PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705955]: “ Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hoá học trung bình ra khỏi các ..(1).. bằng các chất khử như C, CO,... ở ..(2)..”. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1), (2) lần lượt là
A, base, môi trường chân không.
B, oxide, nhiệt độ cao.
C, muối, môi trường khí trơ.
D, acid, nhiệt độ thấp.
Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, CO để tách kim loại khỏi hợp chất oxide của chúng ở nhiệt độ cao.
- Ô trống (1) là oxide.
- Ô trống (2) là nhiệt độ cao vì nhiệt luyện diễn ra ở nhiệt độ cao để phản ứng khử xảy ra.

⟹Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 2 [705956]: Potassium nitrate (diêm tiêu) được điều chế “gián tiếp” bằng phản ứng:
KCl(aq) + X(aq) → KNO3(aq) + NaCl(aq)
Quá trình này được thực hiện dưới 100°C. Vì KNO3 là muối ít tan nhất ở nhiệt độ phòng nên nó được tách ra khỏi dung dịch trước. Công thức của chất X là
A, NaNO3.
B, NaNO2.
C, NaClO.
D, NaClO3.
Phân tích các đáp án :
✔️A. NaNO3 + KCl ⟶ KNO3 + NaCl
❌B. NaNO2 + KCl . Không phản ứng do không chứa nhóm NO3-
❌C. NaClO + KCl . Không phản ứng do không chứa nhóm NO3-
❌D. NaClO3 + KCl . Không phản ứng do không chứa nhóm NO3-

⟹Chọn đáp án A

Đáp án: A
Câu 3 [705957]: Y là một polysaccharide có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch carbon phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A, cellulose.
B, amylose.
C, amylopectin.
D, saccharose.
Phân tích các đáp án :
❌A. Cellulose: Là một polysaccharide cấu tạo từ β-glucose, có cấu trúc mạch thẳng, không phân nhánh. Cellulose chủ yếu có trong thành tế bào thực vật, không phải thành phần chính của tinh bột. → Sai.
❌B. Amylose:
Là một polysaccharide có trong tinh bột, nhưng có cấu trúc mạch thẳng, không phân nhánh. Amylose có xu hướng tạo kết tinh nên làm giảm độ dẻo của tinh bột.Sai.
✔️C. 
Amylopectin: Là một polysaccharide có trong tinh bột, có cấu trúc phân nhánh. Amylopectin giúp làm tăng độ dẻo của tinh bột, là thành phần chính trong gạo nếp (có nhiều amylopectin hơn gạo tẻ). → Đúng.
❌D. 
Saccharose: Là một disaccharide, không phải polysaccharide, không có cấu trúc phân nhánh. → Sai.

⟹Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 4 [705958]: Ống nhựa PVC có thể sử dụng nhiệt để hàn, nối ống nhựa PVC thành đường ống dài hơn. Phương pháp hàn nhiệt đó là do PVC
A, có tính dẫn điện.
B, có tính đàn hồi.
C, là nhựa nhiệt dẻo.
D, là nhựa nhiệt rắn.
Phân tích các đáp án:
❌A. Có tính dẫn điện: PVC (Polyvinyl Chloride) là một vật liệu cách điện tốt, không dẫn điện. → Sai.
❌B. 
Có tính đàn hồi: PVC có độ bền cơ học cao nhưng không có tính đàn hồi rõ rệt như cao su. → Sai.
✔️C. 
Là nhựa nhiệt dẻo: PVC thuộc nhóm nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic), nghĩa là nó có thể được nung nóng để làm mềm, sau đó làm nguội để cứng lại, giúp quá trình hàn nhiệt có thể thực hiện được. → Đúng.
❌D. 
Là nhựa nhiệt rắn: Nhựa nhiệt rắn (thermoset plastic) khi đã định hình sẽ không thể nóng chảy hay tái chế bằng nhiệt, nên không thể hàn nhiệt được. → Sai.

⟹Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 5 [705959]: Nguyên nhân ở các khu vực nhiều sương mù hoặc mưa acid, các đồ vật bằng đồng thường bị xỉn màu hoặc xuất hiện lớp màu xanh lục là
A, đồng bị oxi hóa bởi O2 nhiều hơn, tạo hợp chất đồng (II).
B, đồng tác dụng với acid và chuyển hóa thành muối đồng (II).
C, đồng phản ứng với khí CO2 tạo thành muối đồng (I).
D, đồng hút nước tạo thành hợp chất đồng (II) ngậm nước.
Phân tích các đáp án:
✔️A. Đồng có thể bị oxi hóa trong không khí,  phản ứng với O2 đơn thuần  tạo ra lớp gỉ xanh lục đặc trưng. Thông thường, quá trình này cần có sự tham gia của các khí khác như CO2, H2O và SO2Đúng.
❌B. Nếu đồng tác dụng với acid mạnh (như HCl, H2SO4), nó có thể tạo muối đồng (II). Tuy nhiên, lớp gỉ xanh trên bề mặt đồng không phải do phản ứng trực tiếp với acid, mà do tác động của khí CO2, H2O và SO2 trong môi trường ẩm. → Sai.
❌C. Muối đồng (I) không phải là nguyên nhân chính gây ra lớp xanh lục. Lớp gỉ đồng xanh thực chất là hỗn hợp của đồng(II) hydroxit (Cu(OH)2) và đồng(II) cacbonat (CuCO3), hình thành do tác động của CO2, H2O và O2. → Sai.
❌D. Khi đồng tiếp xúc với không khí ẩm và các khí như CO2, SO2, lớp gỉ xanh hình thành là một dạng muối đồng(II) như Cu(OH)2·CuCO3 (gỉ đồng lục - patina) → Sai.

⟹Chọn đáp án A
Đáp án: A
Câu 6 [705960]: Loại đá nào sau đây trong thành phần không chứa CaCO3?
A, Đá vôi.
B, Đá hoa cương.
C, Đá phấn.
D, Thạch cao.
Phân tích các đáp án:
❌A. Đá vôi: Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 (canxi cacbonat). → Sai.
❌B. Đá hoa cương (Granite):
Đây là một loại đá magma xâm nhập, thành phần chủ yếu là thạch anh (SiO2), fenspat và mica, không chứa CaCO3. → Sai.
❌C. Đá phấn: Là một dạng đá trầm tích chứa CaCO3, hình thành từ vỏ sinh vật biển cổ đại. Sai.
✔️D. Thạch cao: Thành phần chính của thạch cao là CaSO4·2H2O (canxi sunfat ngậm nước)
, không phải CaCO3.

⟹Chọn đáp án D
Đáp án: D
Câu 7 [705961]: Dung dịch muối nào dưới đây có môi trường base?
A, NaHCO3.
B, NaNO3.
C, (NH4)2SO4.
D, NaCl.
Phân tích các đáp án :
✔️A. NaHCO3 ⟶ Na+ + HCO3-
HCO3- + H2O ⟶OH- + CO2 + H2O
Tạo OH- có tính base.
❌B. NaNO3 là muối của acid mạnh HNO3 và base mạnh NaOH, nên không làm thay đổi pH của dung dịch (môi trường trung tính).
❌C. (NH4)2SO4 là muối của axit mạnh H2SO4 và bazơ yếu NH3, nên trong nước, nó tạo môi trường acid.
❌D. NaCl là muối của axit mạnh HClbazơ mạnh NaOH, nên dung dịch có môi trường trung tính.

⟹Chọn đáp án A
Đáp án: A
Câu 8 [190617]: Geraniol là nguyên liệu chính để tổng hợp dầu dưỡng hoa hồng, công thức cấu tạo của ceranol như hình bên.
145.png
Phát biểu nào đưới đây là không đúng?
A, Công thức phân tử của Geraniol là C11H20O.
B, Geraniol làm mất màu dung dịch KMnO4.
C, Geraniol có phản ứng cộng và phản ứng thế.
D, 1 mol Geraniol phản ứng với Na dư thu được 1 gam H2.
Geraniol là một alcohol không no có trong tinh dầu hoa hồng, có công thức phân tử là C10H18O.
Geraniol có 2 nối đôi C=C nên phản ứng cộng được với: dung dịch bromine, H2 (xt Ni, to).
Geraniol có 2 nối đôi C=C nên phản ứng được với dung dịch KMnO4.

Từ phương trình hóa học 1 mol geraniol tạo được 0,5 mol H2.
Khối lượng của khí H2 là: 0,5 . 2 = 1 gam.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 9 [705962]: Sự cháy của hydrocarbon trong oxygen: Quá trình đốt cháy nhiên liệu (khí đốt, xăng, dầu hoặc khí hoá lỏng) là một ví dụ về sự cháy của hydrocarbon trong oxygen và cung cấp cho chúng ta năng lượng. Nếu oxygen dư thì sự cháy xảy ra hoàn toàn và cho sản phẩm là CO2 và nước. Nếu thiếu oxygen, sự cháy xảy ra không hoàn toàn và một phần carbon chuyển thành CO là một khí độc, gây ô nhiễm môi trường. Còn khi rất thiếu oxygen thì chỉ tạo ra nước và để lại muội là carbon. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng cháy của xăng trong điều kiện dư oxygen sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu nhất.
(b) Trong điều kiện rất thiếu oxygen thì lượng khí độc CO sinh ra là nhiều nhất.
(c) Khi đốt cháy hoàn toàn, một phân tử C8H18 sẽ nhường được 50 electron.
(d) Khi phản ứng với oxygen chỉ tạo ra nước và carbon thì số oxi hóa của C không đổi.
Các phát biểu đúng là
A, (a), (c).
B, (b), (c).
C, (a), (b), (c).
D, (b), (c), (d).
Phân tích các phát biểu :
✔️(a) – Đúng. Trong điều kiện cháy dư oxygen sẽ tiết kiệm năng lượng nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
❌(b) – Sai. Trong điều kiện rất thiếu oxygen thì sinh ra C. Trong điều kiện không dư oxygen: CxHy + O2 → C + H2O
✔️(c) – Đúng. Trong điều kiện cháy dư oxygen sẽ tiết kiệm năng lượng nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện này, một phân tử C8H18 nhường 50 electron.
❌(d) – Sai. Khi phản ứng với oxygen chỉ tạo ra nước và carbon thì số oxi hóa của C thay đổi, C ở trạng thái đơn chất có số oxi hóa là 0 và trong hợp chất C sẽ có số oxi hóa trung bình -9/4.

⟹ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 10 [247280]: Nguyên lí hay quy tắc nào bị vi phạm trong cấu hình theo ô orbital được cho dưới đây?
87.PNG
A, Quy tắc của Hund.
B, Không vi phạm nguyên lí, quy tắc nào.
C, Nguyên lí Pauli.
D, Quy tắc Klechkovski.
Nguyên lí Pau - Li: Trên 1 orbital nguyên tửchứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
Quy tắc Hund: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau.
Nguyên lý vững bền (quy tắc Klechkovski): Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

⟹Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 11 [705963]: Thế điện cực chuẩn của các kim loại Cr, Mn, Fe và Co lần lượt là –0,408 V; 1,57 V; 0,771 V và 1,97 V. Ion nào sau đây có tính oxi hóa lớn nhất?
A, Cr2+.
B, Fe2+.
C, Co3+.
D, Mn3+.
Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính khử của dạng khử càng yếu, tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng mạnh và ngược lại.→ Ion có dạng oxi hóa mạnh nhất là Co3+

⟹Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 12 [705964]: Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l.
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A, 5,0.10–5 mol/(L.s).
B, 2,5.10–5 mol/(L.s).
C, 2,5.10–4 mol/(L.s).
D, 2,0.10–4 mol/(L.s).
Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Tốc độ trung bình của phản ứng trên trong khoảng thời gian 40 giây là :


⟹Chọn đáp án A
Đáp án: A
Câu 13 [705965]: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH3COOCH3, số mol CO2 thu được tối đa là bao nhiêu?
A, 1,0 mol.
B, 2,0 mol.
C, 3,0 mol.
D, 4,0 mol.

Từ PTHH số mol CO2 thu được khi đốt cháy 1 mol CH3COOCH3 là 3 mol.

⟹Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 14 [705966]: Trong quá trình sản xuất rượu vang, người ta sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae để lên men glucose và fructose (có trong dịch ép trái nho) tạo thành ethanol. Một học sinh thực hiện thí nghiệm thử tính chất của sản phẩm từ quá trình lên men này trong phòng thí nghiệm bằng dụng cụ như hình dưới:

Cho các phát biểu sau về thí nghiệm:
(a) Phản ứng lên men glucose thuộc loại phản ứng phân hủy.
(b) Ethanol bay hơi, không tan trong nước vôi trong tạo bong bóng khí.
(c) Ống nghiệm chứa nước vôi trong bị vẩn đục.
(d) Có thể thay nước vôi trong bằng dung dịch xút.
Các phát biểu đúng là
A, (a), (c).
B, (b), (c).
C, (a), (b), (c).
D, (b), (c), (d).
Phân tích các phát biểu :
✔️(a) – Đúng. Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. Phản ứng lên men glucose sinh ra nhiều chất mới là CO2 và C2H5OH nên phản ứng lên men là phản ứng phân hủy.

❌(b) – Sai. Ethanol bay hơi, tan vô hạn trong nước.
✔️(c) – Đúng. Ống nghiệm chứa nước vôi trong bị vẩn đục. Nguyên do phản ứng lên men sinh ra CO2 làm vẫn đục nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
❌(d) – Sai. Không thể thay nước vôi trong bằng dung dịch xút, khi có khí sinh ra không rõ hiện tượng là khí phản ứng với dung dịch xút hay thoát ra ngoài.
⟹Có 2 phát biểu đúng là (a),(c).

⟹Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 15 [705967]: “Phân tử tripeptide các đơn vị ..(1).. liên kết với nhau bằng ..(2).. liên kết peptide”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là
A, α-amino acid, 2.
B, α-amino acid, 3.
C, amino acid, 3.
D, β-amino acid, 2.
Phân tích các phát biểu :
✔️A. α-amino acid, 2. → Đúng, vì tripeptide được tạo thành từ ba α-amino acid và có 2 liên kết peptide.
❌B. α-amino acid, 3. → Sai, vì một tripeptide chỉ có 2 liên kết peptide chứ không phải 3.
❌C. amino acid, 3. → Sai, vì số liên kết peptide không đúng.
❌D. β-amino acid, 2. → Sai, vì peptide thông thường được tạo từ α-amino acid chứ không phải β-amino acid.

⟹Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 16 [705968]: Cho các quá trình tạo phức chất bát diện sau:
Fe3+(aq) + 6H2O(l) ⇆ [Fe(OH2)6]3+(aq) (I)
[Fe(OH2)6]3+(aq) + SCN–(aq) ⇌ [Fe(OH2)5(SCN)]2+(aq) + H2O(1)         K = 1,4.102 (II)
[Fe(OH2)6]3+(aq) + F– (l) ⇌ [Fe(OH2)5F]2+(aq) + H2O(l)                       K = 2,0.105 (III)
Biết dung dịch [Fe(OH2)6]3+ màu vàng nâu, dung dịch [Fe(OH2)5(SCN)]2+ có màu đỏ, dung dịch [Fe(OH2)5F]2+ và các anion SCN, F đều không có màu.
Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình (I) xảy ra khi hoà tan FeCl3 trong nước và dung dịch thu được có chứa lượng lớn cation Fe3+ và phức chất aqua [Fe(OH2)6]3+.
(b) So với anion F, anion SCNdễ thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn.
(c) Khi cho từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch ở quá trình (III) thì dung dịch này sẽ có màu.
(d) Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H2O hoặc anion SCN hay anion F đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe3+.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phân tích các phát biểu :
✔️(a) – Đúng. Khi tan trong nước, muối của các kim loại chuyển tiếp phân li thành các ion. Sau đó, cation kim loại chuyển tiếp (Mn+) thường nhận các cặp electron hóa trị riêng từ các phân tử H2O để hình thành các liên kết cho – nhận, tạo ra phức chất aqua theo phương trình hóa học tổng quát sau
Mn+(aq) + m H2O(l) → [M(OH2)m]n+(aq)
Quá trình (I) xảy ra khi hoà tan FeCl3 trong nước và dung dịch thu được có chứa lượng lớn cation Fe3+ và phức chất aqua [Fe(OH2)6] 3+
❌(b) – Sai. So với anion F-, anion SCN khó thay thế phối tử H2O trong [Fe(OH)6]3+ hơn nguyên do hằng số cân bằng của phản ứng thế anion F là 1,4.102 nhỏ hơn rất nhiều so với phản ứng thế SCN- là 2.105
✔️(c) – Đúng. Phản ứng (III) thuận nghịch nên vẫn còn phức [Fe(OH2)6]3+(aq), sẽ xảy ra phản ứng (II) tạo phức chất màu đỏ.
✔️(d) – Đúng. Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H2O hoặc anion SCN hay anion F- đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe3+ Theo thuyết Liên kết hoá trị, liên kết trong phức chất được hình thành do các phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào các orbital lai hoá trống của nguyên tử trung tâm.
Có 3 phát biểu đúng.

⟹Chọn đáp án C Đáp án: C
Sử dụng thông tin dưới đây trả lời câu hỏi số 17, 18
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp năng lượng là 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày.
Câu 17 [705969]: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A, Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng một chiều.
B, Thủy phân chất béo luôn thu được sản phẩm là glycerol.
C, Chất béo được gọi chung là triglyceride.
D, Chất béo có thành phần chứa chủ yếu gốc acid béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ thường.
Phân tích các đáp án :
❌A – Sai. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
✔️B – Đúng. Thủy phân chất béo luôn thu được sản phẩm là glycerol.
Phản ứng thủy phân
* Phản ứng thủy phân trong môi trường acid:

* Phản ứng xà phòng hoá:

✔️C – Đúng. Chất béo là triester (ester ba chức) của glycerol với acid béo, gọi chung là triglyceride
✔️D – Đúng. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo no thì chất béo thường ở trạng thái rắn như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu,... Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thì chúng thường ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu vừng, dầu cá,... Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực hoặc không phân cực.

⟹Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 18 [705970]: Trung bình một ngày, tổng năng lượng mà một người cần để hoạt động là 9120 kJ. Cần sử dụng bao nhiêu gam chất béo để đóng góp vào tổng năng lượng đó?
A, 50 gam.
B, 48 gam.
C, 80 gam.
D, 72 gam.
Phần năng lượng mà chất béo đóng góp trong 1 ngày là 9120.20% = 1824 kJ
Số gam chất béo sử dụng trong ngày là m = 1824 : 38 = 48 gam

⟹Chọn đáp án B Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [705971]: Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào một nhà hóa học biết được phản ứng đã hoàn thành? Hoặc liệu sản phẩm có tinh khiết không? Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography - TLC) là một kỹ thuật được sử dụng để trực quan hóa (có thể quan sát được) độ tinh khiết của một hợp chất hữu cơ, trực quan hóa quá trình tách hỗn hợp hoặc theo dõi tiến trình của phản ứng. Do đó, các nhà hóa học có thể xác định thời điểm chất tham gia trong phản ứng đã được sử dụng hết và sản phẩm mới được hình thành, cuối cùng cung cấp cho nhà hóa học thông tin về thời điểm phản ứng đã hoàn tất.

Đậy nắp lọ và dung môi sẽ chạy ngược từ dưới lên trên, các chất có thể di chuyển với các khoảng cách khác nhau. Biết rằng dung môi sử dụng trong thí nghiệm là dung môi phân cực.
Phân tích các phát biểu:
✔️(a) – Đúng. Nguyên tắc chất phân cực tan trong dung môi phân cực, chất kém phân cực tan trong dung môi kém phân cực. Những chất có ái lực mạnh với dung môi (pha động) sẽ được giải ly ra trước. Những chất có ái lực mạnh với chất hấp phụ (pha tĩnh) sẽ bị giữ chặt và giải ly ra sau.
❌(b) – Sai. Tương tác của dung môi với chất A tốt hơn chất B. Những chất có ái lực mạnh với dung môi (pha động) sẽ được giải ly ra trước. Những chất có ái lực mạnh với chất hấp phụ (pha tĩnh) sẽ bị giữ chặt và giải ly ra sau.
✔️(c) – Đúng. Chất A và chất B có sự phân cực khác nhau. Nên có thể tách A và B bằng TLC
❌(d) – Sai. 2 vết của hai mẫu chất A và chất B cùng xuất hiện 1 chấm nhưng chưa thể kết luận A và B là 2 chất giống nhau. Hai chất di chuyển cùng với dung môi chỉ cho thấy chúng có khả năng tan trong dung môi và di chuyển cùng với nó trên bảng TLC.
Câu 20 [705972]: Vận động viên Trần Lê Quốc Toàn đã giành tấm huy chương Đồng ở bộ môn cử tạ hạng 56 kg - Nam tại Thế vận hội mùa hè (Olympics) ở London năm 2012. Đây cũng là huy chương duy nhất của đoàn Việt Nam năm đó. Các huy chương Đồng được làm bằng hợp kim chứa đồng, kẽm và thiếc. Tiến hành quy trình phân tích định lượng sau:
Bước 1: Hòa tan 0,800 g mẫu huy chương đồng vào dung dịch nitric acid đậm đặc, nóng.
Bước 2: Sau khi làm nguội và pha loãng, thêm một lượng dư dung dịch potassium iodide vào rồi tiếp tục pha loãng dung dịch đến 250,0 mL.
2Cu2+(aq) + 4I(aq) → 2CuI(s) + I2(aq)
Bước 3: Chuẩn độ 25,00 mL mẫu dung dịch này bằng 12,20 mL dung dịch sodium thiosulfate (không màu) 0,100 M.
I2(aq) + 2S2O32–(aq) → 2I(aq) + S4O62–(aq).
Phân tích các phát biểu:
❌(a) - Sai. Điểm dừng chuẩn độ là khi màu đen tím chuyển sang màu vàng.
✔️(b) – Đúng.
Đổi 12,2 mL = 0,0122 L
Số mol của Na2S2O3 là nNa2S2O3 = 0,0122.0,1 = 0,00122 mol

Từ phương trình hóa học (2) số mol của I2 là 0,00061 mol
Số mol của I2 được tạo ra tại bước bước 2 là
Số mol của Cu2+ là 0,0122 mol
Hàm lượng đồng trong chiếc huy chương là
✔️(c) – Đúng. Theo lí thuyết, từ khối lượng của kết tủa Cul có thể xác định được hàm lượng đồng trong huy chương.
❌(d) – Sai. Sự có mặt của kẽm và thiếc trong huy chương không làm ảnh hưởng đến kết quả chuẩn độ ở bước 3 nguyên do ZnI2 và SnI2 tan tốt trong nước.
Câu 21 [705973]: Một ống hình chữ U được đổ đầy 2 L nước, ở giữa có màng bán thấm thể hiện ở hình I. Khi 0,1 mol chất X được hòa tan hoàn toàn ở nhánh phải của ống, mức dung dịch X đã tăng lên như thể hiện ở hình II.

Tiến hành thí nghiệm với chất X được sử dụng là 1 trong 4 chất sau: MgCl2; CH3COOH; NH4NO3; Saccharose. Biết rằng màn bán thấm chỉ cho phép nước đi qua.
MgCl2 ⟶ Mg2+ + 2Cl- ( 3ion )
NH4NO3 ⟶ NH4+ + NO3- ( 2ion )
Phân tích các phát biểu :
❌(a) – Sai. Các ion không di chuyển nguyên do màng bán thấm chỉ cho phép nước đi qua.
❌(b) – Sai. 0,1 mol CH3COOH không thể tạo thành 0,2 mol ion nguyên do CH3COOH là acid yếu bị phân li không hoàn toàn.
❌(c) – Sai. Chiều cao h sẽ là cao nhất khi X là MgCl2 nguyên do khi đó sẽ phân li ra nhiều ion nhất với 1 ion Mg2+ và 2 ion Cl- nước sẽ di chuyển từ nhánh a (nơi có nồng độ chất tan thấp) sang nhánh b (nơi có nồng độ chất tan cao).
❌(d) - Sai. Số lượng chất tan không ảnh hưởng tới mức dung dịch. 
Câu 22 [705974]: Tiến hành thí nghiệm theo bước sau:
 Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm có đánh số (1) và (2); thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 – 1 mL dung dịch CuSO4 5 % và 1 mL dung dịch NaOH 10 %, lắc nhẹ.
 Bước 2: Cho 3 mL dung dịch glucose 2 % vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ.
 Bước 3: Đun nhẹ ống (2) đến khi hoá chất trong ống nghiệm đổi màu hoàn toàn.
Phân tích các phát biểu :
❌(a) – Sai. Ở bước 2, số oxi hóa của nguyên tố Cu chưa có sự thay đổi, bước 2 có sự hòa tan kết tủa Cu(OH)2 hình thành phức chất màu xanh lam.
Glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
✔️(b) – Đúng. Mục đích của việc trộn hai dung dịch CuSO4 và NaOH là để tạo kết tủa Cu(OH)2.
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
❌(c) – Sai. Glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch Cu2O, phản ứng xảy ra khi đun nóng

✔️(d) – Đúng. Thí nghiệm trên chứng minh khả năng tạo phức của các nhóm OH liền kề và tính khử của nhóm CHO trong glucose.
Glucose tác dụng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo thành phức chất màu xanh lam, tan trong nước.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch Cu2O.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [705975]: Khi nung nóng, CaC2O4.H2O sẽ bắt đầu mất dần khối lượng. Đồ thị hình dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng chất rắn vào nhiệt độ:

Phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với ban đầu tại nhiệt độ 840 oC là bao nhiêu (Làm tròn đến hàng phần mười)?
Tại 840 oC chất rắn còn lại so với dạng ban đầu là CaO
Phần trăm khối lượng chất rắn còn lại là


⟹Điền đáp án : 38,4
Câu 24 [705976]: Cho dãy gồm các chất: Na, Ca, Mg, Al, Fe, K, Cu. Số kim loại trong dãy tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là
Số kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là : Na, Ca, K
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2

⟹Điền đáp án : 3
Câu 25 [705977]: Một nhà máy sản xuất tấm nhựa dẻo trải bàn cần sản xuất tấm nhựa PVC hình chữ nhật có kích thước là 80 cm × 120 cm, bề dày của tấm nhựa dẻo là 3 mm. Biết hiệu suất phản ứng trùng hợp vinylchloride để điều chế PVC là 65%, quá trình chuyển PVC thành tấm nhựa dẻo có hiệu suất là 95% và biết khối lượng riêng của nhựa PVC là 1,45 g/cm3. Tính khối lượng nguyên liệu vinylchloride (tấn) dùng để sản xuất đơn hàng 5 000 tấm nhựa dẻo trải bàn trên? (Làm tròn kết quả đến số nguyên).
Đổi 3 mm = 0,3 cm
Thể tích 1 tấm PVC là V = 80.120.0,3 = 2880 cm3
Khối lượng PVC trong 5000 tấm nhựa là mPVC = 5000×2880×1,45 = 20880000 gam = 20,88 tấn
Hiệu suất chung của cả quá trình là H = 65%×95% = 61,175%
Khối lượng vinylchloride cần dùng để sản xuất 5000 tấm nhựa dẻo là
mvinylchloride = 20,88 : 61,175% ≈ 34 tấn.

⟹Điền đáp án : 34
Câu 26 [705978]: Thymol là thành phần quan trọng của cây húng tây có thể được chiết xuất bằng cách cho tác dụng với NaOH.

Tỉ lệ phản ứng tối đa của Thymol với NaOH là 1 : x. Giá trị của x là bao nhiêu?
Thymol có 1 nhóm OH gắn vào vòng thơm nên là hợp chất của phenol
Thymol sẽ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1.

⟹Điền đáp án : 1
Câu 27 [705979]: Nồng độ mol của dung dịch acetic acid (CH3COOH) là bao nhiêu nếu cần 20,0 mL dung dịch NaOH 0,20 M để trung hòa 25,0 mL mẫu?
Đổi 20 mL = 0,02 L; 25 mL = 0,025L
Số mol của NaOH là nNaOH = 0,2.0,02 = 0,004 mol
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O
Từ PTHH số mol của CH3COOH là nCH3COOH = 0,004 mol
Nồng độ của acetic acid là CM (CH3COOH) = 0,002 : 0,025 = 0,16 M.

⟹Điền đáp án: 0,16
Câu 28 [705980]: Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 có trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau:
Bước 1: Lấy 1,0 gam và trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch X.
Bước 2: Lấy 10,0 mL X cho vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphthalein.
Bước 3: Tiếp theo nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0,1M vào bình tam giác đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng thấy hết 5,6 mL dung dịch NaOH.
Giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không tác dụng với HCl. Xác định hàm lượng CaCO3 có trong vỏ trứng.
Đổi 50 mL = 0,05 L; 5,6 mL = 0,0056 L
Số mol của HCl ban đầu là nHCl = 0,05.0,4 = 0,02 mol
Số mol của NaOH là nNaOH = 0,0056.0,1 = 0,00056 mol
(1) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
(2) HCl + NaOH → NaCl + H2O
Số mol HCl tham gia phản ứng trong pt(1) là

Từ PTHH (1) số mol của CaCO3 là n CaCO3 = 0,0086 gam
Hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng là


⟹Điền đáp án : 86