PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [703885]: Loại nucleic acid nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribosome?
A, tRNA.
B, rRNA.
C, DNA.
D, mRNA.
Ribosome là bào quan tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã để tổng hợp protein. Ribosome được cấu tạo từ hai thành phần chính:
- rRNA (ribosomal RNA): Là loại RNA chiếm phần lớn trong ribosome, đóng vai trò làm khung cấu trúc và tham gia xúc tác quá trình hình thành liên kết peptide.
- Protein ribosome: Kết hợp với rRNA để tạo thành các tiểu phần ribosome. Đáp án: B
- rRNA (ribosomal RNA): Là loại RNA chiếm phần lớn trong ribosome, đóng vai trò làm khung cấu trúc và tham gia xúc tác quá trình hình thành liên kết peptide.
- Protein ribosome: Kết hợp với rRNA để tạo thành các tiểu phần ribosome. Đáp án: B
Câu 2 [703886]: Có 5 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra sau lần nguyên phân thứ 5 là
A, 25.
B, 160.
C, 32.
D, 155.
Có 5 tế bào con nguyên phân 5 lần.
Áp dụng công thức: a × 2n . Số tế bào con tạo ra sau 5 lần nguyên phân: 5 × 25 = 160. Đáp án: B
Áp dụng công thức: a × 2n . Số tế bào con tạo ra sau 5 lần nguyên phân: 5 × 25 = 160. Đáp án: B
Câu 3 [703887]: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hoà tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?
A, Khí khổng.
B, Tế bào nội bì.
C, Tế bào lông hút.
D, Tế bào nhu mô vỏ.
Tế bào nội bì là lớp tế bào làm nhiệm vụ kiểm soát dòng nước và ion khoáng từ lông hút đi vào mạch gỗ. Tế bào nội bì bao quanh mạch dẫn của rễ và các tế bào nội bì có 4 mặt thấm bần (tạo đai caspari). Nhờ có đai caspari ngăn không cho nước thấm dọc theo thành tế bào nên nước và ion khoáng buộc phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì. Vì tế bào chất có tính thấm chọn lọc nên tế bào nội bì làm nhiệm vụ chọn lọc dòng nước và ion khoáng đưa vào cây.
Đáp án: B
Câu 4 [703888]: Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ chất nào sau đây?
A, H2O và CO2.
B, Nitrogen phân tử (N2).
C, chất khoáng.
D, Nitrogen phân tử (N2).
Có khoảng 90 - 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua quang hợp; trong đó oxi trong nước được giải phóng ra ngoài không đi vào sản phẩm quang hợp. Như vậy, các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ CO2 và nước. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Câu 5 [703889]: Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì
A, làm thay đổi thành phần kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các allele.
B, làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
D, không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Vì giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi vốn gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp. → Làm nghèo vốn gene của quần thể. Đáp án: A
Câu 6 [703890]: Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là
A, làm thay đổi tần số allele của quần thể.
B, làm phát sinh những kiểu gene mới trong quần thể.
C, làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể.
D, làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể.
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gene đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gene dị hợp.
Đột biến, chọn lọc tự nhiên vừa làm thay đổi tần số allele vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
→ Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là đều làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. Đáp án: C
Đột biến, chọn lọc tự nhiên vừa làm thay đổi tần số allele vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
→ Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là đều làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. Đáp án: C
Câu 7 [703891]: Đột biến là một loại nhân tố tiến hoá vì
A, nó làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B, nó không làm thay đổi tần số allele và làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, nó không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D, nó làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
- Nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thế.
- Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gene và đột biến NST, nhưng trong các dạng đột biến thì đột biến gene có vai trò quan trọng hơn cả.
- Đột biến gene → Xuất hiện allele mới (Mỗi gene tuy có tần số đột biến rất thấp, nhưng mỗi cá thể lại có rất nhiều gene và quần thể có rất nhiều cá thể) → Thay đổi tần số allele của quần thể dẫn tới thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
→ Đột biến là nhân tố tiến hoá. Đáp án: D
- Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gene và đột biến NST, nhưng trong các dạng đột biến thì đột biến gene có vai trò quan trọng hơn cả.
- Đột biến gene → Xuất hiện allele mới (Mỗi gene tuy có tần số đột biến rất thấp, nhưng mỗi cá thể lại có rất nhiều gene và quần thể có rất nhiều cá thể) → Thay đổi tần số allele của quần thể dẫn tới thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
→ Đột biến là nhân tố tiến hoá. Đáp án: D
Câu 8 [703892]: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B, Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C, Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D, Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Mặc dù nhiều đột biến nhiễm sắc thể có thể gây hại và dẫn đến chết cho thể đột biến, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Một số đột biến có thể vô hại hoặc thậm chí có lợi, góp phần vào sự đa dạng di truyền và quá trình tiến hóa. Đáp án: B
Câu 9 [703893]: Bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định. Hai người phụ nữ đều có mẹ bị bệnh bạch tạng, bố không mang gene gây bệnh. Họ lấy chồng bình thường không mang gene bạch tạng, người phụ nữ thứ nhất sinh một người con gái bình thường, người phụ nữ thứ hai sinh một người con trai bình thường. Tính xác suất để con của hai người phụ nữ này lớn lên lấy nhau sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng?
A, 

B, 

C,
.

D, 


Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh.
Mẹ bị bệnh bạch tạng aa, bố bình thường A_.
→ Hai người phụ nữ có kiểu gene là Aa.
Họ lấy chồng bình thường không mang gene bạch tạng AA.
Người phụ nữ thứ nhất sinh con gái bình thường có kiểu gene:




Người phụ nữ thứ hai sinh con trai bình thường có kiểu gene




Con của hai người phụ nữ này lớn lên lấy nhau sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng có xác suất là



Câu 10 [703894]: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gene ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A, Các gene trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
B, Các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
C, Các gene trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
D, Các gene nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Các gene trong 1 tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, do khi nhân đôi tế bào nhân đôi theo chu kì tế bào nên các NST đều nhân đôi → Các gene đều nhân đôi.
Do mỗi gene được điều hòa bởi các cơ chế riêng và nhu cầu của tế bào đối với sản phẩm của gene đó cũng không giống nhau nên số lần phiên mã khác nhau. Đáp án: A
Do mỗi gene được điều hòa bởi các cơ chế riêng và nhu cầu của tế bào đối với sản phẩm của gene đó cũng không giống nhau nên số lần phiên mã khác nhau. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được tái sử dụng.
Câu 11 [703895]: Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?
A, Các loài thực vật.
B, Xác chết của sinh vật.
C, Các loài động vật.
D, Các loài vi sinh vật.
Vì xác chết là chất hữu cơ của môi trường → Xác chết không thuộc vào quần xã sinh vật. Đáp án: B
Câu 12 [703896]: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A, Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
B, Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
C, Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
D, Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
Một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. Đáp án: A
Câu 13 [703897]: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A, Tạo giống dâu tằm tam bội.
B, Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C, Tạo cừu Đôly.
D, Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Công nghệ gene đã cho phép tạo ra các sinh vật mang gene người để sản xuất các protein người, chẳng hạn như cừu Dolly trong thí nghiệm của Ian Wilmut, và các cừu khác đã được tạo ra để sản xuất các protein dùng trong y học.
Tạo giống dâu tằm tam bội → Sản phẩm công nghệ sinh học.
Tạo cừu Dolly → Sản phẩm công nghệ nhân bản vô tính.
Tạo giống lợn có ưu thế lai cao → Sản phẩm của lai hữu tính. Đáp án: B
Tạo giống dâu tằm tam bội → Sản phẩm công nghệ sinh học.
Tạo cừu Dolly → Sản phẩm công nghệ nhân bản vô tính.
Tạo giống lợn có ưu thế lai cao → Sản phẩm của lai hữu tính. Đáp án: B
Câu 14 [703898]: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Oanh không mắc bệnh máu khó đông có em trai là Hòa mắc bệnh này và người mẹ là Hằng, bố là Quý đều bình thường; Oanh lấy một người chồng bình thường tên là Thuận và họ sinh được một người con gái tên Thủy. Huyền máu đông bình thường nhưng có em gái là Mỹ mắc bệnh; Huyền lấy một người chồng là Nam mắc bệnh máu khó đông và họ sinh được một người con trai là Bắc. Thủy và Bắc lớn lên và kết hôn với nhau. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, xác suất để Thủy và Bắc sinh được một đứa con gái mắc bệnh là
A, 6,25%.
B, 12,5%.
C, 1,25%.
D, 3,125%.
Từ đề bài, ta có thể dễ dàng vẽ sơ đồ phả hệ của những người trên.
Xét gia đình Thủy: Em trai Oanh là Hòa mắc bệnh này chứng tỏ mẹ Oanh (Hằng) có kiểu gen dị hợp XAXa, Quý: XAY.
Oanh có kiểu gen:
XAXA :
XAXa → Giảm phân cho:
XA :
Xa.
Thuận có kiểu gen XAY → Giảm phân cho:
XA :
Y.
Oanh và Thuận sinh người con gái là Thủy có thể có kiểu gen:
XAXA :
XAXa → Giảm phân cho:
XA :
Xa.
Xét gia đình Bắc:
Để Thủy và Bắc sinh được 1 người con gái mắc bệnh (XaXa) thì Bắc phải bị bệnh: XaY.
Em gái Huyền là Mỹ bị bệnh nên chắc chắc bố Huyền bị bệnh và Huyền có kiểu gen dị hợp: XAXa (do Huyền nhận 1 Xa từ bố).
Nam bị bệnh có kiểu gen XaY
Xác suất để sinh Huyền và Nam sinh Bắc bị bệnh là:
XaY (trong số những người con trai) → Giảm phân cho:
Xa :
Y
Vậy ta có: Thủy và Bắc: (
XAXA :
XAXa) x
XaY
→ (
XA :
Xa) x (
Xa :
Y)
→ Xác suất sinh con gái bị bệnh là:
Xa .
Xa =
= 3,125%. Đáp án: D
Xét gia đình Thủy: Em trai Oanh là Hòa mắc bệnh này chứng tỏ mẹ Oanh (Hằng) có kiểu gen dị hợp XAXa, Quý: XAY.
Oanh có kiểu gen:




Thuận có kiểu gen XAY → Giảm phân cho:


Oanh và Thuận sinh người con gái là Thủy có thể có kiểu gen:




Xét gia đình Bắc:
Để Thủy và Bắc sinh được 1 người con gái mắc bệnh (XaXa) thì Bắc phải bị bệnh: XaY.
Em gái Huyền là Mỹ bị bệnh nên chắc chắc bố Huyền bị bệnh và Huyền có kiểu gen dị hợp: XAXa (do Huyền nhận 1 Xa từ bố).
Nam bị bệnh có kiểu gen XaY
Xác suất để sinh Huyền và Nam sinh Bắc bị bệnh là:



Vậy ta có: Thủy và Bắc: (



→ (




→ Xác suất sinh con gái bị bệnh là:



Câu 15 [703899]: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
A, Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
B, Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
C, Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
D, Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.
Hướng dẫn: Ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực Y học → đã giúp con người có thể hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán đề phòng các bệnh và một số bệnh lí được chữa trị.
A. Sai. Không thể chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
C. Sai. Không ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người mà chỉ giúp chẩn đoán, đề phòng và chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
D. Sai. Không chữa được mọi bệnh tật di truyền. Đáp án: B
A. Sai. Không thể chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
C. Sai. Không ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người mà chỉ giúp chẩn đoán, đề phòng và chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
D. Sai. Không chữa được mọi bệnh tật di truyền. Đáp án: B
Câu 16 [703900]: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A, thể một.
B, thể không.
C, thể một kép.
D, thể ba.
- Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái cặp NST số 1 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường → Giao tử cái mang 11 NST thiếu 1 NST của cặp số 1.
- Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực cặp NST số 5 không phân li các cặp NST khác phân li bình thường => Giao tử đực mang 11 NST thiếu 1NST của cặp số 5.
Hợp tử có bộ NST thiếu 1 NST của cặp số 1 và 1 NST của cặp số 5: 2n-1-1 là thể một nhiễm kép. Đáp án: C
- Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực cặp NST số 5 không phân li các cặp NST khác phân li bình thường => Giao tử đực mang 11 NST thiếu 1NST của cặp số 5.
Hợp tử có bộ NST thiếu 1 NST của cặp số 1 và 1 NST của cặp số 5: 2n-1-1 là thể một nhiễm kép. Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Tháp sinh thái dùng để mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó.
Câu 17 [703901]: Trong các loại tháp sinh thái loại tháp được coi là hoàn thiện nhất đối quy luật hình tháp sinh thái là
A, tháp khối lượng.
B, tháp số lượng và tháp năng lượng.
C, tháp năng lượng.
D, tháp khối lượng và tháp năng lượng.
Tháp năng lượng là loại tháp sinh thái được coi là hoàn thiện nhất vì:
Nó thể hiện chính xác nhất sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Không bao giờ bị đảo ngược, vì năng lượng luôn giảm dần khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn (theo nguyên tắc hiệu suất năng lượng). Đáp án: C
Nó thể hiện chính xác nhất sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Không bao giờ bị đảo ngược, vì năng lượng luôn giảm dần khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn (theo nguyên tắc hiệu suất năng lượng). Đáp án: C
Câu 18 [703902]: Trường hợp tháp lộn ngược có thể là
A, tháp sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất.
B, tháp số lượng, trong đó kích thước cơ thể của sinh vật sản xuất nhỏ hơn so với kích thước cơ thể của sinh vật tiêu thụ.
C, tháp năng lượng, trong đó sinh vật tiêu thụ bậc 1 có giá trị năng lượng cao hơn sinh vật sản xuất.
D, tháp sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ.
Đối với các loài thủy sinh vật sống trong tầng nước, tháp sinh khối bị biến dạng, nghĩa là đáy tháp nhỏ, còn động vật sử dụng chúng (Giáp xác) lại phình to. Từ các nhóm động vật tiêu thụ bậc 2, 3... trở lên tháp mới thu hẹp thành dạng tháp.
Điều này được giải thích bởi thực vật nổi có kích thước rất nhỏ, nhưng sức sinh sản lớn hơn Giáp xác gấp nhiều lần nên trong một khoảng thời gian xác định, khối lượng thực vật nổi vẫn đủ thỏa mãn đến dư thừa năng lượng cho giáp xác dưới dạng thức ăn.
→ Trường hợp có tháp lộn ngựơc là:
tháp sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất. Đáp án: A
Điều này được giải thích bởi thực vật nổi có kích thước rất nhỏ, nhưng sức sinh sản lớn hơn Giáp xác gấp nhiều lần nên trong một khoảng thời gian xác định, khối lượng thực vật nổi vẫn đủ thỏa mãn đến dư thừa năng lượng cho giáp xác dưới dạng thức ăn.
→ Trường hợp có tháp lộn ngựơc là:
tháp sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất. Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [703903]: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gene Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi allele trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2.
a) Đúng. Vì: cây cao nhất AABBDD = 110 + 6×10 = 170 cm.
b) Sai. Vì: cây ở F2 có tỉ lệ nhiều nhất là cây có chiều cao trung bình có 3 allele trội có: Kiểu dị hợp 3 cặp gene (AaBbDd) và các kiểu 1 cặp dị hợp, 1 cặp đồng hợp trội, 1 cặp đồng hợp lặn ( gồm AABbdd, AAbbDd, aaBBDd, AaBBdd, AabbDD, aaBbDD: Tính nhanh ). Vậy có 7 kiểu gene quy định.
c) Sai. Vì: cây cao 160cm (có 5 allele trội) có tỉ lệ =
.
d) Sai. Vì: cây cao 130cm (có 2 allele trội) có tỉ lệ =
=
.
Tỉ lệ cây thuần chủng mang 2 allele trội là
Vậy, trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
b) Sai. Vì: cây ở F2 có tỉ lệ nhiều nhất là cây có chiều cao trung bình có 3 allele trội có: Kiểu dị hợp 3 cặp gene (AaBbDd) và các kiểu 1 cặp dị hợp, 1 cặp đồng hợp trội, 1 cặp đồng hợp lặn ( gồm AABbdd, AAbbDd, aaBBDd, AaBBdd, AabbDD, aaBbDD: Tính nhanh ). Vậy có 7 kiểu gene quy định.
c) Sai. Vì: cây cao 160cm (có 5 allele trội) có tỉ lệ =

d) Sai. Vì: cây cao 130cm (có 2 allele trội) có tỉ lệ =


Tỉ lệ cây thuần chủng mang 2 allele trội là


Câu 20 [703904]: Giả sử cho 4 loài của một loài thú được kí kiệu là A, B, C, D có giới hạn sinh thái cụ thể như sau:

Dựa vào dữ kiện đề bài, ta nhận thấy khoảng giới hạn về nhiệt độ của loài A, B, C, D lần lượt là

a) Đúng. Vì: Từ bảng trên thấy loài C là có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất nên loài C phân bố rộng nhất.
b) Sai. Vì: nhiệt độ 5,1℃ nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài A → khi nhiệt độ môi trường xuống mức 5,1℃ thì có ba loài có khả năng tồn tại.
c) Đúng. Vì: Sắp xếp theo mức độ tăng dần về nhiệt độ.
d) Đúng. Vì: nhiệt độ 30℃ nằm trong giới hạn sinh thái của tất cả các loài A, B, C, D nên cả 4 loài đều có khả năng tồn tại.

a) Đúng. Vì: Từ bảng trên thấy loài C là có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất nên loài C phân bố rộng nhất.
b) Sai. Vì: nhiệt độ 5,1℃ nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài A → khi nhiệt độ môi trường xuống mức 5,1℃ thì có ba loài có khả năng tồn tại.
c) Đúng. Vì: Sắp xếp theo mức độ tăng dần về nhiệt độ.
d) Đúng. Vì: nhiệt độ 30℃ nằm trong giới hạn sinh thái của tất cả các loài A, B, C, D nên cả 4 loài đều có khả năng tồn tại.
Câu 21 [703905]: Người ta tiến hành đo và lập tỉ lệ giữa nồng độ các chất ở dịch của các đoạn thuộc ống thận so với nồng độ của các chất này ở dịch lọc cầu thận. Kết quả của 04 chất được đo thể hiện trong hình dưới (OLG: ống lượn gần, H: Quai Henle, OLX: ống lượn xa và OG: ống góp).

a) Đúng. Vì: Trong chu trình urea, urea sau khi được tái hấp thu ở ống góp được đưa trở lại vào quai Henle → Nồng độ urea ở quai Henle tăng mạnh nhất so với 3 đường còn lại. Ở ống lượn xa và ống góp, nước được tái hấp thu nhanh hơn nên nồng độ urea vẫn tăng.
b) Đúng. Vì: Ion K+ được thận chủ động bài tiết thêm ở các tế bào thuộc ống lượn xa và ống góp. Bên cạnh đó, quá trình hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp mạnh nên tỉ lệ nồng độ tăng nhẹ ở đoạn này → Tỉ lệ nồng độ tăng mạnh ở đoạn này.
c) Sai. Vì: Đường (3) thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ nồng độ của ion Na+.
+ Ion Na+ được thận hấp thu thụ động ở ống lượn gần → Tỉ lệ nồng độ không thay đổi ở đoạn này.
+ Quá trình hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp mạnh hơn sự hấp thu Na+ nên tỉ lệ nồng độ tăng nhẹ ở đoạn này.
d) Sai. Vì: Đường (4) thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ nồng độ của ion HCO3-. Vì HCO3- là chất được tái hấp thu xuyên suốt trong ống thận → Tỉ lệ nồng độ giảm.
b) Đúng. Vì: Ion K+ được thận chủ động bài tiết thêm ở các tế bào thuộc ống lượn xa và ống góp. Bên cạnh đó, quá trình hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp mạnh nên tỉ lệ nồng độ tăng nhẹ ở đoạn này → Tỉ lệ nồng độ tăng mạnh ở đoạn này.
c) Sai. Vì: Đường (3) thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ nồng độ của ion Na+.
+ Ion Na+ được thận hấp thu thụ động ở ống lượn gần → Tỉ lệ nồng độ không thay đổi ở đoạn này.
+ Quá trình hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp mạnh hơn sự hấp thu Na+ nên tỉ lệ nồng độ tăng nhẹ ở đoạn này.
d) Sai. Vì: Đường (4) thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ nồng độ của ion HCO3-. Vì HCO3- là chất được tái hấp thu xuyên suốt trong ống thận → Tỉ lệ nồng độ giảm.
Câu 22 [703906]:

Khi không có glucose, vi khuẩn E. coli có thể sử dụng arabinose (một loại đường pentose) để làm nguồn năng lượng thay thế. Operon arabinose (hình bên) bao gồm bốn gene aramino acid, araB, araC và araD, trong đó ba gene aramino acid, araB, araD có vai trò mã hoá cho các enzyme trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá đường arabinose. Gene araC mã hóa cho một loại protein điều hòa phiên mã có khả năng liên kết với trình tự promoter của operon arabinose. Để tìm hiểu về những đặc tính của protein AraC, các nhà khoa học đã tạo ra một chủng vi khuẩn đột biến mất chức năng gene araC và xem xét những ảnh hưởng của đột biến đó lên cường độ phiên mã của gene ara trong hai điều kiện môi trường có bổ sung hoặc không bổ sung arabinose. Những bước thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện đối với tế bào kiểu dại để làm đối chứng. Kết quả so sánh được tóm tắt trong bảng dưới đây.

Khi không có glucose, vi khuẩn E. coli có thể sử dụng arabinose (một loại đường pentose) để làm nguồn năng lượng thay thế. Operon arabinose (hình bên) bao gồm bốn gene aramino acid, araB, araC và araD, trong đó ba gene aramino acid, araB, araD có vai trò mã hoá cho các enzyme trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá đường arabinose. Gene araC mã hóa cho một loại protein điều hòa phiên mã có khả năng liên kết với trình tự promoter của operon arabinose. Để tìm hiểu về những đặc tính của protein AraC, các nhà khoa học đã tạo ra một chủng vi khuẩn đột biến mất chức năng gene araC và xem xét những ảnh hưởng của đột biến đó lên cường độ phiên mã của gene ara trong hai điều kiện môi trường có bổ sung hoặc không bổ sung arabinose. Những bước thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện đối với tế bào kiểu dại để làm đối chứng. Kết quả so sánh được tóm tắt trong bảng dưới đây.

a) Sai. Vì: Tế bào araC không tổng hợp được protein AraC → AraC không thể liên kết với promoter của operon arabinose - Operon arabinose được biểu hiện liên tục, không bị ức chế → Cường độ phiên mã của gene aramino acid luôn ở mức cao.
b) Đúng. Vì: Ở tế bào araC+, operon arabinose chỉ được biểu hiện khi trong môi trường có mặt arabinose → arabinose là tín hiệu kích thích sự biểu hiện của operon ở tế bào kiểu dại.
c) Đúng. Vì: Operon arabinose hoàn toàn không được biểu hiện (bất kể điều kiện môi trường)
d) Đúng. Vì: Protein araC có vai trò kích thích sự biểu hiện của operon arabinose. Đồng thời, ta cũng suy ra được rằng araC chỉ hoạt động khi trong môi trường có xuất hiện đường arabinose.
b) Đúng. Vì: Ở tế bào araC+, operon arabinose chỉ được biểu hiện khi trong môi trường có mặt arabinose → arabinose là tín hiệu kích thích sự biểu hiện của operon ở tế bào kiểu dại.
c) Đúng. Vì: Operon arabinose hoàn toàn không được biểu hiện (bất kể điều kiện môi trường)
d) Đúng. Vì: Protein araC có vai trò kích thích sự biểu hiện của operon arabinose. Đồng thời, ta cũng suy ra được rằng araC chỉ hoạt động khi trong môi trường có xuất hiện đường arabinose.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [703907]: Darwin nhận thấy một số động vật trên quần đảo Galapagos ở Nam Mỹ (cách đất liền 900 km) như chim, rùa và mang nhiều đặc điểm giống động vật ở trên đất liền, tuy nhiên, giữa chúng có một số đặc điểm khác nhau. Darwin thu thập được nhiều bằng chứng về sự hình thành loài mới khác nhau từ tổ tiên chung qua chọn lọc tự nhiên.
Cho các sự kiện sau:
1. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các biến dị thích nghi nhỏ được tích lũy qua sinh sản và nhân lên qua các thế hệ.
2. Các quần thể trong tự nhiên khu phân bố mở rộng hoặc phát tán đến các nơi ở khác nhau.
3. Ở mỗi quần thể phát sinh các biến dị theo các hướng khác nhau.
4. Sự tích lũy nhiều biến đổi nhỏ dần trở thành những biến đổi lớn và có thể dẫn tới hình thành loài mới.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của Darwin.
Cho các sự kiện sau:
1. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các biến dị thích nghi nhỏ được tích lũy qua sinh sản và nhân lên qua các thế hệ.
2. Các quần thể trong tự nhiên khu phân bố mở rộng hoặc phát tán đến các nơi ở khác nhau.
3. Ở mỗi quần thể phát sinh các biến dị theo các hướng khác nhau.
4. Sự tích lũy nhiều biến đổi nhỏ dần trở thành những biến đổi lớn và có thể dẫn tới hình thành loài mới.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của Darwin.
(2) Đây là bước đầu tiên, khi các quần thể phát tán ra môi trường sống mới, tạo ra sự phân hóa về điều kiện sống.
(3) Sau khi phân tán, các quần thể bị tác động bởi những điều kiện môi trường khác nhau, dẫn đến phát sinh các biến dị phù hợp với từng môi trường.
(1) Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, dần dần làm thay đổi đặc điểm di truyền của quần thể.
(4) Khi sự tích lũy biến dị đã đủ lớn, các quần thể có thể trở thành loài mới với những đặc điểm khác biệt rõ rệt.
(3) Sau khi phân tán, các quần thể bị tác động bởi những điều kiện môi trường khác nhau, dẫn đến phát sinh các biến dị phù hợp với từng môi trường.
(1) Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, dần dần làm thay đổi đặc điểm di truyền của quần thể.
(4) Khi sự tích lũy biến dị đã đủ lớn, các quần thể có thể trở thành loài mới với những đặc điểm khác biệt rõ rệt.
Câu 24 [703908]: Cơ thể có kiểu gene AabbDD giảm phân sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Kiểu gene AabbDD khi giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử là:

Câu 25 [703909]: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gene nằm trên NST thường có 3 allele quy định. Allele quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele quy định lông xám và allele quy định lông trắng; allele quy định lông xám trội hoàn toàn so với allele quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen : 21% con lông xám : 4% con lông trắng. Theo lí thuyết, nếu cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Gọi A, a, a1 lần lượt là các gene quy định tính trạng lông đen, lông xám và lông trắng. Ta có: Gọi A > a > a1.
Quần thể đang cân bằng di truyền nên ta có:
Tỉ lệ lông trắng a1a1 là 4% ⇒ Tần số allele a1 là:
= 0,2.
Gọi tần số allele a là x ta có tỉ lệ lông xám là: aa + aa1 = x2 + 2x × 0,2 = 0,21 ⇒ x = 0,3.
Tần số allele A là: 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5.
Ta có các con lông xám của quần thể gồm: 0,32aa + (2 × 0,3 × 0,2)aa1 = 0,09aa + 0,12aa1 ⇒ Tỉ lệ giao tử:
a :
a1.
Nếu cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì tỉ lệ lông trắng là:
x
=
.
Còn lại đều là các con lông xám =
Quần thể đang cân bằng di truyền nên ta có:
Tỉ lệ lông trắng a1a1 là 4% ⇒ Tần số allele a1 là:

Gọi tần số allele a là x ta có tỉ lệ lông xám là: aa + aa1 = x2 + 2x × 0,2 = 0,21 ⇒ x = 0,3.
Tần số allele A là: 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5.
Ta có các con lông xám của quần thể gồm: 0,32aa + (2 × 0,3 × 0,2)aa1 = 0,09aa + 0,12aa1 ⇒ Tỉ lệ giao tử:


Nếu cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì tỉ lệ lông trắng là:



Còn lại đều là các con lông xám =

Câu 26 [703911]: Xét phép lai P: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế bào xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường; quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang kiểu gene AAbb được tạo ra ở F1 là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Tỉ lệ của kiểu gene AABb = tỉ lệ của kiểu gene AA × tỉ lệ của kiểu gene bb.
Aa × Aa và có 2% Aa của đực không phân li trong giảm phân I thì sẽ sinh ra AA với tỉ lệ = 49% ×
. Bb × Bb thì sẽ sinh ra bb với tỉ lệ = 0,25.
→ Kiểu gene Aaabb có tỉ lệ = 024,5% × 0,25 = 0,06.
Aa × Aa và có 2% Aa của đực không phân li trong giảm phân I thì sẽ sinh ra AA với tỉ lệ = 49% ×

→ Kiểu gene Aaabb có tỉ lệ = 024,5% × 0,25 = 0,06.
Câu 27 [703912]: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ 2, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu? (làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).
Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25.5000 = 1250 cá thể.
- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể.
- Gọi tỉ lệ sinh sản là 2%. Ta có:
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250 + 1250.x - 1250.2% = 1350 → x = 10%.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25.5000 = 1250 cá thể.
- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể.
- Gọi tỉ lệ sinh sản là 2%. Ta có:
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250 + 1250.x - 1250.2% = 1350 → x = 10%.
Câu 28 [703910]: Sau 24 giờ thận loại bỏ 900 ml nước tiểu; 500 ml dung dịch được loại bỏ qua chất thải rắn và 300 ml qua quá trình thoát mồ hôi và thở. Sự tiêu thụ thức ăn cung cấp 400 ml và 800 ml được cơ thể sử dụng trực tiếp. Để cân bằng nước, trao đổi chất của cơ thể phải đóng góp bao nhiêu ml nước?
Để cân bằng nước:
Lượng nước loại bỏ = lượng nước hấp thụ vào cơ thể.
Gọi thể tích nước qua quá trình trao đổi chất là x (ml). Ta có:
900 + 500 + 300 = 400 + 800 + x
--> x = 500 (ml)
Lượng nước loại bỏ = lượng nước hấp thụ vào cơ thể.
Gọi thể tích nước qua quá trình trao đổi chất là x (ml). Ta có:
900 + 500 + 300 = 400 + 800 + x
--> x = 500 (ml)