PHẦN I.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704747]: Dịch mã là quá trình
A, tổng hợp protein.
B, tổng hợp amino acid.
C, tổng hợp DNA.
D, tổng hợp RNA.
Dịch mã là quá trình tổng hợp protein dựa trên thông tin mã hóa được mang bởi mRNA (RNA thông tin). Đáp án: A
Câu 2 [704748]: Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
A, cấu trúc NST.
B, đột biến gene.
C, đa bội.
D, lệch bội.
Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào gây ra đột biến lệch bội. Đáp án: D
Câu 3 [704749]: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?
A, Tinh bột.
B, Protein.
C, Sacarose.
D, ATP.
Tinh bột không hòa tan nên không được vận chuyển mà được tổng hợp tại các tế bào.
Protein cũng được tổng hợp tại các tế bào từ nguồn amino acid.
ATP dùng để cung cấp năng lượng cho các tế bào không vận chuyển theo mạch rây. Đáp án: C
Câu 4 [704750]: Các hợp chất nào là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp
A, H2O, ADP, NADPH.
B, ATP, NADPH, O2.
C, H2O, ADP, NADP, và O2.
D, H2O, ADP, NADP.
Pha sáng quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học dạng ATP và NADPH.
Các hợp chất là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp: H2O, ADP, NADP. Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Bằng chứng chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc là mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là DNA, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như đường phân,…
Câu 5 [704751]: Bộ ba mở đầu trên phân tử mRNA ở hầu hết các loài sinh vật là AUG. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ
A, nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
B, mã di truyền có tính thoái hoá.
C, mã di truyền có tính đặc hiệu.
D, thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau.
Bộ ba mở đầu trên phân tử mRNA ở hầu hết các loài sinh vật là AUG (Methionine ở sinh vật nhân thực và mã hóa formylmethyonine ở sinh vật nhân sơ).
Đây là một trong những bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung thống nhất của sinh giới. Đáp án: A
Câu 6 [704752]: Những loài động vật có các cơ quan tương đồng thì
A, không liên quan đến nhau về mặt nguồn gốc.
B, có khả năng là đã tiến hóa từ cùng một loài tổ tiên.
C, do có các đột biến ngẫu nhiên trong quá khứ giống nhau.
D, có sự đa dạng di truyền phong phú.
Các cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc phôi thai, nhưng có thể thực hiện các chức năng khác nhau ở các loài.
A: Sai, vì các cơ quan tương đồng liên quan đến nhau về nguồn gốc.
C: Sai, vì các cơ quan tương đồng không phải do đột biến giống nhau mà do sự kế thừa từ tổ tiên chung.
D: Sai, vì cơ quan tương đồng không liên quan trực tiếp đến sự đa dạng di truyền mà liên quan đến nguồn gốc chung. Đáp án: B
Câu 7 [704753]: Sự giống nhau trong cấu trúc xương chi trước của các loài thú là bằng chứng tiến hoá về
A, cơ quan tương tự.
B, cơ quan tương đồng.
C, cơ quan thoái hoá.
D, cơ quan cùng chức phận.
Sự giống nhau trong cấu trúc xương chi trước của các loài thú (như tay người, cánh dơi, vây cá voi, chân ngựa) phản ánh sự giống nhau về mặt nguồn gốc. Đây là cơ quan tương đồng, tức các cơ quan có cùng cấu trúc cơ bản và nguồn gốc phôi thai, nhưng chức năng có thể khác nhau do thích nghi với môi trường sống. Đáp án: B
Câu 8 [704754]: Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống, chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ
A, giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
B, giai đoạn tiến hoá hoá học.
C, giai đoạn tiến hoá sinh học.
D, khi hình thành cơ thể sống đầu tiên được.
Chọn lọc tự nhiên phát huy từ khi sự sống xuất hiện trên Trái Đất, chọn lọc những đại phân tử, mầm mống của sự sống là nucleic acid và protein. Đáp án: B
Câu 9 [704755]: Người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định, allele trội tương ứng quy định da bình thường. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, allele trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.13 –III.14 trong phả hệ sinh một đứa con trai IV.16. Xác suất để đứa con này chỉ mắc một trong hai bệnh này
A,
B,
C,
D,
Quy ước gene:
A,B: bình thường; a – bị bệnh bạch tạng; b – bị mù màu.
Xét bên người vợ:
Mẹ vợ bị bạch tạng → Vợ có kiểu gene Aa.
Anh vợ bị mù màu (XaY) → Mẹ vợ có kiểu gene XAXa → Vợ có kiểu gene: XAXA: XAXa.
Xét bên người chồng:
Người số 9 có bố bị bạch tạng nên có kiểu gene Aa.
Người số 10 có em gái bị bạch tạng → bố mẹ 5-6 có kiểu gene Aa × Aa → Người số 10 có kiểu gene:
1AA:2Aa
Cặp vợ chồng 9 – 10: Aa × (1AA:2Aa) ↔ (1A:1a)(2A:1a) → Người 14 có kiểu gene: 2AA:3Aa.
- Người 14 không bị mù màu nên có kiểu gene XBY.
Cặp vợ chồng 13 × 14: Aa(XBXB: XBXb) × (2AA:3Aa)XBY ↔ (1A:1a)(3XB:1Xb) × (7A:3a)(XB:Y).
XS người 16 : bị bạch tạng là ; không bị bạch tạng là
XS người 16 bị mù màu là ; không bị mù màu là
XS người 16 mắc 1 trong 2 bệnh là: . Đáp án: B
Câu 10 [705539]: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh do:
A, Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.
B, Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
C, Quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái.
D, Lai xa và đa bội hóa.
A Sai. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng không phải là nguyên nhân làm cho quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh.
B Sai. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C Sai. Quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái là quá trình mà hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Quá trình này đòi hỏi thời gian dài.
D Đúng. Những con đường hình thành loài địa lí hay sinh thái diễn ra một cách chậm chạp, qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên, có những trường hợp hình thành loài diễn ra nhanh chóng, liên quan đến những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST. Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Nitrogen từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitrogen phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.
Câu 11 [705540]: “ Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến một phần chu trình vật chất nào sau đây?
A, Chu trình oxygen.
B, Chu trình nitrogen.
C, Chu trình nước.
D, Chu trình phosphor.
Câu ca dao nói về hiện tượng "tiếng sấm" đầu mùa, thường xuất hiện vào mùa mưa. Sấm chớp tạo ra năng lượng lớn, giúp khí Nitơ (N2) trong không khí kết hợp với Oxy tạo thành các hợp chất nitơ như nitrat (NO3⁻), amoniac (NH3),... Những hợp chất này theo mưa rơi xuống đất, làm tăng hàm lượng nitơ trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng như lúa phát triển mạnh. Đáp án: B
Câu 12 [705541]: Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A, Nitrogen từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitrogen phân tử.
B, Carbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng carbon dioxide.
C, Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
D, Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
Có 3 phát biểu đúng, đó là B, C và D.
A sai vì nitrogen từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni hoặc muối nitrat . Nitrogen phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được. Đáp án: C
Câu 13 [705542]: Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là
A, từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gene khác nhau.
B, từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gene trong quần thể.
C, từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gene.
D, từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đa hình về kiểu gene và kiểu hình.
Tế bào xoma ở thực vật có tính toàn năng, có thể từ một tế bào sau quá trình nuôi cấy tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.
Như vậy từ một cơ thể thực vật ban đầu → tách thành các tế bào → nuôi cấy trên môi trường thích hợp. Các tế bào này có cùng kiểu gene ( vì từ một cơ thể) → sẽ tạo thành 1 quần thể thống nhất vê kiểu gene. Đáp án: C
Câu 14 [705543]: Cho biết bệnh bạch tạng do allele lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định di truyền theo quy luật di truyền của Menden; bệnh máu khó đông do allele lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này. Bên phía người vợ có ông ngoại bị bệnh máu khó đông, có mẹ bị bạch tạng; phía bên chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong hai họ đều không bị bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh hai con. Xác suất để hai đứa con của họ mắc cả hai bệnh là
A,
B,
C,
D,
Xét bên phía người chồng:
+ Mẹ người chồng bị bệnh bạch tạng (aa) và người chồng có kiểu hình bình thường → Người chồng có kiểu gene AaXMY.
Xét bên phía người vợ:
+ Xét bệnh bạch tạng: Mẹ người vợ bị bạch tạng (aa) và người vợ có kiểu hình bình thường → Người vợ có kiểu gene Aa.
+ Xét bệnh máu khó đông: Ông ngoại bị máu khó đông(XmY) → Mẹ người vợ có kiểu gene XMXm. Bố của người vợ mang kiểu gene XMY.
→ Người vợ có tỉ lệ kiểu gene là: 50%AaXMXM : 50%AaXMXm.
Xét phép lai có thể sinh ra 2 con mắc cả hai bệnh trên: 50%AaXMXm AaXMY.
→ Xác suất để hai đứa con của họ mắc cả hai bệnh trên là: Đáp án: B
Câu 15 [705544]: Trong số các sinh vật chuyển gene dưới đây, nhóm sinh vật nào được sử dụng như một công cụ để tạo ra chế phẩm có khả năng chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người?
A, Các chủng E.coli có khả năng sản xuất ra Insulin.
B, Giống bò chuyển gene có khả năng sản xuất r-protein.
C, Các chủng E.coli có khả năng sản xuất ra Somatostatin.
D, Cừu chuyển gene có khả năng sản xuất protein huyết thanh của người.
SV được sử dụng là công cụ ể tạo ra chế phẩm có khả năng chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người là sinh vật cho phép sự biểu hiện các sản phẩm gene của người trong tế bào đó. Sinh vật chuyên để cho tổng hợp sản phẩm gene người là bò có khả năng sx r – Protein.
Đáp án đúng: B Đáp án: B
Câu 16 [705545]: Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng:
A, 32.
B, 64.
C, 124.
D, 16.
Một tế bào sinh dục cái (2n = 24) nhân đôi 5 lần tạo ra số lượng tế bào con là 25 = 32 tế bào con.
Tế bào sinh dục cái bước vào giảm phân, mỗi tế bào tạo ra 1 trứng có kích thước lớn và 3 thể định hướng.
Số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giúp các cá thể tận dụng nguồn sống và giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Sự phân tầng của các loài thực vật do nhu cầu ánh sáng khác nhau của chúng, sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
Câu 17 [705546]: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A, tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B, giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C, giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Trong quần xã sự phân bố các cá thể: sự phân tầng theo phương thẳng đứng; sự phân bố theo phương nằm ngang. Đáp án: C
Câu 18 [705547]: Đặc trưng không có ở quần xã là
A, độ đa dạng.
B, loài đặc trưng và loài ưu thế.
C, tỷ lệ giới tính.
D, sự phân tầng.
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật các loài khác nhau. Quần xã có các đặc trưng như: đặc trưng về thành phần loài (độ da dạng; các loài đặc trưng và loài ưu thế) và đặc trưng về sự phân tầng (phân tầng thẳng đứng và phân tầng nằm ngang).
Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
C.Tỷ lệ giới tính không phải đặc trưng của quần xã mà là đặc trưng của quần thể. Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705548]: Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, các gene phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến.
a) Đúng. Vì: Kiểu gene aaBb lai phân tích thì đời con có 1aaBb và 1aabb → 1 cây thấp, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng.
b) Đúng. Vì: Cây thân cao, hoa trắng có kí hiệu kiểu gene là A-bb. Khi cây A-bb tự thụ phấn, sinh ra đời con có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ cây A-bb có kiểu gene Aabb → Cây Aabb tự thụ phấn thì đời con có 3 loại kiểu gene.
c) Sai. Vì: Cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gene A-B-. Cây này tự thụ phấn mà đời con có kiểu hình cây thấp, hoa trắng (aabb) thì chứng tỏ cây A-B- có kiểu gene AaBb → Đời con có 9 loại kiểu gene.
d) Đúng. Vì: Nếu cây thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gene là aaBb thì đời con sẽ có 3 loại kiểu gene.
Câu 20 [705549]: Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ canh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối Salvelinus malmaS.leucomaenis đã được thực hiện. Hai loài cá này phần lớn phân bố tách biệt theo nhiệt độ cao. Chọn ba nhóm cá thể gồm nhóm cá thể phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis và các cá thể cùng khu phân bố của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ (6oC) và nhiệt độ cao (12oC). Biết rằng trên thực tế thường gặp các quần thể của S.malma ở vùng có nhiệt độ thấp (6oC) và quần thể S.leucomaenis ở vùng có nhiệt độ cao hơn (12oC).

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên?
a) Đúng. Vì: Khi phân bố tách biệt thì loài S.malma có tỷ lệ sống sót cao hơn cả ở môi trường nhiệt độ cao hay thấp.
b) Đúng. Vì: Trên dòng suối, nước chảy từ trên xuống dưới nhiệt độ giảm dần.
c) Sai. Vì: Nhìn vào 2 sơ đồ cùng phân bố ở môi trường nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao ta thấy ở mỗi môi trường có một loài chiếm ưu thế. Điều đó chứng tỏ các loài canh tranh nhau là do nhiệt độ.
d) Sai. Vì: Trong môi trường nhiệt độ cao, loài S.leucomaenis có khả năng thích ứng với nhiệt độ cao hơn loài S.malma.
Câu 21 [705550]: Glicoprotein CD137R là thụ thể biểu hiện mạnh trên bề mặt tế bào T hoạt động. CD137L là ligand hoạt hóa CD137R và thông thường chỉ được biểu hiện lượng lớn ở các tế bào trình diện kháng nguyên. Tín hiệu 2 chiều của tương tác giữa CD137R và CD137L làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu (hình dưới). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các con đường truyền tín hiệu thông qua tương tác CD137R/CD137L với một số bệnh ở người bao gồm cả các bệnh chuyển hóa.
a) Sai. Vì: Ức chế tín hiệu hai chiều CD137R/CD137L làm giảm hoạt động miễn dịch.
b) Đúng. Vì: Ức chế tín hiệu hai chiều CD137R/CD137L làm giảm hoạt động miễn dịch → Làm giảm mức độ loại thải mô ghép.
c) Sai. Vì: Giảm hoạt động miễn dịch làm giảm hoạt động của các tế bào giết tự nhiên và tế bào T độc → Làm tăng sự phát triển của các tế bào khối.
d) Đúng. Vì: Đây là các tế bào trình diện kháng nguyên.
Câu 22 [705551]: Để phân tích bản đồ giới hạn của một phân tử DNA, người ta đã tiến hành phản ứng cắt với từng enzyme riêng rẽ và mỗi cặp kết hợp. Sau phản ứng, sản phẩm cắt được phân tích trên điện di agarose. Kết quả điện di được biểu diễn ở hình bên dưới. Trong hình, mẫu P0 là mẫu đối chứng (chưa bị cắt bởi enzyme); mẫu E được cắt bởi enzyme EcoRI; mẫu B được cắt bởi enzyme BamHI; mẫu X được cắt bởi enzyme XhoI; mẫu E+X và mẫu B+X là các mẫu được cắt đồng thời bởi từng cặp enzyme trong một đệm đồng nhất; mẫu M là thang chuẩn kích thước 1,0 kb.
a) Sai. Vì: Dựa vào mẫu E + X suy ra vị trí cắt giới hạn của EcoRI cách vị trí cắt giới hạn của XhoI 2,0 kb.
b) Đúng. Vì: Dựa vào mẫu B + X suy ra 2 vị trí cắt giới hạn của BamHI cách vị trí cắt giới hạn của XhoI lần lượt là 4,5 kb và 1,5 kb.

Vị trí cắt giới hạn của EcoRI có thể nằm ở vị trí (1) hoặc (2)
c) Đúng. Vì: Nếu ở vị trí (1) khi thực hiện phản ứng cắt thu được các đoạn có độ dài: 2,5 kb; 1,0 kb và 3,5 kb.
d) Sai. Vì: Nếu ở vị trí (2) khi thực hiện phản ứng cắt thu được các đoạn có độ dài: 0,5 kb; 0,5 kb và 6 kb.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705552]: Nói về thông tin tương ứng giữa cột A và cột B.

Hãy viết liền nhau bốn số ở cột A để lần lượt tương ứng với nội dung ở cột B theo trình tự abcd.
Nhóm liên kết: Các gene trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
Hoán vị gene: Sự trao đổi các allele tương ứng trên hai chromatid không chị em của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Liên kết gene: Xu hướng di truyền cùng nhau của các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
Giao tử liên kết: Các giao tử mang nhiễm sắc thể không có sự trao đổi các đoạn tương đồng giữa hai chromatid không chị em của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
Câu 24 [705553]: Một loài động vật có kiểu gene AABbDdeeHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân, tạo ra loại tinh trùng mang ít nhất 3 allele trội chiếm có bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Vì loại tinh trùng chứa ít nhất 3 allele trội thì chỉ chứa 3 allele trội hoặc 4 allele trội .
Câu 25 [705554]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gene A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gene có cả hai gene trội A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gene còn lại quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele A và B lần lượt là 0,4 và 0,5. Theo lí thuyết, Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ trong quần thể, xác suất thu được cây thuần chủng là có bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
* Quy ước: A-B-: hoa đỏ A-bb + aaB- + aabb: hoa trắng
Quần thể có tần số A = 0,4 → Tần số allele a = 1 – 0,4 = 0,6.
Quần thể có tần số B = 0,5 → Tần số allele b = 1 – 0,5 = 0,5.
Quần thể cân bằng có cấu trúc: (0,42AA : 2.0,4.0,6Aa : 0,62aa)(0,52BB : 2.0,5.0,5Bb : 0,52bb) hay (0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa)(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb) → .
Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là
Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gene
Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là
Câu 26 [705555]: Đem lai cặp bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gene AaBbDd. Biết một gene quy định một tính trạng. Xác suất thu đời con mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Đem lai cây bố mẹ dị hợp 3 cặp gene AaBbDd. xác suất đời con thu được 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn:
Câu 27 [705556]: Ở một hệ sinh thái trên cạn, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu kích thước quần thể của một loài A có tuổi đời nhiều năm, các nhà khoa học đã tiến hành bẫy và thu mẫu hai lần. Ở lần thứ nhất, họ bẫy được 100 con ở mỗi môi trường. Sau khi được đánh bắt chúng bị đánh dấu và thả lại môi trường sống của chúng. Một năm sau, người ta tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên lần thứ hai. Lần này trong 150 con đánh bắt có 30 con bị đánh dấu. Giả thuyết tỉ lệ sinh sản của quần thể là 13%, tỉ lệ tử vong của quần thể là 8%. Kích thước quần thể ở lần đầu đánh bắt là bao nhiêu cá thể? (Tính làm tròn đến số nguyên).
Gọi x là kích thước quần thể loài A ban đầu.
Số cá thể có đánh dấu còn sống sau một năm: 100 – 8%x100 = 92 cá thể.
Ta có: cá thể.
Câu 28 [705557]: Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì có các điều kiện sau:
(1) Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.
(2) Các cá thể chim này phải cùng một loài.
(3) Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.
(4) Không có khả năng giao phối với nhau.
Cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện trên để 1200 cá thể chim trở thành một quần thể?
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành quần thể thì cần có các điều kiện:
+ Cùng sinh sống trong một khoảng thời gian dài.
+ Cùng sống trong một môi trường vào một thời điểm xác định.
+ Có khả năng giao phối để sinh con hữu thụ.
Không có khả năng giao phối là sai, nên chỉ cần 3 điều kiện trên là chúng có thể trở thành quần thể.