PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704628]: Một phần tử DNA ở vi khuẩn có tỉ lệ
=
. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotide loại A của phân tử này là


A, 30%.
B, 10%.
C, 40%.
D, 20%.
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Tỉ lệ:
→ A = 20% và G = 30%. Đáp án: D
Hướng dẫn:
Tỉ lệ:

Câu 2 [704629]: Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là:
A, Quá trình phân bào
B, Chu kì tế bào
C, Phát triển tế bào
D, Phân chia tế bào
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp là chu kì tế bào. Đáp án: B
Hướng dẫn:
Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp là chu kì tế bào. Đáp án: B
Câu 3 [704630]: Tế bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước chủ động bằng cách nào sau đây?
A, Tạo ra áp suất thẩm thấu lớn để nước thẩm thấu từ đất vào rễ.
B, Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza.
C, Vận chuyển theo con đường ẩm bào.
D, Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Nước từ đất qua lông hút vào rễ theo cơ chế thụ động theo nguyên tắc đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (đất) vào nơi có áp suất thẩm thấu cao (tế bào rễ); không sử dụng đến bơm ATPaza và cũng không theo con đường ẩm bào.
Tế bào rễ đã chủ động tạo nên áp suất thẩm thấu lớn bằng cách tích trữ ion khoáng và hô hấp mạnh tạo nhiều sản phẩm trao đổi chất. Đáp án: A
Hướng dẫn:
Nước từ đất qua lông hút vào rễ theo cơ chế thụ động theo nguyên tắc đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp (đất) vào nơi có áp suất thẩm thấu cao (tế bào rễ); không sử dụng đến bơm ATPaza và cũng không theo con đường ẩm bào.
Tế bào rễ đã chủ động tạo nên áp suất thẩm thấu lớn bằng cách tích trữ ion khoáng và hô hấp mạnh tạo nhiều sản phẩm trao đổi chất. Đáp án: A
Câu 4 [704631]: Cây sinh trưởng tốt trên đất có nhiều mùn là vì trong mùn:
A, cây dễ hút nước hơn.
B, có các hợp chất chứa Nitrogen.
C, chứa nhiều chất khoáng.
D, có nhiều không khí.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Mùn là sản phẩm phân hủy của các chất hữu cơ trong đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ bị vi sinh vật phân giải thành chất mùn. Vì vậy trong mùn có chứa nhiều ion khoáng cung cấp cho cây làm cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đáp án: C
Hướng dẫn:
Mùn là sản phẩm phân hủy của các chất hữu cơ trong đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ bị vi sinh vật phân giải thành chất mùn. Vì vậy trong mùn có chứa nhiều ion khoáng cung cấp cho cây làm cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản.
Câu 5 [704632]: Đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:
A, cách li địa lí.
B, cách li tập tính.
C, cách li sinh thái.
D, lai xa và đa bội hóa.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lý.
Sự cách li về mặt địa lí (sống ở trong các lọ khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường mantozo) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi. Đáp án: A
Hướng dẫn:
Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lý.
Sự cách li về mặt địa lí (sống ở trong các lọ khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường mantozo) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi. Đáp án: A
Câu 6 [704633]: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối rộng, thời gian tương đối dài.
B, Tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ cá thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
C, Có thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng các thực nghiệm khoa học.
D, Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa của các loài vi sinh vật.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn
B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
D sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, từ đó dẫn đến hình thành loài mới ở tất cả các loài sinh vật. Đáp án: C
Hướng dẫn:
A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn
B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
D sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, từ đó dẫn đến hình thành loài mới ở tất cả các loài sinh vật. Đáp án: C
Câu 7 [704634]: Lưỡng cư phát sinh ở kỉ
A, Carrboni-ferous (Than đá).
B, (Tertiary) Đệ tam.
C, Devonian.
D, Permian.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Lưỡng cư phát sinh ở kỉ: Devonian.
A sai vì Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ cacbon(than đá) : dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, Đặc điểm của hệ động vật ở kỉ cacbon(than đá): lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B sai vì Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ đệ tam: cây có hoa ngự trị, Đặc điểm của hệ động vật ở kỉ đệ tam : phát sinh nhóm linh trưởng, phân hóa chim, thú, côn trùng. Đáp án: C
Hướng dẫn:
Lưỡng cư phát sinh ở kỉ: Devonian.
A sai vì Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ cacbon(than đá) : dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, Đặc điểm của hệ động vật ở kỉ cacbon(than đá): lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B sai vì Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ đệ tam: cây có hoa ngự trị, Đặc điểm của hệ động vật ở kỉ đệ tam : phát sinh nhóm linh trưởng, phân hóa chim, thú, côn trùng. Đáp án: C
Câu 8 [704635]: Ruột thừa ở người
A, có nguồn gốc từ manh tràng của thỏ.
B, cấu tạo tương tự manh tràng của thỏ.
C, là cơ quan tương đồng với manh tràng của thỏ.
D, là cơ quan tương tự với manh tràng của thỏ.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Ruột thừa ở người và manh tràng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, chúng có nguồn gốc từ 1 cái túi nhỏ đựng thức ăn trong đó, nhưng ruột thừa ở người không còn chức năng đó.
Do vậy ruột thừa ở người và manh tràng là cơ quan tương đồng. Đáp án: C
Hướng dẫn:
Ruột thừa ở người và manh tràng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, chúng có nguồn gốc từ 1 cái túi nhỏ đựng thức ăn trong đó, nhưng ruột thừa ở người không còn chức năng đó.
Do vậy ruột thừa ở người và manh tràng là cơ quan tương đồng. Đáp án: C
Câu 9 [704636]: Khi xét sự di truyền của một loại bệnh di truyền ở người, người ta lập sơ đồ phả hệ sau:

Kết luận dung được rút ra về tính chất di truyền của bệnh trên là

Kết luận dung được rút ra về tính chất di truyền của bệnh trên là
A, Gene lặn nằm trên NST thường, người phụ nữ thế hệ thứ nhất có kiểu gene là Aa
B, Gene lặn nằm trên NST giới tính X, người phụ nữ thế hệ thứ nhất có kiểu gene là XAXa
C, Gene lặn nằm trên NST giới tính X, người phụ nữ thế hệ thứ nhất có kiểu gene là XAXa hoặc XAXA
D, Gene lặn nằm trên NST thường, người phụ nữ thế hệ thứ nhất có kiểu gene là AA hoặc Aa.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Cặp vợ chồng II bình thường nhưng sinh con III bị bệnh nên bệnh do gene lặn quy định
Vì người đàn ông II bình thường nhưng sinh được con trai III bị bệnh nên bệnh không do gene nằm trên Y
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh được con gái II và con trai II bị bệnh → Bệnh không do gene nằm trên X quy định
→ Vậy bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định
Cặp vợ chồng thế hệ I bình thường nhưng sinh được con có cả bình thường và cả bị bệnh → Bố mẹ dị hợp 1 cặp gene : Aa Đáp án: A
Hướng dẫn:
Cặp vợ chồng II bình thường nhưng sinh con III bị bệnh nên bệnh do gene lặn quy định
Vì người đàn ông II bình thường nhưng sinh được con trai III bị bệnh nên bệnh không do gene nằm trên Y
Người đàn ông I bình thường nhưng sinh được con gái II và con trai II bị bệnh → Bệnh không do gene nằm trên X quy định
→ Vậy bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định
Cặp vợ chồng thế hệ I bình thường nhưng sinh được con có cả bình thường và cả bị bệnh → Bố mẹ dị hợp 1 cặp gene : Aa Đáp án: A
Câu 10 [704637]: Nguyên nhân làm cho số lượng nhiễm sắc thể được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên phân là do
A, có sự tự nhân đôi DNA xảy ra hai lần và sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc thể.
B, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể.
C, xảy ra 1 lần phân bào mà sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể cũng xảy ra một lần.
D, xảy ra sự phân chia của tế bào chất một cách đồng đều cho hai tế bào con.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Nguyên nhân số lượng NST được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên phân là do trước lần nguyên phân NST tự nhân đôi (tạo 2n kép) sau đó VCDT được phân chia đồng đều cho 2 tế bào con (mỗi tế bào con chứa NST 2n)
A. Sai. Sự tự nhân đôi chỉ xảy ra 1 lần.
B. Sai. Tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân chứ k phải nguyên phân.
D. Sai. NST nằm trong nhân → sự phân chia đồng đều tế bào chất không liên quan tới số lượng NST. Đáp án: C
Hướng dẫn:
Nguyên nhân số lượng NST được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên phân là do trước lần nguyên phân NST tự nhân đôi (tạo 2n kép) sau đó VCDT được phân chia đồng đều cho 2 tế bào con (mỗi tế bào con chứa NST 2n)
A. Sai. Sự tự nhân đôi chỉ xảy ra 1 lần.
B. Sai. Tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân chứ k phải nguyên phân.
D. Sai. NST nằm trong nhân → sự phân chia đồng đều tế bào chất không liên quan tới số lượng NST. Đáp án: C
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 - 35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 2°C và cao hơn 44°C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 - 35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C và cao hơn 42°C cá bị chết.
Câu 11 [704638]: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A, ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B, mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C, giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D, ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Đáp án: B
Hướng dẫn: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. Đáp án: B
Hướng dẫn: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. Đáp án: B
Câu 12 [704639]: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào có nội dung sai?
A, So với cá chép, cá rô phi được xem là loài hẹp nhiệt hơn.
B, Khoảng thuận lợi của cá chép hẹp hon cá rô phi nên vùng phân bố của cá chép thường hẹp hơn.
C, Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường.
D, Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển hoặc trạng thái sinh lí của các cơ thể.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Những nội dung đúng là (A, B, D) Đáp án: C
Hướng dẫn:
Những nội dung đúng là (A, B, D) Đáp án: C
Câu 13 [704640]: Khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống.
B, Tạo được nhiều biến dị tổ hợp.
C, Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
D, Có thể bảo tồn được một số nguồn gene quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Phương pháp nuôi cấy mô
- Cách tiến hành:
+ Nuôi cấy tế bào thực vật 2n trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để hình thành mô sẹo.
+ Bổ sung hoocmon kích thích sinh trưởng để phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- Ứng dụng: nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.
Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô, chỉ từ 1 mô ban đầu có thể tạo được rất nhiều cơ thể giống nó, do đó sẽ tiết kiệm được diện tích nhân giống.
B sai vì ở phương pháp nuôi cấy mô, các cơ thể tạo ra đều có kiểu gene giống nhau và giống với cơ thể ban đầu. Do vậy không tạo ra biến dị tổ hợp.
C đúng.
D đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân nhanh các giống quý hiếm từ giống quý hiếm ban đầu. Đáp án: B
Hướng dẫn:
Phương pháp nuôi cấy mô
- Cách tiến hành:
+ Nuôi cấy tế bào thực vật 2n trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để hình thành mô sẹo.
+ Bổ sung hoocmon kích thích sinh trưởng để phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- Ứng dụng: nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.
Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô, chỉ từ 1 mô ban đầu có thể tạo được rất nhiều cơ thể giống nó, do đó sẽ tiết kiệm được diện tích nhân giống.
B sai vì ở phương pháp nuôi cấy mô, các cơ thể tạo ra đều có kiểu gene giống nhau và giống với cơ thể ban đầu. Do vậy không tạo ra biến dị tổ hợp.
C đúng.
D đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân nhanh các giống quý hiếm từ giống quý hiếm ban đầu. Đáp án: B
Câu 14 [704641]: Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con đầu lòng bị bạch tạng. Lần mang thai tiếp theo, người vợ đi siêu âm là thai đôi. Xác suất để ít nhất 1 đứa bé sinh đôi bị bạch tạng là bao nhiêu. Giả sử khả năng sinh đôi cùng trứng là
; sinh đôi khác trứng là
?


A, 39,06%
B, 37,5%
C, 32,81%
D, 6,25%
Hướng dẫn: A
Họ sinh con đầu lòng bị bạch tạng nên dị hợp về cặp gene này
Quy ước: A- không bị bạch tạng; a- bị bạch tạng
Cặp vợ chồng này: Aa × Aa → Xác suất sinh con bị bạch tạng là
; không bị bạch tạng là
TH1: Sinh đôi cùng trứng: Hai đứa bé sẽ có kiểu gene giống nhau nên xác suất ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 đứa bị bạch tạng = 2 đứa bị bạch tạng =
TH2: Sinh đôi khác trứng: Xác suất ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 – Xác suất 2 đứa bình thường =
Vậy xác suất cần tính là:
Đáp án: A
Họ sinh con đầu lòng bị bạch tạng nên dị hợp về cặp gene này
Quy ước: A- không bị bạch tạng; a- bị bạch tạng
Cặp vợ chồng này: Aa × Aa → Xác suất sinh con bị bạch tạng là


TH1: Sinh đôi cùng trứng: Hai đứa bé sẽ có kiểu gene giống nhau nên xác suất ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 đứa bị bạch tạng = 2 đứa bị bạch tạng =

TH2: Sinh đôi khác trứng: Xác suất ít nhất 1 đứa bị bạch tạng = 1 – Xác suất 2 đứa bình thường =

Vậy xác suất cần tính là:

Câu 15 [704642]: Khi nói về mục đích của di truyền học tư vấn, phát biểu nào sau đây sai?
A, Giúp tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và cơ chế mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
B, Cho lời khuyên cho các cặp đôi: có nên kết hôn không.
C, Cho lời khuyên cho các cặp vợ chồng: Kết hôn rồi có nên sinh con không?
D, Tư vấn cho các cặp vợ chồng mà trong gia đình đã từng có người biểu hiện bệnh các biện pháp để hạn chế sinh ra con mắc các bệnh tật do di truyền..
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Di truyền y học tư vẫn là một lĩnh vực chẩn đoán di truyền y học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền người và di truyền y học.
A sai vì di truyền y học tư vấn không giải thích được nguyên nhân, cơ chế của bệnh di truyền đó, mà việc giải thích được nguyên nhân, cơ chế bệnh phải dựa vào các phương pháp di truyền tế bào, di truyền phân tử...
B, C, D đúng vì di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả về sau. Đáp án: A
Hướng dẫn:
Di truyền y học tư vẫn là một lĩnh vực chẩn đoán di truyền y học được hình thành trên cơ sở những thành tựu về di truyền người và di truyền y học.
A sai vì di truyền y học tư vấn không giải thích được nguyên nhân, cơ chế của bệnh di truyền đó, mà việc giải thích được nguyên nhân, cơ chế bệnh phải dựa vào các phương pháp di truyền tế bào, di truyền phân tử...
B, C, D đúng vì di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả về sau. Đáp án: A
Câu 16 [704643]: Biết hàm lượng DNA nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng DNA nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân II là
A, 1x
B, 4x
C, 0,5x
D, 2x
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Khi bước vào quá trình giảm phân NST nhân đôi → hàng lượng DNA là 2x. Ở kì sau của giảm phân II NST phân li về 2 cực của tế bào khi đó đã có sự phân chia thành 2 tế bào con → hàm lượng DNA là x Đáp án: A
Hướng dẫn:
Khi bước vào quá trình giảm phân NST nhân đôi → hàng lượng DNA là 2x. Ở kì sau của giảm phân II NST phân li về 2 cực của tế bào khi đó đã có sự phân chia thành 2 tế bào con → hàm lượng DNA là x Đáp án: A
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Nhóm loài ưu thế lại đóng vai trò quan trọng trong diễn thế sinh thái vì sự phát triển của chúng sẽ làm thay đổi điều kiện sống và môi trường xung quanh, tạo cơ hội cho các loài khác cạnh tranh để trở thành nhóm loài ưu thế.
Câu 17 [704644]: Diễn thế thứ sinh là
A, diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
B, diễn thế xảy ra ở môi trường mới có một quần xã sinh vật, sau đó quần xã đã phát triển nhanh chóng.
C, diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống, nhưng nay đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
D, diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một loài sinh vật đã từng sống, nhưng nay đã tuyệt chủng hoàn toàn.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Diễn thế sinh thái được phân thành diễn thế nguyên sinh; diễn thế thứ sinh; diễn thế phân hủy.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một loài sinh vật từng tồn tại → nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn
VD: sau khi chặt phá rừng làm nương rẫy, canh tác một thời gian rồi bỏ hoang hoá (kiếu du canh), cỏ dại mọc lên rồi đến cỏ đuôi ngựa, sau đó trảng cây bụi, rừng thông và rừng sồi hình thành. Đáp án: C
Hướng dẫn:
Diễn thế sinh thái được phân thành diễn thế nguyên sinh; diễn thế thứ sinh; diễn thế phân hủy.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một loài sinh vật từng tồn tại → nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn
VD: sau khi chặt phá rừng làm nương rẫy, canh tác một thời gian rồi bỏ hoang hoá (kiếu du canh), cỏ dại mọc lên rồi đến cỏ đuôi ngựa, sau đó trảng cây bụi, rừng thông và rừng sồi hình thành. Đáp án: C
Câu 18 [704645]: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế là
A, do sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một loài.
B, do các loài đều sinh sản nhiều làm mật độ tăng quá cao.
C, do mỗi sinh vật sau khi sinh ra đều lớn lên, sinh sản và chết.
D, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Nguyên nhân diễn thế có thể có 2 nguyên nhân
+ Nguyên nhân bên ngoài:do điều kiện khí hậu thay đổi điều kiện sống; hoặc diễn thế thứ sinh xảy ra trên các vùng đất bị hủy diệt → hình thành quần xã mới
+ Nguyên nhân bên trong: do sự hoạt động của các loài trong quần xã mà ảnh hưởng lớn nhất là nhóm loài ưu thế → thay đổi môi trường sống → tạo điều kiện cho các loài khác trở thành nhóm loài ưu thế Đáp án: D
Hướng dẫn:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Nguyên nhân diễn thế có thể có 2 nguyên nhân
+ Nguyên nhân bên ngoài:do điều kiện khí hậu thay đổi điều kiện sống; hoặc diễn thế thứ sinh xảy ra trên các vùng đất bị hủy diệt → hình thành quần xã mới
+ Nguyên nhân bên trong: do sự hoạt động của các loài trong quần xã mà ảnh hưởng lớn nhất là nhóm loài ưu thế → thay đổi môi trường sống → tạo điều kiện cho các loài khác trở thành nhóm loài ưu thế Đáp án: D
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704646]: Cho P: ♀ AaBbDd x ♂ AabbDd. Biết mỗi gene quy định một tính trạng và trội – lặn hoàn toàn. Giả sử, trong quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp còn lại phân li bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường.
a) Đúng. Vì:
P: ♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử ở cơ thể cái bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gene Aa là: Aaa, AAa, A, a.
♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gene Dd là: Ddd, DDd, D, d.
Bb × bb tạo ra 2 kiểu gene, cặp gene Aa và Dd khi lai với nhau không xảy ra đột biến mỗi cặp gene sẽ tạo ra 3 kiểu gene.
Tổng số kiểu gene ở đời con là: (4 + 3) × 2 × (4 + 3) = 98.
Số kiểu gene bình thường là: 3 × 2 × 3 = 18.
Vậy số kiểu gene bị đột biến được hình thành ở đời con là: 98 - 18 = 80.
b) Đúng. Vì: Hợp tử thể ba sẽ có cặp gene Aa có thêm 1 gene nữa (AAa hoặc Aaa) hai cặp còn lại bình thường hoặc có cặp gene Dd có thêm 1 gene nữa, còn 2 cặp còn lại bình thường.
Vậy số kiểu gene hợp tử thể ba được hình thành ở F1 là: 2 × (2 × 2 × 3) = 24.
c) Đúng. Vì: Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gene AaaBbdd ở F1 là:
d) Sai. Vì: Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là: (1 - 16%) × (1 - 20%) = 67,2%.
P: ♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử ở cơ thể cái bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gene Aa là: Aaa, AAa, A, a.
♀ AaBbDd × ♂ AabbDd quá trình phát sinh giao tử tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường thì tạo ra các loại giao tử bị đột biến về cặp gene Dd là: Ddd, DDd, D, d.
Bb × bb tạo ra 2 kiểu gene, cặp gene Aa và Dd khi lai với nhau không xảy ra đột biến mỗi cặp gene sẽ tạo ra 3 kiểu gene.
Tổng số kiểu gene ở đời con là: (4 + 3) × 2 × (4 + 3) = 98.
Số kiểu gene bình thường là: 3 × 2 × 3 = 18.
Vậy số kiểu gene bị đột biến được hình thành ở đời con là: 98 - 18 = 80.
b) Đúng. Vì: Hợp tử thể ba sẽ có cặp gene Aa có thêm 1 gene nữa (AAa hoặc Aaa) hai cặp còn lại bình thường hoặc có cặp gene Dd có thêm 1 gene nữa, còn 2 cặp còn lại bình thường.
Vậy số kiểu gene hợp tử thể ba được hình thành ở F1 là: 2 × (2 × 2 × 3) = 24.
c) Đúng. Vì: Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gene AaaBbdd ở F1 là:

d) Sai. Vì: Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là: (1 - 16%) × (1 - 20%) = 67,2%.
Câu 20 [704647]: Hình vẽ dưới đây mô tả tháp năng lượng của một hệ sinh thái đồng cỏ, trong đó A, B, C, D, E là kí hiện tên các loài sinh vật.

a) Đúng.
b) Sai. Vì: Tháp năng lượng luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ, năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng luôn giảm nên loài B có mức năng lượng cao hơn loài C.
c) Sai. Vì: Năng lượng được vận chuyển một chiều chứ không tuần hoàn.
d) Sai. Vì: Hiệu suất sinh thái phụ thuộc vào khả năng khai thác năng lượng ở bậc dinh dưỡng phía sau cũng như sự thất thoát năng lượng thông qua các quá trình sinh học.
b) Sai. Vì: Tháp năng lượng luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ, năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng luôn giảm nên loài B có mức năng lượng cao hơn loài C.
c) Sai. Vì: Năng lượng được vận chuyển một chiều chứ không tuần hoàn.
d) Sai. Vì: Hiệu suất sinh thái phụ thuộc vào khả năng khai thác năng lượng ở bậc dinh dưỡng phía sau cũng như sự thất thoát năng lượng thông qua các quá trình sinh học.
Câu 21 [704648]: Mẫu máu được rút từ mạch máu ngoại biên của các trẻ sơ sinh có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng đáp ứng miễn dịch của trẻ. Bốn mẫu máu (kí hiệu từ 1 đến 4) được lấy từ những trẻ sơ sinh khác nhau, mỗi trẻ có một vấn đề về miễn dịch. Bảng 2 biểu thị kết quả của các chỉ số sinh lí trong bốn mẫu máu nói trên. Giá trị “Tăng” và “Giảm” được mô tả trong bảng là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị “Bình thường” (BT) được tham chiếu ở các trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Phân tích các dữ kiện ở bảng 2, hãy nhận định mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai. Giải thích.

a) Đúng. Bởi vì nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma gondii làm tăng số lượng tế bào CD4+, lượng kháng thể IgG và IgE (kháng thể đặc hiệu tấn công kí sinh trùng) trong huyết thanh → phù hợp với mẫu 1.
b) Sai. Bởi vì mẫu máu 2 giảm bạch cầu nhưng chủ yếu là do giảm dòng bạch cầu hạt trung tính → khả năng đáp ứng miễn dịch bị giảm chủ yếu liên quan đến tác nhân là do vi khuẩn chứ không phải do virus xâm nhập vào cơ thể.
c) Đúng. Vì mẫu máu 3 có số lượng tế bào CD4+ giảm, tình trạng này là do HIV xâm nhập và phát huỷ các tế bào CD4+, tải lượng virus trong máu nhiều nên cơ thể vẫn đáp ứng làm tăng số lượng CD8+ và tương bào sản xuất kháng thể IgG.
d) Sai. Vì bệnh lí tự miễn dịch là phản ứng đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với chính kháng nguyên của cơ thể → đặc trưng bởi tình trạng tăng số lượng bạch cầu, nhất là tế bào CD4+, tương bào và CD8+ → không phù hợp với mẫu máu 4.
b) Sai. Bởi vì mẫu máu 2 giảm bạch cầu nhưng chủ yếu là do giảm dòng bạch cầu hạt trung tính → khả năng đáp ứng miễn dịch bị giảm chủ yếu liên quan đến tác nhân là do vi khuẩn chứ không phải do virus xâm nhập vào cơ thể.
c) Đúng. Vì mẫu máu 3 có số lượng tế bào CD4+ giảm, tình trạng này là do HIV xâm nhập và phát huỷ các tế bào CD4+, tải lượng virus trong máu nhiều nên cơ thể vẫn đáp ứng làm tăng số lượng CD8+ và tương bào sản xuất kháng thể IgG.
d) Sai. Vì bệnh lí tự miễn dịch là phản ứng đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với chính kháng nguyên của cơ thể → đặc trưng bởi tình trạng tăng số lượng bạch cầu, nhất là tế bào CD4+, tương bào và CD8+ → không phù hợp với mẫu máu 4.
Câu 22 [704649]: Kháng sinh edenie có khả năng ức chế tổng hợp protein nhưng không ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA hoặc RNA. Khi bổ sung edenie vào dịch ly giải hồng cầu lưới, người ta thấy quá trình tổng hợp bị ức chế sau một thời gian ngắn như hình 9 sau đây.
Ngược lại, xicloheximide ngay lập tức làm dừng sự tổng hợp protein. Khi ly tâm dịch ly giải hồng cầu lưới có edenie, người ta thấy không tổn lại poliribosome sau khi sự tổng hợp protein bị ức chế, thay vào đó mRNA lại liên kết với một ribosome 40S không bình thường – chứa một lượng tương ứng tiểu đơn vị ribosome và tRNA khời đầu.

a) Đúng. Vì: Edenie ngăn chặn tiểu phần lớn ribosome (60S) với phức hệ gồm tiểu phần nhỏ (40S), mRNA và tRNA khởi đầu. Vì sau khi bị ức chế, mRNA chỉ có thể liên kết với tiểu phần 40S và tRNA khởi đầu.
Hoặc ức chế sự hình thành phức hệ khởi đầu phiên mã.
b) Sai. Vì:
Vì quá trình kéo dài chuỗi polypeptide không bị ảnh hưởng nên các ribosome đã liên kết thành công vẫn có thể tiếp tục hoàn thành quá trình dịch mã.
Độ dài khoảng trễ khoảng 1 phút.
c) Sai. Vì: Xiclohexamide ngay lập tức làm ngừng sự gia tăng hoạt độ phóng xạ --> ức chế kéo dài chuỗi polypeptide (hoặc ức chế sự di chuyển của ribosome).
d) Sai. Vì: Vì xiclohexamide là các ribosome trong polyribosome bị “đóng băng” (ức chế trượt trên mRNA) chứ không làm chúng tách rời khỏi mRNA và không thể liên kết lại như edenie.
Hoặc ức chế sự hình thành phức hệ khởi đầu phiên mã.
b) Sai. Vì:
Vì quá trình kéo dài chuỗi polypeptide không bị ảnh hưởng nên các ribosome đã liên kết thành công vẫn có thể tiếp tục hoàn thành quá trình dịch mã.
Độ dài khoảng trễ khoảng 1 phút.
c) Sai. Vì: Xiclohexamide ngay lập tức làm ngừng sự gia tăng hoạt độ phóng xạ --> ức chế kéo dài chuỗi polypeptide (hoặc ức chế sự di chuyển của ribosome).
d) Sai. Vì: Vì xiclohexamide là các ribosome trong polyribosome bị “đóng băng” (ức chế trượt trên mRNA) chứ không làm chúng tách rời khỏi mRNA và không thể liên kết lại như edenie.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704650]: Trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, con người đã tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi khác nhau từ một giống ban đầu. Đó là quá trình phân li tinh trạng và sự hình thành giống vật nuôi cây trồng dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo. Để giải thích cho hiện tượng trên, Darwin đã đưa ra các sự kiện:
1. Hình thành nên các giống vật nuôi, cây trồng.
2. Trong quần thể vật nuôi cây trồng thường xuyên phát sinh các biến dị.
3. Biến dị được di truyền và phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản.
4. Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người sẽ được con người giữ lại cho sinh sản và ngược lại, những biến dị không có lợi cho con người sẽ bị đào thải.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng theo quan niệm của Darwin.
1. Hình thành nên các giống vật nuôi, cây trồng.
2. Trong quần thể vật nuôi cây trồng thường xuyên phát sinh các biến dị.
3. Biến dị được di truyền và phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản.
4. Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người sẽ được con người giữ lại cho sinh sản và ngược lại, những biến dị không có lợi cho con người sẽ bị đào thải.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng theo quan niệm của Darwin.
Sự kiện 2: Trong quần thể vật nuôi, cây trồng thường xuyên phát sinh các biến dị. (Biến dị là nguồn nguyên liệu ban đầu của chọn lọc nhân tạo.)
Sự kiện 3: Biến dị được di truyền và phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản. (Các biến dị sẽ lan truyền qua các thế hệ.)
Sự kiện 4: Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người sẽ được giữ lại cho sinh sản, còn các cá thể mang biến dị không có lợi sẽ bị đào thải. (Con người thực hiện chọn lọc nhân tạo.)
Sự kiện 1: Hình thành nên các giống vật nuôi, cây trồng. (Kết quả cuối cùng của quá trình này là các giống mới.)
Sự kiện 3: Biến dị được di truyền và phát tán trong quần thể qua quá trình sinh sản. (Các biến dị sẽ lan truyền qua các thế hệ.)
Sự kiện 4: Những cá thể mang biến dị có lợi cho con người sẽ được giữ lại cho sinh sản, còn các cá thể mang biến dị không có lợi sẽ bị đào thải. (Con người thực hiện chọn lọc nhân tạo.)
Sự kiện 1: Hình thành nên các giống vật nuôi, cây trồng. (Kết quả cuối cùng của quá trình này là các giống mới.)
Câu 24 [704651]: Một loài thực vật, xét 4 cặp gene trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gene quy định một tính trạng và allele lặn là allele đột biến, trội lặn hoàn toàn. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội?
- Số KG quy định KH có 4 tính trạng trội khi có thể một:
+ Số kiểu gene tạo ra ở các thể lưỡng bội có số KG = 24 = 16.
+ Số kiểu gene ở các thể đột biến:
+ Số kiểu gene tạo ra ở các thể lưỡng bội có số KG = 24 = 16.
+ Số kiểu gene ở các thể đột biến:

Câu 25 [704652]: Xét 3 cặp gene Aa, Bb, Dd di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu gene là 0,4AaBBDd : 0,6aaBBDd. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu các cá thể tự thụ phấn thì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F3, xác suất thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Vì ở F3, xác suất là:

Câu 26 [704653]: Ở một loài thực vật biết rằng: A-: thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng. Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Tỉ lệ của loại hợp tử AAbb được tạo ra từ phép lai AaBb x AaBb là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
A-thân cao, aa thân thấp, BB- hoa đỏ, Bb-hoa hồng, bb-hoa trắng. Hai tính trạng di truyền độc lập với nhau.
AaBb × AaBb → AAbb =
×
=
= 6,25%
AaBb × AaBb → AAbb =



Câu 27 [704654]: Trong một hệ sinh thái, xét 12 loài sinh vật: 3 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 3 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, bao nhiêu chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên?

Số chuỗi thức ăn = 3×3× (2+2) + 1×2 = 38 chuỗi.
Câu 28 [704655]: Một quần thể chuột sống trong môi trường có tổng diện tích 300 ha và mật độ
cá thể tại thời điểm cuối năm 2024 là 15 cá thể/ ha. Cho rằng không có di cư, không có
nhập cư. Theo lí thuyết, nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/ năm thì sau 1 năm quần thể có bao nhiêu cá thể?
Sau một năm số cá thể của quần thể là: 300 x 15 x (1 + 12% - 9%) = 4.635 cá thể