PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705368]: Amino acid methionine được mã hoá bằng bộ ba
A, GUA.
B, AUC.
C, AUG.
D, AUU.
Bộ ba AUG mã hoá acid amino Met Đáp án: C
Câu 2 [705369]: Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha (hoặc kỳ) nào?
A, Kỳ đầu.
B, Pha S.
C, Pha G1.
D, Pha G2.
Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha G1 của quá trình phân bào. Giai đoạn tổng hợp các chất chuẩn bị cho quá trình nhân đôi DNA ở pha S. Đáp án: C
Câu 3 [705370]: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?
A, Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.
B, Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.
C, Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.
D, Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.
Hấp thụ chất khoáng chủ động ở cây diễn ra khi các chất khoáng cần được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp (như trong đất) vào nơi có nồng độ cao (như trong các tế bào của rễ cây). Quá trình này cần năng lượng, vì chất khoáng phải đi ngược lại gradient nồng độ, và cơ chế này chủ yếu được thực hiện qua các bơm ion (như bơm proton) trong màng tế bào rễ. Đáp án: C
Câu 4 [705371]: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?
A, Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
B, Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng.
C, Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất.
D, Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.
- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các acid xêto để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzyme. Các enzyme tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tồng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá làm nghèo vốn gene của quần thể vì giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi vốn gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
Câu 5 [705372]: Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là
A, làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
B, làm nghèo vốn gene của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
C, tạo nên sự đa hình về kiểu gene và kiểu hình.
D, tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm cho một số gen hoặc kiểu gene cụ thể có tần suất cao hơn trong quần thể, trong khi các kiểu gene khác bị giảm. Điều này làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể, vì không phải tất cả các gen đều có cơ hội truyền đạt qua các thế hệ một cách công bằng. Giao phối không ngẫu nhiên có thể dẫn đến sự phân bố không đều của các allele trong quần thể, từ đó làm nghèo vốn gene của quần thể. Đáp án: B
Câu 6 [705373]: Đối với đột biến quá trình giao phối có vai trò
A, trung hoà đột biến có hại và phát tán các đột biến.
B, bộc lộ kiểu hình các đột biến để chọn lọc tự nhiên đào thải.
C, tạo các biến dị di truyền sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D, bộc lộ đầy đủ các đặc tính có hại của các đột biến.
Vai trò của giao phối đối với tiến hoá:
- Giao phối làm trung hoà tính có hại của đột biến: Đa phần các đột biến là có hại cho cơ thể, nhưng chúng thường là những gene lặn cho nên qua giao phối chúng tồn tại ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình.
- Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Đáp án: A
Câu 7 [705374]: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
A, sự giống nhau về DNA của tinh tinh và DNA của người.
B, khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C, khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D, thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Nhóm vượn người và người đều có khả năng biểu lộ tình cảm, vui buồn hay giận dữ; khả năng sử dụng công cụ có sẵn trong tự nhiên.
Bằng chứng quan trọng nhất là việc bộ gene của người có tới 98% giống với bộ gene của tinh tinh → bằng chứng sinh học phân tử → hai loài này có họ hàng gần gũi. Đáp án: A
Câu 8 [705375]: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A, số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B, các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
C, số lượng gene của hai loài không bằng nhau.
D, cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
Các nhiễm sắc thể từ hai loài thường có cấu trúc, số lượng và trình tự gene khác nhau, gây khó khăn cho việc hình thành cặp tương đồng trong giảm phân. Con lai giữa hai loài thường có bộ nhiễm sắc thể không tương đồng, dẫn đến các nhiễm sắc thể không thể tiếp hợp với nhau trong quá trình giảm phân. Điều này làm gián đoạn quá trình phát sinh giao tử, dẫn đến con lai bị bất thụ. Đáp án: B
Câu 9 [705376]: Cho sơ đồ phả hệ và một số phát biểu về phả hệ này như sau:

Cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một đứa con trai, xác suất để đứa con này bị bệnh điếc là bao nhiêu?
A, 5%.
B, 10%.
C, 20%.
D, 15%.
- Xét tính trạng bệnh câm điếc bẩm sinh: Ở thế hệ I và II, bố mẹ đều bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh điếc bẩm sinh => Bệnh điếc bẩm sinh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
- Xét tính trạng mù màu:do gene lặ nằm trên NST X quy định.
Người III.2 chắc chắn có kiểu gene Aa => Giao tử: A : a.
Bố mẹ của người III. 3. Có kiểu gene (Aa) x (AA : Aa) = (A : a)( A : a)
Người III3 là người bình thường nên có kiểu gene AA : Aa.
Muốn sinh con trai bị điếc bẩm sinh thì III. 3 phải có kiểu gene Aa.
Khi đó xác suất sinh con trai bị điếc bẩm sinh là: . = 15% Đáp án: D
Câu 10 [705377]: Nguyên nhân cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được là do cơ thể lai xa mang bộ nhiễm sắc thể
A, tương đồng nhưng cơ thể không có cơ quan sinh sản.
B, ở trạng thái không tương đồng do đó không giảm phân được.
C, tương đồng nhưng cơ thể không phân biệt giới tính.
D, tương đồng do đó không giảm phân được.
Cơ thể lai xa có bộ nhiễm sắc thể không tương đồng (vì các nhiễm sắc thể đến từ hai loài khác nhau, có cấu trúc và trình tự khác nhau). Điều này dẫn đến việc các nhiễm sắc thể không thể bắt cặp với nhau trong quá trình giảm phân, làm gián đoạn sự hình thành giao tử. Do đó, cơ thể lai xa không thể sinh sản hữu tính và chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Ổ sinh thái của một loài là không gian sinh thái mà ở đó tất các các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài. Nơi ở là không gian cư trú của sinh vật có thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau.
Câu 11 [705378]: Trong một ao nuôi cá, cá mè và cá trắm cỏ thường kiếm ăn ở tầng nước mặt, cá chép ở tầng giữa, cá trôi và cá rô ở tầng đáy. Ao nuôi cá được gọi là
A, nơi ở.
B, giới hạn sinh thái.
C, ổ sinh thái.
D, nhân tố sinh thái.
Ổ sinh thái của một loài là không gian sinh thái mà ở đó tất các các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
Nơi ở là không gian cư trú của sinh vật có thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau.
Ao nuôi cá là nơi ở: Có nhiều ổ sinh thái của cá mè, cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi và cá rô...
Các loài này sống cùng sinh cảnh, có sự phân ly ổ sinh thái tạo điều kiện cho các loài tận dụng nguồn sống của môi trường và hạn chế được sự cạnh tranh. Đáp án: A
Câu 12 [705379]: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp là ví dụ về
A, ổ sinh thái.
B, nơi ở.
C, giới hạn sinh thái.
D, thích nghi của sinh vật với ánh sáng.
Trong trường hợp này, các loài chim sống trên cùng một cây nhưng ở các độ cao khác nhau, mỗi loài sử dụng nguồn tài nguyên (như ánh sáng, thức ăn) theo cách riêng của mình. Điều này là biểu hiện của sự phân chia ổ sinh thái, giúp giảm cạnh tranh giữa các loài.
B. Sai vì "nơi ở" chỉ đơn giản là không gian sinh sống, không bao hàm cách loài sử dụng tài nguyên hay mối quan hệ sinh thái.
C. Sai vì "giới hạn sinh thái" liên quan đến khoảng điều kiện môi trường mà loài có thể tồn tại và phát triển, không phản ánh sự phân bố khác nhau trên cây.
D. Sai vì đây không chỉ là vấn đề thích nghi ánh sáng mà là sự phân chia nguồn tài nguyên tổng quát hơn (không gian, thức ăn, v.v.). Đáp án: A
Câu 13 [705380]: Ý nghĩa của phương pháp dung hợp tế tế bào
A, tạo DNA tái tổ hợp mang nguồn gene của các loài khác nhau.
B, tạo tế bào lai mang hai bộ nhiễm sắc thể vừa lưỡng bội vừa đơn bội từ hai loài.
C, tạo tế bào lai mang hai bộ NST đơn bội của hai tế bào gốc từ hai loài khác nhau.
D, tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không thực hiện được.
Phương pháp dung hợp tế bào là kỹ thuật dung hợp hai tế bào trần từ hai loài khác nhau để tạo ra một tế bào lai mang bộ nhiễm sắc thể của cả hai loài. Phương pháp này được sử dụng trong công nghệ sinh học để tạo ra giống mới mang đặc điểm ưu việt từ cả hai loài mà các phương pháp lai hữu tính thông thường không thể thực hiện được (do cách biệt về mặt sinh học). Đáp án: D
Câu 14 [705381]: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người là do một gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người anh chồng và em vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
A,
B,
C,
D, .
Pheniketo niệu là bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước A- bình thường; a- bị bệnh.
Người đàn ông có em gái bị bệnh (aa) → bố mẹ dị hợp tử (Aa) → AA: Aa
Vợ có anh trai bị bệnh (aa) → bố mẹ dị hợp tử (Aa) → người vợ có kiểu gene AA: Aa
Vợ và chồng trong quá trình giảm phân: AA: Aa → a
Cặp vợ chồng này lấy nhau, khả năng sinh con bị bệnh (aa) = × = Đáp án: D
Câu 15 [705382]: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A, Tạo giống dê sản xuất sữa có protein của người.
B, Tạo ra cừu Đôly.
C, Tạo giống dâu tằm tam bội.
D, Tạo giống ngô có ưu thế lai cao.
Vì giống cừu sản xuất sữa có protein của người chứng tỏ giống cừu này có gene người. Đáp án: A
Câu 16 [705383]: Đột biến giao tử là đột biến phát sinh
A, trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.
B, trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.
C, ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.
D, ở trong phôi.
Đột biến giao tử: phát sinh trong giảm phân tạo giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử
+ Đột biến gene trội: sẽ được biểu hiện thành kiểu hình ngay ở cơ thể đột biến
+ Đột biến gene lặn: biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa) vd: bệnh bạch tạng Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường. Có dạng biến động theo chu kỳ và không theo chu kỳ.
Câu 17 [705384]: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A, biến động số lượng theo chu kỳ năm.
B, biến động số lượng theo chu kỳ mùa.
C, biến động số lượng không theo chu kỳ.
D, không phải là biên động số lượng.
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường. Có dạng biến động theo chu kỳ và không theo chu kỳ.
Quần thể ruồi nhà xuất hiện vào khoảng thời gian xác định trong năm, thường là mùa hè vào mùa khác thì hầu như giảm hẳn.
Quần thể này biến động số lượng theo chu kỳ mùa. Đáp án: B
Câu 18 [705385]: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A, Khí hậu.
B, Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.
C, Lũ lụt.
D, Nhiệt độ xuống quá thấp.
Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể: yếu tố vô sinh và hữu sinh có thể có tính chu kỳ hoặc những yếu tố ngẫu nhiên...
Nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể đó là: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn → Cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng của các cá thể Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705386]: Một loài thực vật, mỗi cặp gene quy định một cặp tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gene ở cả đực và cái với tần số bằng nhau.
Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ → Tính trạng thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.
* Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b: hoa trắng
F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%.
→ Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng
(do hoán vị gene ở cả đực và cái với tần số bằng nhau)
ab = 40% > 25% → đây là giao tử sinh ra do liên kết, F1 dị hợp tử đều
* Xét các phát biểu của đề bài:
a) Sai. Vì: F1 lai phân tích:
→ Tỉ lệ cây cao, hoa trắng
b) Đúng. Vì: Tần số hoán vị gene là 100% - 2 × 40% = 20%.
c) Sai. Vì: Cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 = Cây thân cao, hoa trắng = 9%.
Cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ là
→ Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là
d) Đúng. Vì: Cây thân cao, hoa đỏ ở F2 = 50% + 16% = 66%
Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = cây thân thấp, hoa trắng
→ Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là
Câu 20 [705387]: Đồ thị A và đồ thị B ở hình dưới đây mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và linh miêu sống ở rừng phía Bắc Canada và Alaska.
a) Đúng. Thỏ là con mồi của Linh miêu, số lượng con mồi thường lớn hơn số lượng vật săn mồi.
b) Sai. số lượng con mồi thường lớn hơn số lượng vật săn mồi.
c) Đúng. Sau 9-10 năm, số lượng thỏ lại giảm. Khi số lượng thỏ giảm, số lượng Linh miêu cũng giảm. Khi số lượng linh miêu giảm số lượng thỏ lại tăng trong 9 -10 năm tiếp theo.
d. Sai. Năm 1865 kích thước quần thể thỏ đạt cực đại. Năm 1885, kích thước quần thể linh miêu đạt cực đại
Câu 21 [705388]: Hình dưới đây thể hiện sự thay đổi huyết áp của nhánh lên động mạch chủ của một người bình thường và 3 bệnh nhân A, B, C. Ở người bình thường, khi van động mạch chủ mở máu đi từ tâm thất trái tới nhánh lên động mạch chủ làm cho huyết áp ở động mạch chủ tăng. Khi van động mạch chủ đóng, trên đồ thị xuất hiện một điểm khuyết sâu.
a) Đúng. Vì: Sự lõm này làm tăng thể tích lòng mạch => Huyết áp ở nhánh lên động mạch chủ giảm một cách đột ngột, sau đó van sẽ trở lại trạng thái ban đầu do có tính đàn hồi làm huyết áp tăng lên hình thành điểm khuyết trên đồ thị.
b) Sai. Vì: Đồ thị A cho thấy huyết áp tâm trương giảm, huyết áp tâm thu ở nhánh lên động mạch tăng. Ống thông động mạch chủ - phổi làm lượng máu trong động mạch chủ tăng trong kì tâm thu do tâm thất phải và tâm thất trái co gần như đồng thời trong khi vận tốc máu ở động mạch chủ lớn hơn -=> một lượng máu lớn dồn từ động mạch phổi sang động mạch chủ => huyết áp tâm thu ở nhánh lên động mạch tăng. Trong kì tâm trương, một lượng máu từ động mạch chủ dồn sang động mạch phổi (do huyết áp tâm trương tại động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi) → huyết áp tâm trương ở nhánh lên động mạch giảm.
=> Đồ thị A phù hợp với: Ống thông động mạch chủ - động mạch phổi
c) Sai. Vì: Đồ thị B không có điểm khuyết do đóng van động mạch chủ chứng tỏ van không đóng hoàn toàn.
=> Đồ thị B phù hợp với bệnh nhân bị hở van động mạch chủ.
d) Sai. Vì: Đồ thị C cho thấy cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở nhánh lên động mạch chủ đều tăng. Tính đàn hồi của thành mạch bị xơ vữa giảm nên huyết áp tâm trương và tâm thu ở nhánh lên động mạch chủ đều tăng.
=> Đồ thị C phù hợp với bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.
Câu 22 [705389]: Để xác định chức năng của các trình tự điều hòa phía ngược dòng một gene X mã hóa protein biểu hiện đặc hiệu mô ở chuột, các nhà khoa học thiết kế các cấu trúc DNA tái tổ hợp chứa các vùng điều hòa này nhưng xóa bỏ từng đoạn trình tự khác nhau (A, B, C hoặc D) và chứa gene mã hóa protein phát huỳnh quang xanh (GFP, đóng vai trò là gene báo cáo) thay cho gene X. Sau khi chuyển mỗi cấu trúc DNA tái tổ hợp vào tế bào mô gan hoặc tế bào mô cơ nuôi cấy, mức độ phiên mã của gene được xác định dựa vào kết quả đo cường độ huỳnh quang xanh (tương ứng lượng sản phẩm protein GFP). Giả thiết rằng cường độ huỳnh quang xanh của protein tỉ lệ thuận với lượng mRNA được biểu hiện trong các tế bào. Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ cấu trúc DNA tái tổ hợp chứa vùng điều hòa gồm đầy đủ các trình tự A, B, C, D và gene GFP, mũi tên chỉ chiều phiên mã và Hình 1.2 mô tả kết quả đo cường độ huỳnh quang xanh ở các tế bào mô gan và tế bào mô cơ trong các trường hợp thí nghiệm. Giá trị cường độ biểu hiện protein huỳnh quang xanh được tính theo đơn vị % tương đối.
a) Sai. Vì: Dựa trên mức độ phiên mã của tế bào cơ: khi xóa trình tự A, mức độ biểu hiện gene ở tế bào cơ là 100%  trình tự tắt phiên mã gene nằm ở vùng A.
b) Đúng. Vì: Dựa vào mức độ biểu hiện ở tế bào gan: khi xóa trình tự B, biểu hiện gene chỉ ở mức 10%.
c) Sai. Vì: Khi xóa trình tự D, cả tế bào gan và tế bào cơ đều không biểu hiện gene GFP  vùng D là trình tự promoter lõi của gene.
d) Sai. Vì: Dựa vào lượng protein biểu hiện ở tế bào gan: xóa trình tự C nhưng mức biểu hiện gene vẫn là 100% giống như trường hợp cấu trúc nguyên vẹn. ➔ C không có vai trò điều hòa đối với biểu hiện gene này.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705390]: Cho bốn khu sinh học:
1. Đồng rêu (Tundra).
2. Rừng lá rộng rụng theo mùa.
3. Rừng lá kim phương bắc (Taiga).
4. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Hãy viết liền các số tương ứng trình tự độ phức tạp của lưới thức ăn trong các khu sinh học tăng dần.
Để xếp theo độ phức tạp của lưới thức ăn tăng dần trong các khu sinh học, ta dựa vào các đặc điểm như: tính đa dạng loài, điều kiện môi trường, và nguồn tài nguyên sẵn có.
Đồng rêu (Tundra): Điều kiện khắc nghiệt, đa dạng sinh học thấp, lưới thức ăn đơn giản nhất.
Rừng lá kim phương bắc (Taiga): Môi trường ít khắc nghiệt hơn Tundra, đa dạng loài tăng nhẹ nhưng vẫn hạn chế.
Rừng lá rộng rụng theo mùa: Điều kiện thuận lợi hơn, nhiều tầng thực vật, lưới thức ăn phức tạp hơn Taiga.
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới: Là hệ sinh thái đa dạng nhất, có nhiều loài thực vật và động vật, lưới thức ăn phức tạp nhất.
Câu 24 [705391]: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 giảm phân tạo ra giao tử có mang bộ nhiễm sắc thể = 12
Câu 25 [705392]: Tính trạng hình dạng hạt của một loài do tác động cộng gộp của 2 cặp gene phân li độc lập quy định. Thể đồng hợp lặn cả hai cặp gene biểu hiện hạt dài, các tổ hợp gene khác đều biểu hiện hạt tròn. Khi đang ở trạng thái cân bằng di truyền, một quần thể có tần số allele B là 0,1. Tỉ lệ cây hạt dài chiếm 20,25%. Theo lí thuyết, tần số kiểu gene AAbb trong quần thể là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Theo bài ra ta thấy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp 15 : 1.
Quy ước aabb quy định hạt dài, các kiểu gene còn lại quy định hạt tròn.
Gọi p, q lần lượt là tần số allele A và a.
Tần số allele b là: 1 – 0,1 = 0,9.
Quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ cây hạt dài aabb chiếm tỉ lệ là: q2 x 0,92 = 20,25 => q2 = 0,25
=> q = 0,5 => p = 1 – 0,5 = 0,5.
Tần số kiểu gene AAbb là: 0,52 x 0,92 = 20,25%.
Câu 26 [705393]: Một loài thực vật, A quy định thân cao; B quy định hoa đỏ; D quy định quả to; Các allele đột biến đều là allele lặn, trong đó a quy định thân thấp; b quy định hoa trắng; d quy định quả nhỏ. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cặp gene phân li độc lập. Theo lí thuyết, quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình cây thấp, hoa đỏ, quả to?
Vì kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả to có kiểu gene aaB-D- có 4 kiểu gene.
Câu 27 [705394]: Năm 2002, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định số lượng cá thể của quần thể chim trĩ ở rừng quốc gia U Minh Hạ bằng phương pháp bắt, đánh dấu – thả - bắt lại. Kết quả thu được như sau:

Biết rằng chim trĩ không sinh sản vào tháng 4 và phương pháp bắt và đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống, khả năng sinh sản của cá thể. Hãy xác định số lượng cá thể của quần thể chim trĩ ở năm 2002 nói trên?
a. Sau khi được thả thì các cá thể được đánh dấu phân bố ngẫu nhiên và xen lẫn các cá thể không đánh dấu nên trong các cá thể được bắt lại lần 2, số cá thể được đánh dấu phản ánh đúng tỉ lệ cá thể được đánh dấu có trong quần thể.
- Nếu gọi a là số cá thể có trong quần thể, b là số cá thể được bắt lên và đánh dấu, c là số cá thể được bắt lại lần 2, d là số cá thể có dấu ở lần bắt thứ 2. Thì ta có tỉ lệ thức .
- Số cá thể tại các thời điểm năm 2002 là:
Câu 28 [705395]: Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên.

Theo lí thuyết, lưới thức ăn trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn có loài H tham gia vào?
Vì có 3 cách từ sinh vật sản xuất đến loài H và có 3 cách từ loài H đến sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất (loài E). Nên tổng số chuỗi thức ăn có loài H tham gia vào = 3x3 = 9.