PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [711482]: Nước ta nằm ở:
A, rìa phía Đông của Thái Bình Dương.
B, gần trung tâm của Đông Nam Á.
C, khu vực nội chí tuyến bán cầu Nam.
D, khu vực hoạt động của gió Tây ôn đới.
Đáp án: B
Câu 2 [711483]: Dân số nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A, Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.
B, Gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.
C, Dân cư phân bố hợp lý giữa thành thị và nông thôn.
D, Số dân đông, nhiều thành phần dân tộc.
Đáp án: C
Câu 3 [711484]: Hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta?
A, Kiểu thời tiết lạnh khô ở miền Bắc, ổn định không mưa cho Nam Bộ.
B, Kiểu thời tiết nắng ấm ở miền Bắc, mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
C, Kiểu thời tiết lạnh ẩm ở miền Bắc, mùa mưa kéo dài cho Nam Trung Bộ.
D, Mùa khô sâu sắc cho vùng ven biển Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên.
Đáp án: B
Câu 4 [711485]: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng
A, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B, hình thành các vùng chuyên canh.
C, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
D, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước.
Đáp án: A
Câu 5 [711486]: Vùng chuyên canh cây chè lớn nhất nước ta là
A, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B, Đông Nam Bộ.
C, Tây Nguyên.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Câu 6 [711487]: Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta đang dịch chuyển theo hướng nào sau đây?
A, Hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
B, Thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các ngành.
C, Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến.
D, Giảm tỉ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng.
Đáp án: A
Câu 7 [711488]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta?
A, Tỉ trọng của ngành trong sản xuất nông nghiệp tăng.
B, Số lượng tất cả các loại vật nuôi đều tăng ổn định.
C, Sản xuất tiến lên hàng hoá là xu hướng nổi bật.
D, Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.
Đáp án: B
Câu 8 [711489]: Đặc điểm nào sau đây đúng với cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A, Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu.
B, Hầu hết là các cây trồng cận nhiệt.
C, Chủ yếu mở rộng cây hàng năm.
D, Chỉ tập trung tại các đồng bằng.
Đáp án: A
Câu 9 [711490]: Đất đai khu vực đồi núi ở nước ta không thuận lợi cho
A, phát triển vùng trồng cây ăn quả.
B, phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
C, quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp.
D, trồng cây lương thực, thực phẩm.
Đáp án: D
Câu 10 [711491]: Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của lao động Việt Nam?
A, Nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ.
B, Người lao động cần cù, sáng tạo.
C, Nguồn lao động đã qua đào tạo tăng nhanh.
D, Người lao động ít kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án: D
Câu 11 [711492]: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá tới nền kinh tế nước ta là
A, tạo ra thị trường có sức mua lớn và mở rộng liên tục.
B, lan toả rộng rãi lối sống thành thị tới khu vực nông thôn.
C, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
D, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: D
Câu 12 [711493]: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta?
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D, Đông Nam Bộ.
Đáp án: C
Câu 13 [711494]: Năng suất lao động xã hội của nước ta
A, khá cao nhưng đang có dấu hiệu suy giảm.
B, cao và ngày càng tăng nhanh.
C, còn thấp, chưa có dấu hiệu cải thiện.
D, ngày càng tăng nhưng còn thấp so với thế giới.
Đáp án: D
Câu 14 [711495]: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ lưu lượng nước trung bình tháng và trung bình năm của sông A và sông C
(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam - NXB GDVN 2024)
Nhận xét nào sau đây đúng với 2 biểu đồ trên?
A, Sông A có tổng lưu lượng nước cả năm nhỏ hơn sông C.
B, Sông C có mùa lũ ngắn và đến muộn hơn sông A.
C, Sông A có tổng lưu lượng nước trung bình năm nhỏ hơn sông C.
D, Sông C nằm ở miền Bắc nước ta.
Câu 15 [711496]: Diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng thu hẹp do
A, thời gian mùa khô hạn ngày càng kéo dài.
B, chế độ nước của sông Mê Công thay đổi.
C, đẩy mạnh đắp đê nên phù sa ít được bồi tụ.
D, mở rộng việc nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Đáp án: B
Câu 16 [711497]: Cơ cấu trang trại của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của trang trại
A, chăn nuôi.
B, cây lương thực.
C, nuôi trồng thuỷ sản.
D, trồng trọt.
Đáp án: A
Câu 17 [711498]: Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên đối với an ninh quốc phòng không phải là
A, tạo sức mạnh, tiềm lực kinh tế, nâng cao vị thế chiến lược của vùng.
B, cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện, phát triển an ninh quốc phòng.
C, góp phần duy trì khối đại đoàn kết dân tộc và bảo đảm an ninh trật tự.
D, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: D
Câu 18 [711499]: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ chủ yếu do
A, công nghiệp phát triển mạnh, thu hút vốn đầu tư, trình độ lao động cao.
B, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu thế về khoa học kĩ thuật, mức sống cao.
C, kinh tế phát triển nhất cả nước, quy mô dân số đông, nhiều đô thị lớn.
D, vị trí địa lí thuận lợi, tăng trưởng kinh tế nhanh, lao động nhập cư nhiều.
Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [711500]: Cho thông tin sau:
Tây Nguyên có tiềm năng lớn về thủy điện nhờ vào nguồn tài nguyên nước dồi dào và địa hình thuận lợi. Một số nhà máy thủy điện lớn ở Tây Nguyên bao gồm Thủy điện Yaly, Thủy điện Sê San 4 và Thủy điện Buôn Kuốp.
Câu 20 [711501]: Cho thông tin sau:
Năm 2022, sản lượng thủy sản nước ta đạt 9 108 nghìn tấn, tăng 3,2% so năm 2021. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 5 233,8 nghìn tấn; trong đó sản lượng cá nuôi trồng đạt 3 503,4 nghìn tấn; sản lượng tôm nuôi trồng đạt 1 145,4 nghìn tấn. Khai thác thủy sản đạt 3 874,4 nghìn tấn, giảm 65,9 nghìn tấn so với năm 2021. Trong sản lượng khai thác, thủy sản biển đạt 3 670,6 nghìn tấn.
(Nguồn: Sách Niên giám thống kê năm 2022)
Câu 21 [711502]: Cho biểu đồ sau:
SỐ DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1000 DÂN PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Câu 22 [713928]: Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và con người. Dưới tác động của đường lối Đổi mới cùng những thành tựu nổi bật của cuộc Cách mạng 4.0, ngành dịch vụ nước ta phát triển mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế.
PHẦN 3: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [711503]: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Lai Châu năm 2023
(Đơn vị: oC)

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính nhiệt độ không khí trung bình năm của trạm Lai Châu năm 2023 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của oC)?
Bước 1: Tính tổng nhiệt độ của các tháng trong năm
13, 2+16,6+ 19, 1+ 22,9 +24,6 + 24, 3 + 24, 3 + 23,4 +23,6 +21,6 + 18,5 + 16, 3 = 248,4°C
Bước 2: Tính nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình năm = 252,4 / 12= 20,7°C
Câu 24 [711504]: Cho bảng số liệu:
Lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Hồng (trạm Hà Nội)
(Đơn vị: m3/s)

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam - NXB GDVN 2024)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết mùa lũ trên sông Hồng kết thúc vào tháng mấy?
Câu 25 [711505]: Năm 2022, vùng Ðồng bằng sông Hồng có số dân là 23454,28 nghìn người, trong đó 8828,96 nghìn người sống ở thành thị; vùng Đông Nam Bộ có số dân là 18810,77 nghìn người, trong đó 12498,15 nghìn dân thành thị. Hãy cho biết chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa hai vùng năm 2022 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Bước 1: Tính tỉ lệ dân thành thị của từng vùng
• Vùng Đồng bằng sông Hồng:
Tỉ lệ dân thành thị = 8828,96 / 23454, 28 × 100 ≈ 37, 64%
• Vùng Đông Nam Bộ:
Tỉ lệ dân thành thị = 12498, 15 / 18810, 77 × 100 ≈ 66, 45%
Bước 2: Tính chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa hai vùng
Chênh lệch tỉ lệ = 66,45% – 37, 64% = 28,81%
Bước cuối: Làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân
28,81% ≈ 28,8%
Câu 26 [711506]: Năm 2023, số trang trại nuôi trồng thuỷ sản của cả nước là 2965 trang trại. Biết số trang trại nuôi trồng thuỷ sản bằng 41,6% số trang trại trồng trọt và tổng số trang trại của cả nước gấp 3,5 lần số trang trại trồng trọt. Tính tổng số trang trại của nước ta năm 2023 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của nghìn trang trại).
Bước 1: Tính số trang trại trồng trọt
Số trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 41,6% số trang trại trồng trọt:
Số trang trại trồng trọt = 2965 / 0,416 ≈ 7120, 19 trang trại
Bước 2: Tính tổng số trang trại của cả nước
Tổng số trang trại của cả nước gấp 3,5 lần số trang trại trồng trọt:
Tổng số trang trại = 7120, 19 × 3,5 ≈ 24920, 665 trang trại
Bước cuối: Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của nghìn trang trại 24920,665 = 24,9 nghìn trang trại
Câu 27 [711507]: Năm 2011, GDP (giá hiện hành) nước ta là 3539881,3 tỷ đồng, dân số trung bình là 88145,8 nghìn người. Năm 2022, GDP là 9548737,7 tỷ đồng, dân số trung bình là 99474,4 nghìn người. Cho biết GDP bình quân đầu người năm 2022 tăng bao nhiêu triệu đồng/người so với GDP bình quân đầu người năm 2011 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Bước 1: Tính GDP bình quân đầu người cho từng năm
• Năm 2011:

GDP bình quân đầu người = 3539881,3 / 88145,8 ≈ 40, 15 triệu đồng/người
• Năm 2022:
GDP bình quân đầu người = 9548737,7 / 99474,4 ≈ 95,96 triệu đồng/người
Bước 2: Tính mức tăng GDP bình quân đầu người năm 2022 so với năm 2011
Mức tăng = 95, 96 – 40, 15 = 55,81 triệu đồng/người
Bước cuối: Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất
55,81 ~ 55,8 triệu đồng/người
Câu 28 [711508]: Cho bảng số liệu
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉPCỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2022

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết chênh lệch vốn đăng kí bình quân một dự án giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước là bao nhiêu triệu USD/dự án năm 2022 (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Bước 1: Tính vốn đăng ký bình quân một dự án cho từng vùng
• Cả nước:

Vốn đăng ký bình quân một dự án = 29288, 2 / 2169 ≈ 13, 50 triệu USD/dự án
• Vùng Đồng bằng sông Hồng:
Vốn đăng ký bình quân một dự án = 11281,0 / 741 ≈ 15, 23 triệu USD/dự án
Bước 2: Tính chênh lệch vốn đăng ký bình quân một dự án giữa hai vùng
Chênh lệch = 15,23 – 13, 50 = 1, 73 triệu USD/dự án
Bước cuối: Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất
1,73 ≈ 1,7 triệu USD/dự án