PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [702801]: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại dễ …(1)… hóa trị để tạo thành …(2)… kim loại. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là
A, nhường electron, cation.
B, nhường electron, anion.
C, nhận electron, cation.
D, nhận electron, anion.
Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có tính khử nên dễ nhường electron hóa trị để tạo thành cation kim loại.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 2 [702802]: Trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium (Na) được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A, Nước cất.
B, Dầu hỏa.
C, Giấm ăn.
D, Ethanol.
Na có tính khử mạnh, phản ứng mãnh liệt với H2O ở điều kiện thường do vậy trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa. (Dầu hỏa không tác dụng với Na và tạo một lớp ngăn cách giữa Na và môi trường xung quanh)

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 3 [702803]: Chất nào sau đây không phải là polymer?
A, Tristearin.
B, Cellulose.
C, Poly(vinyl chloride).
D, Polybutadiene.
Tristearin là một chất béo có công thức hoá học (C17H35COO)3C3H

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 4 [702804]: Tính chất vật lí nào sau của kim loại không do các electron tự do quyết định?
A, Tính dẫn điện.
B, Tính dẻo.
C, Khối lượng riêng.
D, Tính dẫn nhiệt.
- Electron tự do quyết định đến tính chất vật lí chung như tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh kim.
- Khối lượng riêng là tính chất vật lí riêng nên không do electron tự do quyết định.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 5 [702805]: Mô hình Bohr bên biểu diễn một nguyên tử trung hòa của nguyên tố X. Trong các cấu tạo Lewis sau đây, cấu tạo nào biểu diễn đúng nhất nguyên tử được thể hiện trong mô hình Bohr đó?
A,
B,
C,
D,
Dựa vào mô hình Borh thấy X có 2 electron hoá trị ở lớp ngoài cùng nên cấu tạo Lewis  của X cũng biểu diễn 2 electron 

Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 6 [702806]: Chất nào sau được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A, Calcium oxide.
B, Calcium sulfate.
C, Calcium chloride.
D, Calcium nitride.
Đất bị chua là đất có môi trường acid nên chọn chất cho thêm vào đất để trung hòa bớt lượng acid.

 Chọn Cao cho vào đất, CaO sẽ tan vào trong nước tạo ra dung dịch kiềm Ca(OH)2 sẽ trung hòa bớt lượng acid có trong đất, từ đó làm cho đất bớt chua.
PTHH:
CaO + H2O → Ca(OH)2

⇒ Chọn đáp án A
Đáp án: A
Câu 7 [702807]: Trên phổ khối của một hợp chất X chỉ xuất hiện 3 tín hiệu ở m/z = 15, 57 và 72. Công thức cấu tạo nào sau đây phù hợp với tín hiệu trên phổ khối của X?
A,
B,
C,
D,
Giá trị tín hiệu m/z lớn nhất chính là khối lượng phân tử của chất X (m/z = 72).

Khối lượng phân tử của các hợp chất là:
✔️ A. CH3-C(O)-CH2-CH3 ⇒ M = 72
❌ B. CH3-C(CH3)=CH-CH3 ⇒ M = 70
❌ C. CH3-CH(NH2)-CH2-CH2-CH3 ⇒ M = 87
❌ D. HO-C(O)-CH2-CH2-CH3 ⇒ M = 88

⟿ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 8 [702808]: Hợp chất nào thuỷ phân tạo thành butan-2-ol và ethanoic acid?
A, CH3COOCH(CH3)2.
B, CH3COOCH(CH3)CH2CH3.
C, CH3CH(CH3)COOCH2CH3.
D, CH3CH2COOCH(CH3)CH2CH3.
Hợp chất khi thuỷ phân tạo thành alcohol và acid là hợp chất của ester.
Phân tích phản ứng:

Vậy hợp chất ester này là sec-butyl acetate: CH3COOCH(CH3)CH2CH

⇝ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 9 [702809]: Cơn bão số 3 (bão Yagi 2024) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.

Sau cơn bão, các nguồn nước lúc này sẽ trở lên đục, bẩn do chứa bùn, đất tồn tại dưới dạng các hạt lơ lửng. Để giải quyết vấn đề này, người dân thường sẽ cho phèn nhôm (hay phèn chua) có công thức KAl(SO4)2.12H2O vào trong nước thì nước sẽ trở lên trong, sạch nhanh hơn. Biết rằng các phân tử Al(OH)3 tồn tại ở dạng kết tủa keo có khả năng hấp phụ các hạt lơ lửng và quá trình thủy phân của ion Al3+ như sau:
Al3+(aq) + 3H2O(l) Al(OH)3(s) + 3H+(aq).
Cho các phát biểu sau:
(a) Phèn nhôm tan tốt trong nước tạo thành các ion K+, Al(SO4)2.
(b) Quá trình thủy phân ion Al3+ làm tính acid của môi trường tăng.
(c) Các ion Al3+ bị thủy phân tạo thành các phân tử Al(OH)3.
(d) Phân tử Al(OH)3 hấp phụ các hạt lơ lửng tạo thành khối có trọng lượng và khối lượng riêng lớn.
Các phát biểu đúng là
A, (a), (d).
B, (b), (d).
C, (b), (c), (d).
D, (a), (c), (d).
Phân tích các phát biểu:

❌ (a) Sai. Phèn chua tan nhanh trong nước tạo thành dung dịch có môi trường acid do:
KAI(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2SO42- + 12H2O
Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3H+ (acid)
✔️ (b) Đúng.  Quá trình thủy phân ion Al3+ làm tính acid của môi trường tăng.
✔️ (c) Đúng. Các ion Al3+ bị thủy phân tạo thành các phân tử Al(OH)3 theo phương trình trên.
✔️ (d) Đúng. Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo vì vậy khi khuấy phèn vào trong nước thì sẽ kết dính những hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước trở nên to hơn, nặng hơn rồi chìm xuống nước.

⤑ Các phát biểu đúng là (b) (c) (d)

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 10 [702810]: Potassium nitrate (KNO3) là một trong những phân potassium phổ biến. Phân này có ưu điểm gì so với các loại phân potassium khác?
A, Cung cấp cả potassium và nitrogen cho cây trồng.
B, Tăng độ pH của đất nhanh chóng.
C, Dễ hòa tan trong nước.
D, Không gây ô nhiễm môi trường.
Điểm khác nổi bật của phân potassium nitrate (KNO3) so với các loại phân potassium khác là trong phân tử KNO3 có cả nguyên tố K và N là hai nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

⭐ Potassium (K): Thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng sức mạnh đề kháng của cây, cải thiện chất lượng và năng suất nông sản.
⭐ Nitrogen (N) dạng nitrate (NO3-): hấp thu dễ dàng và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cây.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 11 [308505]: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hydrocarbon, thu được
A, amine.
B, lipid.
C, ester.
D, amino acid.
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hydrocarbon thì thu được amine.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 12 [308236]: Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide?
A, Cellulose.
B, Amylose.
C, Saccharose.
D, Glucose.
HD: Bài học phân loại hợp chất carbohydrate:
307754-DE.png
⇒ Saccharose là một loại disaccharide

Chọn đáp án C. 
Đáp án: C
Câu 13 [702811]: Khi nhai thức ăn, tinh bột bị thuỷ phân một phần bởi enzyme amylase có trong nước bọt để tạo thành dextrin và sau đó thành …(1)…. Quá trình thuỷ phân tiếp tục xảy ra ở ruột non dưới tác dụng của enzyme để chuyển hoá hoàn toàn tinh bột thành …(2)…. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là
A, saccharose, glucose.
B, saccharose, fructose.
C, maltose, glucose.
D, maltose, fructose.
Khi nhai thức ăn, tinh bột bị thuỷ phân một phần bởi enzyme amylase có trong nước bọt để tạo thành dextrin và sau đó thành maltose Quá trình thuỷ phân tiếp tục xảy ra ở ruột non dưới tác dụng của enzyme để chuyển hoá hoàn toàn tinh bột thành glucose.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 14 [702812]: Hợp chất hữu cơ X có cấu tạo: CH3CH2COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A, ethyl acetate.
B, ethyl propionate.
C, methyl acetate.
D, propyl propionate.

Ester có công thức chung là RCOOR' và cách gọi tên như sau:

Xét hợp chất hữu cơ X:

⇒ Chọn đáp án B

Đáp án: B
Câu 15 [702813]: Câu nào sau đây không đúng khi nói về peptide X có cấu tạo như hình dưới?
A, Peptide X có chứa ba liên kết peptide.
B, Amino acid đầu N là Ala.
C, Amino acid đầu C là Ala.
D, Thủy phân hoàn toàn peptide X thu được hai loại amino acid khác nhau.
Xét các phát biểu:
❌ A. Sai. Peptide X được tạo bởi 3 amino acid nên có chứa hai liên kết peptide.
✔️ B. Đúng. Amino acid đầu N là Ala: CH3CH(NH2)CO-NH...
✔️ C. Đúng. Amino acid đầu C là Ala: CO-NHCH(CH3)-COOH.
✔️ D. Đúng. Peptide X được tạo bởi 2 amino acid là Ala: CH3CH(NH2)COOH và Valine: (CH3)2CHCH(NH2)COOH nên khi thủy phân hoàn toàn peptide X thu được hai loại amino acid khác nhau.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 16 [702814]: Ethylene phản ứng với bromine theo phương trình hóa học là
CH2=CH2 + Br2 CH2Br–CH2Br
Cơ chế của phản ứng được mô tả như sau:

Nhận định nào sau đây là không đúng?
A, Phân tử ethylene có chứa 4 liên kết σ.
B, Liên kết đôi chứa nhiều electron hơn liên kết đơn.
C, Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π.
D, Trong giai đoạn (2) số liên kết σ tăng thêm 1.
Xét các phát biểu:
❌ A. Sai. Phân tử ethylene có chứa 5 liên kết σ: 4 ở liên kết C-H và 1 ở liên kết C=C.
✔️ B. Đúng. Liên kết đôi chứa 4 electron, nhiều hơn liên kết đơn có 2 electron.
✔️ C. Đúng. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π để thành liên kết σ khi cộng thêm Br vào phân tử.
✔️ D. Đúng. Trong giai đoạn (2) số liên kết σ (liên kết đơn) tăng thêm từ 6 lên 7 (tăng 1 liên kết)

⇒ Chọn đáp án A . Đáp án: A
Sử dụng thông tin ở bảng dưới đây để trả lời các câu 17 – 18:
Cho bảng thông tin sau:
Câu 17 [702815]: Trong các ion kim loại có trong bảng trên, ở điều kiện chuẩn ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A, Ag+.
B, Cu2+.
C, Fe2+.
D, Ni2+.
Kim loại có thế điện cực chuẩn càng âm thì càng có tính khử mạnh, càng dương thì tính tính oxi hoá càng mạnh.
Thấy giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử Ag+/Ag là dương nhất nên Ag+ có tính oxi hoá mạnh nhất.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 18 [702816]: Biết sức điện động chuẩn của pin điện hoá gồm hai điện cực M2+/M và Ag+/Ag bằng 1,056 V. Kim loại nào sau đây phù hợp với M?
A, Fe.
B, Sn.
C, Ni.
D, Cu.
giá trị thế điện cực dương nhất → Ag+/Ag là cực dương, cathode
Sức điện động của pin trên.
→ Cặp oxi hóa khử phù hợp Ni2+/Ni
→ Kim loại phù hợp là Ni

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [702817]: Một bạn học sinh tiến hành phản ứng oxi hóa 2-ethylcyclohexanol bằng CuO.

Sau khi tinh chế sản phẩm thu được một chất mà phổ IR của nó được thể hiện như sau:

Cho bảng số sóng đặc trưng của các liên kết ở bảng sau:
Phản ứng oxi hóa 2-ethylcyclohexanol bằng CuO (chưa cân bằng) xảy ra như sau:


Phân tích các phát biểu:

✔️ a) Đúng. Trong phổ hồng ngoại của sản phẩm, sẽ xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng của nhóm C=O ở khoảng 1700 cm–1.

❌ b) Sai. Sản phẩm tạo thành không chứa nhóm chức -OH nên không có sự xuất hiện của dải hấp phụ O-H.

❌ c) Sai. Liên kết C–H của nhóm alkyl không có dải hấp thụ đặc trưng.

✔️ d) Đúng. Sau phản ứng, dải hấp thụ trong vùng 1000 – 1300 cm–1 sẽ trở nên mạnh hơn do sự xuất hiện của nhóm C=O.
Câu 20 [702818]: Điểm đẳng điện pI là giá trị pH mà tại đó tổng điện tích của một phân tử amino acid bằng 0.

Một hỗn hợp gồm 3 amino acid là glycine, histidine và arginine được đặt vào giữa của tấm gel. Điện di được thực hiện và các xuất hiện 3 chấm tương ứng với 3 amino acid được thể hiện trong sơ đồ bên dưới:

Các giá trị pI của amino acid được cung cấp trong bảng như sau:
Dựa vào giá trị pI và sự di chuyển của 3 amino acid trên tấm gel ⇒ A là Glycine; B là Histidine; C là Arginine.

Phân tích các phát biểu:

✔️ a) Đúng. Tại pH bằng 5,97 thì tổng điện tích của Gly bằng 0 do pH = pI.
✔️ b) Đúng. Ta thấy B là His di chuyển về cực dương, nên H sẽ ở dạng anion dẫn đến pH môi trường lớn hơn điểm đẳng điện của His pI= 7,59.
❌ c) Sai. Ta thấy B là His di chuyển về cực dương, nên His sẽ ở mang điện tích âm.
✔️ d) Đúng. Chất A có mật độ điện tích lớn hơn chất B nên di chuyển về gần cực dương hơn.
Câu 21 [702819]: Đối với các trường hợp đơn giản, trong phức chất, số phối trí là số liên kết được tạo thành giữa một nguyên tử kim loại trung tâm với các phối tử. Xét trường hợp của cobalt tạo thành một phức chất có cấu trúc đơn giản như hình bên.
Phân tích các phát biểu:

✔️ a) Đúng. Trong phức chất, số oxi hóa của cobalt là +2.
❌ b) Sai. Số phối tử của phức chất là 4 gồm gồm 2 phối tử Cl- và 2 phối tử đa càng H2N–CH2CH2–NH2 (mỗi phối tử tạo 2 liên kết).
✔️ c) Đúng. Phức chất có 6 đỉnh tạo thành dạng hình học bát diện.
❌ d) Sai. Có thể thay 2 phối tử Cl bằng 1 phối tử NH2–CH2CH2–NH2 mà vẫn giữ nguyên số phối trí do 1 phối tử NH2–CH2CH2–NH2 tạo 2 liên kết.
Câu 22 [702820]: Nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng do đó nó thường được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại vệ sinh. Nước Javel được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn theo các bước sau:
Bước 1: Lấy 500 mL nước cất vào cốc thuỷ tinh. Sau đó cho khoảng 150 g muối ăn và khuấy đều. Nếu tan hết, tiếp tục cho thêm muối ăn từng chút một đến nào thấy không thể hòa tan thêm được nữa thì thu được dung dịch NaCl bão hòa.
Bước 2: Cắm hai điện cực vào cốc thuỷ tinh. Nối dây dẫn vào nguồn điện một chiều (hình bên) và duy trì quá trình điện phân trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Cho một mẩu cánh hoa màu hồng vào cốc chứa khoảng 5 mL dung dịch sau điện phân.
Phân tích các phát biểu:

❌ a) Sai. Ion Na+ không bị điện phân trong dung dịch do Na sinh ra là kim loại mạnh sẽ lập tức phản ứng với nước.

✔️ b) Đúng. Có 2 khí thoát ra ở cả 2 điện cực là H2 và Cl2
Cathode (-): H2O(l) + 2e → OH-(aq) + H2(g)
Anode (+) Cl-(aq) → Cl2(g) + 2e

✔️c) Đúng. Hỗn hợp sau phản ứng chứa NaCl, NaClO:
2NaCl + 2H2O -(đpdd)→ 2NaOH + Cl2 ↑ + H2
2NaOH + Cl2 → NaClO + NaCl + H2O

✔️ d) Đúng. Ion ClO-tính oxi hóa mạnh, gốc acid này có khả năng phá vỡ cấu trúc sắc tố màu sắc nên khi cho cánh hoa hồng vào sau một thời gian sẽ mất màu.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [702821]: Quy trình sản xuất đồng (Cu) từ quặng chứa Cu2S được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Đốt Cu2S bằng khí oxygen theo phản ứng:
2Cu2S + 3O2 2Cu2O + 2SO2.
Giai đoạn 2: Copper(I) oxide sẽ phản ứng với phần còn lại của Cu2S theo phản ứng:
2Cu2O + Cu2S 6Cu + 2SO2.
Quặng đồng ban đầu chứa khoảng 40% Cu2S theo khối lượng. Tính khối lượng quặng đồng (theo tấn) cần lấy để điều chế được 1 tấn Cu. Biết hiệu suất của quá trình đạt 90% (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Đổi 1 tấn = 1000000 gam
Số mol của Cu là
Bảo toàn nguyên tố Cu:
Khối lượng của quặng ban đầu: (tấn)
⇒ Điền đáp án: 3,47
Câu 24 [702822]: Một loại chất giặt rửa tổng hợp có thành phần chính là muối sau:

Nhánh hydrocarbon đính vào vòng benzene của muối trên có bao nhiêu nguyên tử carbon?Tổng số nguyên tử trong phân tử chất giặt rửa tổng hợp trên là bao nhiêu?
Nhánh hydrocarbon đính vào vòng benzene của muối trên có CTCT là CH3[CH2]11 ⇒ có 12 nguyên tử carbon.
⇒ Điền đáp án: 12
Câu 25 [702823]: Khi cho ethylamine tác dụng với dung dịch acid HCl. Cần bao nhiêu gam dung dịch HCl 7,3% để tác dụng vừa đủ với 4,5 gam ethylamine?
C2H5NH2 + HCl ⟶ C2H5NH3Cl

Từ PTHH số mol HCl phản ứng là
Khối lượng dung dịch HCl 7,3% là
⇒ Điền đáp án: 50
Câu 26 [702824]: Saccharose được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. Ở Việt Nam, cây mía được thu hoạch được đem đi để ép lấy nước mía (chứa khoảng 12 – 15 % đường).
Sau đó, cần tiến hành các bước tiếp theo như sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch muối, kết tủa CaCO3 tách ra, loại bỏ kết tủa và thu được dung dịch chứa đường saccharose độ tinh khiết cao.
(2) Dung dịch đường saccharose độ tinh khiết cao có màu nên được sục khí SO2 để tẩy màu.
(3) Thêm vôi sữa (thành phần chính Ca(OH)2) vào nước mía để chuyển saccharose thành dung dịch muối C12H22O11.CaO.H2O và loại bỏ phần tạp chất không tan.
(4) Dung dịch đường saccharose độ tinh khiết cao, không màu được cô đặc để kết tinh thu được đường kính.
Hãy sắp xếp các bước trên theo đúng quy trình sản xuất saccharose từ cây mía với trình tự dãy bốn số (ví dụ: 2345, 5324, ...).
Quy trình để sản xuất saccharose từ cây mía sau khi ép lấy nước mía (chứa khoảng 12-15% đường) như sau:

Bước 1: Thêm vôi sữa (thành phần chính Ca(OH)2) vào nước mía để chuyển saccharose thành dung dịch muối C12H22O11.CaO.H2O và loại bỏ phần tạp chất không tan.
Bước 2: Sục khí CO2 vào dung dịch muối, kết tủa CaCO3 tách ra, loại bỏ kết tủa và thu được dung dịch chứa đường saccharose độ tinh khiết cao.
Bước 3: Dung dịch đường saccharose độ tinh khiết cao có màu nên được sục khí SO2 để tẩy màu.
Bước 4: Dung dịch đường saccharose độ tinh khiết cao, không màu được cô đặc để kết tinh thu được đường kính.

⇒ Điền đáp án: 3124
Câu 27 [702825]: Hiện nay người ta sản xuất ammonia bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí methane (thành phần chính của khí thiên nhiên).
Phản ứng điều chế H2:
CH4 + 2H2O CO2 + 4H2 (1)
Phản ứng loại O2 để thu N2: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3:
N2 + 3H2 2NH3 (3)
Để sản xuất khí ammonia, nếu lấy 841,4 m3 không khí (chứa 21,03% O2; 78,02% N2, còn lại là khí hiếm theo thể tích), thì cần phải lấy tổng thể tích khí methane và hơi nước là bao nhiêu để có đủ lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1 : 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammonia. Giả thiết các phản ứng (1), (2) đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
Thể tích O2 và N2 trong không khí là:

Thể tích khí tỉ lệ thuận với số mol khí.
Từ phản ứng tổng hợp NH3 thể tích H2 tham gia phản ứng là:

Từ phản ứng điều chế H2 và phản ứng loại O2 thì thể tích CH4 cần dùng là:

Thể tích hơi nước cần dùng là:

Tổng thể tích CH4 và hơi nước cần dùng là:


⇒ Điền đáp án: 1566
Câu 28 [702826]: Muối Mohr có công thức (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr (cho rằng trong muối Mohr chỉ có muối kép ngậm nước nêu trên và tạp chất trơ), một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau: Cân chính xác 7,237 gam muối Mohr, pha thành 100 mL dung dịch X. Lấy chính xác 10 mL dung dịch X, thêm 10 mL dung dịch H2SO4 10%, được dung dịch Y. Chuẩn độ dung dịch Y bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,023 M. Thực hiện chuẩn độ 3 lần. Thể tích trung bình của dung dịch KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ là 15,86 mL. Theo kết quả chuẩn độ ở trên, độ tinh khiết (phần trăm khối lượng (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O) của muối Mohr là bao nhiêu phần trăm (làm tròn đến hành phần mười)?
Đổi: 10 mL = 0,01 L; 15,86 mL = 0,01586 L; 100 mL = 0,1 L.
Số mol của KMnO4 phản ứng là:
0,01586 . 0,023 = 3,6478 . 10-4 (mol)
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Từ PTHH, số mol FeSO4 phản ứng là:
3,6478 . 10-4 . 5 = 1,8239 . 10-3 (mol)
Số mol FeSO4 = Số mol muối Mohr ban đầu =
Độ tinh khiết của muối Mohr trên là

⇒ Điền đáp án: 98,8