PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [703099]: Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung?
A, A + T = G + C.
B, G – A = T – C.
C, A – C = G – T.
D, A + G = T + C.
Theo nguyên tắc bổ sung; A liên kết với T và G liên kết với C.
Vì vậy trong phân tử DNA: A = T; G = C nên A + G = T + C. Đáp án: D
Câu 2 [703100]: Trong kì giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm:
A, Ở trạng thái kép bắt đầu co xoắn
B, Ở trạng thái kép co xoắn cực đại
C, Ở trạng thái đơn bắt đầu co xoắn
D, Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Khi bước vào kì giữa, NST đã trải qua nhân đôi ở kì trung gian nên ở trạng thái 2n kép. NST bước vào kì đầu bắt đầu co ngắn, đóng xoắn... đến kì giữa NST co ngắn, đóng xoắn cực đại. Đáp án: B
Câu 3 [703101]: Các hợp chất nào sau đây là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp
A, H2O, ADP, NADPH.
B, ATP, NADPH, O2.
C, H2O, ADP, NADP, và O2.
D, H2O, ADP, NADP.
Đáp án: D
Pha sáng quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học dạng ATP và NADPH.
Các hợp chất là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp: H2O, ADP, NADP. Đáp án: D
Câu 4 [703102]: Trong các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
A, Đường phân.
B, Chu trình Krebs.
C, Chuỗi truyền electron.
D, Quá trình lên men.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

- Đường phân: Diễn ra ở tế bào chất, tạo ra 2 ATP và 2 NADH.
- Chu trình Krebs: Diễn ra trong chất nền ti thể, tạo ra 2 ATP, 6 NADH, và 2 FADH₂ từ 2 phân tử acetyl-CoA.
- Chuỗi truyền electron: Diễn ra trên màng trong ti thể, là nơi NADH và FADH₂ được sử dụng để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Đây là giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất (khoảng 26-28 ATP từ một phân tử glucose).
Quá trình lên men: Là một hình thức hô hấp kỵ khí, không tạo ra nhiều năng lượng (chỉ 2 ATP từ đường phân).
=> Chuỗi truyền electron là giai đoạn tạo ra nhiều năng lượng nhất trong hô hấp hiếu khí. Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Vi khuẩn có hệ gene đơn bội nên đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình. Và do sự sinh sản nhanh nên nó có thể phát tán rộng rãi các kiểu gene một cách nhanh chóng trong quần thể
Câu 5 [703103]: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực?
A, Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
B, Chọn lọc tự nhiên tác động  trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gene.
C, Vi khuẩn có ít gene nên tỉ lệ gene mang đột biến lớn.
D, Vi khuẩn sinh sản nhanh và gene đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Vi khuẩn có hệ gene đơn bội nên đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình. Do sự sinh sản nhanh nên nó có thể phát tán rộng rãi các kiểu gene một cách nhanh chóng trong quần thể Đáp án: D
Câu 6 [703104]: Cho các thông tin sau:
I. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmid.
II. Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
III. Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử DNA mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện thành kiểu hình.
IV. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Số thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số allele trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số allele trong các sinh vật nhân thực là:
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: A (II và III đúng)
Hướng dẫn:
Xét các thông tin của đề bài:
Các thông tin II, III được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số allele trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số allele trong các sinh vật nhân thực.
I sai. Vì đặc điểm cấu tạo tế bào chất của vi khuẩn có hay không có plasmid không liên quan đến sự thay đổi tần số allele trong quần thể.
IV sai. Vì đặc các hình thức sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng chỉ thể hiện đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống chứ không giải thích về sự thay đổi tần số allele trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số allele trong các sinh vật nhân thực Đáp án: A
Câu 7 [703105]: Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá
A, giao phối không ngẫu nhiên.
B, các yếu tố ngẫu nhiên.
C, giao phối ngẫu nhiên.
D, chọn lọc tự nhiên.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá các yếu tố ngẫu nhiên. Đáp án: B
Câu 8 [703106]: Di - nhập gene là nhân tố tiến hoá vì
A, làm thay đổi tần số allele và không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B, không làm thay đổi tần số allele và làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, làm thay đổi tần số allele và thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
D, không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Vì nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể và di nhập gene là nhóm nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số tương đói của allele Đáp án: C
Câu 9 [703107]: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh do gene lặn quy định ở người như sau

Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III hy vọng sinh con không bị bệnh với xác suất là
A,
B,
C,
D,
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Bệnh không thể do gene lặn nằm trên NST giới tính quy định vì con gái bị bệnh nhưng bố bình thường.
Quy ước A – bình thường, a – bị bệnh.
Người vợ ở thế hệ thứ III không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh (aa) nên có kiểu gene là Aa.
Bố mẹ của người chồng không bị bệnh nhưng bố mẹ của họ lại bị bệnh nên bố mẹ người chồng sẽ có kiểu gene dị hợp là Aa.
Người chồng bình thường được sinh ra từ cặp bố mẹ có kiểu gene dị hợp Aa sẽ có kiểu gene là: Aa : AA.
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng này là: x =
Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng này là: 1 – = Đáp án: B
Câu 10 [703108]: Sự phân ly của hai nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng về hai cực của tế bào xảy ra ở
A, kì đầu của giảm phân I.
B, kì sau của giảm phân I.
C, kì sau của nguyên phân.
D, kì sau của giảm phân II.
Sự phân ly của hai nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng về hai cực của tế bào xảy ra ở kỳ sau của giảm phân I. Còn sự tách ra của NST kép thành 2 NST đơn, sau đó mỗi NST đơn di chuyển về 1 cực tế bào thì xảy ra ở kỳ sau của giảm phân II hoặc kỳ sau của nguyên phân. Đáp án: B
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Theo đặc điểm dinh dưỡng, các loài trong quần xã sinh vật được chia thành ba nhóm, với các chức năng dinh dưỡng khác nhau: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Câu 11 [703109]: Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?
A, Sinh vật tự dưỡng.
B, Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật.
C, Động vật bậc thấp, vi sinh vật.
D, Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Các sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái: Sinh vật tự dưỡng. Đáp án: A
Câu 12 [703110]: Trong quần xã, một loài hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là
A, loài ưu thế.
B, loài chủ chốt.
C, loài đặc trưng.
D, loài thứ yếu.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Trong quần xã có nhiều nhóm loài; các nhóm loài có vai trò nhất định trong quần xã. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã là loài chủ chốt.
+ Loài ưu thế: có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn → quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
+ Loài chủ chốt: loài có vai trò kiểm soát, khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng trong quần xã.
+ Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó. Đáp án: B
Câu 13 [703111]: Loài nào sau đây không phải là sinh vật biến đổi gene?
A, Đưa thêm một gene lạ của một loài khác vào hệ gene của mình.
B, Hệ gene có sẵn trong cơ thể bị biến đổi.
C, Hệ gene được tái tổ hợp lại từ bố mẹ qua sinh sản hữu tính.
D, Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong hệ gene.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Ứng dụng của công nghệ gene tạo ra các sinh vật biến đổi gene (sinh vật chuyển gene).
Sinh vật biến đổi gene là hệ gene có thêm gene lạ, hoặc biến đổi 1 gene nào đó trong hệ gene, hoặc làm bất hoạt gene đó.
Việc tái tổ hợp gene lại từ bố mẹ qua sinh sản hữu tính là hiện tượng biến dị tổ hợp k phải là sinh vật biến đổi gene. Đáp án: C
Câu 14 [703112]: Một cặp vợ chồng kết hôn với nhau. Người chồng không bị bệnh P và có nhóm máu A, có bố mẹ người chồng không bị bệnh P, nhưng người chồng có người chị gái bị bệnh P và mang nhóm máu AB và một chị gái có nhóm máu O. Người vợ không bị bệnh P và có nhóm máu B. Người vợ có bố bị bệnh P và có nhóm máu B, có mẹ không bị bệnh và có nhóm máu B. Em gái của người vợ bị bệnh P và có nhóm máu O. Biết rằng, bệnh P bệnh ở người do 1 trong 2 allele trên nhiễm sắc thể thường quy định. Sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Xác suất để cặp vợ chồng 7 và 8 ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Đáp án C
Phương pháp:

* Xét bệnh P :
Ta thấy bố mẹ người chồng bình thường sinh con ra con gái bị bệnh bệnh P.
=> Bệnh P do gene lặn nằm trên NST thường quy định. Bố mẹ người chồng có kiểu gene Aa.
=> Chị gái người chồng bị bệnh bên có kiểu gene aa.
Người chồng có thể có kiểu gene AA : Aa. Khi giảm phân tạo giao tử : A : a
Người vợ có bố bị bệnh nên người vợ có kiểu gen: Aa. Khi giảm phân tạo giao tử : A : a
=> Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh với tỉ lệ:
=> Vợ chồng này sinh con không bị bệnh với tỉ lệ: 1 - Xác suất sinh con bị bệnh = 1 -
* Về tính trạng nhóm máu:
Bố mẹ người vợ có nhóm máu B sinh con nhóm máu O (IOIO)
=> Bố mẹ người vợ có kiểu gene: IBIO và IBIO
=> Người vợ mang nhóm máu B có thể có kiểu gene: IBIB : IBIO. Khi giảm phân tạo giao tử: IB : IO.
Bố mẹ người chồng sinh con nhóm máu O, AB
=> Bố mẹ người chồng có một người có kiểu gene IAIO, một người có kiểu gene IBIO.
Người chồng có nhóm máu A nên phải có kiểu gen : IAIO. Khi giảm phân tạo giao tử: IA : IO
=> Xác suất cặp vợ chồng sinh ra con có nhóm máu A là: IO x IA =
- Về nhóm máu: (7) × (8): IAIO × (IBIB : IBIO) => con nhóm máu A = =
- Xác suất sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên: = Đáp án: C
Câu 15 [703113]: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính
B, Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính
C, Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
D, Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Ung thư là hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức → hình thành các nhóm tế bào → khối u → chèn ép các cơ quan và bộ phận khác.
A. Sai. Gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng sẽ không di truyền qua sinh sản hữu tính mà chỉ những đột biến xuất hiện trong quá trình giảm phân tạo giao tử thì mới di truyền cho các thế hệ sau.
B. Sai. Có thể hình thành u lành tính hoặc u ác tính.
C. Đúng. Có thể do các đột biến gen tiền ung thư hoặc gen ức chế khối u; còn đột biến NST ví dụ như mất đoạn đầu NST số 21 hoặc 22 gây ra bệnh ung thư máu.
D. Sai. Các gen tiền ung thư chỉ khi đột biến thì mới có hại còn bình thường sẽ vô hại. Đáp án: C
Câu 16 [703114]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba kép?
A, AaBBbDDdEEe.
B, AaaBbDddEe.
C, AaBbDdEee.
D, AaBDdEe.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường. Trong các thể đột biến của đề bài, AaaBbDddEe là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3 chiếc. Đáp án: B
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sản xuất phân đạm từ khí nitrogene và sử dụng phân đạm không hợp lí trong thời gian dài dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp; lượng phân đạm dư thừa bị rửa trôi ra sông, hồ,...
Câu 17 [703115]: Khi nói về chu trình nitrogen, phát biểu sau đây là không đúng?
A, Thực vật hấp thu nitrogen chủ yếu duới dạng nitrate và muối ammonium để tạo ra các hợp chất hữu cơ chứa gốc amino.
B, Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu và đa số các vi khuẩn sống tự do trong đất có khả năng cố định nitrogen.
C, Nitrate đuợc hình thành bằng con đuờng vật lý (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, trong đó con đuờng sinh học là quan trọng nhất.
D, Nấm và vi khuẩn phân hủy các hợp chất chứa nitrogen để giải phóng muối ammonium trong đất.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

(A) Đúng. Vì thực vật hấp thụ NH4+ và NO3-.
(B) Sai vì chỉ có vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu và một số ít các vi khuẩn sống tự do trong đất có khả năng cố định nitrogen.
(C) Đúng, nitrate có thể được hình thành bằng con đường vật lý (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, trong đó con đường sinh học là quan trọng nhất.
(D) Đúng, nấm và vi khuẩn phân hủy các hợp chất chứa Nitrogen để giải phóng muối ammonium trong đất. Đáp án: B
Câu 18 [703116]: Phân chuồng là nguồn cung cấp nitrogen cho cây vì
A, phân chuồng có nguồn gốc thực vật.
B, phân chuồng sau khi bị phân huỷ sẽ tạo ra NH4+ cung cấp cho cây.
C, phân chuồng được vi khuẩn sử dụng để đồng hoá nitrogen.
D, phân chuồng có chứa đạm vô cơ.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Phân chuồng chứa nitrogen hữu cơ sau quá trình khoáng hóa (nhờ vi khuẩn amon hóa) chúng sẽ tạo NH4+ cung cấp cho cây trồng. Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [703117]: Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, mỗi cặp gene nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Lai cây (P) thân thấp, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng được 100% cây thân cao, hoa đỏ, F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a) Đúng. Vì: Cây thân cao hoa trắng F2 có tỉ lệ kiểu gene 1AAbb : 2Aabb → Cây thuần chủng là
b) Đúng. Vì: Thân cao, hoa trắng có kiểu gene AAbb × Aabb
→ 100% Aabb hoặc Aabb × Aabb → 100% A-bb.
c) Đúng. Vì: Aabb × Aabb → 3A-bb : 1aabb → thân cao, hoa trắng là
d) Sai. Vì: Thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thì không thể thu được đời con có 100% thân cao, hoa trắng.
Câu 20 [703118]: Hình vẽ dưới đây mô tả một tháp sinh thái về năng lượng của 4 loài sinh vật trong 1 chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái, các chữ cái A, B, C, D lần lượt là bậc dinh dưỡng của các loài.
Dựa vào tháp năng lượng, cá thể ở đáy tháp là sinh vật tự dưỡng (bậc dinh dưỡng D).
Bậc dinh dưỡng B là động vật ăn cỏ.
Bậc dinh dưỡng C là động vật ăn thịt bậc 1.
Bậc dinh dưỡng A (đỉnh tháp) là động vật ăn thịt bậc 2.
a) Sai. Vì: Sinh vật tự dưỡng (D) mới nhận năng lượng trực tiếp từ mặt trời.
b) Sai. Vì: Các cá thể ở bậc dinh dưỡng C là loài động vật ăn cỏ.
c) Sai. Vì: Các cá thể bậc dinh dưỡng C nhận năng lượng trực tiếp từ bậc dinh dưỡng D.
d) Đúng.
Câu 21 [703119]: MSH được tiết ra để đáp ứng với leptin nhằm ngăn chặn sự thèm ăn và làm tăng quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, động vật không có tiền chất MSH đã tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác thèm ăn. Trong một thí nghiệm năm 2001 của Stacy Forbes và các đồng nghiệp, những con chuột béo phì được tiêm hằng ngày theo một trong các trường hợp sau:
(1) leptin
(2) MSH
(3) MSH + leptin
(4) đối chứng (chỉ được tiêm dung dịch đệm muối, không có hormone)

Những con chuột được phép ăn no theo ý thích. Biểu đồ bên trên cho thấy mức tăng cân trung bình của mỗi nhóm sau 10 ngày (các phương pháp điều trị không được dán nhãn).

a) Sai. Vì: Mức tăng cân trong 10 ngày là 5,72g trong trường hợp đối chứng.
b) Sai. Vì: Mức tăng cân trong 10 ngày khi điều trị bằng leptin là 2,78g.
c) Đúng. Vì: Trong khi trường hợp điều trị kết hợp leptin và chất tương tự MSH là 2,88g.
d) Sai. Vì: MSH được tiết ra để đáp ứng với leptin ngăn chặn sự thèm ăn và làm tăng quá trình trao đổi chất.
Câu 22 [703120]: Bạn muốn nghiên cứu tương tác giữa DNA gắn kết nucleosome và một histone deacetylasee cụ thể. Bạn thực hiện một thí nghiệm để xác định sự tương tác giữa DNA và protein dựa trên sự di chuyển (phương pháp điện di EMSA).
Bạn sử dụng một 32P đánh dấu kết thúc, mẫu DNA tuyến tính chứa hai vị trí định vị nucleosome. Bạn tập hợp hai nucleosome trên. Mẫu DNA trước khi ủ không có histone deacetyllase và có histone deacetylase. Đối với một số phản ứng, bạn sử dụng các nucleosome không thay đổi. Đối với các phản ứng khác, bạn sử dụng các nucleosome được methyl hóa ở lysine 36 của histone protein H3.
a) Đúng. Vì: Ở lane 1, 2, 3, 4 có histone deacetylase (viết tắt DH) có nhiều hơn 1 băng so với lane đối chứng 5 => Chứng tỏ histone deacetylase gắn kết được với nucleosome liên kết DNA (viết tắt N-DNA).
b) Đúng. Vì: Ở lane 2, 3 và 4 có xuất hiện 2 băng mới (ngoài băng giống băng ở lane 5) và vì mẫu DNA tuyến tính chứa hai vị trí định vị nucleosome nên hai DH có khả năng gắn N-DNA đi cùng một lúc tạo ra 2 băng mới trên (băng trên cùng là chứa cả 2 DH, băng thấp hơn chứa 1 DH).
c) Sai. Vì: Trong lane có nucleosome được methyl hóa thì N-DNA sẽ được nhận diện và gắn kết với DH tốt hơn so với các nucleosome không được methyl hóa (do ở lane 1, 2 băng phía dưới cùng đậm hơn so với băng ở lane 3, 4, tức là N-DNA không gắn với DH giảm dần).
d) Sai. Vì: Histone deacetylase có thể bao gồm miền protein gọi là chromodomain để có thể tương tác với histone H3 đã được methyl hóa. Chromodomain là loại protein cấu trúc giúp gắn kết các histon được methyl hóa và thường có mặt trong các phức hệ điều hòa phiên mã (gồm RNA can thiệp và protein).
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [703121]: Khi nói về quá trình tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất, có các sự kiện sau:
1. Sự đa dạng hóa cá xương, côn trùng, bọ ba thùy.
2. Đa dạng hóa động vật không xương sống, thực vật xuất hiện trên cạn.
3. Tuyệt chủng các loài lưỡng cư, bò sát, cá và động vật không xương sống.
4. Lưỡng cư và khủng long đại tuyệt chủng vào cuối kỷ, xuất hiện dạng trung gian của chim – Bò sát.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự thời gian từ xa tới gần theo quan niệm hiện đại.
Câu 24 [703122]: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe, Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gene Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gene Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Số giao tử đực bị đột biến chiếm 10% và số giao tử cái bị đột biến chiếm 2%.
Ta có phép lai (10% đột biến + 90% bình thường) x (2% đột biến + 98% bình thường), ta tính được tỉ lệ hợp tử đột biến là: 10%.98% + 10%.2% + 2%.90% = 11,8%.
Câu 25 [703123]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gene A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gene có cả hai gene trội A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gene chỉ có A hoặc chỉ có B quy định kiểu hình vàng, kiểu gene không có cả A và B quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele A và B lần lượt là 0,4 và 0,5. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa trắng trong quần thể là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
* Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb + aaB-: Vàng; aabb: hoa trắng
Quần thể có tần số A = 0,4 → Tần số allele a = 1 – 0,4 = 0,6.
Quần thể có tần số B = 0,5 → Tần số allele b = 1 – 0,5 = 0,5.
Quần thể cân bằng có cấu trúc: (0,42AA : 2.0,4.0,6Aa : 0,62aa)(0,52BB : 2.0,5.0,5Bb : 0,52bb) hay (0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa)(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb).
Tỉ lệ kiểu hoa trắng là 0,36 x 0,25 = 0,09
Câu 26 [703124]: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen với gà trống lông xám thu được 100% F1 lông xám . Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen : 50 % gà trông lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gene quy định. Cho các gà trống F2 giao phối với gà mái lông xám. Theo lý thuyết, đời con cho kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Gà mái lông đen × Gà trống lông xám → 100% lông xám, F2: Có tỉ lệ kiểu hình 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen : 50 % gà trông lông xám. Tính chung: F2 thu được 3 xám : 1 đen, lông đen chỉ xuất hiện ở gà mái.
Mà ở gà: XX: gà trống, XY: Gà mái. Tính trạng lông đen chỉ xuất hiện ở gà mái (XY).
→ Có sự phân ly tính trạng theo giới tính → gene quy định màu lông di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X (Y không allele).
F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 → Tính trạng lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen.
A. lông xám, a-lông đen
P: XaY × XAXA → XAXa, XAY → 100% gà lông xám
F1: XAXa × XAY → F2: XAXA: XAXa: XAY: XaY
Gà trống lông xám F2 có kiểu gene:1/2 XAXA : 1/2 XAXa → giảm phân cho 3/4XA : 1/4 Xa.
Gà mái lông xám có kiểu gene XAY → giảm phân cho 1/2 XA : 1/2 Y
Cho các gà trống F2 giao phối với gà mái lông xám → (3/4 XA :1/4Xa) x (1/2XA : 1/2 Y) → đời con lông đen: XaY =1/4. 1/2 = 1/8 = 12,5%
Câu 27 [703125]: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu? (làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).
Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 x 5000 = 1250 cá thể
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là 1350 cá thể.
- Số lượng cá thể được tăng lên trong năm thứ hai là: 1350 - 1250 = 100 cá thể.
- Tốc độ tăng trưởng
- Tốc độ tăng trưởng = tỉ lệ sinh sản – tỉ lệ tử vong
Tỉ lệ sinh sản = tốc độ tăng trưởng + tỉ lệ tử vong = 8% + 2% = 10%.
Câu 28 [703126]: Ở một vùng biển được nghiên cứu, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 2 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic đồng hoá được 0,4% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác 20% năng lượng tích luỹ trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,002 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tảo silic là bao nhiêu %?
Năng lượng tảo silic đồng hoá được: 2.000.000 cal x 0,4% = 8000 cal/m2/ngày.
Năng lượng mà giáp xác khai thác được: 8000 cal x 20% = 1600 cal/m2/ngày.
Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác: 1600 cal x 0,002 = 3,2 cal/m2/ngày.
Hiệu suất sử dụng năng lượng của cá so với tảo silic = 3,2 : 8000 = 0,0004 = 0,04%.