PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704515]: Đột biến gene liên quan đến một cặp nucleotit và làm tăng 2 liên kết hidro trong gene đó là trường hợp
A, Mất 1 cặp G-X.
B, Mất 1 cặp A-T.
C, Thêm một cặp G-X.
D, Thêm một cặp A-T.
Đột biến gene liên quan đến một cặp nucleotit và làm tăng 2 liên kết hidro trong gene đó là trường hợp thêm một cặp A – T. Đáp án: D
Câu 2 [704516]: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế
A, nguyên phân.
B, nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
C, giảm phân và thụ tinh.
D, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân (tạo thành các giao tử n) sau đó thụ tinh (tạo hợp tử 2n).
Bộ NST duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là: giảm phân và thụ tinh
Bộ NST duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào là nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Đáp án: D
Câu 3 [704517]: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá:
A, Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
B, Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực kéo và lực liên kết.
C, Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
D, Lực đẩy ( áp suất rễ).
Động lực đẩy của dòng mạch gỗ:
+ Lực đẩy (áp suất rễ)
+ Lực kéo do thoát hơi nước ở lá: Do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước và hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh. Đến lượt mình, các tế bào nhu mô lá lại hút nước từ mạch gỗ ở lá. Cứ như vậy xuất hiện một lực hút từ lá đến tận rễ.
+ Lực liên kết giwuax các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Nhờ có lực liên kết này đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây. Đáp án: B
Câu 4 [704518]: Quá trình quang hợp có 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào sau đây của pha sáng?
A, O2, NADPH, ATP.
B, NADPH, O2.
C, NADPH, ATP.
D, O2, ATP.
Pha sáng tạo ra 3 loại sản phẩm là O2, NADPH, ATP nhưng O2 được giải phóng ra môi trường, chỉ có NADPH và ATP được chuyển đến pha tối để pha tối khử CO2 thành chất hữu cơ. → Đáp án C. Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những kiểu hình thích nghi, đào thải những kiểu hình không thích nghi, qua đó chọn lọc kiểu gene thích nghi với điều kiện sống.
Câu 5 [704519]: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tất cả các allele lặn đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
B, Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
C, Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra một số kiểu gene thích nghi.
D, Chọn lọc tự nhiên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gene.
Phát biểu đúng về CLTN là B
A sai, không thể loại bỏ hoàn toàn allele lặn
C sai, CLTN không tạo được kiểu gene mới
D sai, thông qua loại bỏ KH có thể bỏ đi kiểu gene Đáp án: B
Câu 6 [704520]: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gene có hai allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A, Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gene dị hợp và đồng hợp lặn.
B, Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C, Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gene đồng hợp tử.
D, Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Đối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gene) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số allele của quần thể.
Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau:

Như vậy, chọn lọc tự nhiên đang chống lại allele trội A.
Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là chọn lọc đang chống lại allele trội (đào thải kiểu hình trội). Đáp án: B
Câu 7 [704521]: Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là
A, làm thay đổi tần số allele của quần thể.
B, làm phát sinh những kiểu gene mới trong quần thể.
C, làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể.
D, làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể.
Đặc điểm của các nhân tố:
- Đột biến: làm xuất hiện allele mới → Thay đổi cả tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên: làm thay đổi tần số kiểu gene và không thay đổi tần số allele.
- Chọn lọc tự nhiên: tác động trực tiếp lên kiểu hình, từ đó tác động gián tiếp lên kiểu gene và làm thay đổi tần số allele vào thành phần kiểu gene.
Vậy đặc điểm chung của 3 nhân tố là: làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. Đáp án: C
Câu 8 [704522]: Khi nói về nhân tố di – nhập gene, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Di – nhập gene luôn làm tăng tần số allele trội của quần thể.
B, Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di – nhập gene.
C, Di – nhập gene luôn mang đến cho quần thể những allele có lợi.
D, Di – nhập gene có thể làm thay đổi tần số allele nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
- Phát biểu A, C sai vì di nhập gene có thể làm tăng hoặc giảm tần số allele của quần thể không theo hướng nào.
- Phát biểu D sai vì di nhập gene làm thay đổi cả tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Đáp án: B
Câu 9 [704523]: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 allele của một gene quy định:

Biết rằng không xảy ra đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang allele gây bệnh của cặp vợ chồng (14)-(15) là
A,
B,
C,
D,
+ Người (1) và (2) bình thường sinh ra con gái (5) bị bệnh → Allele gây bệnh là allele lặn nằm trên NST thường.
+ Người chồng (15) có kiểu gene (1AA : 2Aa).
+ Người số (7) có kiểu gene (1AA: 2Aa), người số (4) 100% cho allele a nên người số (8) có kiểu gene Aa
→ Người vợ số (14) có kiểu gene (2AA : 3Aa)
→ Xác suất sinh con đầu lòng không mang allele gây bệnh của cặp vợ chồng (15) - (16) là: Đáp án: B
Câu 10 [704524]: Trong tạo giống cây trồng, để loại những gene không mong muốn ra khỏi nhiễm sắc thể, người ta vận dụng dạng đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây?
A, Mất đoạn nhỏ.
B, Mất đoạn lớn.
C, Chuyển đoạn nhỏ.
D, Chuyển đoạn lớn.
Muốn loại bỏ những gene không mong muốn ra khỏi NST người ta thường dùng đột biến NST dạng mất đoạn.
Mất đoạn là đột biến NST bị mất đi một đoạn. Mất đoạn chứa gene có hại → gene đó sẽ bị loại ra khỏi NST.
Thường áp dụng đột biến mất đoạn nhỏ vì mất đoạn lớn chứa nhiều gene → thường làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Vi khuẩn Rhizobium chứa enzyme Nitrogenease cố định nitrogene khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần.
Câu 11 [704525]: Mối quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu là.
A, Hợp tác.
B, Cộng sinh.
C, Kí sinh.
D, Hội sinh.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu là mối quan hệ cộng sinh, trong đó cả hai bên đều có lợi:
- Vi khuẩn Rhizobium giúp cây họ đậu cố định đạm từ không khí, chuyển hóa thành các hợp chất nitơ mà cây có thể sử dụng để phát triển.
- Cây họ đậu cung cấp carbohydrate và môi trường sống cho vi khuẩn Rhizobium trong các nốt sần trên rễ của chúng. Đáp án: B
Câu 12 [704526]: Mối quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu có đặc điểm.
A, Quan hệ giữa hai loài, trong đó tất cả các loài đều có lợi, tuy nhiên không nhất thiết cần có sự tồn tại của mỗi loài.
B, Quan hệ giữa hai loài, gắn bó mật thiết không thể tách rời, trong đó tất cả các loài đều có lợi.
C, Quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài được lợi, loài còn lại không bị hại cũng không được lợi.
D, Quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi, loài còn lại thì có hại.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu là một mối quan hệ cộng sinh, trong đó cả hai bên đều có lợi:
- Vi khuẩn Rhizobium giúp cây họ đậu cố định đạm từ không khí, chuyển hóa thành các hợp chất nitơ mà cây có thể sử dụng để phát triển.
- Cây họ đậu cung cấp carbohydrate và môi trường sống cho vi khuẩn Rhizobium trong các nốt sần trên rễ của chúng.
Mối quan hệ này rất mật thiết và không thể tách rời, vì cả hai bên đều phụ thuộc vào nhau để sinh tồn và phát triển. Đáp án: B
Câu 13 [704527]: Sản phẩm nào sau đây không phải là của công nghệ gene:
A, Sữa cừu chứa protein của người.
B, Tơ nhện từ sữa dê.
C, Insulin từ huyết thanh của ngựa.
D, Insulin của người từ E.coli.
Insulin từ huyết thanh của ngựa là đã lấy trực tiếp huyết thanh của ngựa sau đó tách chiết lấy insulin chứ không qua bước can thiệp đến gene Đáp án: C
Câu 14 [704528]: Ở người, bệnh P và bệnh Q đều do một gene có hai allele quy định. Một cặp vợ chồng dự định sinh con. Người chồng bị bệnh P có bố, mẹ và chị cả cũng bị bệnh P nhưng không bị bệnh Q, người chồng có chị thứ hai bị bệnh Q nhưng không bị bệnh P. Người vợ không bị cả hai bệnh có một em trai bị bệnh Q và một em trai bình thường, bố mẹ người vợ không bị cả hai bệnh. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các thế hệ trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng sinh con không mang allele gây bệnh là bao nhiêu?
A, .
B, .
C, .
D, .
Ta có sơ đồ phả hệ”



Xét sự di truyền riêng rẽ của từng bệnh

Xét tính trạng bệnh P: I.1 bị bệnh x I.2 bị bệnh → II.6 bình thường → Bệnh P do gene trội quy định. Quy ước: A: bị bệnh, a: bình thường → I.1, I.2 đều có kiểu gene Aa, II.6 có kiểu gene aa, II.5, II.7 có kiểu gene A-

I3, I4, II8, 9, 10 đều có kiểu gene aa.

Xét tính trạng bệnh Q: I.1, I.2 bình thường → II.6 bị bệnh → Bệnh Q do gene lặn trên NST thường quy định. Quy ước: B: bình thường, b: bị bệnh. Khi đó:

+ I.1, I.2, I.3, I.4 đều có kiểu gene Bb.

+ II.9 có kiểu gene bb

+ II.5, II.7, II.8, II.10 có kiểu gene B- (BB : Bb)

Vì người không mắc bệnh có I.3, I.4 có kiểu gene aaBb, 8, 10 có thể có kiểu gene aaBB hoặc aaBb.

I.1, I.2 đều có kiểu gene AaBb; I.3, I.4 đều có kiểu gene aaBb, II.6, II.9 đều có kiểu gene aabb.
Cặp vợ chồng II.7 x II.8 về bệnh P: (AA : Aa) x aa → (A : a) x a → Xác suất sinh con không mang allele bệnh P (allele A) = .

II7 x II8 về bệnh Q: (BB : Bb) x (BB : Bb) → (B : b) x (B : b)
→ Con không mang allele bệnh Q (allele b) là: . =

Vậy Xác suất cặp vợ chồng II.7 và II.8 sinh con không mang allele gây bệnh là: . = Đáp án: B
Câu 15 [704529]: Sau khi DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận nó sẽ
A, thực hiện tiếp việc cắt và nối để tạo nên DNA tái tổ hợp hoàn chỉnh.
B, DNA tái tổ hợp di chuyển vào nhân và gắn vào hệ gene của tế bào chủ.
C, DNA tái tổ hợp tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể của tế bào nhận.
D, tổng hợp prôtêin đã mã hoá trong đoạn DNA đã được ghép.
Công nghệ DNA tái tổ hợp:
1. Tạo DNA tái tổ hợp
2. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Chuyển DNA tái tổ hợp vào vi khuẩn, tạo điều kiện cho gene biểu hiện
→ Tổng hợp protein đã mã hoá trong đoạn DNA đã được ghép.
→ vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng
3. Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp
- Sàng lọc các tế bào có DNA tái tổ hợp để nhân lên thành dòng. (Vi khuẩn có khả năng sản sinh ra một lượng lớn sản phẩm của đoạn gene đó)
Câu 16 [704530]: Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n = 30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bừng bảng sau đây:

Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là:
A, 46; 50; 56; 66; 82.
B, 23; 25; 28; 33; 41.
C, 92; 100; 112; 132; 164.
D, 46; 56; 50; 82; 66.
Vì thể song nhị bội có bộ NST = tổng bộ NST của 2 loài.
→ Loài I có bộ NST = 20 + 26 = 46.
Loài II có bộ NST = 20 + 30 = 50.
Loài III có bộ NST = 26 + 30 = 56.
Loài IV có bộ NST = 20 + 46 = 66.
Loài V có bộ NST = 26 + 56 = 82. Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
Câu 17 [704531]: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ
A, hỗ trợ.
B, cộng sinh.
C, hội sinh.
D, cạnh tranh.
Trong quần thể có thể có 2 mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh nhau
Khi quần thể vượt quá "mức chịu đựng" thì sẽ xảy ra mối quan hệ cạnh tranh với nhau: cạnh tranh tranh giành nơi ở; thức ăn; tranh giành đực, cái Đáp án: D
Câu 18 [704532]: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A, Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
B, Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C, Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
D, Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Trong quần thể có thể tồn tại mối quan hệ hỗ trợ hoặc mối quan hệ cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể → cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể để tương ứng với điều kiện của môi trường sống.
C. Sai; cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể chứ không làm tăng số lượng cá thể của quần thể được. Cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể... Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704533]: Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng. F1 thu được 100% cây thân cao hoa đỏ, hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài; 199 cây thân cao, quả vàng, hạt tròn;
798 cây thân thấp, quả đỏ, hạt tròn; 204 cây thân thấp, quả đỏ, hạt dài.
Cho biết mỗi tính trạng đều do 1 gene qui định.
a) Saib) Đúngc) Said) SaiLai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng thu được F1 dị hợp tất cả các cặp gene.
Tính trạng thân cao, hoa đỏ, hạt tròn trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa vàng, hạt dài.Quy ước: A – thân cao, a – thân thấp; B – quả đỏ, b – quả vàng; D – hạt tròn, d – hạt vàng.
Xét riêng từng cặp tính trạng:
Thân cao : thân thấp = (802 + 199) : (798 + 204) = 1 : 1. = Aa x aa
Quả đỏ : quả vàng = (798 + 204) : (802 + 199) = 1 : 1 = Bb x bb.
Hạt tròn : hạt dài = (199 + 798) : (802 + 204) = 1 : 1 = Dd x dd.
Vậy cây khác đem lai có kiểu gene là aabbdd.
a) Sai. Vì: Tỉ lệ kiểu hình đời F1 của tính trạng chiều cao và hình dạng hạt là = 1:1 ≠ (1:1)x(1:1)
b) Đúng. Vì: Đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình chính là tỉ lệ giao tử ở F1.
Thân cao, quả vàng, hạt dài A_bbdd chiếm tỉ lệ 0,4 => Tỉ lệ giao tử (Abd) = 0,4.
Thân cao, quả vàng, hạt tròn A_bbD_ chiểm tỉ lệ 0,1 => Tỉ lệ giao tử (AbD) = 0,1.
Thân thấp, quả đỏ, hạt tròn aaB_D_ chiểm tỉ lệ 0,4 => Tỉ lệ giao tử (aBD) = 0,4.
Thân thấp, quả đỏ, hạt dài aaB_dd chiếm tỉ lệ 0,1 => Tỉ lê giao tử (aBd) = 0,1.
Để tạo ra được 4 loại giao tử như trên thì 3 cặp gene này cùng nằm trên 1 NST, có xảy ra trao đổi chéo ở 1 điểm.
Ta thấy không tạo ra giao tử abdABDAbd = aBD = 0,4 > 0,25 nên ta thấy F1 có kiểu gene Abd//aBD trao đổi chéo xảy ra giữa gene B và gene D.
c) Sai.
d) Sai.
Câu 20 [704534]: Cho ba hình 1, 2, 3 diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể:

a) Sai. Vì: Hình 1 là phân bố đồng đều, hình 2 là phân bố ngẫu nhiên, hình 3 là phân bố theo nhóm.
b) Đúng. Hình 3 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố không đều trong môi trường và các cá thể trong quần thể có mối quan hệ hỗ trợ.
c) Sai. Vì: Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
d) Đúng.
Câu 21 [704535]: Giá trị huyết áp đo được tại tiếng tim thứ nhất, tiếng tim thứ hai lần lượt là huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương
Bảng dưới đây thể hiện giá trị trung bình của áp lực và thể tích máu của tâm thất ở các giai đoạn trong chu kì tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người khoẻ mạnh và hai người bệnh (1, 2). Mỗi người bệnh bị một khiếm khuyết khác nhau về van tim bên trái.

a) Sai. Vì: Huyết áp tâm thu- trong giai đoạn co đẳng tích, do cơ tim co bóp không đồng thời làm cho áp lực tâm thất đột ngột cao hơn tâm nhĩ, máu dội ngược về đóng van nhĩ thất tạo thành tiếng tim thứ 1
b) Đúng. Vì: Tiếng tim thứ 2: Huyết áp tâm trương- tâm thất giãn làm cho áp lực tâm thất thấp hơn so với áp lực động mạch kích thích đóng van tổ chim đồng thời máu ở động mạch phổi dội về gây ra tiếng tim thứ 2.
c) Đúng. Vì: Do hẹp van tổ chim nên thể tích máu trong tâm thất khi kết thúc tống máu cao hơn bình thường (80ml so với 40ml). Tim tăng cường co bóp làm tăng áp lực tâm thất khi tâm thu (140mmHg so với 120mmHg).
d) Do hở van hai lá nên khi tâm thất co một lượng máu quay lại tâm nhĩ → thể tích máu tâm thất khi làm trống giảm (10ml so với 40ml) và áp lực trong tâm thất khi thu giảm (100mmHg so với 120mmHg).
Câu 22 [704536]: Operon E. coli lac là hệ thống di truyền điều chỉnh và sản xuất các enzym cần thiết để chuyển hóa đường sữa. Phản ứng với đường sữa được kiểm soát bởi chất ức chế lac có thể liên kết với O1, chất vận hành chính, do đó ngăn cản RNA polymerase liên kết với chất khởi động và phiên mã ba gene được sử dụng trong quá trình chuyển hóa đường sữa. Ngoài ra còn có hai trình tự vận hành phụ trợ, O2 và O3, mà chất ức chế cũng có thể liên kết, nhưng không ngăn cản quá trình phiên mã của gene lac Z. Mức độ không biểu hiện của gene lac Z là một hàm của nồng độ chất ức chế đối với WT và tất cả bảy tổ hợp xóa của ba trình tự vận hành. Các mức độ không biểu hiện khi có CAP hoạt động đã thu được ở thể WT và bảy đột biến được thể hiện ở hình sau. Tập hợp các vùng vận hành WT hoặc đã xóa (X) cụ thể được chỉ định cho mỗi đường cong; chẳng hạn, O3-O1-O2 tương ứng với operon WT lac và XXX, với đột biến với cả ba vùng vận hành đã bị xóa.

a) Đúng vì ở các thể có xuất hiện vùng O1 thì mức độ không biểu hiện của gene là cao.
b) Đúng vì mức độ biểu hiện của gene giảm khi môi trường có CAP hoạt hóa => chất ức chế gắn kết với cả O1 và O3 ngăn cản CRP tiếp xúc với RNA polimerase.
c) Sai vì mức độ biểu hiện của thể đột biến lúc này giống với của trường hợp X-O1-X hay mức độ không biểu hiện giảm.
d) Đúng vì mức độ không biểu hiện của gene thấp hay gene vẫn được biểu hiện trong trường hợp O3-X-O2 => protein ức chế không liên kết O3 và O2.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704537]: Một loài thực vật, xét 1 gene có 2 allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Nghiên cứu thành phần kiểu gene của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:

Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa.
Cho các sự kiện sau về các thế hệ tạo ra từ P đến F4:
1. Quần thể diễn ra quá trình ngẫu phối.
2. Sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể ở thế hệ Fn là do quá trình di nhập gene.
3. Thế hệ Fn+1 được tạo ra từ thế hệ Fn nhờ quá trình ngẫu phối và kiểu gene aa ở Fn không có khả năng sinh sản.
4. Sau khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa. Thế hệ Fn được tạo ra qua giao phối ngẫu nhiên
Hãy viết liền các số tương ứng với các thế hệ theo trình tự từ thế hệ P đến thế hệ F4.
Lời giải:

- Ta thấy từ P →F1; F2 → F3 tần số allele không đổi, F1, F3 cân bằng di truyền nên quần thể này ngẫu phối. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
- Di – nhập gene có thể làm thay đổi tần số allele. Sự thay đổi thành phần kiểu gene ở F2 có thể do di - nhập gene.
- Nếu các cá thể mang kiểu hình trội ở F3 không có khả năng sinh sản thì F4 sẽ không thể có kiểu hình trội.
Ngược lại:
Nếu các cá thể aa ở F2 không có khả năng sinh sản: F3: 1AA:2Aa → tần số allele A= ; a = → Ngẫu phối được F4: AA : Aa : aa (áp dụng định luật Hacdi – Vanbec: p2AA + 2pqAa + q2aa =1). Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở F3 không còn khả năng sinh sản.
- giả sử kiểu gene aa không có khả năng sinh sản, tỷ lệ cá thể ở F4 tham gia quá trình sinh sản là 1AA:1Aa , tần số allele: A:a → Tỷ lệ kiểu hình lặn ở F5 là ()2 = . Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là .
Câu 24 [704538]: Một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 1 cặp gene có 2 allele. Biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn; trong loài có các đột biến thể ba. Theo lí thuyết, cơ thể mang đột biến lệch bội thể một của loài này giảm phân bình thường sẽ tạo ra giao tử mang bộ nhiễm sắc thể n chiếm tỷ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Hướng dẫn:
Một cá thể mang đột biến thể một tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử n và ( n-1) → Tạo ra 0,50 giao tử n và 0,50 giao tử (n – 1)
Câu 25 [704539]: Trong một quần thể thực vật, khi khảo sát 1000 cá thể, thì thấy có 280 cây hoa đỏ (kiểu gene AA), 640 cây hoa hồng (kiểu gene Aa), còn lại là cây hoa trắng (kiểu gene aa). Tần số tương đối của allele A trong quần thể là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Lời giải:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số allele pA
Câu 26 [704540]: Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa ở 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene bb ở 40% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Loại kiểu gene aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Lời giải:
♂AaBbDd × ♀Aabbdd
- P. ♂Aa × ♀Aa
Gp. 0,15 Aa : 0,15 (0) : 0,35A : 0,35a ↓ 0,5A : 0,5a.
F1. aa = 0,35. 0,5 = 0,175.
- P. ♂Bb × ♀bb
Gp. 0,5B : 0,5b ↓ 0,2bb : 0,2 (0) : 0,6b.
F1. bb = 0,5. 0,6 = 0,3.
- P. ♂Dd × ♀dd
F1. dd = 0,5.
Vậy tỉ lệ aabbdd = 0,175. 0,3. 0,5 = 2,625%.
Câu 27 [704541]: Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng:Năng lượng mặt trời => Sinh vật sản xuất => Sinh vật tiêu thụ bậc 1 => Sinh vật tiêu thụ bậc 2Biết rằng, năng lượng mặt trời chiếu xuống khu rừng là 5000000 kcal/ngày. Sinh vật sản xuất sử dụng được 2% năng lượng cung cấp từ môi trường và hiệu suất của quá trình quang hợp là 5%. Năng lượng đi ra ngoài chuỗi thức ăn do sinh vật sản xuất hô hấp, bài tiết là 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 và bậc 2 có tỷ lệ thất thoát lần lượt là 8% và 10%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 và bậc 2 sử dụng lần lượt được 10% và 6 % năng lượng cung cấp từ môi trường. Theo lí thuyết, năng lượng tích lũy (năng lượng thực tế thứ sinh) ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu? (tính làm trong đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Giải thích:
Năng lượng mặt trời được thực vật hấp thụ là = 5000000 x 2% = 105 kcal.
Sản lượng sơ cấp thô khu rừng được tích lũy = 105 x 5% = 5000 kcal
Năng lượng mất do hô hấp, bài tiết ở sinh vật sản xuất = 5000 x 90% = 4500 kcal
Sản lượng tinh ở sinh vật sản xuất = 5000 – 4500 = 500 kcal
Sản lượng sơ cấp thô ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 = 500 x 10% = 50 kcal
Năng lượng mất do hô hấp, bài tiết ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 = 50 x 8% = 4 kcal
Sản lượng tinh ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 =50 – 4 = 46 kcal
Sản lượng sơ cấp thô ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 = 46 x 6% = 2,76 kcal
Năng lượng mất do hô hấp, bài tiết ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 = 2,76 x 10% = 0,276 kcal
Sản lượng tinh ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 =2,76 – 0,276 = 2,48 kcal
Câu 28 [704542]: Các nhà khoa học đưa một loài động vật tới một đảo sinh sống, nơi mà quần thể đó sẽ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Kích thước quần thể ban đầu (năm 1) là 40 cá thể. Sau 4 năm kích thước quần thể là 160 cá thể. Vậy kích thước quần thể sau 10 năm là bao nhiêu, giả sử rằng tăng trưởng
Giải thích:
Gọi hệ số tăng trưởng kích thước quần thể hằng năm là:
Từ quần thể ban đầu sau một năm kích thước quần thể = 40
Từ quần thể ban đầu sau bốn năm kích thước quần thể = 404 = 160 =>
Vậy kích thước quần thể sau 10 năm là: 4010 = 40