PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [702710]: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E. coli diễn ra ở
A, tế bào chất.
B, ribosome.
C, nhân tế bào.
D, ti thể.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Quá trình phiên mã ở E.coli diễn ra ở tế bào chất vì không có nhân chính thức Đáp án: A
Câu 2 [702711]: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A, Tế bào vi khuẩn
B, Tế bào động vật
C, Tế bào thực vật
D, Tế bào nấm
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Phân bào gồm có 2 hình thức, phân bào không tơ và phân bào có tơ. Phân bào có tơ ( nguyên phân, giảm phân) chỉ có ở sinh vật nhân thực. Đáp án: A
Câu 3 [702712]: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B, Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C, Mạch gỗ vận chuyển đường glucose, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D, Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ cơ quan nguồn đến cơ quan đích.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

- Phương án A sai. Vì dòng vận chuyển trong mạch rây là vận chuyển chủ động.
- Phương án B sai. Vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là những chất được rễ cây tổng hợp để vận chuyển lên cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ đi lên để nuôi hoa, nuôi hạt.
- Phương án C sai. Vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường glucose.
- Phương án D đúng. Đáp án: D
Câu 4 [702713]: Những loài cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A, Xương rồng, thuốc bỏng.
B, Lúa khoai sắn đậu.
C, Ngô, mía, cỏ gấu.
D, Rau dền, các loại rau.
Thực vật CAM sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài như: dứa, xương rồng, thuốc bỏng, các cây mọng nước ở sa mạc
Đáp án: A. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Quần thể bọ rùa ban đầu chỉ có các cá thể màu cam, đến thế hệ thứ 2, xuất hiện đột biến khiến bọ rùa có màu xanh lá cây, sau đó chọn lọc tự nhiên xảy ra theo hướng màu sắc cơ thể bọ rùa phù hợp với màu xanh của lá cây để tránh sự phát hiện của kẻ thù. Sau nhiều thế hệ, số lượng bọ rùa màu xanh tăng, số lượng bọ rùa màu cam giảm.
Câu 5 [702714]: Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì
A, làm phát sinh loài mới, hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B, xuất hiện vô hướng, hầu hết đều có hại cho cơ thể sinh vật.
C, làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D, làm xuất hiện các allele mới tạo nên kiểu gene mới trong quần thể.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Nhân tố tiến hóa là nhân tố có thể làm thay đổi thành phần kiểu gene hoặc tần số allele hoặc cả thành phần kiểu gene, cả tần số allele của quần thể.
Đột biến được xem là nhân tố tiến hoá vì nó làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Đáp án: C
Câu 6 [702715]: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện đại?
A, quá trình đột biến làm cho một gene biến đổi thành nhiều allele, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng với ngoại cảnh.
B, quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp allele mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với những điều kiện mới.
C, quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gene bất lợi, tăng tần số tương đối của các allele và các tổ hợp gene thích nghi.
D, các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích nghi.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải:

A. Đúng. Đột biến làm xuất hiện allele mới, vô hướng, ngẫu nhiên...
B. Đúng.
C. Đúng.
D. Sai. Chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố củng cố các đặc điểm thích nghi trên từng cá thể, biến đổi vốn gene theo hướng thích nghi với điều kiện môi trường xác định, phân hóa thành những nhóm quần thể có vốn gene và kiểu hinfhd dặc trưng. Đáp án: D
Câu 7 [702716]: Theo quan điểm di truyền học hiện đại, vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là:
A, hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể
B, làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong quần thể
C, làm tăng tỉ lệ các kiêu gene thích nghi nhất trong nội bộ loài
D, làm tăng số lượng loài giữa các quần xã
Đáp án: B
Hướng dẫn: Chọn lọc tự nhiên diễn ra ở tất cả các mức độ tổ chức của sự sống nhưng về cơ bản có 2 mức độ chủ yếu là cá thể và quần thể.
Chọn lọc tự nhiên ở mức độ cá thể chọn lọc tác động trực tiếp lên kiểu hình, giữ lại những cá thể mang tổ hợp gene thích nghi và loại bỏ các cá thể mang gene kém thích nghi. Đáp án: B
Câu 8 [702717]: Đặc điểm nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa về sinh học phân tử?
A, Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một mã di truyền.
B, Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm.
C, Các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có thể có các đoạn phôi rất giống nhau.
D, Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau.
Đây là bằng chứng sinh học phân tử, vì mã di truyền là đặc điểm chung của mọi sinh vật, từ vi khuẩn, thực vật, đến động vật. Mã di truyền có tính phổ biến (universal), cho thấy các loài sinh vật đều có nguồn gốc chung. Đáp án: A
Câu 9 [702718]: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một allele lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, allele trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Hướng dẫn: C
Do 7 bị bệnh => 12 bình thường có kiểu gene dị hợp Aa
Do 8 và 9 bình thường sinh được 14 bị bệnh => Cả 8 và 9 đều có kiểu gene dị hợp Aa
=> Xác suất để 13 có kiểu gene dị hợp là Aa
=> Xác suất để 12-13 sinh con bệnh =
=> Xác suất cần tìm = Đáp án: C
Câu 10 [702719]: Một cơ thể đực có kiểu gene giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene. Phát biểu nào sau đây sai?
A, Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân sinh ra tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B, Có 3 tế bào giảm phân, trong đó có 1 tế bào có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 5 : 5 : 1 : 1.
C, Có 4 tế bào giảm phân, trong đó có 2 tế bào có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 2 : 2 : 1 : 1.
D, Có 5 tế bào giảm phân, trong đó cả 5 tế bào đều có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 1 : 1 : 1 : 1.
Đáp án C
Phương pháp:

Cơ thể có 3 cặp gene nhưng chỉ có 2 cặp gene dị hợp.
A đúng. 1 tế bào giảm phân có hoán vị gene sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
B đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 3 – 1) : (2 × 3 – 1) : 1 : 1 = 5 : 5 : 1 : 1.
C sai. Tỉ lệ giao tử = (2 × 4 – 2) : (2 × 4 – 2) : 2 : 2 = 3 : 3 : 1 : 1.
D đúng. Tỉ lệ giao tử = (2 × 5 – 5) : (2 × 5 – 5) : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Tại một hòn đảo, người ta thả vào đó 5 cặp hươu khỏe mạnh và theo dõi sự phát triển của quần thể này, người ta lập được đồ thị như hình. Biết rằng trên đảo này không có loài bản địa nào có thể sử dụng hươu làm thức ăn, và trong suốt thời gian khảo sát, các biến đổi khí hậu là không đáng kể.
Câu 11 [702720]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Kích thước quần thể hươu phù hợp với sức chứa của hòn đảo là khoảng gần 100 cá thể.
B, Giai đoạn được đánh dấu (X) trên hình được gọi là trạng thái cân bằng của quần thể hươu.
C, Ở giai đoạn X số lượng hươu bị giảm là do có loài sử dụng hươu làm thức ăn xuất hiện.
D, Giai đoạn X kích thước quần thể hươu chịu ảnh hưởng mạnh với yếu tố xuất cư và nhập cư.
A. Sai. Vì. Gần 100 thì quần thể hươu mật độ quá cao nên chúng cạnh tranh nhau. Sức chứa của hòn đảo với quần thể hưu là gần 80 cá thể.
B. Đúng. Vì khu vực X trên đồ thị cho thấy sự dao động quanh một mức ổn định, điều này cho thấy quần thể đã đạt đến trạng thái cân bằng (carrying capacity), nơi nguồn tài nguyên và sức chứa của môi trường duy trì quần thể ở mức tương đối ổn định.
C. Sai. Vì: Ở giai đoạn X là khi kích thước quần thể hươu giao động quanh trạng thái cân bằng vào khoảng gần 80 cá thể.
D. Sai. Vì: Giai đoạn X kích thước quần thể hươu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức sinh sản và mức tử vong. Đáp án: B
Câu 12 [702721]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Kích thước tối đa của quần thể là khoảng gần 100 cá thể.
B, Tại thời điểm đạt khoảng 40 cá thể, tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
C, Kích thước của quần thể hươu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn trên đảo.
D, Sự tăng trưởng quần thể hươu ở giai đoạn X là tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
A. Đúng. Vì: đồ thị cho thấy kích thước quần thể hươu đạt đến mức tối đa là khoảng 100 cá thể trước khi giảm dần.
B. Đúng. Vì: trong mô hình tăng trưởng quần thể, tốc độ tăng trưởng thường đạt mức lớn nhất khi quần thể đạt khoảng một nửa sức chứa (khoảng 40 cá thể), sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần khi quần thể tiến gần đến mức tối đa.
C. Đúng. Vì: trong bối cảnh không có động vật ăn thịt và biến đổi khí hậu không đáng kể, kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn có sẵn trên đảo.
D. Sai. Vì: Giai đoạn X quần thể tăng trưởng trong môi trường có giới hạn và đường cong tăng trưởng có hình chữ S. Đáp án: D
Câu 13 [702722]: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:
A, đều tạo ra các cá thể con có kiểu gene thuần chủng.
B, đều tạo ra các cá thể con có kiểu gene đồng nhất.
C, đều thao tác trên vật liệu di truyền là DNA và nhiễm sắc thể.
D, các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gene và kiểu hình.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Các mẩu mô của tế bào thực vật → Tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.
Phôi động vật → Chia cắt thành nhiều phôi sau đó cấy vào tử cung các con vật khác có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm
Hai phương pháp này đều tạo ra cá thể con có kiểu gene giống nhau vì cùng từ một cơ quan sinh dưỡng hoặc phôi bào. Đáp án: B
Câu 14 [702723]: Xét một bệnh di truyền ở người do một gene có hai allele quy định. Allele cây bệnh là allele lặn. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele gây bệnh là Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang allele gây bệnh là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Qua mô tả ta vẽ được sơ đồ phả hệ:

Ta có: Bệnh do gene lặn quy định, nhưng III.8 bị bệnh mà bố là II.3 bình thường, nên gene gây bệnh phải nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Quy ước: A – Người bình thường; a – Người bị bệnh.
Người III.9 phải có kiểu gen Aa. Khi giảm phân tạo giao tử có: A : a
Người số 1 và số 2 có con bị bệnh nên cả hai người số 1 và 2 đều phải mang allele lặn nên có kiểu gen: Aa
=> Người số 6 có kiểu gen: AA : Aa. Khi giảm phân tạo giao tử có: A : a
Người số 5 đến từ quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele gây bệnh là .
=> Cấu trúc di truyền của quần thể người số 5 là: AA : Aa : aa
Người số 5 bình thường nên có kiểu gen: AA : Aa. Khi giảm phân tạo giao tử có: A : a.
Người số 10 sinh ra từ người số 5 và số 6 có kiểu gen: AA : Aa. Khi người số 10 giảm phân tạo giao tử có: A : a.
Khi người số 9 và 10 sinh con thì có thể tạo ra tỷ lệ kiểu gen: AA : Aa : aa.
Vì đề đã cho người con sinh ra là con gái và bình thường
Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang allele gây bệnh là: Đáp án: C
Câu 15 [702724]: Từ phả hệ đã cho người ta có thể:
A, Theo dõi các allele nhất định trên những người thuộc cùng gia đình, dòng họ qua nhiều thế hệ.
B, Xác định được tính trạng nào do gene quyết định và tính trạng nào phụ thuộc vào môi trường.
C, Biết được gene quy định kiểu hình bệnh là trội hay lặn, nằm trong nhân hay ngoài nhân,...
D, Các bệnh tật di truyền có liên quan với các đột biến NST.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Theo dõi sự di truyền một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ; từ đó rút ra quy luật di truyền của tính trạng đó.
Từ việc nghiên cứu phả hệ cho người ta có thể biết được tính trạng nào đó là trội hay lặn, do một gene hay nhiều gene quy định.
Xác định được gene quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính. Đáp án: C
Câu 16 [702725]: Khi nói về đột biến điểm, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Allele đột biến luôn có tổng số nucleotide bằng tổng số nucleotide của allele ban đầu.
B, Nếu cấu trúc của chuỗi polypeptide do allele đột biến quy định giống với cấu trúc của chuỗi polipeptit do allele ban đầu quy định thì đột biến sẽ không gây hại.
C, Nếu đột biến không làm thay đổi tổng liên kết hidrogen của gene thì sẽ không làm thay đổi chiều dài của gene.
D, Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gene thì sẽ không làm thay đổi tổng số amino acid của chuỗi polypeptide.
Đáp án: C
Phương pháp:

A – Sai. Vì allele đột biến có thể có số nucleotit bằng số nucleotit ban đầu trong trường hợp đột biến thay thế. Hoặc cũng có thể có tổng số nucleotit tăng hoặc giảm 1 cặp nucleotit trong trường hợp đột biến thêm hoặc mất.
B– Sai. Vì đột biến ở vùng điều hòa của gene thì đột biến đó không làm thay đổi cấu trúc của protein nhưng vì xảy ra ở vùng điều hòa nên sẽ làm thay đổi lượng sản phẩm của gene. Do đó vẫn gây hại.
C đúng. Vì đột biến điểm chỉ liên quan tới một cặp nucleotit. Đột biến lại không làm thay đổi tổng liên kết hidro cho nên đó là đột biến thay cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G. Do đó không làm thay đổi chiều dài của gene.
D – Sai. Vì đột biến thay thế nucleotit làm bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng có thể làm chuỗi polipeptit do gene đó tổng hợp bị ngắn đi Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sói xám (Canis lupus) ở vườn quốc gia Yellowstone bị con người săn bắn từ năm 1926 và dẫn đến tuyệt chủng ngay sau đó. Điều này có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã trong đó tiêu biểu là số lượng nai sừng tấm (hình A), làm ban quản lí rừng phải chủ động giết bớt nai khỏi khu vực (lên tục đến năm 1968 - khi quần thể nai đạt số lượng tương đối thấp mới dừng lại) và số lượng thực vật trong rừng (hình B, tỉ lệ thuận với lượng cây con tái sinh). Năm 1995, người ta quyết định nhập thêm 14 cá thể sói xám từ Canada sau 70 năm vắng bóng loài động vật ăn thịt ở vùng đất này. Phân tích các dữ liệu trên, các phát biểu sau đúng hay sai?
Câu 17 [702726]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Khi không chịu áp lực bởi con người cũng như vắng mặt sói xám, số lượng thực vật sẽ tăng rất nhanh.
B, Vai trò sinh thái của nai sừng tấm là loài ưu thế.
C, Ở các giai đoạn tiếp theo, quần thể nai sẽ phục hồi số lượng và dao động quanh mức cân bằng với quần thể sói xám.
D, Mô hình kiểm soát được áp dụng cho quần thể này là khống chế từ trên xuống.
Đáp án: A
Giải thích:

A. Sai. Vì khi vắng mặt sói xám, quần thể nai sừng tấm tăng mạnh, dẫn đến việc ăn nhiều thực vật hơn, làm giảm khả năng tái sinh của cây (thể hiện qua hình B, khi không có sói, phần trăm cây con tái sinh giảm đáng kể).
B. Đúng. Vì nai sừng tấm có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã trong việc tiêu thụ thực vật, và sự thay đổi số lượng của chúng tác động mạnh đến hệ sinh thái, chứng tỏ chúng là loài ưu thế.
C. Đúng. Vì sau khi sói xám được nhập trở lại vào năm 1995, có thể dự đoán rằng quần thể nai sẽ điều chỉnh để đạt mức cân bằng với số lượng sói, tạo ra một mối quan hệ săn mồi - con mồi ổn định.
D. Đúng. Vì sự khống chế từ trên xuống (top-down control) là mô hình mà động vật ăn thịt (sói xám) kiểm soát số lượng con mồi (nai sừng tấm), và điều này ảnh hưởng đến các cấp dinh dưỡng thấp hơn (thực vật). Đáp án: A
Câu 18 [702727]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Mối quan hệ giữa nai và sói là quan hệ cạnh tranh khác loài.
B, Phần trăm cây con tái sinh tỷ lệ thuận với kích thước quần thể nai.
C, Khi có sói thì thì lệ cây con tái sinh tăng cao.
D, Từ năm 1900 đến 1920 mặc dù nai rừng nhiều nhưng sói đã giúp cây con tái sinh tăng cao.
Đáp án: C
Giải thích:

A. Sai. Vì: Mối quan hệ giữa nai và sói là quan hệ là mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi.
B. Sai. Vì: Phần trăm cây con tái sinh tỷ lệ nghịch với kích thước quần thể nai.
C. Đúng.
D. Sai. Vì giai đoạn từ năm 1900 đến 1920 có sói nên nai rừng rất ít hoặc không có, vì thế cây con tái sinh tăng cao. Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [702728]: Một loài thực vật, mỗi cặp gene quy định một cặp tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm 16%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả 2 giới với tần số bằng nhau.
a) Đúng. Vì:
F1 chứa 100% thân cao, hoa đỏ → F1 dị hợp 2 cặp gene.
Gọi: A là gene quy định thân cao a là gene quy định thân thấp
B là gene quy định hoa đỏ b là gene quy định hoa trắng
F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 16% Mà kiểu gene
→ Kiểu gene là giao tử liên kết→ Tần số hoán vị = 1 – 2 × 0,4 = 0,2 = 20% → phát biểu I đúng.
b) Đúng. Vì: Kiểu hình thân cao, hoa trắng
c) Đúng. Vì: Kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ = 0,5 + 0,16 = 0,66 = 66%.
d) Đúng. Vì: Kiểu hình thân thấp, hoa trắng thuần chủng
Câu 20 [702729]: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Số phát biểu đúng là:
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là do thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh nên vẫn cung cấp đủ thức ăn cho giáp xác.
a) Sai.
b) Sai.
c) Đúng.
d) Sai.
Câu 21 [702730]: Hình bên dưới được lấy từ thông tin do công ty DxGene cung cấp mô tả bộ xét nghiệm Epithod® 616 IgM/IgG Covid-19. Xét nghiệm CRP/hs-CRP được sử dụng để phát hiện protein ở nồng độ thấp.
a) Đúng. Vì: IgM là kháng thể chính đến vị trí nhiễm trùng bất cứ khi nào nhiễm trùng xảy ra. Vì vậy, mức độ IgM tăng lên trong tuần đầu tiên sau bất kỳ nhiễm trùng nào.
b) Đúng. Vì: IgG được sản xuất khi các tế bào plasma được tạo ra. Từ khi phát hiện nhiễm trùng đến chuyển đổi tế bào lympho B thành tế bào plasma đòi hỏi thời gian gần một tuần. Vì vậy, chúng ta thấy sự xuất hiện của IgG sau một tuần.
c) Đúng. Vì: Bạch cầu trung tính bị thu hút đến vị trí nhiễm trùng, sau đó thu hút các đại thực bào (là bạch cầu đơn nhân biến đổi) Các đại thực bào thực bào tác nhân lây nhiễm và xử lý nó với protein MHC và biểu hiện nó trên bề mặt của chúng. Sau đó, chúng đến hạch bạch huyết, kháng nguyên bề mặt được trình bày cho các tế bào T hỗ trợ => Tế bào T hỗ trợ hoạt hóa, tăng số lượng và kích hoạt các tế bào B để biến đổi thành tế bào plasma. Các tế bào plasma tạo ra kháng thể, đến vị trí nhiễm trùng và kháng nguyên bị bắt giữ.
d) Sai. Vì: IgG sẽ có ái lực cao hơn với virus. IgG được sản xuất chống lại kháng nguyên đặc biệt của virus trong khi IgM hoạt động trên toàn bộ virus và không đặc hiệu cho virus đó.
Câu 22 [702731]: Một phòng thí nghiệm có 10 chủng vi khuẩn E. coli mang các đột biến khác nhau nằm trên operon lac của các vi khuẩn này. Mỗi chủng vi khuẩn mang một trong 5 đột biến: LacZ-, LacY-, LacI- , LacIs (LacIs mã hóa chất ức chế có thể bám vào operator nhưng không thể bám vào chất cảm ứng), hoặc lacO- (Operator của operon lac đột biến làm chất ức chế không thể bám vào nó). Biết rằng chủng số 6 là một thể đột biến LacZ-.

Phân lập đoạn DNA mang operon lac từ mỗi chủng (gọi là chủng cho) và biến nạp đoạn DNA này vào các chủng khác, tạo ra chủng lưỡng bội từng phần (gọi là chủng nhận). Sau đó, các chủng nhận được nuôi trên môi trường tối thiểu chứa lactose là nguồn carbon duy nhất. Sự sinh trưởng của các chủng được ghi lại trong ảnh dưới đây ( dấu “+” biểu thị chủng đang sinh trưởng, dấu “-“ biểu thị chủng không sinh trưởng được).
a) Đúng. Vì: LacIS mã hóa enzyme bám vào promoter nhưng không bám vào chất cảm ứng ➔ Gây tắt biểu hiện với tất cả các chủng nhận ngoài trừ trường hợp chủng nhận đột biến ở operater.
b) Sai. Vì: Chủng đột biến số 6 là lacZ- là 6 ➔ Chủng đột biến số 7 cũng là đột biến ở lacZ-.
c) Đúng. Vì: Chủng đột biến ở lacI- khác nhau khi bổ sung cho nhau sẽ tạo thành chủng bổ sung có operon luôn hoạt động ➔ Sinh trưởng được ➔ Chủng (2,4).
d) Đúng. Vì: Chủng đột biến ở lacY- khác nhau khi bổ sung cho nhau sẽ tạo thành chủng bổ sung có operon luôn không biểu hiện enzyme permease ➔ Không sinh trưởng được ➔ Chủng (3,10).
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [702732]: Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc “cảnh báo”. Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó “cảnh báo” cho các động vật ăn nấm là chúng chứa chất độc.
Cho các sự kiện sau:
1. Hình thành quần thể nấm có màu sắc sặc sỡ và có hàm lượng độc tố cao.
2. Các biến dị phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản.
3. Những cây nấm có màu sắc sặc sỡ và có độc tố khi động vật ăn vào bị ngộ độc làm nó hình thành ý thức tránh xa những cây nấm màu sắc sặc sỡ.
4. Ở quần thể nấm phát sinh các biến dị liên quan đến màu sắc và hàm lượng độc tố.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành màu sắc “cảnh báo” ở nấm.
4 (Phát sinh biến dị): Trong quần thể nấm, xảy ra các biến dị di truyền liên quan đến màu sắc và hàm lượng độc tố. Đây là bước đầu tiên cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
2 (Biến dị lan rộng): Các biến dị này được phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản. Một số biến dị có lợi (màu sắc sặc sỡ và độc tố cao) được duy trì trong quần thể.
3 (Động vật tránh nấm độc): Những cây nấm có màu sắc sặc sỡ và độc tố cao gây ngộ độc cho động vật ăn phải, khiến chúng hình thành ý thức tránh ăn những cây nấm có màu sắc tương tự. Đây là cơ chế chọn lọc tự nhiên, làm tăng tần số các biến dị màu sắc sặc sỡ và độc tố cao.
1 (Hình thành quần thể nấm có đặc điểm thích nghi): Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, một quần thể nấm với đặc điểm màu sắc sặc sỡ và hàm lượng độc tố cao dần được hình thành và chiếm ưu thế.
Câu 24 [702733]: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gene Aa không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra là bao nhiêu?
TH1: Nếu hoán vị gene xảy ra giữa B và b.
(Bd bd) và (bD BD) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.
Cặp Aa nhân đôi tạo thành AAaa.
Nếu AA đi cùng (Bd bd) còn aa đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, aBD, abD, Abd. => Nội dung 1 đúng.
Nếu aa đi cùng (Bd bd) còn AA đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, abd, ABD, AbD.
TH2: Nếu hoán vị gene xảy ra giữa D và d.
(Bd BD) và (bD bd) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.
là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.
Nếu AA đi cùng (Bd BD) còn aa đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, ABD, abd, abD.
Nếu aa đi cùng (Bd BD) còn AA đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, aBD, AbD, Abd.
Vậy trong trường hợp nào thì số loại giao tử tạo ra khi có hoán vị gene ở tế bào sinh tinh vẫn là 4 loại.
Câu 25 [702734]: Ở người, allele A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với allele a quy định da bạch tạng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ người mang allele quy định da bạch tạng chiếm 84%. Biết không xảy ra đột biến. Người chồng có da bình thường, người vợ có da bạch tạng, xác suất để họ sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Số người mang allele a = 84% → kiểu gene AA có tỉ lệ là 100% - 64% = 16%. Vì quần thể đang cân bằng di truyền và kiểu gene AA có tỉ lệ 16% nên suy ra tần số A = 0,4.
→ Tần số a = 0,6.
- Người vợ có da bạch tạng thì kiểu gene của người vợ là aa. Người chồng có da bình thường thì xác suất kiểu gene của người chồng là AA : Aa → Sinh con bị bệnh với xác suất =
Câu 26 [702735]: Ở cà chua, xét hai cặp gene (A,a; B,b) trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập. Cây cà chua tứ bội giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây cà chua tứ bội có kiểu gene AAaaBBbb tự thụ phấn. Nếu cho cây cà chua tứ bội trên lai với cây cà chua tứ bội đồng hợp lặn, theo lí thuyết đời sau thu đuợc tỉ lệ kiểu hình một tính trạng trội một tính trạng lặn gấp bao nhiêu lần kiểu hình lặn cả hai tính trạng?
Phương pháp:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đuờng chéo của hình chữ nhật là giao tử luõng bội cần tìm.

Cách giải:
AAaaBBbb tự thụ phấn.


Nếu cho cây AAaaBBbb x aaaabbbb

Tỷ lệ kiểu hình 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn là:
Tỷ lệ kiểu hình lặn 2 tính trạng là:
Câu 27 [702736]: Hình bên biểu thị lưới thức ăn ở một hệ sinh thái trên cạn. Loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.

Biết rằng, sản lượng sinh vật sản xuất là 158.000 kcal/m2/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 8%, thì sản lượng của loài E là bao nhiêu kcal/m2/năm? (Tính làm tròn đến số nguyên).
Sản lượng của loài B là = 158.000 x 8% = 12.640 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài C là = 158.000 x 8% = 12.640 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài D là = 158.000 x 8% + 12.640 x 8% = 13.651,2 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài F là = 12.640 x 8% + 13.651,2 x 8% = 2.103,296 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài E là = 12.640 x 8% + 2.103,296 x 8% = 1.179 kcal/m2/năm.
Câu 28 [702737]: Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 160 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 10 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số bao nhiêu cá thể trong quần thể? (tính làm tròn đến số nguyên).
Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là: 160.10 = 1600 cá thể