PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [702744]: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất.
A, Tổng hợp chuỗi polypeptide.
B, Tổng hợp phân tử RNA.
C, Nhân đôi DNA.
D, Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Sinh vật tổng hợp prôtêin chỉ diễn ra ở tế bào chất. Đáp án: A
Câu 2 [702745]: Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân và không xảy ra ở nguyên phân?
A, Nhân đôi.
B, Co xoắn.
C, Tháo xoắn.
D, Tiếp hợp và trao đổi chéo.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Hiện tượng chỉ xảy ra trong giảm phân đó là tiếp hợp và trao đổi chéo. Đáp án: D
Câu 3 [702746]: Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A, Tế bào mạch gỗ ở rễ.
B, Tế bào mạch rây ở rễ.
C, Tế bào nội bì.
D, Tế bào biểu bì.
Đáp án: D
Hướng dẫn:
Lông hút của rễ là phần rễ tiếp xúc với đất, nước để hút nước và muối khoáng. Chúng do tế bào biểu bì rễ phát triển thành. Đáp án: D
Câu 4 [702747]: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được đến trung tâm phản ứng sáng?
A, Diệp lục a và diệp lục b.
B, Diệp lục a và carôten.
C, Xantôphyl và diệp lục a.
D, Diệp lục b và carôtenoit.
Đáp án : D

Hướng dẫn :

Nhóm sắc tố tham gia quá trình hấp thụ và truyền ánh sáng đến trung tâm phản ứng là diệp lục b và carôtenoit (trong đó có caroten và xantophyl). Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gene và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gene dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 5 [702748]: Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A, đa hình về kiểu gene và kiểu hình.
B, có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gene dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
C, là hệ gene kín, không trao đổi gene với các loài khác.
D, có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài.
Đáp án: D

Đáp án D

AB: Mặc dù mô tả đúng một số đặc điểm của quần thể, nhưng không trực tiếp giải thích tại sao quần thể giao phối lại là đơn vị sinh sản và tồn tại của loài.

C: Sai vì quần thể không phải là hệ gene hoàn toàn kín, vẫn có thể xảy ra một mức độ trao đổi gene với các quần thể khác trong loài (dù bị hạn chế).

Đáp án: D
Câu 6 [702749]: Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gene của quần thể giao phối là:
A, đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể.
B, Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi.
C, Giúp giải thích sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
D, Giải thích vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Nếu quần thể không có vốn gene đa hình thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt, không có tiềm năng thích ứng. Tính đa hình về kiểu gene của quần thể giải thích được vì sao khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc và vì sao phải biết sử dụng liều thuốc thích hợp.
→ Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gene của quần thể giao phối là: Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi Đáp án: B
Câu 7 [702750]: Ở chi trước của loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trên xuống dưới là
A, Xương ngón, xương bàn, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh.
B, Xương cánh, xương cẳng, các xương cổ, xương bàn và xương ngón.
C, Xương cẳng, xương cánh, các xương cổ, xương bàn và xương ngón.
D, Xương bàn, xương ngón, các xương cổ, xương cẳng và xương cánh.
Ở chi trước của loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trên xuống dưới là xương cánh, xương cẳng, các xương cổ, xương bàn và xương ngón. Đáp án: B
Câu 8 [702751]: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các allele thuộc một gene của cả hai quần thể là:
A, đột biến.
B, biến động di truyền.
C, di nhập gene.
D, chọn lọc tự nhiên.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các allele thuộc một gene của cả hai quần thể chính là di nhập gene.
Các quần thể thường có sự cách ly tương đối với nhau.
Di nhập gene là hiện tượng phát tán ở thực vật hay di cư ở động vật. Quẩn thể có số lượng cá thể nhập cư sẽ làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể di cư sẽ bị giảm đa dạng di truyền. Cả hai quần thể đều có sự thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene. Đáp án: C
Câu 9 [702752]: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định.

Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong số những người đã xác định rõ kiểu gene, thì có bao nhiêu người mang kiểu gene dị hợp?
A, 5.
B, 7.
C, 6.
D, 4.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Ta thấy bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, người con gái II.5 bị bệnh nhưng bố không bị bệnh => Bệnh do gene nằm trên NST thường quy định.
Bố mẹ không bị bệnh sinh ra con bị bệnh nên bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước kiểu gene: A – bình thường, a – bị bệnh.
Cặp vợ chồng I.1 và I.2 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gene dị hợp tử là Aa. Người con II.7 và II.8 được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gene AA hoặc Aa.
Cặp vợ chồng I.3 và I.4 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gene dị hợp tử là Aa. Người con 9, 10, 11 được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gene AA hoặc Aa.
Tuy nhiên cặp vợ chồng I.8 và I.9 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gene dị hợp tử là Aa.
Những người bị bệnh chắc chắn có kiểu gene là aa.
Vậy chỉ có 3 người là người 7, 10, 11 là chưa biết kiểu gene.
Cặp vợ chồng I.8 và I.9 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gene dị hợp tử là Aa. Người con II.15 được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gene AA : Aa.
Người chồng III.16 bị bệnh nên có kiểu gene aa.
Người 1, 2, 3, 4, 8, 9 đều không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên có kiểu gene là Aa.
Có 6 người có cùng kiểu gene. Đáp án: C
Câu 10 [702753]: Một cơ thể dị hợp 2 cặp gene, khi giảm phân tạo giao tử BD = 5%, kiểu gene của cơ thể và tần số hoán vị gene là
A, ; f = 20%.
B, ; f = 10%.
C, ; f = 20%.
D, ; f = 10%.
Hướng dẫn: B
Giao tử hoán vị có tần số < 25%
→ BD là giao tử hoán vị => Dị hợp chéo
→ Tần số hoán vị gene = 5%.2 = 10% Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Chồn Ecmine (Mustela erminea) là một loài động vật thuộc họ chồn bản địa Âu Á và Bắc Mỹ. Phạm vi phân bố của chồn đã mở rộng kể từ cuối thế kỷ XIX bao gồm New Zealand – Là nơi loài này gây ra sự suy giảm các quần thể chim bản địa. Loài chồn này có bộ lông màu hạt dẻ hay màu trắng tùy thuộc vào từng mùa.
Câu 11 [702754]: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A, Sự thay đổi màu lông ở loài này nhiều khả năng là một đặc điểm thích nghi với sự chêch lệch nhiệt độ môi trường theo từng mùa.
B, Nếu tồn tại một gene X mã hóa sắc tố lông ở Ecmine, nhiều khả năng gene này sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ thấp.
C, Cuối thế kỷ XIX ở New Zealand quần xã nơi loài chồn Ecmine sinh sống thì loài chồn Ecmine là bản địa.
D, Sự thay đổi màu lông ở loài này là một ví dụ về cùng một kiểu gene nhưng trong điều kiện môi trường khác nhau có thể cho ra những kiểu hình khác nhau.
Đáp án: C
Giải thích:

A. Đúng. Vì việc thay đổi màu lông giúp chồn Ecmine ngụy trang tốt hơn trong các môi trường khác nhau: lông trắng vào mùa đông để hòa lẫn với tuyết và lông màu hạt dẻ vào mùa hè để phù hợp với môi trường không có tuyết. Đây là một đặc điểm thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và điều kiện môi trường theo mùa.
B. Đúng. Vì ở nhiệt độ thấp, gene mã hóa sắc tố lông có thể bị ức chế hoặc bất hoạt, dẫn đến việc chồn Ecmine mọc lông trắng thay vì lông màu hạt dẻ. Đây là một cơ chế sinh học giúp chúng thích nghi với môi trường lạnh.
C. Sai. Vì: Chồn Ecmine (Mustela erminea) là một loài động vật thuộc họ chồn bản địa Âu Á và Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ XIX thì loài chồn này phát tán đến New Zealand nên loài chồn Ecmine là loài ngoại lai chứ không phải loài bản địa.
D. Đúng. Đáp án: C
Câu 12 [702755]: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A, Chồn Ecmine có khả năng thay đổi màu sắc lông kể từ khi mở rộng khu phân bố.
B, Khả năng thay đổi màu lông của chồn Ecmine tùy vào thời điểm trong năm có thể xem là một ví dụ về thường biến.
C, Màu lông của chồn Ecmine do gene dễ bị đột biến dưới tác dụng của nhiệt độ nên khi nhiệt độ thay đổi theo mùa làm gene bị đột biến dẫn đến màu lông bị thay đổi.
D, Cuối thế kỷ XIX ở New Zealand quần xã nơi loài chồn Ecmine sinh sống thì loài chồn Ecmine là loài ngẫu nhiên.
Đáp án: B
Giải thích:

A. Sai. Vì khả năng thay đổi màu lông theo mùa đã tồn tại ở chồn Ecmine trước khi chúng mở rộng khu phân bố. Đây không phải là đặc điểm mới xuất hiện sau khi chúng được du nhập vào New Zealand.
B. Đúng. Vì sự thay đổi màu lông theo mùa ở chồn Ecmine là một hiện tượng thường biến, tức là biến đổi hình thái do ảnh hưởng của môi trường mà không liên quan đến sự thay đổi trong cấu trúc gene.
C. Sai. Vì: Sự thay đổi màu lông là thường biến chứ không liên quan đến biến đổi của kiểu gene.
D. Sai. Vì: Cuối thế kỷ XIX ở New Zealand quần xã nơi loài chồn Ecmine sinh sống thì loài chồn Ecmine là loài chủ chốt chứ không phải loài ngẫu nhiên. Đáp án: B
Câu 13 [702756]: Đặc điểm nổi bật của phương pháp dung hợp 2 tế bào trần so với lai xa:
A, tránh được hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa
B, tạo được dòng thuần nhanh nhất
C, tạo được giống mới mang những đặc điểm mới không có ở bố mẹ
D, tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài bố mẹ.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

- Dung hợp tế bào trần: Là sự hợp nhất các tế bào soma không có thành tế bào của các cá thể hoặc các loài khác nhau, sau đó tái sinh các cây lai từ các TB đã dung hợp → Tạo cây lai hữu thụ
Còn lai xa: Là lai giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau hoặc thuộc các chi, họ khác nhau. → Thường tạo con lai bất thụ, vì thế lai xa thường kèm theo đa bội hoá. Đáp án: A
Câu 14 [702785]: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do allele a nằm trên NST thường quy định, allele A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen allele m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, allele M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
A, 43,66%.
B, 98%.
C, 41,7%.
D, 25%.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Bệnh câm điếc bẩm sinh gen A trên NST thường
bệnh mù màu do gen m trên NST X không có gene trên Y
P vợ chồng bình thường
Xét nhà vợ: có em gái bị câm điếc aa => Kiểu gene của bố mẹ vợ Aa x Aa
=> Vậy kiểu gene của vợ: AA: Aa
Anh trai mù màu XmY => Mẹ của vợ có kiểu gene XMXm, bố vợ kiểu gen XMY (vì bố vợ bình thường)
=> Kiểu gene của vợ về cặp mù màu này theo tỉ lệ: XMXM : XMXm
Xét nhà chồng mẹ bị câm điếc aa => Kiểu gen của chồng Aa
KG của chồng về mù màu XMY
Xét từng cặp tính trạng:
Câm điếc: (AA: Aa) x Aa => A- (bình thường) : aa (câm điếc).
Mù màu: (XMXM : XMXm) x XMY => Sinh con gái 100% bình thường.
Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con gái không mắc bệnh trên: = 41,7%. Đáp án: C
Câu 15 [702786]: Khi nghiên cứu di truyền học người bằng phương pháp phả hệ, người ta phát hiện bệnh máu khó đông và bệnh mù màu. Các bệnh này có nguyên nhân do
A, gene lặn liên kết với giới tính.
B, đột biến gene trội
C, đột biến nhiễm sắc thể.
D, đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thường.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp nghiên cưú sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người trong 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
Nhằm xác định :
- Gene quy định tính trạng là trội hay lặn.
- Do một hay nhiều gene chi phối.
- Có di truyền liên kết với giới tính không
Qua phương pháp phả hệ, người ta xác định được :
+ Da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài là những tính trạng trội
+ Da trắng, tóc thắng, môi mỏng, lông mi ngắn là những tính trạng lặn
+ Tật xương chi ngắn, 6 ngón tay,ngón tay ngắn : Di truyền theo đột biến gene trội
+ Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh di truyền theo đột biến gene lặn
+ Mù màu, máu khó đông : Do gene lặn trên NST giới tính X quy định
+ Tật dính ngón tay, có túm lông trên vành tay: Do gene trên NST Y quy định Đáp án: A
Câu 16 [702787]: Khi nói về hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai?
A, Nếu xảy ra đột biến ở giữa gene cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gene này quy định bị bất hoạt.
B, Nếu xảy ra đột biến ở gene điều hòa R làm cho gene này không được phiên mã thì các gene cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
C, Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gene cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
D, Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotide ở giữa gene điều hòa R thì có thể làm cho các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactose.
Đáp án B
Hướng dẫn:

- Các gene Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gene điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gene cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gene Z hoặc gene Y hoặc gene A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mRNA ở gene bị đột biến mà không liên quan đến gene khác. Khi gene bị đột biến thì cấu trúc của protein do gene đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gene điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gene Z, Y, A. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sự gia tăng nồng độ (mật độ) CO2 trong khí quyển đã bắt đầu được con người quan tâm và nghiên cứu từ thế kỉ trước. Các nhà khoa học cũng đã thiết lập công cụ biểu diễn sự biến đổi của mật độ CO2 qua đồ thị ở hình bên dưới:
Câu 17 [702788]: Nhận xét nào sau đây đúng?
A, Trong khoảng hơn 100 năm, mật độ CO2 trong quyển tăng lên cao gấp 4 lần so với trước đó, chủ yếu là do hoạt động của con người.
B, Nếu không dừng phát thải CO2 như đồ thị, thì đến năm 2300, mật độ CO2 trong không khí được dự đoán ở mức hơn 320ppm đến dưới 360ppm.
C, Sự gia tăng mật độ CO2 trong khí quyển sẽ khiến nhiều vùng đất trù phú hiện tại sẽ trở thành đáy biển trong tương lai.
D, Mật độ CO2 nếu dừng phát thải năm 2040 thì sẽ gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn vào năm 2300.
Đáp án: C
Giải thích:

A. Sai. Vì biểu đồ không cho thấy sự tăng cao gấp 4 lần trong vòng 100 năm. Mật độ CO2 tăng từ khoảng 300ppm lên hơn 400ppm, tức là tăng khoảng 30%, không phải 4 lần.
B. Sai. Vì dựa trên đồ thị, nếu ngừng phát thải từ năm 2021 hoặc 2040, nồng độ CO2 sẽ giảm xuống mức giữa 320ppm và dưới 360ppm vào khoảng năm 2300. Theo đề nếu không dừng phát thải thì không có cơ sở nào để khẳng định điều này.
C. Đúng. Vì sự gia tăng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và làm tăng mực nước biển, điều này có thể khiến nhiều vùng đất hiện tại bị ngập dưới nước.
D. Sai. Vì khi dừng phát thải, mật độ CO2 giảm sẽ giảm hiệu ứng nhà kính. Đáp án: C
Câu 18 [702789]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Lượng CO2 cao tạo ra hiệu ứng nhà kính gây nóng lên toàn cầu.
B, Sự phát thải CO2 càng tăng thì hậu quả do biển đổi khí hậu càng được giảm xuống.
C, Biểu đồ cho thấy việc ngừng phát thải CO2 sớm hơn (năm 2021) sẽ làm giảm chậm hơn mức CO2 so với việc ngừng phát thải muộn hơn (năm 2040).
D, Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao không làm giảm diện tích đất liền của Việt Nam không bị giảm đi trong tương lai.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

A. Đúng. Vì nồng độ CO2 tăng cao trong khí quyển sẽ cản trở khúc xạ ánh sáng. Làm cho quang năng biến đổi thành nhiệt năng nên nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên. Sự cắt giảm lượng phát thải CO2 là cần thiết.
B. Sai. Vì: Sự phát thải CO2 càng tăng thì hậu quả do biển đổi khí hậu càng lớn. Do biến đổi khí hậu càng khó lượng.
C. Sai. Vì: Biểu đồ cho thấy việc ngừng phát thải CO2 sớm hơn (năm 2021) sẽ làm giảm nhanh hơn mức CO2 so với việc ngừng phát thải muộn hơn (năm 2040).
D. Sai: Vì: Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao gây nên hiệu ứng nhà kính dẫn đến trái đất ấm lên. Vì vậy nước biển dâng sẽ làm giảm diện tích đất liền của Việt Nam trong tương lai. Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trtong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [702790]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gene có cả hai loại allele trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, khi chỉ có một loại allele trội A thì cho kiểu hình hoa vàng, khi chỉ có allele trội B thì cho kiểu hình hoa hồng, khi có hoàn toàn allele lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Để xác định được kiểu gene của một cây đỏ T thuộc loài này có các phương pháp sau:
a) Sai. Vì: Cây A-B- giao phấn với cây AAbb thì không thể xác định được cặp gene AA hay Aa của cây T.
b) Đúng. Vì: Khi giao phấn với cây AaBb thì sẽ biết được kiểu gene của cây T.
c) Sai. Vì: Khi giao phấn với cây AABb hoặc AaBB thì ở cặp gene đồng hợp không thể xác định được kiểu gene của cây T.
d) Sai. Vì: Khi giao phấn với cây aaBB thì cũng không xác định được kiểu gene của cây T về cặp gene BB hay Bb.
Câu 20 [702791]: Một lưới thức gồm có 10 loài sinh vật được mô tả như hình vẽ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
a) Đúng.
b) Đúng. Vì: Loài A là loài đứng cuối cùng trong lưới thức ăn nên có sinh khối nhỏ nhất.
c) Đúng. Vì: Nếu loại bỏ loài A, chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn do mất hết các chuỗi đi từ loài H đến A.
d) Đúng. Vì: Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ, loài E có thể là sinh vật ăn mùn bã (giun đất).
Câu 21 [702792]: Bốn mẫu máu dưới đây được lấy từ những trẻ sơ sinh khác nhau, mỗi trẻ có một vấn đề về miễn dịch. Bảng dưới đây biểu thị kết quả của các chỉ số sinh lí trong bốn mẫu máu được lấy từ những trẻ sơ sinh khác nhau, mỗi trẻ có một vấn đề về miễn dịch. Giá trị “Tăng” và “Giảm” được mô tả trong bảng là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị “Bình thường” (BT) được tham chiếu ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
a) Đúng. Vì: Số lượng tế bào CD4+ giảm. Tải lượng vius trong máu nhiều nên cơ thể vẫn đáp ứng làm tăng số lượng CD8+ và tương bào sản xuất kháng thể IgG
b) Sai. Vì: Sự suy giảm các tế bào lympho và kháng thể IgG. Còn các tế bào bạch cầu trung tính vẫn bình thường. Nên mẫu 4 có khả năng cao bị suy giảm tế bào gốc dòng lympho.
c) Sai. Vì: Mẫu 1 khả năng cao bị não úng thùy do nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma gondii
Do tăng số lượng tế bào CD4+ và lượng kháng thể IgG và Ig E (kháng thể đặc hiệu tấn công kí sinh trùng).
d) Đúng. Vì: Giảm dòng bạch cầu hạt trung tính, chủ yếu liên quan đến vi khuẩn.
Câu 22 [702793]: Một gene tiền ung thư (proto-oncogene) có thể chuyển thành gene ung thư (oncogene) khi gene đó không có sự thay đổi về trình tự nucleotide. Sở dĩ như vậy có thể do.
a) Sai. Đột biến phải làm tăng cường độ biểu hình của gene thì phải là đột biến lặp đoạn dẫn tới lặp gene.
b) Đúng. Vì: - Đột biến ở vùng promotor hoặc trình tự tăng cường: tăng mức độ biểu hiện gene.
c) Đúng. Vì: Chuyển đoạn: đưa gene tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi promoter hoạt động mạnh ➔ tăng mức độ biểu hiện của gene.
d) Sai. Vì: Mất đoạn hoặc đột biến mất chức năng liên quan đến trình tự điều hoà âm tính các gene ung thư: có thể hoạt hoá các gene tiền ung thư thành các gene ung thư.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [702794]: Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong Nitrogen sạch, rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị bên.

Từ kết quả thí nghiệm trên có các sự kiện được đưa ra:
1. Giai đoạn đầu hô hấp hiếu khí (do còn một ít oxi hòa tan trong gian bào) → lượng CO2 ít. Giai đoạn sau chỉ xảy ra lên men tạo ra acid lactic → không tạo ra CO2.
2. Sau đó quá trình hô hấp hiếu khí bình thường → lượng CO2 ổn định trở lại.
3. Quá trình hô hấp hiếu khí bình thường → Lượng CO2 thoát ra ổn định.
4. Giai đoạn đầu, các mô có oxi sẽ đẩy mạnh oxi hóa glucosezơ chuyển thành acid pyruvic tham gia vào chu trình Creb → có sự tăng cao hàm lượng CO2 thải ra
Hãy viết liền các số tương ứng trình tự bốn sự kiện liên tiếp nhau ở khoai tây từ tuần một đến tuần ba.
Tuần đầu tiên giữ khoai tây trong không khí sạch (có hàm lượng O2) nên quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra, lượng CO2 thoát ra ổn định.
Sau 1 tuần giữ khoai tây trong khí nitrogen sạch (không tồn tại khí O2): Giai đoạn đầu hô hấp hiếu khí (do còn một ít oxygen hoà tan trong gian bào) → lượng CO2 ít. Giai đoạn sau chỉ xảy ra lên men tạo ra acid lactic → không tạo ra CO2.
Tuần thứ 3 giữ khoai tây trong không khí sạch (có hàm lượng O2): Giai đoạn đầu, các mô có oxygen sẽ đẩy mạnh oxi hoá glucose chuyển thành acid pyruvic tham gia vào chu trình Krebs → có sự tăng cao hàm lượng CO2 thải ra. Sau đó quá trình hô hấp hiếu khí bình thường → lượng CO2 ổn định trở lại.
Câu 24 [702795]: Một loài động vật có kiểu gene aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 bao nhiêu loại tinh trùng?
Vì cơ thể trên gồm 3 cặp gene dị hợp nên số loại tinh trùng tối đa = 23 = 8 loại.
Câu 25 [702796]: Ở người, allele A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với allele a quy định da bạch tạng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ người mang allele quy định da bạch tạng chiếm 84%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tần số kiểu gene đồng hợp trong quần thể bằng bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Số người mang allele a = 84% → kiểu gene AA có tỉ lệ là 100% - 64% = 16%.
Vì quần thể đang cân bằng di truyền và kiểu gene AA có tỉ lệ 16% nên suy ra tần số A = 0,4.
→ Tần số a = 0,6.
- Kiểu gene đồng hợp có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu gene dị hợp = 1- 2 × 0,4 × 0,6 = 0,52 = 52%
Câu 26 [702797]: Ở một loài thực vật, có 4 cặp gene Aa, Bb, Dd, Ee phân li độc lập, tác động qua lại với nhau theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gene trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất (có chiều cao 320 cm) thu được cây lai F1. Cho cây F1 giao phấn với cây có kiểu gene AaBBDdee. Hãy cho biết cây có chiều cao 300 cm ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Cây cao 300 cm có 4 allele trội.
Cây F1 là AaBbDdEe.
Tỉ lệ cây cao 300 cm là: : 26 =
Câu 27 [702798]: Trong một công viên, người ta mới nhập một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ mẹ sẽ cho 20 cây cỏ con trong một năm). Số lượng cỏ trồng ban đầu là 500 cây trên diện tích 10m2. Mật độ cỏ sau 1 năm sẽ có bao nhiêu cây trên một mét vuông?
- Mật độ cỏ sau 1 năm cây/m2.
Câu 28 [702799]: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ra theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,5 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 650 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 10%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Ban đầu có số lượng cá thể là 1000 × 0,5 = 500 cá thể. Sau 1 năm số lượng cá thể là 650
→ Đã tăng 150 cá thể → Tỉ lệ tăng trưởng là 150 : 500 = 0,3 = 30%.
Mà tỉ lệ tăng trưởng = sinh sản – tử vong → Sinh sản = 30% + 10% = 40% = 0,4