PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704098]: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:
A, Có một bộ ba khởi đầu.
B, Có một số bộ ba không mã hóa các amino acid.
C, Một bộ ba mã hóa một amino acid.
D, Một amino acid có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.
Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là một amino acid có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba Đáp án: D
Câu 2 [704099]: Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc thể là
A, 48.
B, 6.
C, 12.
D, 24.
Châu chấu 2n = 24. Trứng châu chấu chứa số NST là n = 12. Châu chấu đực thụ tinh cho châu chấu cái, sau đó châu chấu cái đẻ trứng đã thụ tinh xuống đất.
Trứng châu chấu có bộ NST là n = 12, còn trứng đã thụ tinh có bộ NST là 2n = 24. Đáp án: C
Câu 3 [704100]: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A, Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B, Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C, Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D, Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Độ ẩm của đất càng cao thì hàm lượng nước trong đất cao, do vậy thế năng của nước trong đất cao trong khi thế năng nước của cây thấp, do đó nước sẽ dễ dàng thẩm thấu từ nơi có thế năng nước cao đến nơi có thế năng thấp → khi độ ẩm đất càng cao thì sự hấp thụ nước càng lớn. Đáp án: C
Câu 4 [704101]: Ở vùng khí hậu khô nóng, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
A, Nhóm thực vật C3.
B, Nhóm thực vật C4.
C, Nhóm thực vật CAM.
D, Các nhóm có năng suất như nhau.
Năng suất sinh học của các nhóm thực vật được sắp xếp tăng dần như sau: Nhóm thực vật CAM, nhóm thực vật C3, nhóm thực vật C4.

Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Mối quan hệ tiến hoá giữa các loài trong cây phát sinh chủng loại: Nhóm sinh vật có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm sinh vật ở xa. Các sinh vật đều có chung tổ tiên ban đầu, những đặc điểm tổ tiên chung tồn tại ở tất cả các loài trong cùng một nhánh, trong quá trình tiến hóa luôn phát sinh các biến dị di truyền, tạo ra các loài khác nhau (nhánh mới).
Câu 5 [704102]: Loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gene giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
A, Cách li sinh sản.
B, Cách li sinh thái.
C, Cách li địa lí.
D, Cách li nơi ở.
Khái niệm loài sinh học nhấn mạnh sự cách li sinh sản và đây là một tiêu chuẩn khách quan để xác định hai quần thể thuộc cùng một loài hay 2 loài khác nhau. Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng trở nên cách li sinh sản với nhau. Đáp án: A
Câu 6 [704103]: Theo quan điểm hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài phát biểu nào sau đây đúng?
A, Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.
B, Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.
C, Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.
D, Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. Sai. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa gặp ở thực vật chứ không gặp ở động vật.
B. Sai. Hình thành loài bằng cách ly tập tính khi có sự phân hóa các vốn gene trong quần thể → cách li trong tập tính giao phối → cách ly sinh sản hình thành loài mới. Hình thành loài bằng cách ly tập tính có thể là do việc tích lũy các đột biến về hình thái (sau đó cách ly tập tính), chứ không hoàn toàn là do các đột biến liên quan tới tập tính.
C. Sai. Đa bội hóa cùng nguồn qua nguyên phân hoặc giảm phân không hình thành thoi vô sắc, các giao tử kết hợp với nhau hoặc kết hợp với giao tử khác hình thành nên hợp tử đa bội.
D. Đúng. Đáp án: D
Câu 7 [704104]: Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì
A, làm thay đổi thành phần kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các allele.
B, làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
D, không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Vì giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi vốn gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp. → Làm nghèo vốn gene của quần thể. Đáp án: A
Câu 8 [704105]: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay, chứng minh
A, Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung từ vượn người hoá thạch.
B, Người có nguồn gốc từ động vật có xương sống.
C, Người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
D, Người và vượn ngày nay đã tiến hoá theo hai hướng khác nhau.

Đáp án: C
Câu 9 [704106]: Ở người, bệnh M và bệnh N là hai bệnh do đột biến gene lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gene là 40cM. Người bình thường mang gene A và B, hai gene này đều trội hoàn toàn so với gene lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp vợ chồng số 11-12 là bao nhiêu?
A, 9%.
B, 4,5%.
C, 2,25%.
D, 18%.
Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có allele a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gene XABY nên người số 5 phải có kiểu gene XABXaB.
Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gene XABXab hoặc XAbXaB.
Vì người số 13 có kiểu gene XabY.
Người số 5 có kiểu gene XABXab ; người số 6 có kiểu gene XABY nên người số 11 có kiểu gene XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,3XABXAB : 0,3XABXab : 0,2XABXAb : 0,2XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gene XABXab. Khi đó, xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 0,3 × 0,3 × = 0,045 = 4,5%. Đáp án: B
Câu 10 [704107]: Một cơ thể đực có kiểu gene AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A, Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử.
B, Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.
C, Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
D, Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, II .
1 tế bào sinh tinh có kiểu gene AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aBA đúng. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.
B đúng. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.
C sai. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc (2AB : 2ab : 1Ab : 1aB) hoặc (2Ab : 2aB : 1AB : 1ab).
D đúng. Vì nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì mỗi tế bào tạo ra 4 giao tử chia làm 2 loại: (2AB : 2ab) và (2Ab : 2aB). Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Một nhóm nghiên cứu về sự thay đổi của độ đa dạng thành phần loài trong một quần xã sinh vật ở một khu rừng từ năm 1920 đến 1950, kết quả được biểu diễn ở đồ thị của hình bên dưới.
Câu 11 [704108]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Mức độ cạnh tranh giữa các quần thể trong quân xã năm 1945 cao hơn năm năm 1930.
B, Năm 1950 cấu trúc lưới thức ăn của quần xã là phức tạp nhất.
C, Tổng sinh khối của quần xã ở giai đoạn 1930 bé hơn tổng sinh khối của quần xã ở giai đoạn 1925.
D, Độ phức tạp về lưới thức ăn trong quần xã tăng dần từ năm 1930 đến năm 1940.
A. Đúng. Vì năm 1945 quần xã có đọo đa dạng cao hơn năm 1930 nên cạnh tranh giữa các quần thể khốc liệt hơn.
B. Đúng. Vì: Năm 1950 độ đa dạng cao nhất nên có nhiều mắt xích trong lưới thức ăn nhất nên phức tạp nhất.
C. Sai. Vì mặc dù số lượng loài vào năm 1930 cao hơn so với năm 1925, nhưng tổng sinh khối của quần xã không chỉ phụ thuộc vào số lượng loài mà còn vào kích thước và cấu trúc sinh học của từng loài. Do đó, không thể kết luận chắc chắn rằng tổng sinh khối của năm 1930 bé hơn năm 1925.
D. Đúng. Từ năm 1930 đến năm 1940 độ đa dạng của quần xã tăng dần nên lưới thức ăn phức tạp dần. Đáp án: C
Câu 12 [704109]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Lưới thức ăn ở giai đoạn năm 1940 giống với lưới thức ăn ở giai đoạn 1925.
B, Từ giai đoạn 1920 đến 1950, có thể quần xã đang xảy ra diễn thế sinh thái thứ sinh.
C, Ở vào khoảng năm 1925, quần xã có thể đã chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố sinh thái vô sinh hoặc nhân tố hữu sinh.
D, Độ đa dạng của quần xã năm 1940 cao hơn độ đa dạng của quần xã năm 1930.
A. Sai. Vì mặc dù số lượng loài vào năm 1940 và 1925 tương đương nhau, nhưng cấu trúc quần xã và các loài chủ đạo có thể khác nhau. Không thể khẳng định chắc chắn rằng mạng lưới thức ăn ở hai thời điểm này hoàn toàn giống nhau chỉ dựa trên số lượng loài.
B. Đúng. Vì sự biến động trong số lượng loài qua các giai đoạn có thể là kết quả của diễn thế sinh thái thứ sinh, thường xảy ra sau khi có sự thay đổi lớn trong môi trường (như thiên tai hoặc tác động của con người), dẫn đến việc quần xã phải tái tạo và phát triển lại.
C. Đúng. Vì trong khoảng năm 1925, số lượng loài giảm mạnh so với giai đoạn trước, cho thấy quần xã có thể đã chịu tác động lớn từ một nhân tố sinh thái vô sinh (như khí hậu khắc nghiệt) hoặc nhân tố hữu sinh (như sự xuất hiện của loài săn mồi hay dịch bệnh).
D. Đúng. Đáp án: C
Câu 13 [704110]: Chủng vi khuần E.coli mang gene sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ:
A, công nghệ gene.
B, dung hợp tế bào trần.
C, gây đột biến nhân tạo.
D, nhân bản vô tính.
Đây là thành tựu của công nghệ gene. Đưa gene của sinh vật này vào sinh vật khác để tạo ra sản phẩm mong muốn. Đáp án: A
Câu 14 [704111]: Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gene lặn a nằm trên NST thường quy định, gene trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gene m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gene trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là
A, 55,34%.
B, 48,11%.
C, 59,12%.
D, 53,16%.
Xét tính trạng bệnh bạch tạng: Anh trai vợ bị bạch tạng → Bố mẹ người vợ phải có kiểu gene dị hợp về bệnh này (Aa). Người vợ có kiểu gene: AA : Aa → Giảm phân cho: A : a.
Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường → Người chồng chắc chắn nhận a từ bố nên có kiểu gene Aa .
+ TH1: AA x Aa → 2 con bình thường là: . 1 . (100%A-)2 =
+ TH2: Aa x Aa → 2 con bình thường là: . 1 . (A-)2 =
Xác suất sinh 2 con bình thường về bệnh bạch tạng của cặp vợ chồng này là: + =
Xét tính trạng bệnh mù màu:
Phía người vợ có ông ngoại bị mù màu nên người mẹ vợ phải có kiểu gene XMXm, người vợ có kiểu gene: XMXM : XMXm .
Người chồng có kiểu gene XMY.
+ TH1: XMXM x XMY → 2 con bình thường là: . 1. (100%XM-)2 =
+ TH2: XMXm x XMY → 2 con bình thường là: . 1. (3/4XM-)2 =
Xác suất sinh 2 con bình thường về bệnh mù màu của cặp vợ chồng này là: + =
Xác suất cặp vợ chồng này sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là: . = 55,34% . Đáp án: A
Câu 15 [704112]: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp
A, nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
B, phân tích bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể.
C, tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gene qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtein do gene đó quy định.
D, sử dụng kĩ thuật DNA tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc gene.
Phương pháp nghiên cứu tế bào: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST của người bình thường.
Mục đích của nghiên cứu tế bào: Tìm ra khuyết tật về kiểu gene của các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Đáp án: B
Câu 16 [704113]: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A, Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gene có trong tế bào.
B, Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể.
C, Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
D, Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A - Sai. Vì chuyển đoạn không tương hổ sẽ làm thay đổi số lượng gene trên NST. Qua thụ tinh thì sẽ tạo ra hợp tử bị thay đổi số lượng gene.
B - Đúng. Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp của gene.
C - Đúng. Vì đột biến thể ba sẽ làm tăng số lượng NST có trong tế bào.
D - Đúng. Vì đa bội chẵn (4n, 6n, 8n,...) luôn có số lượng NST là số chẵn. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Người ta tiến hành thí nghiệm nuôi hai loài mọt gạo riêng rẽ hoặc chung trong các điều kiện môi trường nóng-ẩm hoặc lạnh-khô. Trong môi trường lạnh-khô, hai loài đều phát triển khi nuôi riêng, nhưng khi nuôi chung loài T. confusum phát triển tốt hơn. Trong môi trường nóng-ẩm, sự biến đổi số lượng cá thể trưởng thành của mỗi loài khi nuôi riêng (a) và nuôi chung (b) được ghi nhận. Biểu đồ dưới đây thể hiện sự biến đổi mật độ cá thể của 2 loài mọt gạo nuôi trong điều kiện nóng ẩm.
Câu 17 [704114]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Loài T. confusum phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm khi nuôi chung.
B, Loài T. castancum phát triển tốt hơn trong điều kiện nóng ẩm khi nuôi chung.
C, Sự biến động số lượng cá thể của loài T. confusum mạnh hơn loài T. castancum khi nuôi chung trong điều kiện nóng ẩm.
D, Khi nuôi chung trong điều kiện nóng ẩm. Ở giai đoạn ngày thứ 600 số lượng cá thể trưởng thành loài T. castancum nhiều hơn loài T. confusum.
A. Sai. Khi nuôi chung trong điều kiện nóng ẩm thì loài T. castancum phát triển tốt hơn loài T. confusum.

B. Chưa hoàn toàn chính xác.

C. Sai. Vì: Sự biến động số lượng cá thể của loài T. castancum mạnh hơn loài T. confusum khi nuôi chung trong điều kiện nóng ẩm.

D. Đúng. Vì: Khi nuôi chung trong điều kiện nóng ẩm. Ở giai đoạn ngày thứ 600 số lượng cá thể trưởng thành loài T. castancum nhiều hơn loài confusum. Đáp án: D
Câu 18 [704115]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Khi nuôi riêng cả hai loài T. confusumT. castansum đều có số lượng cá thể trưởng thành duy trì ở mức cao.
B, Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm có thể là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ưu thế cạnh tranh của 2 quần thể.
C, Khi nuôi chung số lượng cá thể trường thành của T. confusum tăng trưởng nhẹ ở giai đoạn đầu nhưng sau đó giảm dần và bị loại bỏ hoàn toàn.
D, Trong điều kiện lạnh-khô, khi nuôi chung loài T. castancum cạnh tranh ưu thế hơn làm cho loài T. confusum bị loại trừ.
A. Đúng. Vì theo biểu đồ (a), khi nuôi riêng, cả hai loài đều duy trì số lượng cá thể trưởng thành ở mức cao, với số lượng dao động quanh mức 15-25 cá thể trong suốt thí nghiệm.
B. Đúng. Vì điều kiện nóng-ẩm và lạnh-khô rõ ràng ảnh hưởng đến sự phát triển và ưu thế cạnh tranh của hai loài mọt. Trong môi trường nóng-ẩm, T. castancum có ưu thế hơn, còn trong môi trường lạnh-khô, T. confusum phát triển tốt hơn.
C. Đúng. Vì theo biểu đồ (b), số lượng cá thể của T. confusum ban đầu tăng nhẹ nhưng sau đó giảm mạnh và gần như bị loại bỏ hoàn toàn sau khoảng 400 ngày khi nuôi chung với T. castancum.
D. Sai. Vì theo mô tả, trong điều kiện lạnh-khô, T. confusum là loài có ưu thế cạnh tranh hơn so với T. castancum khi nuôi chung, không phải ngược lại. Đáp án: D
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704116]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gene quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gene khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả hai giới với tần số bằng nhau.
Cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm 16% = 0,16.
→ Cây hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỉ lệ là 0.25 – 0,16 = 0,09.
→ Kiểu gene
→ Kiểu gene của F1 là và đã có hoán vị gene với tần số 40%.
a) Sai. Vì: Cây lai phân tích (có hoán vị gene 40%) thì đời con có tỉ lệ 3:3:1:1.
b) Đúng. Vì: Có 5 kiểu gene
c) Sai. Vì: Cây dị hợp 2 cặp gene nhưng có kiểu gene khác F1 là cây
Giải nhanh: kiểu gene dị hợp 2 cặp gene có tỉ lệ là

d) Đúng. Vì: số cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng = số cây thân thấp, hoa trắng = 9%.
Câu 20 [704117]: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật là A, B, C, D, E, H, I, K, M. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
a) Sai. Vì: Lưới thức ăn trên có 13 chuỗi thức ăn.
b) Sai. Vì: Chuỗi dài nhất là A - I - K - H - C - D - E có 7 bậc dinh dưỡng.
c) Sai. Vì: Loài H thuộc cả bậc dinh dưỡng cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
d) Đúng. Vì: Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
Câu 21 [704118]: Hình 1 biểu thị mối liên quan giữa áp suất trong dạ dày và thể tích lượng thức ăn ăn vào của hai người X và Y.
a) Sai. Vì: Người X đã phẫu thuật cắt thần kinh phế vị, người Y là người khỏe mạnh bình thường. Thần kinh phế vị làm giãn cơ trơn dạ dày nhờ giải phóng nitric oxide → Dạ dày chứa được nhiều thức ăn mà không làm tăng áp suất trong dạ dày đáng kể.
b) Đúng. Vì: Bởi vì dạ cỏ của gia súc chứa vi khuẩn cộng sinh hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn → Nếu uống kháng sinh đường miệng sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ → Ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng → Giảm trọng lượng cơ thể.
c) Sai. Vì: Tăng hoạt động của kênh Cl- → Kéo theo tăng tiết dịch ruột chứa HCO3- → Giảm nồng độ HCO3- trong huyết tương.
d) Sai. Vì: Giảm HCO3- huyết tương → Giảm pH máu.
Câu 22 [704119]: Để phân tích bản đồ giới hạn của một phân tử DNA, người ta đã tiến hành phản ứng cắt với từng enzyme riêng rẽ và mỗi cặp kết hợp. Sau phản ứng, sản phẩm cắt được phân tích trên điện di agarose. Kết quả điện di được biểu diễn ở hình bên dưới. Trong hình, mẫu P0 là mẫu đối chứng (chưa bị cắt bởi enzyme); mẫu E được cắt bởi enzyme EcoRI; mẫu B được cắt bởi enzyme BamHI; mẫu X được cắt bởi enzyme XhoI; mẫu E+X và mẫu B+X là các mẫu được cắt đồng thời bởi từng cặp enzyme trong một đệm đồng nhất; mẫu M là thang chuẩn kích thước 1,0 kb.
a) Đúng. Vì: Quan sát kết quả điện di ta thấy: mẫu P0 mặc dù chưa bị cắt bởi enzyme nhưng khi chạy điện di thu được 2 đoạn có kích thước khác nhau, chứng tỏ đây là DNA mạch vòng. 2 đoạn kích thước khác nhau tương ứng với dạng siêu xoắn (đoạn ở dưới) và xoắn mở (đoạn ở trên).
Khi cắt bằng EcoRI hoặc XhoI thì khi chạy điện di đều thu được một đoạn duy nhất, do đó phân tử DNA này dạng mạch vòng, vì nếu dạng mạch thẳng thì khi cắt bằng enzyme giới hạn thu được 2 đoạn khác nhau.
b) Sai. Vì: Kích thước của đoạn DNA chính bằng kích thước của đoạn cắt bởi enzyme có một vị trí cắt – EcoRI hoặc XhoI. Do vậy kích thước của đoạn DNA này là 7kb.
c) Sai. Vì: Phân tử DNA dạng mạch vòng khi cắt bằng enzyme giới hạn có n điểm cắt sẽ thu được n đoạn giới hạn
d) Sai. Enzyme BamHI và XhoI có số vị trí cắt lần lượt là 2 và 1 vị trí cắt.
Đối với BamHI thu được 2 đoạn trong đó kích thước đoạn nhỏ chính là khoảng cách giữa 2 vị trí cắt, bằng 1,0kb.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704120]: Màu sắc cảnh báo (aposematism) thực chất là "mặt đối lập" của ngụy trang và là một trường hợp đặc biệt của quảng cáo. Chức năng của nó là làm cho động vật, ví dụ như ong bắp cày hoặc rắn san hô, trở nên rất dễ thấy đối với những kẻ săn mồi tiềm năng, để chúng được chú ý, ghi nhớ và sau đó tránh xa. Như Peter Forbes quan sát, "Các biển báo cảnh báo của con người sử dụng cùng màu sắc - đỏ, vàng, đen và trắng - mà thiên nhiên sử dụng để quảng cáo các loài sinh vật nguy hiểm”. Màu sắc cảnh báo hoạt động bằng cách được những kẻ săn mồi tiềm năng liên kết với thứ gì đó khiến loài động vật có màu cảnh báo trở nên khó chịu hoặc nguy hiểm.

Cho các sự kiện sau:

1. Trong quần thể phát sinh các biến dị liên quan đến màu sắc và liên quan đến vũ khí tự vệ như nọc độc hay hung dữ hay có mùi hôi thối...

2. Hình thành nên loài có màu sắc cảnh báo giúp kẻ thù ghi nhớ và tránh xa.

3. Trong quần thể, quá trình sinh sản làm phát tán các biến dị.

4. Các nhân tố tiến hóa tác động làm cho tỷ lệ cá thể có màu sắc sặc sỡ và có vũ khí tự vệ ngày càng phổ biến.

Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành màu sắc “cảnh báo” ở các loài động vật.
(1) Các biến dị xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể (do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp).
(3) Các cá thể có biến dị sẽ di truyền đặc điểm này cho thế hệ sau thông qua sinh sản.
(4) Những cá thể có màu sắc sặc sỡ và vũ khí tự vệ (nọc độc, hung dữ, mùi hôi) giúp chúng sống sót trước kẻ thù và có khả năng sinh sản cao hơn, làm gia tăng tần số của đặc điểm này trong quần thể.
(2) Sau nhiều thế hệ, quần thể đạt được đặc điểm màu sắc cảnh báo rõ ràng, trở thành tín hiệu cảnh báo hiệu quả đối với kẻ thù.
Câu 24 [704121]: Xét 2 cặp NST thường trong tế bào. Trên mỗi cặp NST chứa 2 cặp gene có kí hiệu như sau: giả thiết không có hiện tượng đột biến. Tần số trao đổi chéo giữa gene A và a là 20%. Còn tần số trao đổi chéo giữa gene D và d là 30%. Nếu có ba tế bào sinh tinh mang 2 cặp NST trên tham gia giảm phân thì số loại giao tử tối đa có thể tạo được là bao nhiêu?
Để tạo ra giao tử tối đa thì cả 3 tế bào trên đều phai xảy ra hoán vị gene.
- 1 tế bào có kiểu gene AB/ab DE/de giảm phân có hoán vị gene tạo tối đa 4 loại giao tử thuộc 1 trong các trường hợp sau :
+ TH1 : 1 AB DE : 1 Ab De : 1 aB dE : 1 ab de.
+ TH2 : 1 AB De : 1 Ab DE : 1 aB de : 1 ab dE.
+ TH3 : 1 AB dE : 1 Ab de : 1 aB DE : 1 ab De.
+ TH4 : 1 AB de : 1 Ab dE : 1 aB De : 1 ab DE.
- 3 tế bào thu được số kiểu gene tối đa khi 3 tế bào rơi vào 3 trường hợp khác nhau, vậy số giao tử tối đa thu được là : 4.3 = 12.
Câu 25 [704122]: Ở một loài côn trùng, màu thân do một locus trên NST thường có 3 allele chi phối A – đen > a – xám > a1 - trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con đen; 24% con xám; 1% con trắng. Theo lí thuyết, tổng số con đen dị hợp tử và con trắng của quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Gọi tần số allele A, a, a1 lần lượt là x, y, z.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc dạng:
( xA + ya + za1)2 = 1  x2AA + y2aa + z2a1a1 + 2xy Aa + 2 xz Aa1 + 2yz aa1 = 1.
- Con trắng (a1a1) = 1%  Tần số allele a1 = z = 0,1.
Con xám = aa + aa1 = y2 + 2yz = 0,24  y2 + 2. 0,1. Y – 0,24 = 0  y = 0.4  x = 0,5.
Số con đen dị hợp (Aa + Aa1) = 2. 0,5. 0,4 + 2. 0,5. 0,1 = 0,5.
Số con trắng = 0,01.
Vậy tổng số con đen dị hợp và số con trắng = 0,51.
Câu 26 [704123]: Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Quy ước: A quy định hoa vàng; a quy định hoa đỏ.
Đời F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng → cây aa có tỉ lệ =
→ Giao tử ; giao tử .
Cây hoa vàng F2 gồm có → Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây được lấy chỉ có 1 cây thuần chủng là
Câu 27 [704124]: Để xác định số lượng cá thể có trong quần thể ốc bươu vàng, người ta sử dụng phương pháp “Bắt – đánh dấu – thả - bắt lại”. Lần thứ nhất bắt được 250 cá thể, đánh dấu và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành bắt lần thứ hai được 300 cá thể, trong đó thấy có 50 cá thể đã được đánh dấu. Biết rằng không có hiện tượng di nhập cư và quần thể có tỉ lệ sinh sản là 20%, tỉ lệ tử vong là 10%; Việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của cá thể. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm bắt lần thứ nhất.
- Gọi x là số cá thể ốc bươu vàng ở thời điểm bắt lần thứ nhất. (x N*).
- Tốc độ sinh trưởng quần thể là 0,2 - 0,1 = 0,1.
Sau 1 năm: Số lượng cá thể của quần thể là 1,1.x.
Số lượng cá thể đã đánh dấu là 250 - 250 x 0,1 = 225.
Ta có tỉ lệ thức: cá thể.
Vậy số lượng cá thể của quần thể lúc đánh bắt lần thứ nhất là: 1227.
Câu 28 [704125]: Trên một cánh đồng cỏ, cỏ là nguồn thức ăn của côn trùng ăn lá và của linh dương đầu bò. Linh dương đầu bò làm thức ăn cho hổ. Đàn hổ trên đồng cỏ đó trong gia tăng một khối lượng 80 kg, tức là bằng 40% lượng thức ăn mà chúng đồng hoá được từ việc bắt linh dương làm thức ăn. Trong năm đó, trừ phần bị hổ ăn thịt, linh dương dầu bò vẫn còn 60% tổng sản lượng của mình để duy trì sự ổn định của quần thể. Biết rằng, sản lượng cỏ dùng làm thức ăn được đánh giá là 40 tấn/ha/năm; côn trùng đã sử dụng mất 15% sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình qua các bậc dinh dưỡng là 10%.
Như vậy, hổ cần một vùng săn mồi rộng bao nhiêu nghìn mét vuông để sinh sống.
kg.
Nếu chuyển hoá thức ăn là 10% thì khối lượng linh dương làm thức ăn cho hổ: kg
Sản lượng chung của đàn linh dương: kg.
Để nuôi đàn linh dương trên, sản lượng cỏ cần: kg
Sản lượng cỏ thực tế trên 1 ha cung cấp cho thỏ sau khi bị côn trùng huỷ hoại: tấn/ha hay 3,4 kg/m2.
Diện tích săn mồi của đàn linh miêu: m2 = 14.7 nghìn mét vuông.