PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704266]: Mã di truyền mang tính thoái hóa, có nghĩa là
A, nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 amino acid.
B, các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau, không gối lên nhau.
C, một mã bộ ba mã hóa cho nhiều amino acid khác nhau.
D, các loài sinh vật có một bộ mã di truyền giống nhau.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Mã di truyền mang tính thoái hoá, có nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 amino acid. Đáp án: A
Câu 2 [704267]: Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào kì nào của quá trình nguyên phân?
A, Kì giữa
B, Kì sau
C, Kì đầu
D, Kì cuối
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Kì cuối:
Nhiễm sắc thể bắt đầu dãn xoắn để chuẩn bị cho sự tạo thành nhân con. Đáp án: D
Câu 3 [704268]: Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?
A, Các khí khổng.
B, Các tế bào biểu bì lá.
C, Các tế bào gân lá.
D, Các tế bào mô dậu.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua khí khổng và qua bề mặt cutin. Ở các lá già, bề mặt cutin dày nên hầu hết không thoát hơi nước qua bề mặt cutin, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Đáp án: A
Câu 4 [704269]: Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH?
A, Diệp lục a.
B, Diệp lục b.
C, Carotene.
D, Xanthophyll.
Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, Carotene và Xanthophyll. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sang nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hoá). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Trong các nhân tố tiến hóa, chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể
Câu 5 [704270]: Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng tiến hóa?
A, Đột biến.
B, Chọn lọc tự nhiên.
C, Các yếu tố ngẫu nhiên.
D, Di – nhập gene.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất
- Chọn lọc tự nhiên xảy ra thường xuyên liên tục ở mọi quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên có tính định hướng cho quá trình tiến hóa.
- Áp lực chọn lọc tự nhiên quy định tốc độ quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên càng mạnh, tốc độ tiến hóa càng mạnh. Áp lực chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều lần so với nhân tố tiến hóa khác.
Trong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của các allele theo một hướng xác định. Đáp án: B
Câu 6 [704271]: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
A, Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B, Biến dị xảy ra theo một hướng, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C, Đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên.
D, Những biến đổi trên cơ thể do thay đổi tập quán hoạt động của động vật là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Chọn C vì đột biến được xem là nguồn nguyên liệu của qua trình tiến hóa. Đáp án: C
Câu 7 [704272]: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A, Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi, ... ).
B, Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.
C, Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).
D, Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...).
Đặc điểm chung giữa người và vượn người:
- Vượn người có hình dạng và kích thước cơ thể gần giống với người (cao 1,7 - 2m, nặng 70-200kg), không có đuôi, có thể đứng bằng 2 chân sau, có 12 -13 đôi xương sườn, 5-6 cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
- Đều có 4 nhóm máu ( A, B, AB, O).
- Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh 28-30 ngày, thời gian mang thai 270 - 275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm.
- Biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ.. biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
- Bộ gene của người giống với tinh tinh 98%.
Chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh → người và vượn người có chung nguồn gốc.
Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau → tiến hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người).
Vậy nội dung B không đúng. Đáp án: B
Câu 8 [704273]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gene của quần thể?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Di – nhập gene.
D, Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Di – nhập gene
là hiện tượng chuyển giao gene từ quần thể khác vào quần thể, làm tăng sự đa dạng di truyền, do đó có thể phong phú thêm vốn gene của quần thể. Di – nhập gene có thể xảy ra khi các cá thể di cư từ một quần thể này sang quần thể khác, mang theo các allele mới. Đáp án: C
Câu 9 [704293]: Cho sơ đồ phả hệ theo dõi sự di truyền bệnh bạch tạng.

Xác suất để cặp vợ chồng thế hệ thứ hai trên sinh con bị bệnh là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Nhìn vào sơ đồ lai ta thấy ở cặp bố mẹ I.1 và I.2 đều bình thường nhưng sinh ra con gái II.1 bị bệnh, do đó bệnh do gene lặn nằm trên NST gây ra.
Bố mẹ I.1 và II.2 đều có kiểu gene dị hợp => Người con trai II.2 có kiểu gene là AA : Aa.
Người vợ II.3 không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh nên có kiểu gene là Aa.Aa x Aa → 3A_ : 1aa.
Xác suất để cặp vợ chồng thế hệ thứ hai trên sinh con bị bệnh là: x = Đáp án: D
Câu 10 [704274]: Một học sinh khi quan sát quá trình phân bào ở các tế bào của một cơ thể lưỡng bội dưới kính hiểm vi đã vẽ được sơ đồ mô tả các giai đoạn khác nhau như hình ảnh bên dưới. Bạn hãy giúp học sinh này sắp xếp lại trật tự các hình ảnh theo trật tự tương ứng với các kì: đầu → giữa → sau → cuối.
A, a → b → c → d.
B, d → a → c → b.
C, c → d → b → a.
D, b → d → a → c.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Dựa vào đặc điểm trạng thái của NST tại các kì của quá trình phân bào, ta thấy đây là quá trình giảm phân (GPI khi NST ở trạng thái kép). Ta có thứ tự:
(b) NST ở kì trung gian (trạng thái chưa nhân đôi) → (d) kì đầu → (a) kì giữa → (c) kì sau. Đáp án: D
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên.
Câu 11 [704275]: Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A, Cộng sinh.
B, Vật ăn thịt – con mồi.
C, Kí sinh.
D, Hợp tác.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là quan hệ cộng sinh. Trong mối quan hệ cộng sinh, tảo lục sống trong cơ thể của giun dẹp và thực hiện quang hợp, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho giun dẹp, trong khi giun dẹp cung cấp môi trường sống ổn định cho tảo lục. Đáp án: A
Câu 12 [704276]: Môi trường sống của tảo lục là môi trường gì?
A, Môi trường đất.
B, Môi trường nước.
C, Môi trường sinh vật.
D, Môi trường cạn.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Tảo lục chủ yếu sống trong môi trường nước (cả nước ngọt và nước mặn). Đáp án: B
Câu 13 [704277]: Những thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, dưa hấu tam bội.
B, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
C, Dâu tằm tam bội, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
D, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội.
A, C, và D sai vì dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội là do đột biến gây ra. Đáp án: B
Câu 14 [704278]: Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gene lặn a nằm trên NST thường quy định, gene trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gene m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gene trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là
A, 55,34%
B, 48,11%
C, 59,12%
D, 53,16%
Xét tính trạng bệnh bạch tạng: Anh trai vợ bị bạch tạng → bố mẹ người vợ phải có kiểu gene dị hợp về bệnh này (Aa). Người vợ có kiểu gene: AA :
Aa → giảm phân cho A : a.
Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường → người chồng chắc chắn nhận a từ bố nên có kiểu gene Aa
+ TH1: AA x Aa → 2 con bình thường là: . 1 . (100%A-)2 = .
+ TH2: Aa x Aa → 2 con bình thường là: . 1 . (A-)2 =
Xác suất sinh 2 con bình thường về bệnh bạch tạng của cặp vợ chồng này là: + =
Xét tính trạng bệnh mù màu:
Phía người vợ có ông ngoại bị mù màu nên người mẹ vợ phải có kiểu gene XMXm, người vợ có kiểu gene: XMXM : XMXm
Người chồng có kiểu gene XMY
+ TH1: XMXM x XMY → 2 con bình thường là: . 1.
(100%XM-)2 = .
+ TH2: XMXm x XMY → 2 con bình thường là: . 1. (XM-)2 = .
Xác suất sinh 2 con bình thường về bệnh mù màu của cặp vợ chồng này là: + = .
Xác suất cặp vợ chồng này sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là: . = 55,34% Đáp án: A
Câu 15 [704279]: Mục đích của liệu pháp gene là
A, phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, tạo ra những loại mô mới, thêm chức năng mới cho tế bào.
B, làm thay đổi kiểu gene của tế bào, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
C, phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, thay thế kiểu gene của tế bào, thêm chức năng mới cho tế bào.
D, phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
Liệu pháp gene là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gene bị đột biến
Có 2 biện pháp:
+ Thay thế gene bệnh bằng gene lành
+ Đưa bổ sung gene lành vào cơ thể người bệnh
Liệu pháp gene nhằm mục đích phục hồi chức năng bình thường của tế bào, mô khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào Đáp án: D
Câu 16 [704280]: Giả sử có một đột biến lặn ở một gene nằm trên NST thường qui định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gene đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gene đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gene đột biến có tỉ lệ
A,
B,
C,
D,
Giao tử đực: a = 5% = 0,05 → A – 1 – 0,05 = 0,95
Giao tử cái: a = 0,2 → A = 1 – 0,2 = 0,8
Thế hệ lai: AA = 0,95 x 0,8 = 0,76
Aa = 0,95 x 0,2 + 0,05 x 0,8 = 0,23 Đáp án: D
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
Câu 17 [704281]: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A, Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
B, Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C, Tính đa dạng về loài tăng.
D, Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh (diễn thế sinh thái bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật sống), các xu hướng biến đổi chính bao gồm:
Tổng sản lượng sinh vật tăng lên: Do sự tích lũy và phát triển của các loài sinh vật qua thời gian.
Tính đa dạng về loài tăng: Các loài mới xuất hiện và phát triển trong hệ sinh thái qua các giai đoạn diễn thế.
Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn: Do sự đa dạng hóa của các loài và mối quan hệ giữa chúng.
Ổ sinh thái của mỗi loài không nhất thiết phải được mở rộng trong suốt quá trình diễn thế. Thay vào đó, các loài có thể thay đổi cách thức sử dụng tài nguyên hoặc thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau mà không nhất thiết mở rộng ổ sinh thái. Đáp án: A
Câu 18 [704282]: Khi nói về diễn thế nguyên sinh phát biểu nào sau đây sai?
A, Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
B, Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
C, Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
D, Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã cực đỉnh.
Các đặc điểm A, B, D đúng. Giải thích:

Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). Ở diễn thế nguyên sinh không gắn liền với sự phá hại môi trường. Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704283]: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên: 62 ruồi mắt tráng, cánh xẻ: 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ: 18 mồi mắt trắng, cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng đều do một gene quy định, các gene đều nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi.
Qui uớc gene: A: mắt đò > a: mắt trắng; B: cánh nguyên > b: cánh xẻ.

Để F1 thu được 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên thì ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên phải là ruồi cái (XX).

Ta có phép lai (P):

Sự hoán vị gene chỉ xảy ra ở giới cái nên F2 thu đuợc kết quả sau:

Từ bảng trên, ta xét các phát biểu:

a) Sai. Vì: Ruồi mắt đỏ, cánh nguyên xuất hiện ở cả ruồi cái và ruồi đực.

b) Đúng. Vì: Tất cả các ruồi cái đều mang kiểu hình đỏ, cánh nguyên nên các mang kiểu hình khác bố ( mắt trắng, cánh xẻ) và mẹ (mắt đỏ, cánh nguyên) đều là ruồi đực.

c) Sai. Vì: Dựa vào bảng, ta có ruồi mắt đỏ, cánh nguyên gồm 3 kiểu gene bằng nhau chiếm tỉ lệ lớn và 2 kiểu gene bằng nhau chiếm tỉ lệ bé = 282 con, trong đó, mỗi kiểu gene bé gồm 18 con.
- Số lượng cá thể của mỗi kiểu gene lớn là: (282 – 2 x 18): 3 = 82 con.

- Số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ theo lý thuyết là 82 con.

Tần số hoán vị gene = (18x2): (18x2 + 82x2) = 18%.

d) Sai. Vì: Số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ đã bị chết là: 82 - 62 = 20 con.
Câu 20 [704284]: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau.


a) Đúng. Vì: Loài 1 và loài 3 có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh nhau về thức ăn.

b) Sai. Vì: Loài 2 và loài 3 trùng nhau một phần ổ sinh thái nên có cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể lẫn nhau.

c) Sai. Vì: Loài 1 và loài 2 có trùng nhau 1 phần nhỏ ổ sinh thái, cạnh tranh không gay gắt.

d) Sai. Vì: Các loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh.
Câu 21 [704285]: Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ thành phần hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh. Cơ chế miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, tế bào trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia chống lại các tác nhân gây bệnh.
a) Sai, chỉ có sự tham gia của tế bào TC. Tế bào B tham gia vào miễn dịch thể dịch.

b) Đúng.

c) Sai. Vì bệnh truyền nhiễm là 1 loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

d) Sai, vì kháng nguyên O là một loại nội độc tố của vi khuẩn Gram (-).
Câu 22 [704286]: Hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA nhân tế bào động vật lưỡng bội (2n) qua các pha của chu kì tế bào.
a) Đúng. Vì: Số lượng DNA chưa tăng

b) Đúng. Vì: Số lượng DNA tăng gấp đôi

c) Sai. Vì: Giải đoạn tổng hợp một lượng lớn protein histon là A- G1.

d) Sai. Vì: Tế bào không vượt qua được điểm chốt pha M: cuối kì giữa, đầu kì sau
Điểm chốt này kiểm tra các sự kiện như sự co xoắn NST, sự hoàn thiện và sự đính kết NST trên thoi phân bào.

Hậu quả: tế bào bị ách lại ở kì giữa, tạo nên tế bào đa bội
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704287]: Cho sơ đồ về quá trình hình thành một số loài chim ở 4 hòn đảo như hình. Trong đó các mũi tên lớn chỉ sự di cư, mũi tên nhỏ chỉ sự hình thành loài sau khi di cư.



Cho các sự kiện sau:

1. Các quần thể mới hình thành cơ chế cách li sinh sản với quần thể ban đầu làm xuất hiện loài mới.

2. Tại các đảo dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa làm tăng sự sai khác về vốn giữa các quần thể.

3. Loài A mở rộng khu phân bố hoặc nhờ yếu tố nào đó đã phát tán ra các hòn đảo.

4. Sự sai khác về vốn gene giữa các quần thể được duy trì mà không bị xóa nhòa nhờ cách li địa lí.

Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài B, C và D.
- Loài B, C, D khi hình thành từ loài A khi có sự di cư khỏi đảo, còn loài E chỉ ở đảo 4, không có sự di cư.

- Cách ly địa lý chỉ tạo điều kiện cho cách ly sinh sản, không phải là cách ly sinh sản.

- Tác động chọn lọc đảo 2 và 3 khác nhau nên chọn lọc theo 2 hướng khác nhau đã tích lũy làm loài B biến đổi thành loài C và D

- Loài E là loài đặc hữu ở đảo 4, không có sự di cư nên có thể chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy theo hướng khác biệt nhiều so với A, B, C, D.
Câu 24 [704288]: Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gene AaBb đều xảy ra hoán vị. Nếu quá trình giảm phân không phát sinh đột biến, thì có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra?
- 1 tế bào sinh tinh có kiểu gene AaBb DE/de xảy ra hoán vị gene trng tạo giao tử cho giao tử với các trường hợp sau:

+ TH1: 1AB DE : 1 AB De : 1 ab dE : 1 ab de.

+ TH2: 1 Ab DE : 1 Ab De : 1 aB dE : 1 aB de.

+ TH3: 1 Ab dE : 1 Ab de : 1 aB DE : 1 aB De.

+ TH4: 1 AB dE : 1 AB de : 1 ab DE : 1 ab De.

- Khi xét 3 tế bào sinh tinh có kiểu gene trên, có các trường hợp sau có thể xảy ra:

+ Cả 3 tế bào rơi vào cùng 1 trường hợp ➙ Cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1: 1 : 1.

+ 2 tế bào rơi và 1 trường hợp, 1 tế bào vào trường hợp khác ➙ Cho 8 loại giao tử với tỉ lệ: 2 : 2: 2: 2 : 1 : 1: 1: 1.

+ 3 tế bào rơi vào 3 trường hợp khác nhau ➙ Cho 12 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
Câu 25 [704289]: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. Tần số tương đối của allele A trong quần thể là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

Quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa.

Tần số allele A = 0,09 + $\frac{0,42}{2}$ = 0,3.

Tần số allele a = 1 - 0,3 = 0,7.
Câu 26 [704290]: Ở một loài thực vật, khi thực hiện phép lai giữa hai cơ thể P: ♂ AaBbDdEe x ♀ AabbDDee, thu được 1200 cây F1. Biết rằng, các cặp gene qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi gene quy định một tính trạng. Tính theo lí thuyết, trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp là bao nhiêu?
Hướng dẫn:

♂AaBbDdEe x ♀AabbDDee

Cá thể mang biến dị tổ hợp là cá thể có kiểu hình khác với bố và mẹ (khác A_B_D_E_ và A_bbD_ee)

Tỉ lệ cá thể có kiểu hình A_B_D_E_ ở đời con là: 3/4 x 1/2 x 1 x 1/2 = 3/16.

Tỉ lệ cá thể có kiểu hình A_bbD_ee ở đời con là: 3/4 x 1/2 x 1 x 1/2 = 3/16.

Trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp chiếm tỉ lệ:
1 – 3/16 – 3/16 = 10/16.

Vậy trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 số cá thể mang biến dị tổ hợp là 10/16 x 1200 = 750.
Câu 27 [704291]: Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thể này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quần thể là bao nhiêu ?
Hướng dẫn:

Số lượng cá thể của quần thể là : 600 x 15 = 9000
Câu 28 [704292]: Một quần xã sau khi thống kê số lượng cá thể người ta biểu thị như hình sau:



Độ phong phú của loài D trong quần xã là bao nhiêu? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
Hướng dẫn:

Ta có tổng số cá thể có trong quần xã là: 55 + 986 + 106 + 1500 + 15 + 169 + 25 + 144 = 3000

Độ phong phú của loài D = $\frac{1500}{3000}=0,5$