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng thu hút lượng lớn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng kinh tế.
2. Nâng cao mức sống của người dân
- Ngành du lịch tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp, từ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn đến các ngành dịch vụ liên quan.
- Thu nhập từ du lịch giúp nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là những người sống gần các điểm du lịch.
3. Phát huy tài nguyên du lịch
- Để phục vụ nhu cầu du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên được đầu tư bảo tồn và phát triển, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Du lịch giúp phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn cho du khách.
- Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
d. S, *Du lịch không gây tác động tiêu cực đến tài nguyên khoáng sản của vùng.
Câu 22 [709951]: Cho bảng số liệu về sản lượng thuỷ sản phân theo ngành hoạt động nước ta
(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dựa trên bảng số liệu về sản lượng thuỷ sản phân theo ngành hoạt động nước ta năm 1990 và 2021, các phát biểu dưới đây được đánh giá như sau:

1. Sản lượng khai thác năm 2021 gấp 5,4 lần năm 1990: Đúng (Đ)

o Sản lượng khai thác năm 2021 là 3938,8 nghìn tấn, gấp 5,4 lần so với năm 1990 là 728,5 nghìn tấn.

2. Sản lượng nuôi trồng năm 2021 gấp 40,2 lần năm 1990: Sai (S)

o Sản lượng nuôi trồng năm 2021 là 4887,9 nghìn tấn, gấp 30,2 lần so với năm 1990 là 162,1 nghìn tấn.

3. Tổng sản lượng thủy sản năm 2021 gấp 9,9 lần năm 1990: Đúng (Đ)

o Tổng sản lượng thủy sản năm 2021 là 3938,8 + 4887,9 = 8826,7 nghìn tấn, gấp 9,9 lần so với năm 1990 là 728,5 + 162,1 = 890,6 nghìn tấn.

4. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng: Sai (S)

o Sản lượng khai thác tăng 5,4 lần, trong khi sản lượng nuôi trồng tăng 30,2 lần, cho thấy sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.
Câu 23 [709952]: Cho bảng số liệu

SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2021
(Đơn vị: nghìn con)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Dưới đây là các phát biểu cùng với đánh giá đúng/sai và tính toán cụ thể:

1. Nước ta có số lượng trâu giảm và số lượng bò tăng từ năm 2000 đến 2021:

o Số lượng trâu: 2897,2 nghìn con (2000) > 2262,9 nghìn con (2021) (giảm)

o Số lượng bò: 4127,9 nghìn con (2000) < 6333,3 nghìn con (2021) (tăng)

o Đúng, vì số lượng trâu giảm và số lượng bò tăng từ năm 2000 đến 2021.

2. Số lượng trâu gấp 2,8 lần bò năm 2021:

o Tỷ lệ số lượng trâu so với bò năm 2021 = 2262,9 / 6333,3 ≈ 0,36

o Sai, vì số lượng trâu chỉ bằng khoảng 0,36 lần số lượng bò năm 2021, không phải gấp 2,8 lần.

3. Số lượng bò năm 2021 giảm 2205,4 nghìn con so với năm 2000:

o Thay đổi số lượng bò = 6333,3 - 4127,9 = 2205,4 nghìn con (tăng)

o Sai, vì số lượng bò năm 2021 tăng 2205,4 nghìn con so với năm 2000, không phải giảm.

4. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượng trâu và bò nước ta năm 2000 và 2021 là biểu đồ cột:

o Đúng, vì biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượng trâu và bò qua các năm.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 24 [709953]: Một tàu cá nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta và cách đường cơ sở 165 hải lí. Vậy tàu cá đó cách đường biên giới quốc gia trên biển bao nhiêu km (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
(165-12) nhân 1,852 = 283,3 >>> làm tròn 283.
Câu 25 [709954]: Cho bảng số liệu:
Số ngày không mưa trung bình năm tại một số địa phương
(Đơn vị: ngày)

(Nguồn: Xử lí từ Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 121)
(*) Giả thiết tính theo năm dương lịch không nhuận
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết có mấy địa điểm có số ngày mưa dưới 150 ngày?
Câu 26 [709955]: Năm 2005, tỉnh Bắc Ninh có tỉ suất nhập cư là 5,30‰, tỉ suất xuất cư là 7,70‰; đến năm 2022, tỉnh có tỉ suất nhập cư là 39,35‰, tỉ suất xuất cư là 2,98‰. Hãy cho biết chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số cơ học của tỉnh giữa hai năm 2022 và 2005 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)?
1. Năm 2005:
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học năm 2005 = 5, 30‰ – 7, 70‰ = – 2,40‰
2. Năm 2022:
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học năm 2022 = 39, 35‰ – 2,98‰ = 36, 37‰
3. Chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số cơ học giữa năm 2022 và 2005:
36, 37‰ - ( - 2,40‰) = 36, 37‰ + 2, 40‰ = 38,77‰
4. Đổi từ ‰ sang %:
38,77‰ / 10 = 3,877%
Vậy, chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số cơ học của tỉnh Bắc Ninh giữa năm 2022 và 2005 là khoảng 3,88% (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).
Câu 27 [709956]: Biết GDP (giá hiện hành) nước ta năm 2022 là 9548737,7 tỷ đồng, khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,55% trong tổng số, cho biết giá trị của khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm nước ta năm 2022 là bao nhiêu nghìn tỷ đồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 28 [709957]:
Số doanh nghiệp đang hoạt động và số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo thuộc nhóm ngành công nghệ cao năm 2010 và 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết số lao động bình quân một doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo thuộc nhóm ngành công nghệ cao năm 2022 giảm bao nhiêu người so với năm 2010 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Để tính số lao động bình quân một doanh nghiệp, chúng ta sử dụng công thức:
Số lao động bình quân = Tổng số lao động / Số doanh nghiệp
Chúng ta sẽ tính số lao động bình quân một doanh nghiệp cho năm 2010 và 2022, sau đó tính chênh lệch giữa hai năm:
1. Năm 2010:
Số lao động bình quân năm 2010 = 613269 / 5182 ≈ 118 người/doanh nghiệp
2. Năm 2022:
Số lao động bình quân năm 2022 = 1652094 / 14249 ≈ 116 người/doanh nghiệp
3. Chênh lệch số lao động bình quân giữa năm 2022 và 2010:
118 – 116 = 2 người/doanh nghiệp
Câu 29 [709958]: Cho bảng số liệu
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉPCỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch vốn đăng kí bình quân một dự án giữa cả nước và vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu triệu USD/dự án năm 2022 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Công thức tính vốn đăng ký bình quân một dự án:
Vốn đăng ký bình quân = Tổng vốn đăng ký / Số dự án
Dưới đây là các bước tính toán:
1. Cả nước:
Vốn đăng ký bình quân cả nước = 29288, 2 / 2169 ≈ 13,5 triệu USD/dự án
2. Đông Nam Bộ:
Vốn đăng ký bình quân Đông Nam Bộ = 10869,3 / 1175 ≈ 9,3 triệu USD/dự án
3. Chênh lệch vốn đăng ký bình quân một dự án giữa cả nước và Đông Nam Bộ:
13, 5 – 9,3 = 4,2 triệu USD/dự án