PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [703127]: Bào quan ribosome có loại nucleic acid nào sau đây.
A, rRNA.
B, tRNA.
C, mRNA.
D, DNA.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Ribosome được cấu tạo từ rRNA và protein. Đáp án: A
Câu 2 [703128]: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là :
A, Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B, Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C, Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D, Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Trong giảm phân, kỳ sau I và kỳ sau II các nhiễm sắc thể phân ly về 2 cực của tế bào Đáp án: D
Câu 3 [703129]: Lông hút có vai trò chủ yếu là:
A, Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
B, Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
C, Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
D, Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Miền lông hút có rất nhiều lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng. Lông hút là những tế bào trực tiếp hấp thu nước và muối khoáng, có cấu tạo đặc biệt, thích nghi với chức năng:
Khác với các tế bào ở mặt lá tế bào lông hút không có lớp cutin bề mặt, có không bào lớn lên gây ra chênh lệnh về áp suất - áp suất bên ngoài cao hơn bên trong tế bào tạo nên một lực hút nước, thành tế bào mỏng - giúp nước dễ dàng thấm qua
Đồng thời còn có nguyên nhân là có ba lực tác động khiến cho việc hút nước được dễ dàng là lực hút của rễ (đó là hoạt động hô hấp) + lực hút của lá (là sự thoát hơi nước) và cuối cùng là lực liên kết giữa các phân tử nước - lực này như một sợi dây vô hình khi một phân tử đi lên thì nó cũng hút các phân tử nước khác đi theo. Có thể bạn chưa rõ về lực thứ 3 này nhưng nó rất quen thuộc trong cuộc sống của bạn - đó là sức căng bề mặt của nước, tạo nên hiện tượng mao dẫn, và các bong bóng nước tạo nên cũng nhờ sự liên kết của các phân tử nước. Đáp án: D
Câu 4 [703130]: Quá trình quang hợp giải phóng oxygen. Nguồn gốc của oxygen thoát ra từ chất nào sau đây?
A, H2O.
B, 3-PGA.
C, CO2
D, ATP.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Trong pha sáng diệp lục mất e- giành giật e- của nước gây nên quá trình quang phân li nước để lấy e- bù đắp e- đã mất đồng thời tạo H+ và O2.
2H2O → 4H+ + O2 + 4e-
Thí nghiệm chứng minh O2 tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc tử nước:
Người ta dùng Oxygen được đánh dấu phóng xạ O18 trong các phân tử nước tham gia quang hợp. Và thu lại Oxygen được giải phóng ra trong quang hợp kiểm tra đồng vị thấy rằng đó là Oxygen được đánh dấu phóng xạ O18. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, chọn lọc đào thải allele lặn làm thay đổi tần số allele chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại allele trội.
Câu 5 [703131]: Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:
A, Tạo ra các allele mới, làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
B, cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gene của quần thể.
C, là nhân tố làm thay đổi mRNA tần số allele không theo một hướng xác định.
D, là nhân tố có thể làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
Đáp án: D.
Hướng dẫn:

Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố có thể làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định. Đáp án: D
Câu 6 [703132]: Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,09AA + 0,21Aa + 0,70aa = 1. F1: 0,16AA + 0,38Aa + 0,46aa = 1.
F2: 0,20AA + 0,44Aa + 0,36aa = 1. F3: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng
A, Loại bỏ kiểu gene đồng hợp trội và kiểu gene đồng hợp lặn.
B, Loại bỏ kiểu gene đồng hợp trội và kiểu gene dị hợp.
C, Loại bỏ kiểu gene dị hợp và giữ lại các kiểu gene đồng hợp.
D, Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Qua các thế hệ, ta thấy tần số kiểu gene đồng hợp trội và kiểu gene dị hợp tăng, tần số kiểu gene đồng hợp lặn giảm → Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng loại bỏ kiểu hình đồng hợp lặn. Đáp án: D
Câu 7 [703133]: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A, Làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
B, Làm tăng tỉ lệ kiểu gene dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene đồng hợp.
C, Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene mà không làm thay đổi tần số allele.
D, Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Giao phối không ngẫu nhiên (như giao phối cận huyết hoặc giao phối chọn lọc) ảnh hưởng đến tần số kiểu gene, làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp trong quần thể. Đáp án: C
Câu 8 [703134]: Làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định là tác động của
A, chọn lọc tự nhiên.
B, giao phối ngẫu nhiên.
C, giao phối có lựa chọn.
D, các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định. Đáp án: D
Câu 9 [703135]: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định:

Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Ta thấy: bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh => Bệnh do gene lặn trên NST thường quy định.
A – bình thường, a- bị bệnh.

Những người bị bệnh có kiểu gene: aa: 4, 6, 8, 10, 13
Những người có bố, mẹ, con bị bệnh thì có kiểu gene Aa: 1, 2, 3, 11, 12
Cặp vợ chồng thế hệ thứ III là: 11 – 12 có kiểu gene: Aa x Aa => Xác suất sinh con bình thường là Đáp án: B
Câu 10 [703136]: Biết hàm lượng DNA nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6 pg. Trong trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng DNA nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A, 3,3pg
B, 26,4 pg
C, 13,2 pg
D, 6,6pg
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Hàm lượng DNA nhân trong một tế bào sinh tinh của một động vật là 6,6 pg → DNA nhân của mỗi tế bào đang ở kì sau giảm phân II.
Kì sau giảm phân II,chưa phân chia tế bào chất, hàm lượng DNA lúc này vẫn là 6,6 pg. Đáp án: D
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh
Câu 11 [703137]: Quan sát đó mô tả:
A, Sự cộng sinh giữa các loài.
B, Sự phân huỷ.
C, Quá trình diễn thế.
D, Sự ức chế - cảm nhiễm.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Ở hiện tượng trên ta thấy: Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác, ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện → các sợi mốc → sợi nấm mọc xen kẽ mốc...Đây là quá trình diễn thế. Đáp án: C
Câu 12 [703138]: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A, Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B, Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C, Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D, Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự các quần xã tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Xảy ra do 2 nguyên nhân:
- Do môi trường sống thay đổi vì một nguyên nhân gì đó (có thể do con người)
- Do mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã ngày càng trở lên gay gắt. Do đó, quần xã bị biến đổi → Gây nên diễn thế.
Vậy chọn đáp án A.
B sai vì diên thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
C sai vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
D sai vì diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Đáp án: A
Câu 13 [703139]: Công nghệ gene là quy trình tạo ra
A, những cơ thể sinh vật có mang gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
B, những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
C, những tế bào trên cơ thể sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
D, những tế bào hoặc sinh vật có gene bị đột biến dạng mất một cặp nucleotide.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Công nghệ gene là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi, có thêm gene mới làm tạo ra những đặc điểm mới ở sinh vật.
Phổ biến hiện nay là kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp để chuyển gene vào sinh vật. Đáp án: B
Câu 14 [703140]: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gene lặn nằm trên NST thường, allele trội tương ứng qui định người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng.Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 người con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng. Về mặt lí thuyết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là:
A,
B,
C,
D,
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Bạch tạng do đột biến gene lặn trên NST thường quy định.
Quy ước A: bình thường; a - bị bệnh
Bố mẹ bình thường, người con bị bệnh (aa) → bố mẹ có kiểu gene Aa.
Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 con có cả trai và gái đều không bị bệnh.
Bố mẹ Aa × Aa → A- : aa
Sinh con trai bình thường: × =
Sinh con gái bình thường × =
Có 2 trường hợp sinh con trai và gái bình thường (hoán đổi vị trí sinh con)
Trường hợp 1: sinh con gái bình thường ; sinh con trai bình thường
Trường hợp 2: sinh con trai bình thường ; sinh con gái bình thường
Vậy tần số sinh thêm 2 người cả trai và gái đều không bị bạch tạng là: × × 2 = Đáp án: A
Câu 15 [703141]: Nhiều loại gene đột biến luôn phát sinh và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gây nên “gánh nặng di truyền” cho loài người. Biện pháp nào sau đây không giúp loài người giảm bớt gánh nặng di truyền?
A, Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến.
B, Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh.
C, Nhân bản vô tính trên con người nhằm tạo ra những đứa trẻ không bệnh tật.
D, Liệu pháp gene nhằm thay thế gene đột biến bằng gene lành.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Để giảm bới gánh nặng di truyền thì cần:
- Hạn chế các tác nhân gây đột biến (tác nhân lí học, hoá học, sinh học) bằng cách tạo môi trường sạch
- Để tránh sinh ra những con người có khuyết tật di truyền thì việc phát hiện nguy cơ sinh con có khuyết tật di truyền cũng như phát hiện sớm những thai nhi có khuyết tật di truyền là điều cần thiết → Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh
- Chữa trị bệnh bằng cách thay thế các gene đột biến gây bệnh trong cơ thể bằng các gene lành : Liệu pháp gene
- Còn nhân bản vô tính vi phạm Luật đạo đức của loài người, trong nhân bản vô tính chưa chắc đã không mang gene gây bệnh vì gene gây bệnh thường ở trạng thái lặn Đáp án: C
Câu 16 [703142]: Mỗi loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 1 cặp gene. Biết mỗi cặp gene quy định một cặp tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến gene. Giả sử trong loài này có các đột biến thể một ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loài kiểu gene quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng?
A, 5 × 222.
B, 11 × 240.
C, 320.
D, 11 × 220.
Đáp án: D

Trường hợp 1: Không có đột biến thể một

→ Ở 20 cặp NST bình thường:
→ Để biểu hiện kiểu hình trội, mỗi cặp gene chỉ cần ít nhất một allele trội → kiểu gene có thể là AA hoặc Aa (tránh aa).
→ Với mỗi cặp gene → có 2 kiểu gene phù hợp (AA, Aa)
→ Vậy: Số kiểu gene tạo kiểu hình trội trong trường hợp này = 2²⁰

Trường hợp 2: Có 1 đột biến thể một ở 1 cặp NST bất kỳ

→ 1 cặp NST bị thể một → chỉ còn 1 allele → muốn kiểu hình trội, allele còn lại phải là A (chứ không được là a).
→ Với cặp NST thể một: chỉ có 1 kiểu gene A (duy nhất)

à Chọn 1 cặp bị đột biến trong 20 cặp à
→ Với 19 cặp NST còn lại: mỗi cặp có thể là AA hoặc Aa → mỗi cặp có 2 kiểu gen phù hợp.
→ Vậy: số kiểu gene tạo kiểu hình trội trong trường hợp này =  x 2¹⁹

Tổng:  220 +  x 2¹⁹ = 11 x 220

Đáp án: D
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Nhịp sinh học là chu kỳ về sinh lý học hay hoạt động của các cơ thể sống theo chu trình thời gian. Các hoạt động nở và tàn của các loài hoa, sự di cư của các loài chim hay hoạt động yêu đương của các loài vật theo những mùa nhất định đều là biểu hiện của nhịp sinh học.
Câu 17 [703143]: Nhịp sinh học là
A, sự thay đổi chu kì sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
B, phản ứng nhịp nhàng của sinh vật phù hợp với sự thay đổi có tính chu kì của môi trường.
C, sự tác động của môi trường lên sự thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật.
D, sự thích nghi cảu sinh vật phù hợp với sự thay đổi liên tục của các nhân tố vô sinh.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Nhịp sinh học là phản ứng nhịp nhàng của sinh vật phù hợp với sự thay đổi có tính chu kì của môi trường. Đáp án: B
Câu 18 [703144]: Trường hợp nào sau đây thể hiện nhịp sinh học :
A, Chim di cư về phương Nam tránh rét vào mùa đông hằng năm.
B, Chim xù lông khi trời rét.
C, Khi nhìn thấy thức ăn thì chó tiết nước bọt.
D, Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một các nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Nhịp sinh học là chu kỳ về sinh lý học hay hoạt động của các cơ thể sống theo chu trình thời gian. Các hoạt động nở và tàn của các loài hoa, sự di cư của các loài chim hay hoạt động yêu đương của các loài vật theo những mùa nhất định đều là biểu hiện của nhịp sinh học.
A. Chim di cư theo mùa là nhịp sinh học.
B, C. Chim xù lông và khi nhìn thấy thức ăn thì chó tiết nước bọt là phản xạ.
Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm: Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi có va chạm, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [703145]: Cho phép lai ♀ Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gene quy định và di truyền trội hoàn toàn, tần số hoán vị gene giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gene.
Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gene ở 2 bên cho 10 loại kiểu gene
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Xét cặp NST mang cặp gene Aa và Bb

→ aabb = 0,01 → A-B-=0,51; A-bb=aaB-=0,24
Xét cặp NST giới tính

Xét các phát biểu:
a) Sai. Vì: tỷ lệ cá thể con mang A, B và có cặp nhiễm sắc thể giới tính là là 0,51A-B- =12,75%.
b) Sai. Vì: Giao tử AB chiếm
c) Đúng. Vì:
d) Sai. Vì: tỷ lệ cá thể con có kiểu hình đồng hợp lặn là 0,25%.
Câu 20 [703146]: Tại một quần thể thỏ biệt lập với các quần thể cùng loài lân cận, ghi nhận tỉ lệ sinh và tốc độ tăng trưởng của quần thể qua các năm, người ta thu được bảng số liệu sau:
a) Đúng. Vì: Tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn tỉ lệ sinh chứng tỏ quần thể có tỉ lệ tử, vì vậy để duy trì và phát triển thì quần thể phải sinh nhiều.
b) Sai. Vì chọn lọc tự nhiên không tác động mạnh làm thay đổi đột ngột về tốc độ tăng trưởng của quần thể. Ở đây nhân tố tác động có thể là các yếu tố ngẫu nhiên.
c) Sai. Vì: Năm thứ 2, có thể cấu trúc di truyền quần thể thỏ thay đổi do biến động di truyền.
d) Sai. Vì: Quần thể thỏ biệt lập nên không có di – nhập gene.
Câu 21 [703147]: Người không dung nạp lactose do thiếu lactase – một enzyme phân giải lactose trong sữa động vật. Kết quả đôi khi họ bị chuột rút, sưng hoặc tiêu chảy sau khi uống sản phẩm sữa.
Người này ăn sữa chua chứa vi khuẩn sản xuất lactase có thể chữa hiện tượng trên. Tuy nhiên, để điều trị bằng sữa chua có hiệu quả thì vi khuẩn trong sữa chua phải thiết lập được mối quan hệ cộng sinh với ruột non nơi mà các đường đôi được phân giải thành đường đơn để cơ thể hấp thụ được.
a) Sai. Vì: Sữa chua là sản phẩm của lên men kị khí.
b) Sai. Vì: Người không dung nạp lactose do thiếu lactase vẫn có thể sử dụng các loại sữa hoặc không có lactose hoặc có bổ sung vi khuẩn sản xuất lactase.
c) Các điều kiện trong ruột non khác thường rất khác so với điều kiện trong môi trường nuôi cấy sữa chua. Vì trong ruột chịu ảnh hưởng bởi hệ thống enzyme tiêu hoá và nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng.
d) Sai. Vì:
- Để điều trị bằng sữa chua có hiệu quả thì vi khuẩn trong sữa chua phải thiết lập được mối quan hệ cộng sinh với ruột non nơi mà các đường đôi được phân giải thành đường đơn để cơ thể hấp thụ được.
- Các điều kiện trong ruột non có thể rất khác so với điều kiện trong môi trường nuôi cấy sữa chua. Vi khuẩn vì thế có thể bị giết chết trước khi chúng tới ruột non. hoặc chúng có thể không sinh trưởng được đủ lượng lớn để hỗ trợ cho tiêu hóa. Dẫn đến không chữa khỏi.
Câu 22 [703148]: Có hai phân tử DNA mang các nucleotide chứa nitrogen đồng vị nặng 15N. Cho hai phân tử DNA trên nhân đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotide mang nitrogen đồng vị nhẹ 14N. Sau đó, tiếp tục cho các phân tử DNA con nhân đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotide mang nitrogen đồng vị nặng 15N.
a) Đúng. Vì: Số phân tử DNA tạo ra = 2 x 22+2 = 32 phân tử.
b) Sai. Vì: Có 4 phân tử mang nitrogen đồng vị nặng 15N.
c) Sai. Vì: Có 12 phân tử mang cả hai loại nitrogen đồng vị nặng và nhẹ.
d) Đúng. Vì: Có 20 phân tử chỉ chứa nitrogen đồng vị nặng 15N
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [703149]: Đối với các loài động vật hoạt động vào ban đêm, màu sắc tươi sáng đóng vai trò như một tín hiệu cảnh báo tới kẻ săn mồi rằng chúng có độc và không phải sự lựa chọn tốt để làm thức ăn – một hiện tượng gọi là “aposematism” (tín hiệu xua đuổi). Nói cách khác, màu sắc là phương tiện giúp những con vật này xua đuổi những kẻ săn mồi cơ hội khi chúng đang ngủ và dễ bị tổn thương vào ban ngày. Để hình thành nên tính hiệu cảnh báo. Có các sự kiện sau:
1. Những cá thể có màu sắc nổi bật trên nền môi trường mà không có độc tố hoặc những cá thể không có đặc điểm nổi bật khả năng sống sót sẽ kém hơn.
2. Quá trình giao phối làm phát tán alelle đột biến trong quần thể.
3. Trong quần thể phát sinh các biến dị liên quan đến màu sắc và lượng độc tố trong cơ thể.
4. Qua thời gian hình thành nên quần thể sinh vật mang tín hiệu cảnh báo và có độc tố.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành tín hiệu cảnh báo.
(3) Phát sinh biến dị liên quan đến màu sắc và lượng độc tố trong cơ thể là bước đầu tiên trong quá trình hình thành tín hiệu cảnh báo. Biến dị là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(1) Quá trình giao phối làm phát tán các allele đột biến liên quan đến màu sắc nổi bật và khả năng có độc tố trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên diễn ra: Những cá thể không có đặc điểm nổi bật hoặc không có độc tố sẽ dễ bị kẻ săn mồi tấn công hơn, dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản kém hơn.
(4) Qua thời gian, quần thể hình thành tín hiệu cảnh báo rõ ràng, bao gồm cả màu sắc nổi bật và sự hiện diện của độc tố.
Câu 24 [703150]: Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét 4 cặp gene Aa, Bb, Dd, Ee quy định 4 cặp tính trạng, allele trội là trội không hoàn toàn. Nếu mỗi cặp gene có 1 allele đột biến thì quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình đột biến?
Nếu 4 cặp gene này cùng nằm trên một cặp NST, thì số loại nhiễm sắc thể được tạo ra từ 4 cặp gene là = 2 x 2 x 2 x 2 = 16.
Với 16 loại nhiễm sắc thể, thì số loại kiểu gene là = 16=136.
Vì allele trội là trội không hoàn toàn cho nên trong quần thể luôn có 1 kiểu gene quy định kiểu hình không đột biến.
→ Số kiểu gene quy định kiểu hình đột biến là 136 – 1 = 135.
Câu 25 [703151]: Ở một loài côn trùng, màu thân do một locus trên NST thường có 3 allele chi phối A – đen > a – xám > a1 - trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con đen; 24% con xám; 1% con trắng. Theo lí thuyết, số con đen có kiểu gene đồng hợp tử trong tổng số con đen của quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Gọi tần số allele A, a, a1 lần lượt là x, y, z.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc dạng:
( xA + ya + za1)2 = 1 ➔ x2AA + y2aa + z2a1a1 + 2xy Aa + 2 xz Aa1 + 2yz aa1 = 1.
- Con trắng (a1a1) = 1% ➔ Tần số allele a1 = z = 0,1.
Con xám = aa + aa1 = y2 + 2yz = 0,24 ➔ y2 + 2. 0,1. Y – 0,24 = 0 ➔ y = 0.4 ➔ x = 0,5.
Số con đen có kiểu gene đồng hợp tử trong quần thể (AA) = 0,52 = 0,25.
Số con đen của quần thể = 0,75.
Vậy tỉ lệ số con đen có kiểu gene đồng hợp trên tổng số con thân đen của quần thể là: 0,25/0,75 = =0,33.
Câu 26 [703152]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gene A có 5 allele là A1, A2, A3, A4, A5 quy định theo thứ tự trội lặn là A1 > A2 > A3 > A4 > A5. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa hồng, A5 quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai P: A1A4A5A5 × A1A2A3A5, thu được F1. Biết cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa tím chiếm tỉ lệ có bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Kiểu hình không phải hoa tím là: 2/6A4A5 x (1/6A2A3 + 1/6A2A5 + 1/6A3A5) + 1/6A5A5 x (1/6A2A: 1/6A2A5 : 1/6A3A5) = 1/4.
Kiểu hình hoa tím là: 1 – 1/4 = 3/4 = 0,75.
Câu 27 [703153]: Trong một khu sinh thái, người ta mới nhập một giống cây hoa trang trí sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 30 (một cây mẹ sẽ cho 30 cây con trong một năm). Số lượng cây hoa trồng ban đầu là 100 cây trên diện tích 10m2. Theo lí thuyết, sau một năm có bao nhiêu cây hoa trên 1 mét vuông?
- Mật độ hoa sau 1 năm cây/m2.
Câu 28 [703154]: Khi nói về chu trình carbon trong sinh quyển, có các phát biểu sau :
I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.
III. Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Nội dung 1 đúng. Sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch sẽ thải ra nhiều CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính.
Nội dung 2 sai. Thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp và thải CO2 trong quá trình hô hấp.
Nôi dung 3 sai. Một phần Carbon lắng đọng không đi vào vòng tuần hoàn.
Nội dung 4 đúng. Một số loài vi khuẩn có sắc tố quang hợp cũng có thể chuyển CO2 thành hợp chất hữu cơ.
Vậy có 2 nội dung đúng.