PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [703260]: Đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác nhưng trình tự amino acid không thay đổi, nguyên nhân có thể là do
A, mã di truyền có tính đặc hiệu.
B, mã di truyền có tính thoái hóa.
C, mã di truyền có tính phổ biến.
D, mã di truyền là mã bộ ba.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải:

Nhờ tính thoái hóa của mã di truyền, nghĩa là một loại amino acid được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba khác nhau trừ 2 ngoại lệ: AUG mã hóa cho methyonine ở sinh vật nhân thực và formin methyonine ở sinh vật nhân sơ, UGG chỉ mã hóa 1 loại amino acid là tryptophan.
Do vậy khi đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác xảy ra nhưng bộ ba cũ và bộ ba mới cùng mã hóa 1 amino acid sẽ không làm thay đổi trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide Đáp án: B
Câu 2 [703261]: Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là
A, Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B, Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C, Thoi phân bào biến mất.
D, Màng nhân xuất hiện trở lại.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải:

Vào kì giữa I của giảm phân và kì giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Nguyên phân NST xếp thành 1 hàng còn giảm phân I kì giữa NST xếp thành 2 hàng. Đáp án: A
Câu 3 [703262]: Kết quả của quá trình quang hợp tạo ra khí oxygen. Các phân tử oxygen này được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A, Pha tối của quang hợp.
B, Quang phân li nước.
C, Phân giải đường C6H12O6.
D, Phân giải CO2 tạo ra oxygen.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải:

Trong quang hợp, oxygen (O2) được tạo ra từ quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng của quang hợp. Đáp án: B
Câu 4 [703263]: Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?
A, Tăng diện tích lá làm cây sản sinh ra một số enzyme xúc tác làm tăng cường độ quang hợp của cây, do vậy tăng năng suất cây trồng.
B, Ở một số loài cây, lá là cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
C, Diện tích lá được tăng lên sẽ sinh ra hoocmôn kích thích cây sinh trưởng làm tăng năng suất cây trồng.
D, Tăng diện tích lá làm tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải:

Diện tích lá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp vì lá là cơ quan chính thực hiện quang hợp. Khi diện tích lá tăng, cây có khả năng hấp thụ nhiều ánh sáng hơn, giúp tăng lượng CO₂ được cố định để tổng hợp các chất hữu cơ.
Hiệu quả quang hợp tăng dẫn đến việc tích lũy nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó góp phần làm tăng năng suất sinh học của cây trồng. Đáp án: D
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Chọc lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene, chọc lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại, giữ lại những kiểu hình có lợi.
Câu 5 [703264]: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, nội dung nào sau đây đúng?
A, Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa không có hướng.
B, Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số allele nhưng không làm biến đổi tần số kiểu gene.
C, Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền.
D, Chọn lọc tự nhiên ngoài vai trò sàng lọc, còn tạo ra các kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Xét các phát biểu của đề bài:
A. Sai.
B. Sai.
C. Đúng.
D. Sai. Đáp án: C
Câu 6 [703265]: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gene mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B, Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gene thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C, Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số allele nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cá thể thể đồng hợp trội và cá thể đồng hợp lặn.
D, Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải:

Xét các phát biểu của đề bài:
- A, B sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gene mới mà chỉ sang lọc và giữ lại những kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường đã có sẵn trong quần thể.
- C đúng.
- D sai vì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm thích nghi. Đáp án: C
Câu 7 [703266]: Trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật hạt kín xuất hiện ở
A, kỉ Đệ tam thuộc đai Tân sinh.
B, kỉ Trias thuộc đại Trung sinh.
C, kỉ Cretaceous thuộc Đại Trung sinh.
D, kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải:

Thực vật hạt kín xuất hiện ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. Đáp án: D
Câu 8 [703267]: Tiền hóa tiền sinh học là
A, giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
B, giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, trao đổi chất
C, giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các sinh vật ngày nay
D, giai đoạn tiến hóa hình thành các đại phân tử sinh học như protein và acid nucleic
Hướng dẫn: B
Tiền hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, trao đổi chất → chọn đáp án B.
A sai vì giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ là giai đoạn tiến hóa hóa học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học.
C sai vì giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các sinh vật ngày nay là giai đoạn tiến hóa sinh học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học.
D sai vì giai đoạn tiến hóa hình thành các đại phân tử sinh học như protein và acid nucleic là giai đoạn tiến hóa hóa học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học. Đáp án: B
Câu 9 [703268]: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định, allele trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không mang gene gây bệnh là:
A,
B,
C,
D,
Đáp án: B
Hướng dẫn giải:

Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, bố mẹ bình thường, sinh ra con bị bệnh. => Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước allele trội lặn là A,a.
Cặp bố mẹ II.9 và II.10 không bị bệnh, sinh ra con III.14 bị bệnh => Cặp bố mẹ này có kiểu gene dị hợp Aa. => Người con trai III.15 không bị bệnh có KG là: Aa : AA
=> Tỉ lệ giao tử: A : a
Người bố I.4 bị bệnh (aa), sinh ra con II.11 không bị bệnh => Người II.11 có kiểu gene là Aa => Tỉ lệ giao tử: A : a
Cặp bố mẹ I.5 và I.6 không bị bệnh, sinh ra con gái II.13 bị bệnh => cặp bố mẹ này đều có kiểu gene dị hợp Aa => Người con II.12 không bị bệnh có kiểu gene là: Aa : AA
=> tỉ lệ giao tử A : a
Người II.11 Aa và người II.12 ( AA : Aa) lấy nhau sinh ra con gái III.16 không bị bệnh.
Xác suất để người II.11 và người II.12 sinh ra con bị bệnh là x =
=> Xác suất sinh con không bị bệnh là 1 – = .
=> Người con gái III.16 có kiểu gene là: ((x ) : ) AA = AA => KG Aa chiếm tỉ lệ
=> Tỉ lệ giao tử ở người con gái III.16 là: A : a.
Người III.16 và III.15 lấy nhau, xác suất sinh con không mang allele gây bệnh là:
x = Đáp án: B
Câu 10 [703269]: Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng:
A, 132
B, 64
C, 32
D, 16
Đáp án: C
Hướng dẫn giải:

Tế bào nguyên phân 3 lần tạo ra 23 = 8 tế bào.
Mỗi tế bào sinh dục đực qua giảm phân tạo ra 4 loại tinh trùng
8 tế bào sẽ tạo ra 8 × 4 = 32 tinh trùng Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Ở các hồ nước có sự phân bố của các loài theo tầng: tầng mặt (bèo, tảo lam, trùng roi,..); tầng giữa (chủ yếu là các loài tôm, cá); tầng đáy (nhiều loài động vật không xương sống: cua, ốc, trai,.. và vi sinh vật: vi khuẩn, vi nấm,...).
Câu 11 [703270]: Quần xã là
A, tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài sống trong những môi trường gian xác định, các cá thể quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt sinh sản và phát triển ổn định theo thời gian.
B, tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C, tập hợp các sinh vật khác loài, sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ với nhau về mặt sinh sản và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
D, tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển không ổn định theo thời gian.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Quần xã có những đặc trưng về thành phần loài và đặc trưng về sự phân bố. Trong quần xã có nhiều loài nên có thể có mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài hoặc quan hệ cạnh tranh. Đáp án: B
Câu 12 [703271]: Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Sự phân bố các cá thể trong quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống từng loài và có xu hướng giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài.
B, Sự phân bố các sinh vật ở vùng ven bờ có thành phần loài kém đa dạng hơn so với vùng khơi xa.
C, Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở các vùng có điều kiện sống thuận lợi.
D, Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới nhằm mục đích thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải:

Vùng ven bờ thường có thành phần loài đa dạng hơn so với vùng khơi xa, vì ở đây có nhiều yếu tố môi trường thuận lợi (nồng độ dinh dưỡng cao, ánh sáng dồi dào, nguồn thức ăn phong phú). Trong khi đó, vùng khơi xa thường có điều kiện sống khắc nghiệt hơn và ít loài sinh vật thích nghi. Đáp án: B
Câu 13 [703272]: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A, Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gene đồng họp tử về tất cả các gene.
B, Tạo ra giống cà chua có gene làm chín quả bị bất hoạt.
C, Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khá năng tồng hợp  - carôten (tiền chất tạo vitamino A) trong hạt.
D, Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải:

Ví dụ A là ứng dụng của công nghệ tế bào
B, C, D là ứng dụng của công nghệ gene Đáp án: A
Câu 14 [703273]: Ở người, bệnh H là bệnh do một gene có 2 allele nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, trội lặn hoàn toàn. Một quần thể người đang đạt trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang allele quy định bệnh H là 84%. Một cặp vợ chồng không bị bệnh. Bên phía người chồng có chị gái và anh trai bị bệnh H. Bên phía người vợ có em trai không bị bệnh H. Tất cả các thành viên gia đình còn lại đều đến từ quần thể này và không bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được người con không bị bệnh. Xác suất cặp vợ chồng này sinh ra con trai có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Hướng dẫn: A
Qua thông tin đề bài ta vẽ được sơ đồ phả hệ:

(1)Và (2) bình thường nhưng sinh ra (5) là con gái bị bệnh. Nên bệnh H do gene trội nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A – Bình thường; a – Bị bệnh H.

Quần thể có: A - = 0,64 => aa = 0,36 => a = 0,6; A = 0,4.

Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là:

0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1.

Mà người (3) và (4) đều là những người bình thường, nên người (3) và (4) thuộc:
0,25AA : 0,75 Aa = 1 => Tần số allele: A = 0,625; a = 0,375.

=> Người (8) thuộc: AA + Aa.

Người (7) có: AA + Aa. Khi giảm phân tạo giao tử: A : a.

Người (8) thuộc: AA + Aa. => giao tử: A : a.

Người số không bị bệnh nên có kiểu gen AA hoặc Aa. Tỉ lệ người số (10) có kiểu gene dị hợp = =

Xác suất sinh con trai và có kiểu gen dị hợp của cặp vợ chồng là: Đáp án: A
Câu 15 [703274]: Khối u được gọi là ác tính khi
A, một số loại tế bào phân chia vô tổ chức dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B, các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.
C, các tế bào của một mô ban đầu có thể phân chia nhanh hơn mức bình thườngdẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
D, một nhóm tế bào được con người tách khỏi mô ban đầu, đem ghép vào một vị trí khác trên cơ thể nhưng tế bào vẫn phân chia bình thường.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Ung thư là bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát của một nhóm tế bào → hình thành khối u chèn ép cơ quan, bộ phận
Có 2 loại khối u là u lành và u ác
U ác là khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào trong máu tới cơ quan bộ phận khác trong cơ thể và tiếp tục hình thành các khối u khác nhau Đáp án: B
Câu 16 [703275]: Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong 1 tế bào có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tế bào lưỡng bội của loài nói trên có 16 NST.
B, Tế bào X có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
C, Cây Y có thể thuộc thể một.
D, Khi quá trình phân bào của tế bào X kết thúc, tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ NST khác nhau.
Hướng dẫn giải: B
Phương pháp:

Nếu k cặp trong n cặp có TĐC ở 1 điểm thì số giao tử tối đa là 2n + k
Cách giải:
A đúng. Gọi n là số cặp NST của loài đang xét ta có 2n +2 = 1024 → n= 8
B sai. Tế bào X của cây Y có 14 NST đơn đang đi về 2 cực của tế bào, đây là kỳ sau của GP II, kết thúc phân bào tạo giao tử n-1 =7
C đúng.
D đúng. Kết thúc sẽ tạo 2 nhóm tế bào có 7 NST và tế bào có 8 NST Đáp án: B
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Hiệu suất sinh thái là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng của hệ sinh thái trong việc sử dụng năng lượng và duy trì sự phát triển, từ đó có thể đánh giá tác động của con người và xây dựng giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường một cách bền vững.
Câu 17 [703276]: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A, qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B, do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C, qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D, do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90% do:
+ Phần lớn qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...): 70%
+ qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu) và các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật): 10%
+ Năng lượng tích luỹ: 10%
→ Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn : 10% Đáp án: C
Câu 18 [703277]: Trong một hệ sinh thái,
A, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
C, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Trong 1 hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao, càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do 1 phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng đi theo dòng trong chuỗi thức ăn được truyền theo 1 chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
→ Vì năng lượng chỉ truyền 1 chiều, chỉ có vật chất mới tuần hoàn Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [703278]: Một loài thú, xét 2 cặp gene cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, B quy định đuôi dài trội hoàn toàn so với b quy định đuôi ngắn. Cho con cái dị hợp 2 cặp gene giao phối với con đực mắt đen, đuôi dài, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là: 42% cá thể đực mắt đen, đuôi ngắn : 42% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài : 8% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn : 8% cá thể đực mắt đen, đuôi dài. Biết rằng không xảy ra đột biến.
a) Đúng. Vì: Vì F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là 42 : 42 : 8 : 8, trong đó mắt trắng, đuôi ngắn chiếm 42% nên chứng tỏ con cái ở P dị hợp tử đều → Kiểu gene của F1 là XABXab × XABY → F2 có 8 loại kiểu gene.
b) Đúng. Vì: Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gene là .
c) Sai. Vì: Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thuần chủng là
Cá thể cái thuần chủng có kiểu gene XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 21%.
d) Sai. Vì: Đực P có kiểu gene XABY lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn (XabY) chiếm tỉ lệ là: 1Xab × 0,5Y = 0,5 = 50%.
Câu 20 [703279]: Tại một hòn đảo, người ta thả vào đó 5 cặp hươu khỏe mạnh và theo dõi sự phát triển của quần thể này, người ta lập được đồ thị như hình. Biết rằng trên đảo này không có loài bản địa nào có thể sử dụng hươu làm thức ăn, và trong suốt thời gian khảo sát, các biến đổi khí hậu là không đáng kể.
a) Sai. Vì: Kích thước tối đa là kích thước lớn nhất là quần thể có thể đạt được và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Thấy rằng ở đồ thị, khi đạt đến 100 cá thể, kích thước ngay lập tức giảm xuống và dao động về quanh mức gần 80, do đó 100 không phải là kích thước tối đa.
b) Đúng. Vì: Ở khoảng 40 cá thể, đồ thị đạt độ dốc lớn nhất, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng là lớn nhất.
c) Đúng. Vì: Do không có kẻ thù, nguồn sống quyết định kích thước quần thể là chủ yếu, ở đây lớn nhất là thức ăn.
d) Đúng. Vì: Lúc này, kích thước quần thể dao động quanh mốc gần 80 cá thể và có thể tăng lên/giảm xuống.
Câu 21 [703280]: Sơ đồ dưới đây thể hiện một đồ thị phế dung kế minh họa sự thay đổi thể tích phổi xảy ra khi một người hít vào tối đa và sau đó nhanh chóng thở ra càng nhiều khí càng tốt. Biết rằng tổng dung tích phổi của người này là 6 L.
a) Sai. Vì: Dung tích khí cặn là 2 lít. Vì thể tích khí sau khi thở ra hết cỡ là 4 lít. Nên dung tích khí cặn = Tổng dung tích phổi – Dung tích khí thở ra = 6 – 4 = 2 lít.
b) Đúng. Vì: Dung tích khí cặn chức năng = 4 – 1 = 3 lít.
c) Đúng. Vì: Khí dự trữ hít vào là 4 – 1,5 = 2,5 lít.
d) Đúng. Vì: Khí dự trữ thở ra là 1 lít.
Câu 22 [703281]: Ở vi khuẩn, 3 gene cấu trúc (A, D và E) mã hoá các enzyme tương ứng A, D và E. Operon có trình tự operator kí hiệu là O. Trật tự sắp xếp các gene và operator trên NST là: O - A - D - E. Các enzym xúc tác con đường sinh tổng hợp Valine. Một số đột biến trên các gene và trình tự operator được phân lập và nghiên cứu để xác định mức tổng hợp các enzym tương ứng khi nồng độ Valine trong tế bào ở mức thấp. Nồng độ enzym tạo thành của các chủng lưỡng bội một phần được đo để nghiên cứu. Kết quả được biểu diễn dưới đây.
a) Đúng.
b) Đúng. Vì: Ở kiểu gene của cá thể 1 mang kiểu gene kiểu dại, biểu hiện ở mức độ thấp. Trong lúc đó, ở những thể dị hợp một phần có NST chứa trình tự operator đột biến, mức độ biểu hiện tăng lên.
c) Đúng. Vì: Trên cơ sở sự ảnh hưởng về tỷ lệ thuận của nồng độ enzym trong các trường hợp cho thấy, các gene biểu hiện chịu ảnh hưởng cùng nhau khi có sự đột biến ở vùng operator chứng tỏ các gene này chịu cơ chế điều hòa của một operator.
d) Đúng. Vì:
Ở kiểu gene 3, khi operator đột biến, nhưng gene D đột biến và không biểu hiện được kéo theo sự biểu hiện của gene E cũng thấp. - Ở kiểu gene 5, khi gene E đột biến, sự biểu hiện của gene D bình thường, điều này có thể giải thích như sau: Theo đề bài, gene E nằm ở phía đầu 3’ của gene D.
Đồng thời, ở câu b chúng ta cũng đã xác định được cả 3 gene đều được điều hòa bởi 1 operon. Như vậy đây là trường hợp dịch mã của operon đa cistron.
Do gene A vẫn được dịch mã độc lập với 2 gene còn lại, vì thế nên đây là trường hợp dịch mã dạng đa cistron có trình tự xen kẽ giữa các khung đọc.
Tuy nhiên đoạn xen giữa gene D và gene E được cấu trúc dạng kẹp tóc, vì thế chỉ khi gene D được dịch mã thì gene E mới được dịch mã và ngược lại.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [703282]: Khi phân tích sự di truyền gene quy định protein sinh tổng hợp lục lạp ở cây hoa phấn, nhà khoa học thu được các thông tin như trình bày dưới đây.

Hãy viết liền nhau ba số ở cột A để lần lượt tương ứng với nội dung ở cột B theo trình tự abc.
Dựa theo kiến thức về di truyền ngoài nhân, ta có:
Tạo được cây lá xanh: Tế bào trứng ở cành cây lá xanh thụ tinh với hạt phấn ở cành cây lá trắng.
Tạo được cây lá trắng: Tế bào trứng ở cành cây lá trắng thụ tinh với hạt phấn ở cành cây lá xanh.
Tạo được cây lá trắng, đốm hoặc xanh: Tế bào trứng ở cành cây lá trắng thụ tinh với hạt phấn ở cành cây lá xanh.
Câu 24 [703283]: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Một NST khi đột biến sẽ cho giao tử bình thường và giao tử bấy thường.
Giao tử không mang đột biến : × =
Câu 25 [703284]: Ở một loài động vật ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có: Cặp allele AA quy định lông đen gồm có 205 cá thể. Cặp allele Aa quy định lông nâu gồm có 290 cá thể. Cặp allele aa quy định lông trắng có 5 cá thể. Cho các cá thể quần thể ngẫu phối. Ở thế hệ F3 tần số của allele A trong quần thể là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
AA- lông đen có 205 cá thể, Aa- lông nâu có 290 cá thể, aa-lông trắng có 5 cá thể.
Cấu trúc di truyền của quần thể là: AA = 0,41 : Aa = 0,58 : aa = 0,01.
Tần số allele A = 0,41 + = 0,7.
Tần số allele a = 1 - tần số allele A = 1 - 0,7 = 0,3.
Câu 26 [703285]: Biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn, diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ở F1 người ta thu đươc kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 47,22%. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gene thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1 là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Tỷ lệ kiểu hình trội A-B- là: 47,22% : 0,75D- = 62,96%
Vậy tỷ lệ kiểu hình lặn ab/ab là 62,96% - 50 % = 12,96%
Do đó ab = = 0,36 = 36% là giao tử liên kết =AB
Tỷ lệ kiểu gene thuần chủng 3 tính trạng trội:
0,36 × 0,36 × 0,25 = 3,24%
Tỷ lệ cá thể có kiểu hình trội 3 tính trạng thuần chủng trên tổng số cá thể trội 3 tính trạng 3,24% : 47,22 % = 54/787
Câu 27 [703286]: Người ta thả 10 con chuột cái và 5 con chuột đực vào một đảo hoang (trên đảo chưa có loại chuột này). Biết rằng tuổi sinh sản của chuột là 1 năm, mỗi năm đẻ 3 lứa, trung bình mỗi lứa có 4 con (tỉ lệ đực : cái là 1:1). Trong hai năm đầu chưa có tử vong. Hãy dự đoán số lượng cá thể của quần thể chuột sau hai năm kể từ lúc thả.
Tuổi sinh sản của chuột là 1 năm có nghĩa là chuột con sau 1 năm thì làm nhiệm vụ sinh sản và trở thành chuột bố mẹ.
- Số lượng chuột được sinh ra ở năm thứ nhất là = 10 x 4 x 3 = 120 cá thể.
- Sau 1 năm, tổng số chuột là = 120 + 15 = 135 cá thể.
- Số lượng chuột được sinh ra ở năm thứ hai là
= (10+6) x 4 x 3 = 840 cá thể.
- Số lượng chuột sau 2 năm là = 135 + 840 = 950 cá thể.
Câu 28 [703287]: Trong một ao nuôi hàng năm nhận được một nguồn năng lượng là 2 tỷ Kcal. Tảo cung cấp nguồn thức ăn sơ cấp cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời cá mương làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 40% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp kề liền với nó và cho sản phẩm quy ra năng lượng là 150.000 Kcal. Cá mương khai thác 20% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xác 40%. Hiệu suất đồng hóa năng lượng của tảo là bao nhiêu %? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Tổng năng lượng của cá mương là: Kcal
- Tổng năng lượng của giáp xác: Kcal
- Tổng năng lượng của tảo silic: = Kcal.
- Hiệu suất đồng hóa của tảo silic: