PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [703913]: Khi nói về hoạt động của operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Số lần phiên mã của gene điều hòa phụ thuộc vào hàm lượng Glucose trong tế bào.
B, Khi môi trường có lactose, gene điều hòa không thực hiện phiên mã.
C, Nếu gene Z phiên mã 20 lần thì gene A cũng phiên mã 20 lần.
D, Khi môi trường có lactose, prôtêin ức chế bám lên vùng vận hành để ức chế phiên mã.
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì số lần phiên mã của gene điều hòa không phụ thuộc vào hàm lượng Glucose trong tế bào. Số lần phiên mã của các gene cấu trúc mới phụ thuộc vào hàm lượng Glucose trong tế bào.
- B sai vì gene điều hòa phiên mã ngay cả khi môi trường có hay không có lactose.
- C đúng.
- D sai vì khi môi trường có lactose, lactose đóng vai trò như chất cảm ứng, làm thay đổi cấu hình của prôtêin ức chế, làm chúng không bám được vào vùng vận hành. Đáp án: C
Câu 2 [703914]: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kì cuối là:
A, Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
B, Màng nhân và hạch nhân xuất hiện
C, Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
D, Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Ở kì cuối, sau khi NST đã phân li về 2 cực tế bào, NST dãn xoắn. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và hạch nhân xuất hiện. Sự phân chia tế bào chất diễn ra. Đáp án: B
Câu 3 [703915]: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
A, Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
B, Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
C, Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
D, Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
Quá trình hấp thu bị động các ion khoáng ở rễ gồm các hiện tượng sau:
- Các ion khoáng khuếch tán từ dung dịch ngoài vào rễ theo gradien nồng độ nên không tiêu tốn năng lượng ATP
- Các ion khoáng hòa tan trong nước và đi vào rễ theo dòng nước.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất hiện tượng hút bám trao đổi.
Trong các đáp án trên, đáp án C không đúng với sự hấp thu các ion khoáng ở rễ, hiện tượng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp xảy ra ở sự trao đổi nước chứ không xảy ra ở trao đổi ion khoáng ở rễ. Đáp án: B
Câu 4 [703916]: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Diễn ra ở xoang thilacôit.
B, Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
C, Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D, Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
A sai. Vì phan tối diễn ra trong chất nền stroma.
B sai. Vì pha sáng sử dụng ATP, NADPH.
D sai. Vì pha tối sử dụng ATP và NADPH của pha sáng nên nếu không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên pha tối cũng không diễn ra. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 1 thể hiện sự phát sinh của 6 loài thuộc các chi khác nhau.
Câu 5 [703917]: Hai loài nào có quan hệ tiến hóa gần nhất?
A, Loài 1 và loài 3.
B, Loài 5 và loài 6.
C, Loài 4 và loài 5.
D, Loài 2 và loài 4.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Loài 5 và loài 6 có nhánh tiến hoá gần nhau nhất so với các loài ở các đáp án còn lại. Đáp án: B
Câu 6 [703918]: Loài 6 phát sinh từ loài tổ tiên là ví dụ của quá trình
A, Tiến hóa nhỏ.
B, Tiến hóa tiền sinh học.
C, Tiến hóa lớn.
D, Tiến hóa hóa học.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Tiến hoá lớn là quá trình phát sinh các đơn vị phân loại trên loài. Đáp án: C
Câu 7 [703919]: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A, kỉ Cretaceous (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
B, kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
C, kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D, kỉ Triassic (Tam điệp) của đại Trung sinh.
Kỉ đệ tam, đại tân sinh phát sinh các nhóm linh trưởng. Tới kỉ thứ tư, đại tân sinh thì xuất hiện tổ tiên các dạng vượn của người và loài người. Đáp án: C
Câu 8 [704245]: Một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa là
A, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
B, làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
C, làm thay đổi tần số allele của một gene nào đó theo một hướng xác định.
D, làm tăng dần tần số kiểu gene đồng hợp tử giảm dần tần số kiểu gene dị hợp tử.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele của quần thể mà chỉ sắp xếp lại các allele, tạo ra nhiều kiểu gene khác nhau trong quần thể. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp quan trọng cho quá trình tiến hoá. Đáp án: A
Câu 9 [704246]: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, có bao nhiêu người chưa thể xác định được chính xác kiểu gene do chưa có đủ thông tin?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Từ sơ đồ phả hệ ta thấy: Cặp 12-13 bị bệnh mà sinh con bình thường => Gene quy định tính trạng bị bệnh là trội, gene quy định tính trạng bình thường là lặn.
→ Tất cả các cá thể bình thường đều có kiểu gene đồng hợp lặn.
+ Do sinh được 7 bình thường => 2 dị hợp và 4; 5; 6 bình thường đều dị hợp.
=> 10 và 12 cũng có kiểu gene dị hợp.
+ Do sinh được 18 và 19 bình thường nên 13 dị hợp.
=> 17 và 20 chưa rõ kiểu gene (có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp). Đáp án: A
Câu 10 [704247]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
B, Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
C, Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
D, Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gene quy định, các gene khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án D đúng.
A sai. Vì nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các gene khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
B sai. Vì nếu mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gene bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
C sai. Vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gene bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau. Đáp án: D

Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Fletcher từ trường đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển (thí nghiệm 1); một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón (thí nghiệm 2); vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón (thí nghiệm 3); và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết của của thí nghiệm được mô tả ở đồ thị sau:

Câu 11 [704248]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Khi loại bỏ ốc nón thì quần thể rong biển phát triển tốt và phụ hồi ở mức độ cao.
B, Kích thước quần thể rong biển có mối quan hệ mật thiết với quần thể cầu gai và ốc nón.
C, Khi quần thể rong biển phát triển mạnh thì quần thể cầu gai và quần thể ốc không có khả năng tồn tại.
D, Ốc nón khi phát triển mạnh giúp thúc đẩy sự phát triển của quần thể rong biển.
A. Sai. Khi loại bỏ ốc nón thì quần thể rong biển vẫn không có khả năng phục hồi.
B. Đúng. Sự thay đổi kích thước của 3 quần thể cầu gai, ốc nón và rong biển có mối quan hệ mật thiết với nhau.
C. Sai. Vì quần thể rong biển phát triển tốt hay không phụ thuộc vào môi trường có hay không có cầu gai và ốc nón.
D. Sai. Ốc nón phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể rong biển. Đáp án: B
Câu 12 [704249]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Sự có mặt của cầu gai và ốc nón đã ức chế sinh trưởng và phát triển của tảo.
B, Cầu gai là yếu tố ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo.
C, Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi ở mức độ rất thấp.
D, Khi loại bỏ cầu gai, có thể ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên nên có thể đã tạo nên sự ức chế nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể tảo.
A. Đúng. Vì đồ thị cho thấy mức độ phục hồi của tảo ở vùng đối chứng (có cả cầu gai và ốc nón) là rất thấp, điều này cho thấy sự có mặt của cả cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển của tảo.
B. Đúng. Vì đồ thị cho thấy khi loại bỏ chỉ cầu gai (thí nghiệm 2), mức độ phục hồi của tảo cao hơn so với khi chỉ loại bỏ ốc nón (thí nghiệm 3). Điều này cho thấy cầu gai có vai trò ức chế mạnh hơn đối với sự phát triển của tảo.
C. Sai. Vì. đồ thị cho thấy khi loại bỏ cầu gai và chỉ còn lại ốc nón (thí nghiệm 2), mức độ phục hồi của tảo vẫn ở mức trung bình cao (khoảng 60%), chứng tỏ quần thể tảo vẫn phục hồi đáng kể khi chỉ có ốc nón.
D. Đúng. Vì mặc dù đồ thị không cung cấp thông tin trực tiếp về sự phát triển của ốc nón, nhưng khi chỉ loại bỏ cầu gai, mức độ phục hồi của tảo không đạt 100%, điều này có thể ngụ ý rằng ốc nón cũng góp phần ức chế nhẹ đến sự sinh trưởng của tảo. Đáp án: C
Câu 13 [704250]: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A, Nuôi cấy hạt phấn.
B, Gây đột biến gene.
C, Nhân bản vô tính.
D, Dung hợp tế bào trần.
Dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra dạng song nhị bội mang đặc điểm di truyền của hai loài. Đáp án: D
Câu 14 [704251]: Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gene lặn trên NST giới tính X không có allele tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, vợ bình thường về 2 tính trạng trên không mang gene gây bệnh máu khó đông nhưng mang gene gây bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh 2 người con gái đều bình thường đối với 2 bệnh trên
A, .
B,
C,
D,
- Cách 1 : Nhận biết nhanh đề bài :
Vì người chồng không bị bệnh mù màu và máu khó đông , mà 2 bệnh này đều do gene lặn nằm trên NST X quy định (di truyền chéo) → chắc chắn con gái của người chồng này sẽ không bị bệnhXác suất sinh con trai = xác suất sinh con gái =
Nên xác suất sinh 2 con gái bình thường về 2 bệnh trên là:
- Cách 2 : Giải theo phả hệ :
Quy ước : A : Máu bình thường ; a : Máu khó đông
B : Mắt bình thường ; b: Mù màu
Người chồng bị máu khó đông nên có kiểu gene : XaBY
Người vợ bình thường về 2 tính trạng trên không mang gene gây bệnh máu khó đông nhưng mang gene gây bệnh mù màu nên có kiểu gene là : XABXAb
P : XABXAb × XaBY
F : XABXaB : XABY: XAbXaB : XAbY
Con gái của vợ chồng trên có thể là : XABXaB hoặc XAbXaB
Còn người chồng của cô con gái bình thường về cả 2 gene nên có kiểu gene là: XABY
Vì người bố không bị cả 2 bệnh trên nên chắc chắn con gái của họ sẽ không bị 2 bệnh trên.
Mà xác suất sinh con gái = xác suất sinh con trai =
→ xác suất sinh 2 cô con gái không bị cả 2 bệnh trên là: Đáp án: A
Câu 15 [704252]: Kết quả của phương pháp nghiên cứu tế bào học là phát hiện được nguyên nhân của một số bệnh di truyền như
A, người bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, máu khó đông, . . .
B, người bị hội chứng Down, hội chứng Klinefelter,. . .
C, tật dính ngón tay số 2 và ngón tay số 3, bệnh mù màu, . . .
D, người bị tóc quăn, mũi cong, môi dày . . .
Phương pháp nghiên cứu tế bào: Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST của người bình thường
Nghiên cứu tế bào học phát hiện được nhiều nguyên phân của một số bệnh ở cấp độ tế bào như: hội chứng Down, hội chứng Claiphento, Tocno, Siêu nữ...
Phương pháp nghiên cứu TB xác định dc những bệnh ở mức độ tế bào. Đáp án: B
Câu 16 [704253]: Một đoạn mạch gốc của gene có trình tự các nucleotide 3’… TCG CCT GGA TCG …5’. Trình tự các nucleotide trên đoạn mRNA tương ứng được tổng hợp từ gene này là:
A, 5'…AGC GGA CCU AGC …3'.
B, 5'…ACG CCU GGU UCG …3'.
C, 5'…UGC GGU CCU AGC …3'.
D, 3'…AGC GGA CCU AGC …5'.
Trình tự nucleotit của mRNA bổ sung với trình tự nucleotit trên mạch mã gốc. Trong đó: A mRNA bổ sung với T mạch gốc, U mRNA bổ sung với A mạch gốc, G mRNA bổ sung với C mạch gốc; C mRNA bổ sung với G mạch gốc.
Một đoạn mạch gốc của gene có trình tự các nucleotide 3’… TCG CCT GGA TCG …5’
→ Trình tự nucleotit trên đoạn mRNA tương ứng được tổng hợp từ gene này là: 5'…AGC GGA CCU AGC …3'. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Ở một hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình bên dưới.
Câu 17 [704254]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Ở khoảng thời gian 1, kích thước quần thể tảo giảm khi kích thước quần thể Y và X tăng lên.
B, Khi kích thước quần thể Y và X giảm, thì kích thước quần thể tảo tăng lên.
C, Loài Y và loài X có mối quan hệ hợp tác.
D, Loài Y là bậc dinh dưỡng cấp 2 loài X là bậc dinh dưỡng cấp 3.
A. Đúng.
B. Sai. Vì: Khoảng thời gian 2 và 3 khi kích thước quần thể Y và X giảm, thì kích thước quần thể tảo cũng giảm.
C. Sai. Vì: Y và X cùng sử dụng tảo làm thức ăn nên Y và X có mối quan hệ cạnh tranh.
D. Sai. Vì: Loài Y và X cùng sử dụng tảo (sinh vật sản xuất) làm thức ăn nên cả Y và X đều là bậc dinh dưỡng cấp 2. Đáp án: A
Câu 18 [704255]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y.
B, Ở khoảng thời gian 2 và 3 tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X.
C, Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm.
D, Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng.
A. Đúng. Vì ở thời điểm 1, tốc độ sinh trưởng của loài Y cao hơn so với loài X, thể hiện qua đường biểu diễn của loài Y cao hơn so với loài X tại thời điểm này.
B. Đúng. Vì đồ thị cho thấy tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X sau thời điểm 1, với đường biểu diễn của loài Y dốc xuống nhanh hơn.
C. Sai. Vì khi nguồn thức ăn suy giảm (thời gian từ 1 đến 3), tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn loài X, cho thấy loài X có thể có khả năng thích nghi và cạnh tranh tốt hơn khi nguồn thức ăn khan hiếm.
D. Đúng. Vì mặc dù tốc độ sinh trưởng của loài X giảm, nhưng nó giảm chậm hơn so với loài Y, cho thấy loài X có thể có ưu thế cạnh tranh hơn khi nguồn thức ăn giảm. Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704256]: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: , trong tổng số cá thể thu được ở F1 , số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%.
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai
a) Đúng. Vì:P: .
Số cá thể trội về 3 tính trạng chiếm 50,73%.
Xét các phép lai nhỏ,P1: và P2: Dd × Dd.
P2: Dd × Dd →F1: trội; lặn.
→ Tỷ lệ kiểu hình A-B- ở đời F1 là: 50,73: = 67,64%.
b) Sai. Vì: Phép lai: → A-B- = 67,64%; aabb = 67,64% - 50% = 17,64%; A-bb = aaB- = 7,36%
=> Tỉ lệ kiểu hình của cơ thể mang 3 tính trạng lặn thu được ở đời F1 là 17,64%
c) Đúng. Vì: Tỉ lệ cá thể F1 mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng và có kiểu gene đồng hợp về cả 3 cặp gene là 4,41%.
d) Sai. Vì: F1 có kiểu hình lặn về hai trong 3 tính trạng:
aabbD- + A-bbdd + aaB-dd = 17,64% . + 7,36%. + 7,36%. = 16,91%.
Câu 20 [704257]: Quan sát hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta nghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (b).

a) Đúng. Vì: Quan sát ổ sinh thái dinh dưỡng ban đầu có có sự trùng nhau 1 phần.
b) Đúng.
c) Đúng. Vì : Do trong giai đoạn đầu có sảy ra sự cạnh tranh giữa 2 laoif khiến số lượng cá thể mỗi loài giảm sút.
d) Sai. Vì : Nếu số lượng cá thể mỗi loài quá nhiều có thể sẽ xảy ra cạnh tranh về nơi ở.
Câu 21 [704258]: Hình dưới thể hiện ảnh hưởng của việc truyền aldosterone đối với huyết áp động mạch, thể tích dịch ngoại bào và bài tiết natri ở chó.

(Dữ liệu từ Hall JE, Granger JP, Smith MJ Jr, et al: Role of hemodynamics and arterial pressure in aldosterone “escape.” Hypertension 6[suppl I]:I183-I192, 1984.)

a) Sai. Vì: Sau khi aldosterone được truyền vào làm tăng thể tích dịch ngoại bào lên khoảng 20 lần bình thường.
b) Đúng. Vì: Ngày thứ nhất sau khi aldosterone được truyền vào lượng natri trong nước tiểu giảm mạnh (từ 250 xuống 100mEq/ngày).
c) Đúng. Vì: Từ ngày truyền thứ hai đến thứ 4, natri tăng bài tiết qua nước tiểu, sau đó tình trạng giữ bài tiết natri qua nước tiểu trở lại bình thường.
d) Đúng. Vì: Aldosterone tăng tái hấp thu natri (nên giảm lượng natri trong nước tiểu ở ngày đầu tiên) => tăng tái hấp thu nước => thể tích dịch ngoại bào tăng => tăng huyết áp động mạch thận => tăng bài tiết muối và nước => lượng natri trong nước tiểu trở lại bình thường mặc dù aldosterone tiết quá mức.
Câu 22 [704259]: Một số vi khuẩn có cơ chế bổ sung để điều hòa tổng hợp các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp trytophan (Trp). Ở phía trước của các gene cấu trúc (trpA-E) trong operon trytophan (Trp) có một đoạn trình tự dẫn đầu (trpL), mã hóa cho đoạn peptide dẫn đầu. trpL chứa hai bộ ba mã hóa tryptophan liên tiếp.

Ở nồng độ tryptophan cao, ribosome dịch mã mRNA đoạn trình tự peptit dẫn đầu và dừng lại ở bộ ba kết thúc, do đó che khuất đoạn 2 của mRNA và cho phép hai đoạn 3 và 4 tạo cấu trúc kẹp tóc. Cấu trúc kẹp tóc được theo sau bởi chuỗi poly-U là tín hiệu kết thúc phiên mã làm cho enzyme RNA polymerase (RNA pol) tách khỏi DNA.

Tuy nhiên, ở nồng độ tryptophan thấp, ribosome bị nghẽn lại tại vị trí các bộ ba mã hóa triptophan cho phép hai đoạn 2 và 3 hình thành cấu trúc kẹp tóc. Nhờ vậy, toàn bộ operon tryptophan có thể được phiên mã bởi RNA polymerase.

a) Sai. Vì: Cơ chế chỉ hoạt động nếu quá trình dịch mã bắt đầu trước khi quá trình phiên mã kết thúc. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã xảy ra trong nhân, sau đó mRNA được xuất ra tế bào chất, nơi nó được dịch mã và cơ chế này không thể hoạt động ở dạng này.
b) Sai. Vì: Bằng cách giảm nồng độ aminooacyl-tRNA synthetase của tryptophan, tRNA được gắn tryptophan sẽ được hình thành chậm hơn so với trường hợp bình thường, do đó sẽ có ít tRNA-Trp hơn. Để vô hiệu hóa quá trình phiên mã của gene trpA-E, nồng độ tryptophan cao hơn trong trường hợp bình thường là cần thiết.
c) Đúng. Vì: Chỉ với 1 Trp codon, nồng độ Trp thấp hơn vẫn có thể cho phép dịch mã peptide dẫn đầu và do đó ức chế quá trình tổng hợp enzyme.
d) Đúng. Vì: Một đột biến làm mất ổn định cấu trúc kẹp tóc 2-3 sẽ thúc đẩy sự hình thành cấu trúc kẹp tóc 3-4 ngay cả ở nồng độ tryptophan thấp, ức chế quá trình phiên mã của gene trpA-E.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704260]: Hội chứng Zollinger – Elisson thường biểu hiện bệnh lý loét dạ dày tá tràng với các ổ loét ở vị trí bất thường. Người ta phát hiện ra các u tiết gastrin khu trú ở tụy và thành tá tràng của các bệnh nhân mắc hội chứng này. Cơ chế hình thành bệnh được thể hiện ở hình bên.

Từ hình bên có các diễn biến được đưa ra để giải thích như sau:
1. Gastrin kích thích các tế bào biểu mô nông sinh ra Histamino.
2. Gastrin cùng với Histamino và Acetyl-cholin đã hoạt hóa protein kinase  kích hoạt bơm H+/K+- ATP syntase trên màng tế bào thành  tăng cường tiết HCl vào xoang dạ dày.
3. U tiết Gastrin tiết ra nhiều hormone gastrin, gastrin được vận chuyển trong máu đến các tế bào thành dạ dày được tiếp nhận bởi thụ thể gastrin.
4. Nồng độ HCl trong dạ dày là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng.
Hãy viết liền các số tương ứng trình tự bốn lí do liên tiếp nhau để giải thích cơ chế chính gây ra loét dạ dày tá tràng.

Câu 24 [704261]: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này bộ nhiễm sắc thể có số lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

Thể một là thể 2n -1 = 8 – 1 = 7. Tức là 1 cặp nào đó bất kì NST bị mất 1 chiếc.
Câu 25 [704262]: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gene nằm trên NST thường có 3 allele quy định. Allele quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele quy định lông xám và allele quy định lông trắng; allele quy định lông xám trội hoàn toàn so với allele quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen : 21% con lông xám : 4% con lông trắng. Theo lí thuyết, nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Hướng dẫn:
Gọi A, a, a1 lần lượt là các gene quy định tính trạng lông đen, lông xám và lông trắng. Ta có: Gọi A > a > a1.
Quần thể đang cân bằng di truyền nên ta có:
Tỉ lệ lông trắng a1a1 là 4% ⇒ Tần số allele a1 là: $\sqrt{0,04}$ = 0,2.
Gọi tần số allele a là x ta có tỉ lệ lông xám là: aa + aa1 = x2 + 2x × 0,2 = 0,21 ⇒ x = 0,3.
Tần số allele A là: 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5.
Ta có các con lông xám của quần thể gồm: 0,32aa + (2 × 0,3 × 0,2)aa1 = 0,09aa + 0,12aa1 ⇒ Tỉ lệ giao tử: $\frac{5}{7}$ a : $\frac{2}{7}$ a1.
Ta có các con lông đen của quần thể gồm: 0,52AA + (2 × 0,3 × 0,5)Aa + (2 × 0,2 × 0,5)Aa1 = 0,25AA + 0,3Aa + 0,2aa1.
Tỉ lệ giao tử đối với các con lông đen là: $\frac{8}{15}$A : $\frac{5}{15}$a : $\frac{2}{15}$a1.
Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiểm: $\frac{5}{15}\times \frac{5}{15}=\frac{1}{9}=0,11.$
Câu 26 [704263]: Ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng. Phép lai (P): $\frac{AB}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}\times \frac{AB}{ab}{{X}^{D}}Y$, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 1,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến, hoán vị gene chỉ xảy ra ở ruồi cái. Theo lí thuyết, khoảng cách giữa hai gên A và B là bao nhiêu cM?
Hướng dẫn:
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gene ở 1 bên cho 7 loại kiểu gene
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Tỷ lệ thân xám, cánh cụt mắt trắng : A-bbXdY = 0,0125 → A-bb=0,0125:0,25 = 0,05 → ab/ab = 0,2 = 0,5× 0,4 →ab♀ = 0,4 = $\frac{1-f}{2}$ → f = 0,2
Câu 27 [704264]: Trong một đầm nuôi. Tảo cung cấp nguồn thức ăn sơ cấp cho cá mè trắng và giáp xác. Cá mương, cá dầu sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời hai loài cá trên lại làm mồi cho cá măng và cá quả. Hai loài cá dữ này tích lũy được 40% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp kề liền với nó và cho sản phẩm quy ra năng lượng là 1152 Kcal. Cá mương và cá dầu khai thác tới 60% năng lượng của giáp xác, còn tảo chỉ cung cấp cho giáp xác 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình. Tổng năng lượng của cá mè trắng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

Tổng sản phẩm của cá mè trắng

- Tổng năng lượng của cá mương và cá dầu là $\frac{1152}{0,4}=2880$ Kcal

- Tổng năng lượng của giáp xác $\frac{2880}{0,6}=4800$ Kcal

- Tảo silic chỉ cung cấp cho giáp xác 40% và cho cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình chứng tỏ tổng năng lượng của cá mè trắng chỉ bằng 50% tổng năng lượng của giáp xác

=> Tổng năng lượng của cá mè trắng $\frac{4800}{2}=2400$ Kcal.
Câu 28 [704265]: Một quần thể chuột sống trong môi trường có tổng diện tích 200 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2025 là 10 cá thể/ha. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, thì sau 2 năm quần thể có bao nhiêu cá thể chuột? (Tính làm tròn đến số nguyên)
Phương pháp:
Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì thì sau 2 năm có số lượng cá thể là = 200×10 (1+ 15%-10%)2 = 2205 cá thể.