PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705330]: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A, RNA.
B, DNA.
C, protein.
D, DNA và RNA.
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên RNA Đáp án: A
Câu 2 [705331]: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A, Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép.
B, Bắt đầu co xoắn lại.
C, Co xoắn tối đa.
D, Bắt đầu dãn xoắn.
Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co ngắn xoắn lại với nhau → xoắn cực đại vào kì giữa → phân chia về hai cực của tế bào rồi bắt đầu dãn xoắn. Đáp án: B
Câu 3 [705332]: Thành phần của dịch mạch ống gồm chủ yếu
A, Amit và hormone.
B, Acidamino và vitamino.
C, Xitôkinin và ancaloit.
D, Nước và các ion khoáng.
Mạch ống (hay còn gọi là mạch gỗ) là thành phần của hệ thống dẫn truyền trong cây, có chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên thân và lá. Đáp án: D
Câu 4 [705333]: Khi nói về chu trình Calvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A, Giai đoạn khử đã chuyển hóa chất Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P) thành 3-PHOSPHOGLYCERIC ACID (3-PGA).
B, Giai đoạn tái tạo chất nhận đã chuyển hóa Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P) thành Ri1,5diP.
C, Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa Ri1,5DiP thành 3-PHOSPHOGLYCERIC ACID (3-PGA).
D, Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa Ri1,5DiP thành 3-PHOSPHOGLYCERIC ACID (3-PGA).
A sai. Vì giai đoạn khử thì sẽ chuyển hóa 3-PHOSPHOGLYCERIC ACID (3-PGA) thành Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P).
B đúng. Vì giai đoạn tái tạo chất nhận là giai đoạn biến Glyceraldehyde 3 phosphatate (G3P) thành Ri1,5diP.
C đúng. Vì chỉ cần có CO2 thì Ri1,5diP sẽ phản ứng với CO2 để tạo thành 3-PHOSPHOGLYCERIC ACID (3-PGA). Do đó, không có ánh sáng thì phản ứng này vẫn diễn ra.
D đúng. Vì giai đoạn khử cần chất NADPH từ pha sáng. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá. Vì tuy tần số đột biến của từng gene thường rất thấp, nhưng một số gene dễ đột biến. Mặt khác, số lượng gene của thực vật, động vật là khổng lồ nên tỉ lệ giao tử mang đột biến là khá lớn.
Câu 5 [705334]: Vai trò chính của quá trình đột biến là
A, tạo ra nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B, quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C, tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
D, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho tiến hóa.
Đột biến là nguồn gốc tạo ra các alen mới, từ đó hình thành nên sự đa dạng di truyền trong quần thể. Đây là nguyên liệu sơ cấp vì nó tạo ra biến dị di truyền đầu tiên, còn các cơ chế khác như giao phối hay tái tổ hợp sẽ sử dụng những allele này để tạo ra biến dị tổ hợp. Đáp án: C
Câu 6 [705335]: Đột biến gene là nhân tố tiến hoá
A, có định hướng vì tính chất của đột biến là có hướng nhưng không xác định.
B, có định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng nhưng có xác định.
C, không định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng và không xác định.
D, không định hướng vì tính chất của đột biến là có hướng và có xác định.
Đột biến gene là nhân tố tiến hóa, là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
Đột biến gene là nhân tố không định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng, ngẫu nhiên.
Đột biến gene tùy thuộc vào điều kiện và tùy thuộc vào gene, có những gene có tần số đột biến cao, có những gene có tần số đột biến thấp. Đáp án: C
Câu 7 [705336]: Đơn vị tiến hoá cơ sở của tiến hoá nhỏ là
A, quần thể.
B, quần xã.
C, cá thể.
D, hệ sinh thái.
Quần thể là đơn vị cơ sở của tiến hóa nhỏ, bởi vì:
- Tiến hóa nhỏ là sự thay đổi tần số allele và kiểu gene trong quần thể qua các thế hệ.
- Quần thể là nhóm các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực nhất định, có khả năng giao phối và sinh ra thế hệ con cháu.
- Các yếu tố như đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gene và chọn lọc di truyền xảy ra ở cấp độ quần thể, dẫn đến sự thay đổi di truyền. Đáp án: A
Câu 8 [705337]: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm thuyết tiến hoá tổng hợp là
A, quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B, quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C, quá trình biến đổi tần số các allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D, quá trình tích luỹ các đột biến trung tính.
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa nhỏ là sự biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gene trong quần thể qua các thế hệ dưới tác động của các nhân tố tiến hóa (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gene, giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên).
Sự thay đổi này là cơ sở cho quá trình hình thành loài mới và tiến hóa lớn. Đáp án: C
Câu 9 [705338]: Ở người, bệnh mù màu và máu khó đông đều do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, 2 gene nằm cách nhau 20 cM. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh này trong một gia đình. Biết mỗi bệnh do 1 gene quy định, gene trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Theo lí thuyết, xác suất sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh của cặp vợ chồng số 11 – 12 là bao nhiêu?
A, 16%.
B, 12%.
C, 8%.
D, 4%.
Quy ước:
- Bệnh máu khó đông: A: Bình thường, a: Quy định bệnh.
- Bệnh mù màu: B: bình thường; b: Quy định bệnh.
Xét kiểu gene của những người trong phả hệ:
+ 2, 3, 6, 8, 12: Nam, bình thường có kiểu gene XABY
+ 9, 13: Nam, bị cả 2 bệnh có kiểu gene XabY
+ 10: Nam, mắc bệnh máu khó đông có kiểu gene XaBY
+ 5: Nữ, không bị bệnh có bố (2) bình thườngXABY, sinh con trai (9) mắc cả 2 bệnh XabY nên có kiểu gene XABXab.
+ Người số 1 lấy chồng bình thường sinh XABY con trai số 3 có kiểu gene XABY, sinh con gái số 5 có kiểu gene XABXab → Có kiểu gene dạng XABXab hoặc XAbXaB
+ Người số 4 có bố bình thường sinh XABY, mẹ mang 2 cặp gene dị hợp → Người số 4 có kiểu gene dạng XABXab hoặc XABXAB hoặc XABXaB hoặc XABXAb
+ Người số 7 bình thường sinh con 13 có kiểu gene XabY → Người số 7 có kiểu gene dị hợp 2 cặp gene.
+ Người số (5) XABXab; người số (6) có KG: XABY
→ Người (11) có thể có 1 trong 4 KG với tỉ lệ: 0,4 XABXAB : 0,4 XABXab: 0,1 XABXAb: 0,1 XABXaB.
Xét cặp vợ chồng 11 – 12, người vợ (11) có thể có 1 trong 4 KG, người chồng (12) có KG: XABY. Để sinh ra con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh thì người mẹ phải có KG 0,4XABXab, khi đó, xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh là:0,4 × 0,4 × 0,5 = 0,8 = 8%. Đáp án: C
Câu 10 [705339]: Chuối tam bội (3n) trong rừng được phát sinh do sự không phân li NST của một trong 2 cây chuối bố, mẹ lưỡng bội. Chuối tam bội trở thành loài chuối nhà ngày nay do
A, có quả to, ngọt, không hạt được con người ưa chuộng.
B, có số lượng NST trong tế bào khác với các cây bố mẹ lưỡng bội.
C, có khả năng sinh sản sinh dưỡng thành quần thể mới.
D, con người chọn lọc đem từ rừng về.
Chuối tam bội (3n) thường không thể tạo được hạt do các nhiễm sắc thể không phân ly bình thường trong giảm phân. Tuy nhiên, chuối có thể sinh sản sinh dưỡng (bằng chồi hoặc thân rễ), cho phép chúng phát triển thành quần thể mới mà không cần giao phối hữu tính. Chính khả năng sinh sản sinh dưỡng này đã giúp chuối tam bội tồn tại và được con người thuần hóa để trở thành cây chuối nhà ngày nay. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái xây dựng trên cơ sở lưới thức ăn và mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 11 [705340]: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là
A, tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
B, tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
C, tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được.
D, tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái xây dựng trên cơ sở lưới thức ăn và mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. Trong đó sinh khối là tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. Đáp án: A
Câu 12 [705341]: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A, Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B, Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C, Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D, Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái xây dựng trên cơ sở lưới thức ăn và mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Đáp án: A
Câu 13 [705342]: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là
A, tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.
B, tạo ra những cơ thể có nguồn gene khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
C, tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.
D, tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.
Phương pháp lai tế bào (cell fusion) là một kỹ thuật trong công nghệ sinh học, dung hợp các tế bào trần (protoplasts) từ hai loài khác nhau để tạo ra một tế bào lai mang đặc điểm di truyền của cả hai loài.
Ưu điểm chính của phương pháp này là nó cho phép kết hợp các nguồn gene từ những loài rất khác xa nhau, vốn không thể lai tạo bằng phương pháp thông thường do cách biệt về mặt sinh sản hoặc sinh học. Đáp án: D
Câu 14 [705343]: Ở người, tính trạng nhóm máu do một gene có 3 allele quy định. Kiểu gene IAIA hoặc IAIO quy định nhóm máu A; Kiểu gene IBIB hoặc IBIO quy định nhóm máu B; Kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB; Kiểu gene IOIO quy định nhóm máu O. Một quần thể đang cân bằng di truyền có 32% số nguời mang nhóm máu A; 32% số người mang nhóm máu B; 32% số người mang nhóm máu AB; 4% số người mang nhóm máu O. Theo lí thuyết, người có kiểu gene đồng hợp về tính trạng nhóm máu chiếm tỉ lệ
A, 18%.
B, 36%.
C, 37,5%.
D, 24%.
Bước 1: Tìm tần số allele IA, IB, IO.
Tần số .
Tần số = 0,6 - 0,2 = 0,4.
→ Tần số IB = 1 – 0,6 = 0,4.
Bước 2: Áp dụng công thức Hacdi – Vanberg để tìm tỉ lệ kiểu gene đồng hợp.
Tỉ lệ kiểu gene đồng hợp (IAIA, IBIB và IOIO) có tỉ lệ = 0,16 + 0,16 + 0,04 = 0,36 = 36%. Đáp án: B
Câu 15 [705344]: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A, Tạo giống dâu tằm có lá to.
B, Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C, Tạo cừu Dolly.
D, Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Công nghệ gene liên quan đến việc thao tác trên DNA để tạo ra những sinh vật có khả năng biểu hiện các gene mong muốn, thường là từ các loài khác nhau.
Cừu sản xuất protein người là thành tựu nổi bật của công nghệ gene.
Tạo giống dâu tằm có lá to: Đây là thành tựu của phương pháp lai tạo truyền thống.
Tạo cừu Dolly: Đây là thành tựu của công nghệ nhân bản vô tính.
Tạo giống lợn có ưu thế lai cao: Đây là kết quả của phương pháp lai giống truyền thống. Đáp án: B
Câu 16 [705345]: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A, dị bội.
B, mất đoạn.
C, chuyển đoạn.
D, đa bội.
Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội vì thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng phát triển Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số quan trọng: tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài. Tần suất xuất hiện: tỷ số % của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát. Độ phong phú: tỉ số % về số cá thể của một loài so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã
Câu 17 [705346]: Vai trò số lượng các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng là
A, tần suất xuất hiện và tỷ lệ đực/cái của loài.
B, tỷ lệ các nhóm tuổi và độ phong phú của loài.
C, tần suất xuất hiện và độ phong phú của loài.
D, độ phong phú và tỷ lệ đực/cái của loài.
Vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số quan trọng: tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài
+ Tần suất xuất hiện: tỷ số % của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát
+ Độ phong phú: tỉ số % về số cá thể của một loài so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã Đáp án: C
Câu 18 [705347]: Loài thực vật hạt kín ở quần xã trên cạn, có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh ảnh hưởng lớn tới khí hậu của môi trường. Loài này là
A, loài đặc trưng.
B, loài ưu thế.
C, loài ngẫu nhiên.
D, loài chủ chốt.
Loài thực vật hạt kín, có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh ảnh hưởng lớn tới khí hậu của môi trường đây chính là loài ưu thể.
Loài ưu thế có tần suất xuất hiện độ phong phú cao, sinh khối lớn và sẽ quyêt định chiều hướng phát triển của quần xã
Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó, có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng
Loài ngẫu nhiên: tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp.
Loài chủ chốt: loài có vai trò kiểm soát sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705348]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gene không allele (Aa và Bb) quy định. Tính trạng hình dạng quả do cặp Dd quy định. Các gene quy định các tính trạng nằm trên NST thường, mọi diễn biến trong giảm phân ở hai giới đều giống nhau. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn, đời con (F1) thu được tỉ lệ: 44,25% hoa đỏ, quả tròn : 12% hoa đỏ, quả bầu dục : 26,75% hoa hồng, quả tròn : 10,75% hoa hồng, quả bầu dục : 4% hoa trắng, quả tròn : 2,25% hoa trắng, quả bầu dục.
* Tìm quy luật di truyền.
• Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = (44,25% + 12%) : (26,75% + 10,75%) : (4% + 2,25%) = 9:6:1.
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng;
Aabb quy định hoa trắng.
• Quả tròn : quả bầu dục = (44,25% + 26,75% + 4%) : (12% + 10,75% + 2,25%) = 3:1.
→ Quả tròn trội so với quả bầu dục.
• Hai cặp tính trạng này liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gene). Vì nếu phân li độc lập thì kiểu hình hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỉ lệ là (trái với bài toán là 2,25%).
→ Cặp gene Dd liên kết với một trong hai cặp gene Aa hoặc Bb.
Giả sử Dd liên kết với Bb, ta có:
• Hoa trắng, quả bầu dục có kiểu gene . Vì cặp gene Aa phân li độc lập cho nên kiểu hình aa chiếm tỉ lệ .
Kiểu gene → Tần số hoán vị gene là 1 – 2 × 0,3 = 0,4.
a) Đúng. Vì: P có kiểu gene dị hợp về 3 cặp, trong đó 2 cặp liên kết không hoàn toàn thì sẽ có 30 kiểu gene.
b) Đúng. Vì: F1 có tỉ lệ 3:1 đối với tính trạng quả → Dd × Dd; F1 có tỉ lệ 9:6:1 đối với tính trạng màu hoa.
→ AaBb × AaBb. Ở F1, kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 0,09 cho nên giao tử bd = 0,3
→ Đây là giao tử liên kết → Kiểu gene của P là giống nhau.
c) Đúng. Vì: Tần số hoán vị là 40%.
d) Sai. Vì: cây hoa đỏ, quả tròn có tỉ lệ là 44,25%. Cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có tỉ lệ đúng bằng cây hoa trắng, quả bầu dục
→ Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 2,25% : 44,25% ≈ 5,15%.
Câu 20 [705349]: Quan sát đường cong mô tả sự tăng trưởng của quần thể voi ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi trong hình dưới đây:
a) Đúng. Quan sát biểu đồ ta thấy sự tăng trưởng quần thể voi theo chữ J.
b) Sai. Vào năm 1960, đồ thị có độ dốc hơn so với năm 1940.
c) Đúng. Ở vùng đất mới như trên hòn đảo sau khi núi lửa hoạt động: nguồn dinh dưỡng khoáng dồi dào do quá trình phun trào của núi lửa để lại, chưa xuất hiện dộng vật ăn thực vật => quần thể thực vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
d. Sai. sự tăng trưởng quần thể voi theo chữ J.
Câu 21 [705350]: Dưới đây là một số loại thuốc tác động đến hoạt động bài tiết được sử dụng phổ biến trong điều trị y tế:
- Thuốc furosemide ức chế protein đồng vận chuyển Na+/K+/Cl- ở nhánh lên của quai Henle.
- Thuốc bendroflumethiazide ức chế protein đồng vận chuyển Na+/Clở đầu ống lượn xa.
- Thuốc amiloride phong bế kênh vận chuyển Na+ ở tế bào biểu mô ống lượn xa và ống góp.
- Thuốc spironolactone ức chế hormone corticoid khoáng.
a) Sai. Vì: Furosemide: ức chế protein đồng vận chuyển Na+/K+/Cl- ở quai Henle, làm dịch lọc đi đến ống lượn xa và ống góp đặc hơn bình thường, do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa dịch lọc ở ống góp và tuỷ thận bị giảm đi nên lượng nước tái hấp thu ở ống góp giảm → tăng thể tích nước tiểu.
b) Đúng. Vì: Bendroflumethiazide: ức chế protein đồng vận chuyển Na+/Cl- ở đầu ống lượn xa, do đó cũng làm dịch lọc ở ống lượn xa và khi đến ống góp đặc hơn so với bình thường và làm giảm tái hấp thu nước ở ống góp (giải thích tương tự). Do vậy thể tích nước tiểu tăng.
c) Đúng. Vì: Amiloride: phong bế kênh vận chuyển Na+ ở tế bào biểu mô ống lượn xa và ống góp, làm giảm tái hấp thu Na+ vào tuỷ thận và dịch kẽ => tăng thải Na+ và kéo theo nước làm tăng thể tích nước tiểu.
d) Sai. Vì: Spironolactone: ức chế corticoid khoáng, chủ yếu là andosteron. Do andosteron giúp tăng tái hấp thu Na+ kéo theo nước làm tăng thể tích máu nên khi bị ức chế lượng Na+ tái hấp thu giảm kéo theo tái hấp thu nước giảm => tăng thể tích nước tiểu.
Câu 22 [705351]: Để xác định chức năng của các trình tự điều hòa phía ngược dòng một gene X mã hóa protein biểu hiện đặc hiệu mô ở chuột, các nhà khoa học thiết kế các cấu trúc DNA tái tổ hợp chứa các vùng điều hòa này nhưng xóa bỏ từng đoạn trình tự khác nhau (A, B, C hoặc D) và chứa gene mã hóa protein phát huỳnh quang xanh (GFP, đóng vai trò là gene báo cáo) thay cho gene X. Sau khi chuyển mỗi cấu trúc DNA tái tổ hợp vào tế bào mô gan hoặc tế bào mô cơ nuôi cấy, mức độ phiên mã của gene được xác định dựa vào kết quả đo cường độ huỳnh quang xanh (tương ứng lượng sản phẩm protein GFP). Giả thiết rằng cường độ huỳnh quang xanh của protein tỉ lệ thuận với lượng mRNA được biểu hiện trong các tế bào. Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ cấu trúc DNA tái tổ hợp chứa vùng điều hòa gồm đầy đủ các trình tự A, B, C, D và gene GFP, mũi tên chỉ chiều phiên mã và Hình 1.2 mô tả kết quả đo cường độ huỳnh quang xanh ở các tế bào mô gan và tế bào mô cơ trong các trường hợp thí nghiệm. Giá trị cường độ biểu hiện protein huỳnh quang xanh được tính theo đơn vị % tương đối.
a) Đúng. Vì: Các tế bào mô cơ không biểu hiện do các protein ức chế đặc hiệu bám vào trình tự tắt phiên mã gene ở vùng A.
b) Đúng. Vì: Các tế bào cơ biểu hiện gene phía xuôi dòng chỉ khi trình tự tắt gene bị loại bỏ.
c) Đúng. Vì: Protein điều hòa ức chế phiên mã không được biểu hiện.
d) Sai. Vì: Protein điều hòa ức chế phiên mã không được biểu hiện, do đó gene không bị ức chế và phiên mã xảy ra ➔ gene được biểu hiện tạo protein đặc thù mô gan.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705352]: Để quan sát sự vận động của các NST trong quá trình nguyên phân, một học sinh đã làm tiêu bản tế bào phần đầu rễ hành tây (Allium cepa) và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Kết quả đã quan sát được 4 dạng tế bào (Kí hiệu từ 1 đến 4) đại diện cho các giai đoạn của chu kì tế bào như
Dựa vào các trạng thái NST ở các trạng thái khác nhau tại các giai đoạn của nguyên phân, ta có:
(1) NST bắt đầu đóng xoắn, trạng thái NST có thể đã nhân đôi ➔ Bước vào đầu kì đầu.
(4) NST đang phân li về 2 cực tế bào ➔ kì sau của quá trình nguyên phân.
(2) NST bắt đầu dãn xoắn, màng nhân và nhân con hình thành ➔ Kì cuối của nguyên phân.
(3) Phân chia tế bào chất diễn ra, sự hình thành vách ngăn diễn ra ➔ Phân chia tế bào chất.
Câu 24 [705353]: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử tạo ra mang nhiễm sắc thể đột biến là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)
Một cặp NST bị đột biến khi giảm phân bình thường không xảy ra trao đổi chéo
➔ Tạo ra 2 loại giao tử: ½ giao tử bình thường : ½ giao tử đột biến.
Tỉ lệ giao tử mang NST đột biến là 0,5.
Câu 25 [705354]: Tính trạng hình dạng hạt của một loài do tác động cộng gộp của 2 cặp gene phân li độc lập quy định. Thể đồng hợp lặn cả hai cặp gene biểu hiện hạt dài, các tổ hợp gene khác đều biểu hiện hạt tròn. Khi đang ở trạng thái cân bằng di truyền, một quần thể có tần số allele B là 0,1. Tỉ lệ cây hạt dài chiếm 20,25%. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây có kiểu gene AaBb trong quần thể là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Gọi p, q lần lượt là tần số allele A và a.
Tần số allele b là: 1 – 0,1 = 0,9.
Quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ cây hạt dài aabb chiếm tỉ lệ là: q2 x 0,92 = 20,25 => q2 = 0,25
=> q = 0,5 => p = 1 – 0,5 = 0,5.
Tỉ lệ cây có kiểu gene AaBb trong quần thể là: (0,5 x 0,5 x 2) x (0,9 x 0,1 x 2) = 0,09.
Câu 26 [705355]: Một loài thực vật, A quy định thân cao; B quy định hoa đỏ; D quy định quả to; Các allele đột biến đều là allele lặn, trong đó a quy định thân thấp; b quy định hoa trắng; d quy định quả nhỏ. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cặp gene phân li độc lập. Theo lí thuyết, quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình đột biến về 2 tính trạng?
Vì đột biến về 2 tính trạng kiểu gene.
Câu 27 [705356]: Hình bên biểu thị một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như sau:

Loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Biết rằng, sản lượng sinh vật sản xuất là 24.104 kcal/m2/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 10%, thì sản lượng của loài C là bao nhiêu kcal/m2/năm? (Tính làm tròn đến số nguyên).
Sản lượng của loài B là = 240.000 x 10% = 24.000 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài I là = 240.000 x 10% = 24.000 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài K là = 24.000 x 10% = 2.400 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài H là = 240.000 x 10% + 24.000 x 10% + 2.400 x 10% = 26.640 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài C là = 24.000 x 10% + 26.640 x 10% = 5064 kcal/m2/năm.
Câu 28 [705357]: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn có các phát biểu sau:
I. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
II. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
III. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
IV. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Lưới thức ăn trong quần xã:
(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp -> đúng do quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì các loài có mỗi quan hệ về dinh dưỡng với nhau càng phức tạp hay lưới thức ăn càng phức tạp
(2) Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng → đúng vì hệ sinh thái là một hệ thống mở và tự hoàn thiện.
(3) Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn → đúng, do trong lưới thức ăn , 1 sinh vật có thể là mắt xích chung trong nhiều chuỗi thức ăn
(4) Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất → sai, trong chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật phân giải: Mùn bã sinh vật → Động vật ăn mùn bã sinh vật → Động vật ăn thịt các cấp. nên trong chuỗi thức ăn này sinh vật có sinh khối lớn nhất phải là động vật ăn mùn bã sinh vật.
Vậy số đáp án đúng: 1, 2, 3.