PHẦN 1: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [711370]: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung lớn nhất ở vùng?
A, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B, Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D, Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: C
Câu 2 [711371]: Ngành nào sau đây của Đông Nam Bộ có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi phát triển công nghiệp dầu khí?
A, Chế biến hải sản.
B, Du lịch biển.
C, Vận tải biển.
D, Dịch vụ dầu khí.
Đáp án: B
Câu 3 [711372]: Độ che phủ rừng của nước ta đang tăng lên là do
A, đẩy mạnh khai thác.
B, môi trường trong lành hơn.
C, diện tích rừng tăng.
D, chất lượng rừng phục hồi.
Đáp án: C
Câu 4 [711373]: Việc mở rộng tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm
A, hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B, đa dạng hóa sản phẩm.
C, giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nhà nước.
D, phát huy mọi tiềm năng.
Đáp án: D
Câu 5 [711374]: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là
A, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
B, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
C, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D, khuyến khích lao động đến các thành phố tìm kiếm việc làm.
Đáp án: B
Câu 6 [711375]: Chống hạn hán ở nước ta phải luôn kết hợp với chống
A, cháy rừng.
B, xói mòn.
C, lở đất.
D, trượt đất.
Đáp án: A
Câu 7 [711376]: Khó khăn nào sau đây là lớn nhất làm gián đoạn thời gian khi thác hải sản ở nước ta?
A, Nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
B, Môi trường ven biển bị suy thoái.
C, Có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc.
D, Địa hình bờ biển rất phức tạp.
Đáp án: C
Câu 8 [711377]: Việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A, Thúc đẩy sự phân công lao động.
B, Tạo sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
C, Giải quyết việc làm cho lao động.
D, Phù hợp hơn với yêu cầu thị trường.
Đáp án: D
Câu 9 [711378]: Phân bố đô thị ở nước ta không đều giữa các vùng chủ yếu do sự khác nhau về
A, trình độ dân trí, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên.
B, mức độ tập trung dân cư, đặc điểm địa hình và khí hậu.
C, quá trình công nghiệp hóa, trình độ phát triển kinh tế.
D, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc điểm dân cư.
Đáp án: C
Câu 10 [711379]: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí
A, có hoạt động của gió mùa và Tín Phong.
B, nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.
C, giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên.
D, nằm trên đường di lưu và di cư sinh vật.
Đáp án: B
Câu 11 [711380]: Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là
A, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
B, tạo thị trường rộng có sức mua lớn.
C, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D, tăng thu nhập cho người lao động.
Đáp án: C
Câu 12 [711381]: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta hiện nay chủ yếu do
A, nhu cầu sản xuất, đời sống đa dạng.
B, các nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng.
C, cơ cấu dân số theo tuổi có thay đổi.
D, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện hơn.
Đáp án: A
Câu 13 [711382]: Lợi thế chủ yếu để thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là
A, môi trường chính trị, xã hội ổn định.
B, tài nguyên du lịch rất phong phú.
C, sản phẩm của ngành du lịch đa dạng.
D, cơ sở hạ tầng du lịch được nâng cao.
Đáp án: A
Câu 14 [711383]: Cho biểu đồ sau:

GDP/người và tỉ lệ hộ nghèo của nước ta qua các năm
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A, Năm 2022, GDP/người giảm, tỉ lệ hộ nghèo tăng so với năm 2010.
B, Năm 2022, GDP/người tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2010.
C, Năm 2022, GDP/người tăng gấp 5 lần so với năm 2010.
D, Năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo gấp 2 lần năm 2020.
Đáp án: B
Câu 15 [711384]: Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta là
A, đẩy mạnh sản xuất và không thực hiện nhập khẩu.
B, giảm nhập khẩu các nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
C, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa.
D, tăng cường hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: C
Câu 16 [711385]: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước chủ yếu là do tác động của
A, frông lạnh vào thu đông.
B, gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.
C, các dãy núi lan ra bờ biển.
D, bão đến tương đối muộn hơn so với cả nước.
Đáp án: B
Câu 17 [711386]: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
A, tác động của hướng các dãy núi.
B, sự phân hóa độ cao của địa hình.
C, tác động của gió mùa và sông ngòi.
D, tác động của gió mùa và địa hình.
Đáp án: D
Câu 18 [711387]: Nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ là
A, do khí hậu phân hóa theo độ cao của địa hình, có áp thấp Bắc Bộ.
B, khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
C, do gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
D, đất đai phân hóa theo đai cao, ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
Đáp án: B
PHẦN 2: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [711388]: Cho thông tin sau:
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Kể từ những năm 1990, ngành này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của ngành được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như nguồn nhân lực dồi dào và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn.
a. S, Công nghiệp dệt may là ngành truyền thống (khoảng thế kỉ XIX với các nhà máy dệt ở Nam Định, Hà Nội,...) và có đóng góp quan trọng vào kinh tế nước ta.
b. S, Công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển trên cơ sở nguồn lao động đông đảo (chủ yếu là lao động phổ thông), thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rộng.
c. Đ, Công nghiệp dệt may phân bố rộng rãi, phát triển mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
d. Đ, Định hướng phát triển công nghiệp dệt may là nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, chuyển từ gia công sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lí chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu,...
Câu 20 [711389]: Cho thông tin sau:
Kinh tế biển đảo là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với các hoạt động chính như khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác dầu khí, vận tải biển, và du lịch biển. Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo từ biển như điện gió và điện mặt trời. Ngành du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ nhờ vào các bãi biển đẹp và các khu du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần có các chiến lược bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Việc khai thác hợp lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng.
Câu 21 [711390]: Cho biểu đồ sau:
DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2021
(Đơn vị: tỷ đồng)
A
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Hãy cùng phân tích các thông tin từ bảng số liệu để xác định tính đúng sai của các nhận định:
1. Hai vùng có doanh thu lớn nhất đóng góp trên 80% trong tổng doanh thu du lịch cả nước năm 2021.
o Đúng. Tổng doanh thu của hai vùng có doanh thu lớn nhất (Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) là 3938,1 + 3501,9 = 7440 tỷ đồng, chiếm khoảng 82,68% tổng doanh thu cả nước (8998,8 tỷ đồng).
2. Có 3 vùng có doanh thu du lịch năm 2021 dưới 300 tỷ đồng.
o Sai. Chỉ có 2 vùng có doanh thu dưới 300 tỷ đồng là Trung du và miền núi phía Bắc (132,9 tỷ đồng) và Tây Nguyên (51,0 tỷ đồng).
3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có doanh thu du lịch thấp hơn 3 vùng.
o Sai. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1060,9 tỷ đồng) có doanh thu thấp hơn 2 vùng là Đồng bằng sông Hồng (3938,1 tỷ đồng) và Đông Nam Bộ (3501,9 tỷ đồng).
4. Đồng bằng sông Cửu Long có doanh thu du lịch cao hơn 2 vùng.
o Đúng. Đồng bằng sông Cửu Long (314,1 tỷ đồng) có doanh thu cao hơn 2 vùng là Trung du và miền núi phía Bắc (132,9 tỷ đồng) và Tây Nguyên (51,0 tỷ đồng).
Câu 22 [711391]: Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI NƯỚC TA NĂM 2021

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Hãy cùng phân tích các thông tin từ bảng số liệu để xác định tính đúng sai của các nhận định:
1. Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển lớn nhất trong các loại hình vận tải.
o Đúng. Đường bộ có số lượt hành khách vận chuyển là 2306,4 triệu lượt người và số lượt hành khách luân chuyển là 78029,6 triệu lượt người.km, đều lớn nhất trong các loại hình vận tải.
2. Đường sắt có cự li vận chuyển trung bình thấp hơn đường hàng không.
o Đúng. Cự li vận chuyển trung bình của đường sắt là 457,0 km, thấp hơn cự li vận chuyển trung bình của đường hàng không là 922,69 km.
3. Đường sông có cự li vận chuyển trung bình cao hơn đường bộ.
o Sai. Cự li vận chuyển trung bình của đường sông là 6,11 km, thấp hơn cự li vận chuyển trung bình của đường bộ là 33,83 km.
4. Đường hàng không có cự li vận chuyển trung bình gấp gần 2 lần đường sắt.
o Đúng. Cự li vận chuyển trung bình của đường hàng không là 922,69 km, gần gấp 2 lần cự li vận chuyển trung bình của đường sắt là 457,0 km.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [711392]: Cho bảng số liệu:
Lưu lượng nước trung bình các tháng của Sông Thu Bồn (trạm Nông Sơn)
(Đơn vị: m3/s)

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam - NXB GDVN 2024)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính lưu lượng nước trung bình năm của Sông Thu Bồn tại trạm Nông Sơn (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m3/s).
1. Tính tổng lưu lượng nước trong năm:
Tổng lưu lượng nước = 248 +138 +96 + 76+108+101+72+83+193+671+1039 +604
Tổng lưu lượng nước = 3429 m3/s
2. Tính lưu lượng nước trung bình năm:
Lưu lượng nước trung bình = Tổng lưu lượng nước / 12
Lưu lượng nước trung bình = 3429 / 12
Lưu lượng nước trung bình ≈ 285,75 m3/s.
3. Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị:
Lưu lượng nước trung bình ≈ 286 m3/s
Câu 24 [711393]: Cho bảng số liệu:
Tình hình khai thác tài nguyên nước dưới đất trên lãnh thổ Việt Nam

(Nguồn: Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2024, trang 275)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch giữa vùng có tỉ lệ lượng nước khai thác trong tổng trữ lượng tiềm năng cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 25 [711394]: Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên nước ta là 51704,88 nghìn người, trong đó lao động ở nông thôn là 32493,29 nghìn người. Tính tỉ lệ lao động ở thành thị từ 15 tuổi trở lên nước ta năm 2022 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của %).
Câu 26 [711395]: Tại thời điểm 31/12/2022, cả nước có 114723 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chế biến, chế tạo. Phân theo trình độ công nghệ có nhóm ngành công nghệ cao, trung bình và thấp, trong đó doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao có tỉ lệ 12,42%. Hãy cho biết số doanh nghiệp không thuộc nhóm ngành công nghệ cao gấp bao nhiêu lần doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Câu 27 [711396]: Năm 1995, sản lượng dầu thô khai thác được của nước ta là 7620,0 nghìn tấn; năm 2021 đạt 10970,0 nghìn tấn. Hãy cho biết sản lượng dầu thô năm 2021 tăng bao nhiêu triệu tấn so với năm 1995 (làm tròn kết quả đến một số thập phân)?
Câu 28 [711397]: Cho bảng số liệu:
Hiện trạng rừng đến 31/12/2022 phân theo vùng nước ta
(Đơn vị: nghìn ha)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tổng diện tích rừng trồng cả nước năm 2022 là bao nhiêu triệu ha (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân)?