PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705741]: “Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng ...(1)... do có bán kính nguyên tử ...(2)... và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là
A, nhỏ, lớn.
B, lớn, lớn.
C, nhỏ, nhỏ.
D, lớn, nhỏ.
Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.
Giải thích:
- Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn so với nhiều kim loại khác, dẫn đến mật độ nguyên tử trong một đơn vị thể tích nhỏ hơn.
- Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, không đặc khít bằng các mạng lập phương tâm diện hay lục phương của nhiều kim loại khác như Fe, Cu, Al. Do đó, khoảng cách giữa các nguyên tử trong tinh thể lớn, khiến khối lượng riêng của chúng thấp hơn.

⇒ Chọn đáp án A

Đáp án: A
Câu 2 [310470]: Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là
A, Polyethylene.
B, Poly(vinyl chloride).
C, Nylon 6-6.
D, Cao su thiên nhiên.
PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ lớn hơn 110 oC, có tính trơ tương đối của alkane mạch dài, được dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng, vật liệu cách điện,…

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 3 [560626]: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao?
A, Chromium.
B, Nhôm.
C, Sắt.
D, Đồng.
Kim loại có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng để chế tạo hợp kim không gỉ và có độ bền cơ học cao là Chromium (Cr):
- Chromium có độ cứng rất cao, chỉ đứng sau kim cương.
Chromium được dùng trong thép không gỉ: Khi thêm vào thép, Cr tạo lớp oxide bảo vệ giúp chống ăn mòn, làm cho hợp kim không gỉ.
Chromium tăng độ bền cơ học của hợp kim: Được dùng trong các hợp kim như thép không gỉ, hợp kim chịu nhiệt, dụng cụ cắt gọt.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 4 [705742]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch barium hydroxide.
(c) Sục khí ammonia dư vào dung dịch silver nitrate.
(d) Cho sodium hydroxide vào dung dịch copper(II) sulfate.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, những thí nghiệm thu được kết tủa là
A, (b), (c), (d).
B, (a), (c), (d).
C, (a), (b), (d).
D, (a), (b), (c).
Các phản ứng xảy ra như sau:
✔️ (a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2

✔️ (b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch barium hydroxide.
Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

❌ (c) Sục khí ammonia dư vào dung dịch silver nitrate.

✔️ (d) Cho sodium hydroxide vào dung dịch copper(II) sulfate.


Các phản ứng thu được kết tủa là (a) (b) (d)

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 5 [575616]: Để hình thành ion O2– thì mỗi nguyên tử oxygen đã
A, nhường 2 electron.
B, nhận 2 electron.
C, nhường 1 electron.
D, nhận 3 electron.
Nguyên tử O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng cần nhận 2 electron đạt octet tạo thành ion O2–:
O + 2e ⟶ O2–

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 6 [233868]: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A, NaCl.
B, CaCl2.
C, Na2SO4.
D, Na2CO3.
Dung dịch Na2CO3, Na3PO4 làm mềm nước cứng vĩnh cửu.


⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 7 [705743]: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2?
A,
B,
C,
D,
✔️ Nhóm –OH phenol (liên kết với vòng benzen) có tính acid yếu, phản ứng với NaOH tạo muối sodium phenolate.
❌ Nhóm –OH alcohol (liên kết với mạch nhánh hoặc vòng không thơm) không phản ứng với NaOH ở điều kiện thường.

Xét điều kiện phản ứng với NaOH của các chất:
❌ A. Chứa 2 nhóm –OH nhưng không phải phenol → Không phản ứng với NaOH.
❌ B. Chứa 1 nhóm –OH phenol và 1 nhóm –CH2OH → Chỉ có 1 nhóm phản ứng với NaOH → Tỉ lệ 1:1.
✔️ C. Chứa 2 nhóm –OH phenol → Cả hai nhóm phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2
❌ D. Chứa 2 nhóm –CH2OH (không phải phenol) → Không phản ứng với NaOH.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 8 [304964]: Chất nào sau đây là acid béo?
A, Palmitic acid.
B, Acetic acid.
C, Formic acid.
D, Propionic acid.
HD: 4 acid béo cần nhớ trong chương trình hóa THPT để ⇒ các chất béo tương ứng gồm:
12022601-LG.png
⇒ Xuất hiện trong 4 phương án là palmitic acid. 

 Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 9 [705744]: Điểm chớp cháy của một chất là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà hơi của chất đó sẽ bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc với nguồn lửa. Điểm chớp cháy của một số chất lỏng như sau:

Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8 oC được gọi là chất lỏng dễ cháy. Trong khi các chất lỏng có điểm chớp cháy trên nhiệt độ đó gọi là chất lỏng có thể gây cháy.
Cho các phát biểu sau:
(a) Xăng và ethanol được gọi là chất lỏng dễ cháy.
(b) Dầu hỏa được gọi là chất lỏng có thể gây cháy.
(c) Nguy cơ gây cháy của ethanol cao hơn xăng.
(d) Dưới 160 oC thì dầu diesel sinh học không thể cháy.
Các phát biểu đúng là
A, (a), (b).
B, (a), (c).
C, (a), (b), (d).
D, (a), (c), (d).
Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) Đúng. Xăng và ethanol có điểm chớp cháy lần lượt là –43 oC và 13 oC đều nhỏ hơn 37,8 oC nên đều là chất dễ cháy.
✔️ (b) Đúng. Dầu hỏa có điểm chớp cháy là 38–72 oC lớn hơn 37,8 oC là chất có thể gây cháy.
❌ (c) Sai. Xăng có điểm chớp cháy là –43 oC nhỏ hơn ethanol có điểm chớp cháy 13 oC nên xăng dễ cháy hơn ethanol
✔️(d) Đúng. Điểm chớp cháy của dầu diesel sinh học là 160 oC nghĩa là dưới 160oC dầu diesel sinh học không tạo đủ hơi để bốc cháy.

Các phát biểu đúng là (a) (b) (d) 

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 10 [705745]: Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen (trong cơn mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào sau đây cho cây?
A, Phân kali.
B, Phân lân.
C, Phân đạm ammonium.
D, Phân đạm nitrate.
Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen (trong con mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân đạm nitrate cho cây.
Quá trình tạo và cung cấp đạm nitrate cho đất từ nước mưa được biểu diễn theo sơ đồ:


⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 11 [308523]: Cho amine có công thức cấu tạo như bên. Tên gọi của amine trên theo danh pháp thay thế là
A, butan-2-amine.
B, 2-methylpropan-2-amine.
C, butan-1-amine.
D, 2-methylpropan-1-amine.
Cách gọi tên amine:
:
Tên gọi của amine có công thức CH3CH(CH3)CH2NH2 được xác định như sau:
- Nhánh CH3 được gắn ở vị trí carbon số 2 → 2-methyl
- Mạch carbon chính có 3C nên tên mạch chính là propan
- Nhóm NH2 được gắn ở vị trí carbon số 1 → 1-amine
⇒ Tên thay thế của amine trên là: 2-methylpropan-1-amine.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 12 [308357]: Số nhóm hydroxy trong phân tử saccharose là
A, 5.
B, 8.
C, 7.
D, 9.
HD: Quan sát và đếm số nhóm hydroxyl (OH) trong cấu tạo của saccharose:
12025539-1.png
Trên mỗi mắt xích glucose và fructose đều chứa đúng 4 nhóm OH ⇒ tổng có 8 nhóm

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 13 [705746]: Đồng có độ tinh khiết cao có khả năng dẫn điện tốt, bền về mặt hoá học nên được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử. Đồng có độ tinh khiết cao có thể thu được từ đồng có độ tinh khiết thấp qua quá trình tinh luyện bằng phương pháp điện phân.
∎ Dung dịch chất điện li là dung dịch CuSO4.
∎ Cực dương làm bằng tấm đồng có độ tinh khiết thấp.
∎ Cực âm làm bằng tấm đồng có độ tinh khiết cao.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A, Theo thời gian, khối lượng đồng ở anode giảm dần.
B, Cathode thu được đồng có độ tinh khiết cao.
C, Tổng nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không đổi.
D, Có thể thay dung dịch chất điện li bằng AgNO3.
Phân tích các nhận định:
✔️ A. Đúng. Ở cực dương (anode): Đồng có độ tinh khiết thấp bị oxi hóa thành Cu2+, đi vào dung dịch:
Cu → Cu2+ + 2e
✔️ B. Đúng. Ở cực âm (cathode): Cu2+ trong dung dịch nhận electron và kết tủa thành đồng tinh khiết:
Cu2+ +2e → Cu
Vì chỉ có Cu2+ bị khử nên đồng thu được có độ tinh khiết cao.
✔️ C. Đúng. Số ion Cu2+ bị khử ở cathode đúng bằng số ion Cu2+ sinh ra từ anode. Do đó, nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch không đổi.
❌ D. Sai. Nếu thay dung dịch CuSO4 ​bằng AgNO3 thì:
Anode (đồng) sẽ bị oxi hóa thành Cu2+, không phải Ag+.
Cathode sẽ thu được bạc (Ag), không phải đồng tinh khiết).
⟶ Quá trình này không còn là tinh luyện đồng nữa.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 14 [304800]: Trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể tạo ra một ester có mùi trái cây bằng cách tiến hành phản ứng ester hóa giữa carboxylic acid và alcohol với sự có mặt của acid H2SO4 đặc.
12011621-DE.png
Carboxylic acid cần thiết để hoàn thành phản ứng điều chế ester trên có tên gọi là
A, Isobutanoic acid.
B, Acrylic acid.
C, Methacrylic acid.
D, Butanoic acid.
HD: Phân tích phản ứng:
12011621-LG.png
⇒ Carboxylic acid cần thiết để hoàn thành phản ứng điều chế ester là methacrylic acid

⇒ Chọn đáp án C

► Chú ý: CH2=CHCOOH là acrylic acid; có nhóm metyl CH3 đính vào tạo CH2=C(CH3)COOH
⇝ tên gọi thông thường được giản lược là methacrylic acid. Đáp án: C
Câu 15 [705747]: “Amino acid có tính ...(1)... và có phản ứng tạo thành …(2)… khi có xúc tác acid mạnh”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là
A, base yếu, ester.
B, lưỡng tính, acid.
C, lưỡng tính, ester.
D, acid yếu, alcohol.
Amino acid có tính lưỡng tính và có phản ứng tạo thành ester khi có xúc tác acid mạnh.

Giải thích:
– Amino acid có tính lưỡng tính vì trong phân tử chứa cả nhóm –NH2 (base yếu)–COOH (acid yếu), nên có thể phản ứng với cả acid và base.
– Amino acid chứa nhóm -COOH (carboxylic acid) có thể phản ứng với alcohol (ROH) trong môi trường acid mạnh (H2SO4 đặc) để tạo ester theo phản ứng ester hóa.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 16 [705748]: Hàm lượng glucose có trong mẫu dược phẩm có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với iodine như sau: Cho một thể tích chính xác dung dịch chứa glucose vào một thể tích chính xác và dư nước iodine. Sau đó, thêm vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch X, rồi vừa lắc vừa nhỏ từ từ dung dịch sodium thiosulfate (Na2S2O3) có nồng độ xác định vào dung dịch ở trên đến khi mất màu xanh thì dừng lại. Ghi thể tích dung dịch Na2S2O3 đã tiêu tốn:
I2 + 2Na2S2O3 2NaI + Na2S4O6
Dung dịch X được sử dụng trong thí nghiệm trên nhằm mục đích chính là
A, Nhận biết hàm lượng glucose dư trong dung dịch.
B, Nhận biết hàm lượng iodine dư trong dung dịch.
C, Nhận biết hàm lượng iodide dư trong dung dịch.
D, Phản ứng với lượng dư dung dịch sodium thiosulfate.


Dung dịch X là hồ tinh bột mục đích nhận biết hàm lượng Iodine dư trong dung dịch sau phản ứng.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Sử dụng thông tin ở bảng dưới đây để trả lời các câu 17 – 18:
Câu 17 [705749]: Giá trị sức điện động của pin 3 là bao nhiêu?
A, 1,61 V.
B, 0,78 V.
C, 0,59 V.
D, 1,18 V.
Pin 1: Zn đóng vai trò là cực âm (quá trình oxi hóa) và Cu đóng vai trò là cực dương (quá trình khử)

Pin 2: Zn đóng vai trò là cực âm (quá trình oxi hóa) và Ni đóng vai trò là cực dương (quá trình khử)

Từ pin 1 và pin 2 → Tính khử của các kim loại giảm dần Zn > Ni > Cu.

Từ pin 1 và pin 2 → Pin 3: Ni đóng vai trò là cực âm và Cu đóng vai trò là cực dương


⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 18 [705750]: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A, Trong pin số 3, Ni đóng vai trò là cực dương.
B, Tính khử của các kim loại giảm dần theo dãy: Ni > Zn > Cu.
C, Trong pin số 1 và 2, điện cực Zn xảy ra quá trình khử.
D, Phản ứng xảy ra ở điện cực Ni trong pin 3 là: Ni → Ni2+ + 2e.
Phân tích các phát biểu:
❌ A. Sai. Pin 3: Ni đóng vai trò là cực âm và Cu đóng vai trò là cực dương

❌ B. Sai. Từ pin 1 và pin 2 → Tính khử của các kim loại giảm dần Zn > Ni > Cu.
❌ C. Sai.
Pin 1: Zn đóng vai trò là cực âm (quá trình oxi hóa) và Cu đóng vai trò là cực dương (quá trình khử)

Pin 2: Zn đóng vai trò là cực âm (quá trình oxi hóa) và Ni đóng vai trò là cực dương (quá trình khử)

✔️ D. Đúng. Pin 3: Ni đóng vai trò là cực âm và Cu đóng vai trò là cực dương

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [705751]: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
✤ Hoá chất: Dung dịch BaCl2 0,1 M; H2SO4 1,0 М.
✤ Tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch BaCl2, thêm từ từ cho đến hết khoảng 6 – 8 giọt dung dịch H2SO4, lắc đều.
Phân tích các phát biểu:
✔️ A. Đúng. Phản ứng giữa BaCl2 và H2SO4 tạo BaSO4 kết tủa màu trắng: BaCl2 ​+ H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl. BaSO4 là một kết tủa trắng, không tan trong nước.
✔️ B. Đúng. Trong thực tế Barium sulfate là một muối bền vững, không tan trong nước, trong cồn hay các dung dịch acid.
❌ C. Sai. Đề bài cho BaC2 0,1 M tức là dung dịch, không phải chất rắn. Nếu BaCl2 ở dạng rắn, cần hòa tan trước khi phản ứng. Nhưng ở đây, đã là dung dịch nên không cần hòa tan nữa.
✔️ D. Đúng. Sự có mặt của ion Ba2+ trong dung dịch có thể nhận biết bằng dung dịch chứa ion SO42- hoặc CO32- xuất hiện kết tủa trắng.
Ba2+ + SO42- → BaSO4 (kết tủa trắng, không tan trong acid)
Ba2+ + CO32- → BaCO3 (kết tủa trắng, tan trong acid loãng)
Câu 20 [585213]: Nhiều chất hữu cơ có nhiệt độ sôi cao và không tan trong nước có thể tách ra khỏi hỗn hợp ở nhiệt độ sôi xấp xỉ nhiệt độ sôi của nước bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hình bên mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g mL-1.

Phân tích các phát biểu:
❌ a. Sai.  Chưng cất hơi nước là phương pháp chiết xuất tinh dầu phổ biến nhất từ thực vật. Phương pháp này dựa vào hơi nước để giúp các hợp chất dễ bay hơi thoát ra khỏi nguyên liệu, rồi ngưng tụ lại thành dạng lỏng để tách tinh dầu.
❌ b. Sai. Lớp A là tinh dầu, lớp B là nước vì tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước 1 g/mL nên nằm ở trên.
✔️ c. Đúng. Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường. Chiết lỏng – lỏng: dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước.
❌ d. Sai.  Nước được dùng để làm lạnh sẽ dẫn vào bên trong ống sinh hàn từ vòi phía dưới và chảy ra ở vòi phía trên. Do đó, chiều của dòng nước trong ống bao phía ngoài ống sinh hàn sẽ chảy ngược hướng với hơi của chất lỏng bốc lên.
Câu 21 [705752]: Dung dịch X gồm Gly (Gly), glutamic acid (Glu) và dipeptide Glu-Gly trong môi trường có pH ~ 7. Thấm dung dịch X lên một tờ giấy, đặt tờ giấy vào dung dịch đệm có pH = 7 giữa hai điện cực và có điện trường tác dụng thu được kết quả như hình dưới đây.

Tại pH = 6,06 dạng tồn tại của glycine, glutamic acid và Glu-Gly như sau:

– Tại pH = 6,06 dạng tồn tại của glycine tồn tại dạng ion lưỡng cực nên hầu như không di chuyển trong điện trường → C là Glycine.
– Tại pH = 6,06 dạng tồn tại của Glutamic acid và Glu–Gly tồn tại dạng ion anion và có tổng điện tích là – 1 nên di chuyển về cực dương trong điện trường, nhưng Glutamic acid có kích thước nhỏ hơn nên sẽ đi nhanh hơn về phía cực dương → A là Glutamic acidB là Glu–Gly.

Phân tích các phát biểu:
❌ (a) Sai. Chất A tiến gần cực dương hơn nên chất A không thể có điện tích nhỏ hơn chất B.
✔️ (b) Đúng. Chất A, B, C lượt là Glu (dạng anion), Glu-Gly (dạng anion) và Ala(dạng trung hòa về điện).
❌ (c) Sai. Tại pH = 6,06 dạng tồn tại của Glutamic acid và Glu-Gly tồn tại dạng ion anion và có tổng điện tích là –1 nên di chuyển về cực dương trong điện trường, nhưng Glutamic acid có kích thước nhỏ hơn nên sẽ đi nhanh hơn về phía cực dương.
❌ (d) Sai. Tại pH = 2, glutamic acid và glycine đều tồn tại dạng cation nên di chuyển về cực âm:

Câu 22 [705753]: Trong bình có dung tích không đổi 1 Lít, ban đầu nạp vào bình hỗn hợp gồm 0,9 mol chất A và 0,6 mol chất B. Giữ nhiệt độ ổn định ở 760 °C, xảy ra cân bằng hóa học:
aA(g) + bB(g) ⇌ cC(g) + dD(g)
(a, b, c, d là các hệ số nguyên, tối giản của phản ứng;
biểu thức tính tốc độ phản ứng tuân theo định luật tác dụng khối lượng)
Sau 6 phút, phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng. Sự phụ thuộc nồng độ mol/L của các chất trong bình phản ứng vào thời gian (phút) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Sau khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, tiến hành tăng nhiệt độ của bình phản ứng thì thấy số mol khí trong bình tăng lên.
Phân tích các phát biểu:
❌ (a) Sai. Trước thời điểm cân bằng, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần theo thời gian do nồng độ sản phẩm tăng lên; tốc độ phản ứng thuận giảm dần theo thời gian do nồng độ sản phẩm giảm xuống.
✔️ (b) Đúng. Hoàn toàn có thể dựa vào sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng (hoặc chất sản phẩm) trong một đơn vị thời gian để đánh giá mức độ nhanh, chậm của phản ứng và xác định chất tham gia, chất sản phẩm.
✔️ (c) Đúng.
Nồng độ của các chất A và B tại thời điểm ban đầu lần lượt là 0,9 M và 0,6 M.
Nồng độ của các chất A, B, C, D tại thời điểm cân bằng lần lượt là 0,5 M; 0,4 M; 0,2 M; 0,8 M.
Lượng chất A, B tham gian phản ứng lần lượt là 0,9 – 0,5 = 0,4 M; 0,6 – 0,4 = 0,2 M.

Tỉ lệ nồng độ các chất A, B, C, D là a:b:c:d = 0,4:0,2:0,2:0,8 = 2:1:1:4
→ Phương trình hóa học có dạng
Hằng số cân bằng của phản ứng là
❌ (d) Sai.
Tổng nồng độ khí trước phản ứng là 0,9 + 0,6 = 1,5 M
Tổng nồng độ khi sau phản ứng là 0,5 + 0,4 + 0,2 + 0,8 = 1,9 M
Nồng độ khí sau phản ứng tăng lên chứng tỏ khi tăng nhiệt độ tại thời điểm cân bằng thì cân bằng chuẩn dịch theo chiều thuận → phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [705754]: Công thức hoá học của phức chất aqua của ion Mn2+ là: [Mn(H2O)x]2+ Biết phức chất có dạng hình học bát diện. Giá trị của x là bao nhiêu?
Phức chất [Mn(H2O)x]2+ có dạng hình học bát diện nên có dạng tổng quát là [ML6]
→ Phức chất có 6 phối tử H2O → x = 6.

⇒ Điền đáp án: 6
Câu 24 [705755]: Phenylalanine có công thức cấu tạo như dưới đây:

Cho 33 gam phenylalanine phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thu được m gam muối. Xác định giá trị của m.
Số mol của phenylalanine là: nphenylalanine = 33 ÷ 165 = 0,2 (mol)
PTHH:
2HOOCC8H8NH2 + H2SO4 ⟶ (HOOCC8H8NH3)2SO4
⟶ Số mol của muối là: n(HOOCC8H8NH3)2SO4 = nHOOCC8H8NH2 ÷ 2 = 0,2 ÷ 2 = 0,1 (mol)
⟶ Khối lượng của muối là: m(HOOCC8H8NH3)2SO4 = 0,1 × 428 = 42,8 (g)

⇒ Điền đáp án: 42,8
Câu 25 [705756]: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hydrogen, carbon monoxide, methanol, ethanol, propane, ...) bằng oxygen không khí. Trong pin ethanol (DEFC), phản ứng xảy ra trên các điện cực khi pin hoạt động như sau:
Cathode: C2H5OH(l) + 3H2O(l) → 2CO2(g) + 12H+(aq) + 12e
Anode: 3O2(g) + 12H+(aq) + 12e → 6H2O(l)
Một bóng đèn LED công suất 30 W được thắp sáng bằng pin ethanol. Biết hiệu suất quá trình là 90,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 90% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì điện năng tiêu thụ 0,03 kWh. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 92 gam ethanol làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn (Làm tròn đến số nguyên)? Biết 1 J/s = 1 W và enthalpy tiêu chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:
Cathode: C2H5OH(l) + 3H2O(l) → 2CO2(g) + 12H+(aq) + 12e
Anode: 3O2(g) + 12H+(aq) + 12e → 6H2O(l)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)
Biến thiên enthalpy của phản ứng trên là:

1 mol ethanol sẽ tỏa ra lượng năng lượng 1364,79 kJ
Trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì điện năng tiêu thụ 0,03 kWh.
→ Trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì điện năng tiêu thụ 108 kJ.
Hiệu suất quá trình là 90,0% và hiệu suất sử dụng năng lượng là 90%
→ Hiệu suất chung của cả quá trình là H = 90% × 90% = 81%
Số mol ethanol là: nethanol = 92 ÷ 46 = 2 (mol)
Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 92 gam methanol làm nhiên liệu là:


⇒ Điền đáp án: 20
Câu 26 [705757]: Cho các chất sau: glucose, saccharose, tinh bột, maltose, cellulose. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid là?
Phản ứng thủy phân trong môi trường acid xảy ra đối với các disaccharide và polysaccharide, vì chúng là các hợp chất có liên kết glycoside, có thể bị cắt đứt khi có mặt acid và nước.

❌ 1. Glucose: Là monosaccharide (C6H12O6), không có liên kết glycoside nên không bị thủy phân.

✔️ 2. Saccharose (C12H22O11): Là disaccharide được tạo nên bởi glucose và fructose nên bị thủy phân trong môi trường acid thành glucose và fructose.

✔️ 3.Tinh bột: Là polysaccharide gồm nhiều đơn vị glucose liên kết bằng liên kết α-1,4 và α-1,6-glycoside nên bị thủy phân trong môi trường acid tạo maltose → glucose.

✔️ 4. Maltose (C12H22O11):Là disaccharide gồm hai phân tử glucose liên kết bằng liên kết α-1,4-glycoside nên bị thủy phân trong môi trường acid thành glucose.

✔️ 5. Cellulose: Là polysaccharide gồm nhiều đơn vị glucose liên kết bằng liên kết β-1,4-glycoside nên bị thủy phân trong môi trường acid tạo glucose.

Vậy có 4 chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid.

⇒ Điền đáp án: 4
Câu 27 [705758]: Ethyl alcohol được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là y tế, công nghiệp tổng hợp, thực phẩm, ….  Phổ IR của ethyl alcohol được cho dưới đây:

Số sóng đặc trưng của liên kết O–H trong phân tử ethyl alcohol có số sóng là bao nhiêu cm–1?
Ethyl alcohol – C2H5OH có nhóm chức đặc trưng là –OH, có vùng tín hiệu đặc trưng trong khoảng 3650 – 3200 cm–1.
→ Từ phổ hồng ngoại tín hiệu đặc trưng cho liên kết O–H của ethyl alcohol có số sóng là 3358 cm–1.

⇒ Điền đáp án: 3358
Câu 28 [705759]: Tác hại của H2S đến môi trường là gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Bên cạnh đó, H2S trong không khí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hô hấp, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ngoài ra, H2S còn làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng. Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 mg/L. Để đánh giá sự ô nhiễm H2S trong khí thải của một nhà máy, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Điện phân dung dịch KI trong 2 phút với dòng điện 2 mA.
Bước 2: Sau đó dẫn 2 lít không khí trên lội từ từ qua bình điện phân cho đến khi iot mất màu hoàn toàn.
Bước 3: Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa, khi thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh thì ngưng điện phân.
Hàm lượng của H2S trong khí thải của nhà máy trên là a×10–2 (mg/L). Xác định giá trị của a (Làm tròn đến hàng phần trăm).
Bước 1: Điện phân dung dịch KI trong 2 phút với dòng điện 2 mA.

Bước 2: Sau đó dẫn 2 L không khí trên lội từ từ qua bình điện phân cho đến khi iodine mất màu hoàn toàn.
Bước 3: Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa, khi thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh thì ngưng điện phân.
(2) H2S + I2 ⟶ S + 2HI
Từ các bước ta thấy sau 2 phút 35 giây (155 giây) thì lượng I2 sinh ra phản ứng hết với H2S.
Số mol electron trao đổi là:
Quá trình khử: 2I- ⟶ I2 + 2e
Số mol của I2 là:
Từ phương trình (2) số mol của H2S là: nH2S = nI2 = 1,60622 × 10-6 mol
Hàm lượng của H2S (mg/L) trong khí thải của nhà máy trên là:


⇒ Điền đáp án: 2,73