PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704042]: Trong quá trình nhân đôi của DNA, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’.
B, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’.
C, mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của DNA.
D, mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của DNA.
Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch mới luôn đc tổng hợp theo chiều 5' - 3'C nên mạch gốc của DNA có mạch mới đc tổng hợp liên tục còn mạch bổ sung của DNA sẽ tổng hợp 1 cách gián đoạn. Đáp án: B
Câu 2 [704043]: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể
A, gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng.
B, gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động.
C, gồm hai chromatid giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D, gồm hai chromatid giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể.
Trong quá trình phân bào, trước mỗi quá trình phân bào NST từ dạng 2 NST đơn (khác nguồn) được nhân lên thành NST kép. Mỗi NST kép gồm hai chromatide giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Đáp án: C
Câu 3 [704044]: Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Chất glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P) được sử dụng để tái tạo chất 3-Phosphoglyceric acid (3-PGA).
B, Nếu không có CO2 thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều 3-Phosphoglyceric acid (3-PGA).
C, Nếu không có ánh sáng thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P).
D, Glucose được tổng hợp từ chất glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P).
A sai. Vì Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P) được sử dụng để tổng hợp Glucose và tái tạo Ri1,5diP.
B sai. Vì không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó không tạo ra 3-Phosphoglyceric acid (3-PGA).
C sai. Vì không có ánh sáng thì không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử 3-Phosphoglyceric acid (3-PGA) thành Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P). Đáp án: D
Câu 4 [704045]: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A, Toàn bộ bề mặt cơ thể.
B, Lông hút của rễ.
C, Chóp rễ.
D, Khí khổng.
Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.
Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.
Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ.
Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gene của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
Câu 5 [704046]: Quá trình hình thành loài bằng hình thức này diễn ra có đặc điểm nào sau đây?
A, Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.
B, Diễn ra tương đối chậm chạp.
C, Không có sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
D, Đây là phương thức hình thành loài khác khu.
Hướng dẫn:
Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.
Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.
Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ.
Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước. Đáp án: B
Câu 6 [704047]: Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
A, cách li địa lí.
B, cách li sinh thái.
C, cách li sinh sản.
D, cách li tập tính.
Cùng 1 khu vực địa lí mà 2 chỗ khác nhau thì là cách li sinh thái. Đáp án: B
Câu 7 [704048]: Theo quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gene quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B, Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
C, Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D, Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
A không đúng vì Darwin chưa biết đến khái niệm về kiểu gene, do đó ông chỉ khẳng định kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Đáp án: A
Câu 8 [704049]: Đột biến gene là nhân tố tiến hoá
A, có định hướng vì tính chất của đột biến là có hướng nhưng không xác định.
B, có định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng nhưng có xác định.
C, không định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng và không xác định.
D, không định hướng vì tính chất của đột biến là có hướng và có xác định.
Đột biến gene là nhân tố tiến hóa, là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Đột biến gene là nhân tố không định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng, ngẫu nhiên.
Đột biến gene tùy thuộc vào điều kiện và tùy thuộc vào gene, có những gene có tần số đột biến cao, có những gene có tần số đột biến thấp. Đáp án: C
Câu 9 [704050]: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một allele lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, allele trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là
A, .
B, .
C, .
D, .
Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, bố mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh => Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: A – bình thường, a – bị bệnh.
Cặp bố mẹ II.6 và II.7 đều không bị bệnh sinh ra con III.11 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gene dị hợp tử là Aa => Người con III.12 không bị bệnh có kiểu gene là AA : Aa.
Cặp bố mẹ II.8 và II.9 đều không bị bệnh sinh ra con III.14 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gene dị hợp tử là Aa => Người con III.13 không bị bệnh có kiểu gene là AA : Aa.
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: x x = .
Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 1 – = .
Xác suất sinh con trai không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: x = . Đáp án: A
Câu 10 [704051]: Biết hàm lượng DNA nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng DNA nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A, 1x.
B, 2x.
C, 0,5x.
D, 4x.
Hàm lượng DNA nhân trong một tế bào là x. Bước vào quá trình giảm phân → hàm lượng DNA nhân đôi → kì sau của giảm phân I NST phân chia về 2 cực của tế bào tuy nhiên chưa có sự phân chia tế bào chất → hàm lượng DNA trong NST là 2x. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng sử dụng chung một nguồn thức ăn.
Câu 11 [704052]: Mối quan hệ giữa hai loài này là
A, Quan hệ hỗ trợ khác loài loài.
B, Quan hệ hội sinh.
C, Quan hệ vật ăn thịt và con mồi.
D, Quan hệ cạnh tranh khác loài.
Hai loài cá cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn → Quan hệ cạnh tranh khác loài. Đáp án: D
Câu 12 [704053]: Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để.
A, tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong.
B, Bổ sung lượng thức ăn cho cá.
C, Giảm sự cạnh tranh của hai loài.
D, Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi.
Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để giảm sự cạnh tranh của hai loài.
Loài ưa sống nơi thoáng đãng sẽ tránh khu vực có rong rêu để sinh sống, ngược lại những loài thích sống dựa dẫm vào vật thể trôi nổi sẽ chọn khu vực có nhiều rong rêu để sinh sống và kiếm thức ăn. Đáp án: C
Câu 13 [704054]: Để tạo ra động vật chuyển gene, người ta đã tiến hành:
A, đưa gene cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gene đó được biểu hiện.
B, đưa gene cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gene cần chuyển và tạo điều kiện cho gene đó được biểu hiện.
C, đưa gene cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gene) và tạo điều kiện cho gene được biểu hiện.
D, lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gene vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gene vào tử cung con cái.
Các bước tạo ra động vật chuyển gene:
B1: Lấy trứng ra khỏi con vật nào đó rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm.
B2: Tiêm gene cần chuyển vào trứng ở giai đoạn tiền nhân (trứng đã thụ tinh nhưng nhân tinh trùng chưa kết hợp với nhân trứng) và cho hợp tử phát triển thành phôi.
B3: Tiếp đến, cấy phôi đã được chuyển gene vào trong tử cung của con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. Đáp án: D
Câu 14 [704055]: Một người đàn ông (1) không bị mắc bệnh M, có bố và mẹ đều không bị bệnh này nhưng có em gái bị bệnh M. Người đàn ông này kết hôn với 1 người phụ nữ không bị bệnh M, người phụ nữ (2) có bố và mẹ đều không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh được 1 người con gái và 1 người con trai (3) đều không bị bệnh M. Người con trai (3) kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh này (4). Người phụ nữ (4) có bố và mẹ đều không bị bệnh M nhưng có em gái bị bệnh M. Cho biết bệnh M do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định, không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Xác suất cặp vợ chồng (3) và (4) sinh đứa con đầu lòng không mang allele gây bệnh M là bao nhiêu?
A, .
B, .
C, .
D, .
Từ dữ kiện của đề bài, ta có thể dễ dàng vẽ được sơ đồ phả hệ của những người trên.
Qua sơ đồ ta thấy:
Bố mẹ người chồng 1 đều bình thường, nhưng có em trai bị bệnh → Tính trạng bệnh M do allele lặn quy định.
Giả sử A: bình thường, a: bị bệnh.
Nếu bệnh nằm trên NST giới tính trên vùng không tương đồng của NST X quy định thì người em gái của người vợ (4) sẽ nhận allele Xa từ bố, và người bố phải bị bệnh mà theo giả thiết người bố của người (4) bình thường → Bệnh do gene trên NST thường quy định.
Người chồng (1) có kiểu gene: Aa : AA → Giảm phân cho: A : a.
Người vợ (2) có kiểu gene: Aa : AA → giảm phân cho: A : a.
Nếu cặp vợ chồng (1) và (2) sinh người con thứ 3 thì xác suất đứa con này bị bệnh là: . =
Người chồng (3) có kiểu gene: AA : Aa hay AA : Aa → Giảm phân cho: A : a.
Người vợ (4) có kiểu gene: Aa : AA → Giảm phân cho: A, a.
Xác suất cặp vợ chồng (3) và (4) sinh đứa con đầu lòng không mang allele gây bệnh M là: A . A = . Đáp án: A
Câu 15 [704056]: Enzim nối (DNA ligase) dùng trong kĩ thuật chuyển gene có tác dụng gì?
A, nối và chuyển đoạn DNA lai vào tế bào lai.
B, cắt và nối DNA của plasmid ở những điểm xác định.
C, mở vòng plasmid và cắt phân tử DNA tại những điểm xác định.
D, nối đoạn gene của tế bào cho vào plasmid tạo thành phân tử DNA tái tổ hợp.
Enzim nối (DNA ligase) dùng trong kĩ thuật chuyển gene nối đoạn gene của tế bào cho vào plasmid tạo thành phân tử DNA tái tổ hợp. Đáp án: D
Câu 16 [704057]: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?
A, Đột biến tam bội.
B, Đột biến lệch bội.
C, Đột biến tứ bội.
D, Đột biến đảo đoạn.
Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn đều làm thay đổi cấu trúc NST.
Các dạng đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc NST mà chỉ làm thay đổi số lượng NST.

Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Từ một mảnh đất trống đã diễn ra quá trình biến đổi. Đầu tiên là cây cỏ ưa sáng xuất hiện, sau đến cây bụi ưa sáng,… và dần dần qua thời gian dài trở thành một khu rừng nguyên sinh.
Câu 17 [704058]: Ở những quần xã sinh vật xuất hiện về sau có độ đa dạng ngày …(1)…, một loài có thể sử dụng …(2)… loài khác làm thức ăn, khu phân bố của mỗi loài càng bị thu hẹp. Mối quan hệ giữa các loài càng trở lên căng thẳng. Cụm từ/từ tương ứng với (1), (2) lần lượt là
A, càng thấp, nhiều.
B, càng cao, nhiều.
C, càng thấp, ít.
D, càng cao, ít.
Trong quá trình diễn thế sinh thái, quần xã sinh vật càng về sau sẽ có mức độ ổn định cao hơn, với số lượng loài và mức độ đa dạng loài tăng lên. Điều này tạo ra một hệ sinh thái phong phú và phức tạp hơn.
Trong các quần xã ổn định, sự tương tác dinh dưỡng trở nên phong phú hơn, mỗi loài thường có nhiều nguồn thức ăn (dựa trên các chuỗi thức ăn phức tạp hơn) để thích nghi với môi trường sống đa dạng. Đáp án: B
Câu 18 [704059]: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A, quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B, quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
C, quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D, quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Ở những quần xã sinh vật có độ đa dạng cao, một loài có thể sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn do đó khi một loài nào đó bị thay đổi số lượng thì cấu trúc của quần xã không bị ảnh hưởng nhiều. Do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, mối quan hệ sinh thái của các loài càng chặt chẽ. Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704060]: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gene A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gene quy định một tính trạng và các allele trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác.
a) Đúng. Vì: số kiểu gene của thể là là .
b) Đúng. Vì: các cây bình thường có số kiểu gene là .
c) Sai. Vì: số kiểu gene tối đa là 108 +27 =135.
d) Đúng. Vì: mỗi tính trạng có 2 kiểu hình => số kiểu hình .
Câu 20 [704061]: Biểu đồ bên thể hiện tốc độ sinh trưởng của các quần thể vi khuẩn I, II và III đã biến đổi qua nhiều thế hệ ở những điều kiện về nhiệt độ nuôi cấy khác nhau; lần lượt là 25oC, 30oC và 35oC. Biết rằng tốc độ sinh trưởng được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi của vi khuẩn.
a) Đúng. Vì: Ở 25oC, quần thể II có tốc độ sinh trưởng cao nhất → thích nghi tốt nhất.
b) Đúng. Vì: Trong khoảng nhiệt độ từ 25oC đến 35oC, tốc độ sinh trưởng của quần thể III biến thiên/dao động nhiều nhất → phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ.
c) Sai. Vì: Quần thể I và II có tốc độ sinh trưởng = 0 (không thể sinh trưởng) ở nhiệt độ 35oC→ nên không có sự thích nghi với nhiệt độ > 35oC.
d) Sai. Vì: Nhiệt độ 37oC nằm ngoài giới hạn nhiệt của vi khuẩn thuộc quần thể I và quần thể II, trong khi đó lại là nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của vi khuẩn thuộc quần thể III → chỉ có quần thể vi khuẩn III có thể sống sót và sinh trưởng.
Câu 21 [704062]: Khi tiến hành thí nghiệm cắt tuyến tụy ở chuột thí nghiệm. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ có trộn dịch tụy, nhưng sau một thời gian ngắn chuột thí nghiệm vẫn bị chết.
a) Sai. Vì: tuyến tụy là tuyến pha, ngoài cung cấp dịch tiêu hóa (tuyến ngoại tiết) còn tiết hormone insulin và glucagon điều hòa đường huyết.
b) Sai. Vì: Mặc dù được cung cấp dịch tiêu hóa, các thức ăn trong đó có đường được tiêu hóa, nhưng đường glucose sau khi được hấp thụ vào máu thì không đượng hấp thụ vào các tế bào do thiếu insulin.
c) Sai. Vì: Dịch tuỵ trộn vào có dịch tiêu hoá và thiếu hormone insulin và glucagon.
d) Đúng. Vì: Các tế bào trong đó tế bào thần kinh, tim, thận cần rất nhiều đường glucose để tạo năng lượng bị đói → Thiếu ATP → Ngừng hoạt động → Chết.
Câu 22 [704063]: DNA ở các sinh vật có nhân bền vững hơn nhiều so với các loại RNA. Sở dĩ như vậy là do DNA được cấu tạo từ 2 mạch, còn RNA được cấu tạo từ một mạch. DNA thường có dạng chuỗi kép phức tạp, ổn định còn RNA có cấu trúc xoắn đơn giản hơn nhiều. DNA có một số lượng lớn liên kết hidrogene nên dù chuyển động nhiệt có phá vỡ các liên kết nằm 2 đầu của phân tử, hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau bởi các liên kết ở vùng giữa.
Chỉ trong trường hợp những điều kiện rất khắc nghiệt (nhiệt độ cao hơn hẳn nhiệt độ sinh lý) mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hidrogene khiến phân tử không còn giữ được cấu hình ban đầu, phân tử bị biến tính. Còn RNA có ít liên kết hidrogene (nhiều nhất rRNA chỉ có 70% ) nên kém bền hơn DNA.
a) Sai. Vì: Ở trong nhân tế bào nhân thực DNA có cấu trúc dạng kép xoắn song song quanh một trục tưởng tượng.
b) Sai. DNA trong nhân của tế bào nhân thực có kích thước lớn. Còn DNA ở vùng nhân của tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ.
c) Sai. Vì: DNA mang điện tích âm thường gắn kết với các protein mang điện tích dương (H1, H2A, H3B, H4) nên được bảo vệ tốt hơn RNA không được bảo vệ.
d) Sai. Vì: Những đoạn DNA có nhiệt độ nóng chảy cao là những đoạn DNA có số cặp base G-X nhiều hơn so với đoạn DNA có cùng chiều dài nhưng ít cặp G-C, những đoạn này có nhiều liên kết hidrogene hơn => Khó bị biến tính hơn.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704064]: Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp đến cao.
Trước hết, chúng ra phải tính mật độ của mỗi quần thể (mật độ = Số lượng/diện tích).
Quần thể A có mật độ là cá thể/ha.
Quần thể B có mật độ là cá thể/ha.
Quần thể C có mật độ là cá thể/ha.
Quần thể D có mật độ là cá thể/ha.
Câu 24 [704065]: Một loài động vật có kiểu genee AaBbDdEeHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có 6 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
Vì mặc dù có 6 tế bào cho tối đa số loại giao tử = 6×2 = 12 loại tinh trùng. Tuy nhiên, cơ thể này có 5 cặp genee dị hợp nên số loại giao tử luôn ≥ 12 loại.
Câu 25 [704066]: Ở người, allele A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với allele a quy định da bạch tạng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ người mang allele quy định da bạch tạng chiếm 84%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tần số allele A trong quần thể bằng bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Quần thể khi cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
Vì tỉ lệ người mang allele quy định da bạch tạng chiếm 84%. Nên người có kiểu gene AA có tần số là p2 = 16% => p = 0,4.
Câu 26 [704067]: Cho cơ thể có kiểu genee AaBbDd tự thụ phấn, với mỗi genee quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình trội cả 3 tính trạng ở đời lai chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Cơ thể kiểu genee AaBbDd tự thụ phấn, mỗi genee quy định một tính trạng, trội hoàn toàn.
Tỷ lệ kiểu hình trội cả 3 tính trạng ở đời lai = tích tỷ lệ của từng cặp genee.
Câu 27 [704068]: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 6%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu? (làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).

Theo đó: Số cá thể vào cuối năng thứ nhất là: 0,25 × 5000 = 1250 cá thể.
Số cá thể vào cuối năng thứ hai là: 1350 cá thể.
Gọi tỉ lệ sinh sản là x% → Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là:
1250 + x × 1250 – 1250 × 6% = 1350 → x = 14%.
Câu 28 [704069]: Trên một đồng cỏ, cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và cho thỏ. Thỏ làm mồi cho linh miêu. Đàn linh miêu trên đồng cỏ đó trong năm gia tăng một khối lượng là 24 kg, tức là bằng 10% lượng thức ăn mà chúng đồng hoá được từ việc bắt thỏ làm mồi. Trong năm đó, trừ phần bị linh liêu ăn thịt, thỏ vẫn còn 50% tổng sản lượng của mình để duy trì sự ổn định của quần thể. Biết rằng, sản lượng cỏ dùng làm thức ăn được đánh giá là 8 tấn/ha/năm; côn trùng đã sử dụng mất 10% sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình qua các bậc dinh dưỡng là 12%.
Như vậy, linh miêu cần một vùng săn mồi rộng bao nhiêu nghìn mét vuông để sinh sống? (làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).
Khối lượng thức ăn mà đàn linh miêu đồng hoá được: kg. Nếu chuyển hoá thức ăn là 12% thì khối lượng thỏ làm thức ăn cho linh miêu: kg Sản lượng chung của đàn thỏ: kg. Để nuôi đàn thỏ trên, sản lượng cỏ cần: kg Sản lượng cỏ thực tế trên 1 ha cung cấp cho thỏ sau khi bị côn trùng huỷ hoại: tấn/ha hay 0,72 kg/m2. Diện tích săn mồi của đàn linh miêu: m2 = 46,3 nghìn m2.