PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705275]: Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho acid amino valin, đây là ví dụ chứng minh
A, mã di truyền có tính phổ biến.
B, mã di truyền có tính dặc hiệu.
C, mã di truyền có tính thoái hóa.
D, mã di truyền là mã bộ ba.
Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho acid amino valin, đây là ví dụ chứng minh mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amino. Đáp án: B
Câu 2 [705276]: Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi bao nhiêu lần?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Qúa trình giảm phân NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I, lần phân bào II NST không nhân đôi kì trung gian xảy ra rất ngắn. Đáp án: A
Câu 3 [705277]: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch ống được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
A, Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ.
B, Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.
C, Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.
D, Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.
Cột nước trong bó mạch ống (mạch gỗ) được vận chuyển liên tục từ rễ lên lá nhờ: Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, lực bám giữa phân tử nước và thành mạch, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực đẩy rễ.
Cột nước liên tục được duy trì khi lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám vào thành mạch lớn hơn khối lượng cột nước, giúp nước không bị "đứt đoạn" dù có trọng lực cản trở. Đáp án: D
Câu 4 [705278]: Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A, Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
B, Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
C, Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
D, Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật.
Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào … Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Trường hợp quần thể cò ở một đảo bị dịch bệnh và giảm mạnh số lượng là hiệu ứng thắt cổ chai vì dịch bệnh khiến kích thước quần thể cò bị giảm đột ngột. Đây là một ví dụ về yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 5 [705279]: Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá
A, giao phối không ngẫu nhiên.
B, các yếu tố ngẫu nhiên.
C, giao phối ngẫu nhiên.
D, chọn lọc tự nhiên.
Các yếu tố ngẫu nhiên (như dịch bệnh, cháy rừng, bão lũ) là những sự kiện môi trường xảy ra một cách bất thường và không dự đoán trước được, gây ra sự giảm kích thước quần thể đột ngột. Đáp án: B
Câu 6 [705280]: Các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò là
A, làm tần số tương đối của các allele thay đổi theo một hướng xác định.
B, tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C, làm cho thành phần kiểu gene của quần thể thay đổi đột ngột.
D, là phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Hiệu ứng thắt cổ chai là một hiện tượng xảy ra khi quần thể bị giảm đột ngột về số lượng, thường do các yếu tố ngẫu nhiên như dịch bệnh, thiên tai, hoặc sự kiện mất môi trường sống.
Sự giảm sút số lượng này làm cho thành phần kiểu gene của quần thể thay đổi đột ngột, không phản ánh chính xác sự phân bố gene trong quần thể ban đầu.
Sau hiệu ứng thắt cổ chai, tần số allele có thể thay đổi bất ngờ và ngẫu nhiên, không theo một hướng xác định, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Đáp án: C
Câu 7 [705281]: Sự tồn tại của các cơ quan thoái hóa trên cơ thể người là bằng chứng cho
A, loài người và các loài động vật ngày nay có chúng một nguồn gốc.
B, loài người là sinh vật tiến hóa nhất, không còn những cơ quan không phù hợp với chức năng.
C, loài người có khả năng thích nghi tốt hơn so với các loài động vật khác.
D, cơ quan nào trên cơ thể không được sử dụng sẽ bị thoái hóa.
Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà trong quá trình tiến hoá, chức năng của chúng dần trở nên không còn quan trọng hoặc không được sử dụng, và vì vậy chúng giảm đi hoặc mất đi chức năng. Ví dụ như ruột thừa, xương cụt ở người, v.v.
Sự tồn tại của các cơ quan thoái hoá trên cơ thể người là bằng chứng cho giả thuyết rằng con người và các loài động vật có chung tổ tiên trong quá khứ và trải qua quá trình tiến hoá, từ đó các cơ quan này dần bị thoái hoá hoặc không còn cần thiết trong môi trường sống hiện tại. Đáp án: A
Câu 8 [705282]: Miller đã tiến hành thí nghiệm chứng minh tiến hoá hoá học từ những chất vô cơ đơn giản là
A, NH3, CH4, N2 và hơi nước.
B, NH3, CH4, H2 và hơi nước.
C, NH3, O2, N2 và hơi nước.
D, NH3, CH4, O2 và hơi nước.
Miller đã tiến hành thí nghiệm chứng minh tiến hoá hoá học từ những chất vô cơ đơn giản là NH3, CH4, H2 và hơi nước.
Thí nghiệm chứng minh của Miller: Cho phóng điện liên tục 1 tuần qua hỗn hợp: hơi nước, CO2, CH4, NH3 trong bình thủy tinh 5l → Thu được một số amino acid. Đáp án: B
Câu 9 [705283]: Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gene lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gene là 16cM. Người bình thường mang gene A và B, hai gene này đều trội hoàn toàn so với gene lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
A, 4,41%.
B, 8,82%.
C, 21%.
D, 8%.
Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có allele a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gene XABY nên người số 5 phải có kiểu gene XABXab.
Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gene XABXab hoặc XAbXaB.
Người số 5 có kiểu gene XABXab, người số 6 có kiểu gene XABY nên người số 11 có kiểu gene XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,42XABXAB : 0,42XABXab : 0,08XABXAb : 0,08XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gene XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 0,42 × 0,21 = 0,0882. Đáp án: B
Câu 10 [705284]: Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A, bằng cách li địa lí.
B, cách li tập tính.
C, cách li sinh thái.
D, cách li di truyền.
Cách li sinh thái là hiện tượng các quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng sử dụng các ổ sinh thái khác nhau (tức là có sự phân hóa về môi trường sống hoặc cách khai thác tài nguyên). Điều này làm giảm khả năng gặp gỡ và giao phối giữa các quần thể, lâu dần dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
A. Sai, vì cách li địa lí xảy ra khi hai quần thể bị ngăn cách bởi một rào cản vật lý (sông, núi, biển, v.v.), dẫn đến sự tách biệt hoàn toàn về mặt địa lý, không liên quan đến ổ sinh thái.
B. Sai, vì cách li tập tính liên quan đến sự khác biệt trong tập tính giao phối, như tiếng gọi bạn đời, điệu múa giao phối, v.v., không liên quan đến sự phân hóa ổ sinh thái.
D. Sai, vì cách li di truyền là kết quả của quá trình cách li sinh sản lâu dài và biến đổi di truyền, chứ không phải là con đường hình thành loài do ổ sinh thái. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Trong 1 hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao, càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do 1 phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách.
Câu 11 [705285]: Trong một hệ sinh thái,
A, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
C, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Trong 1 hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao, càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do 1 phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng đi theo dòng trong chuỗi thức ăn được truyền theo 1 chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
→ Vì năng lượng chỉ truyền 1 chiều, chỉ có vật chất mới tuần hoàn Đáp án: B
Câu 12 [705286]: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A, qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B, do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C, qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D, do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90% do:
+ Phần lớn qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...): 70%
+ qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu) và các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật): 10%
+ Năng lượng tích luỹ: 10%
→ Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn : 10% Đáp án: C
Câu 13 [705287]: Khi lấy nhân từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân cấy vào trứng (đã bỏ nhân) của cừu cho trứng thì tạo thành tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt sẽ tạo được con cừu Dolly. Con cừu Dolly sẽ có các đặc điểm di truyền
A, của con cừu cho trứng (đã loại bỏ nhân).
B, của cả hai con cừu ban đầu.
C, mới chưa có ở cả hai con cừu.
D, của con cừu cho nhân tế bào tuyến vú.
Cừu Dolly là con vật đầu tiên được nhân bản vô tính thành công, trong đó nhân tế bào tuyến vú của một con cừu (con cho nhân) được cấy vào trứng đã bỏ nhân của một con cừu khác (con cho trứng). Sau đó, tế bào lai này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phát triển thành một con cừu hoàn chỉnh. Vì tế bào lai này có nhân từ con cừu cho nhân (tế bào tuyến vú), nên Dolly mang đặc điểm di truyền của con cừu cho nhân tế bào tuyến vú, không phải của con cừu cho trứng. Đáp án: D
Câu 14 [705358]: Ở người, gene A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với allele a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỷ lệ người da đen chiếm 36%. Một cặp vợ chồng đều có da đen dự định sinh 3 người con, xác suất để trong 3 người con của họ có ít nhất một đứa có da đen là bao nhiêu %?
A,
B,
C,
D,
- Tỉ lệ người da đen chiếm 36% ➔ Người da trắng chiếm tỉ lệ 64%
➔ Tần số a = = 0,8. Tần số A = 1 – 0,8 = 0,2.
- Thành phần kiểu gene của quần thể này là 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
➔ Trong số những người da đen, người dị hợp Aa chiếm tỷ lệ =.
➔ Xác suất để cả 2 vợ chồng có da đen đều có kiểu gene dị hợp là ()2 = .
Khi cả hai vợ chồng đều có kiểu gene Aa thì xác suất sinh con da trắng (aa) là Vậy một cặp vợ chồng có da đen ở quần thể trên sẽ sinh 3 người con đều có da trắng với xác suất là
. ..= . Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh 3 người con trong đó có ít nhất 1 đứa da đen là 1 - = Đáp án: D
Câu 15 [705288]: Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gene tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gene đó sang chủng vi khuẩn khác là do
A, xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.
B, xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.
C, xạ khuẩn sinh sản chậm.
D, xạ khuẩn khó tìm thấy.
Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản cuất chất kháng sinh nhờ có gene tổng hợp kháng sinh nhưng người ta lấy gene quy định tổng hợp chát kháng sinh cấy vào vi khuẩn vì xạ khuẩn sinh sản chậm, rất lâu tạo nên 1 lượng lớn kháng sinh, còn vi khuẩn sinh sản nhanh, sản xuất ra lượng kháng sinh cần thiết. Đáp án: C
Câu 16 [705289]: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gene không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A, Đột biến lệch bội.
B, Mất đoạn nhỏ.
C, Đột biến gene.
D, Chuyển đoạn nhỏ.
Người ta dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gene không mong muốn ở một số giống cây trồng Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18:
Chim sáo ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu cả hai loài đều có lợi; chim có nguồn thức ăn còn trâu rừng được vệ sinh lại có báo động khi có thú dữ.
Câu 17 [705290]: Trong một quần xã, mối quan hệ giữa chim, sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương là hình thức quan hệ
A, hội sinh.
B, cộng sinh.
C, kí sinh.
D, hợp tác.
- Mối quan hệ giữa chim sáo và châu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương
Mối quan hệ giữa chim sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác: cả hai bên cùng có lợi nhưng không bắt buộc. Đáp án: D
Câu 18 [705291]: Điểm giống nhau cơ bản giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác là
A, hai hay nhiều loài tham gia cộng sinh hay hợp tác đều có lợi.
B, quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác đều không phải là quan hệ nhất thiết phải có đối với mỗi loài.
C, hai loài cộng sinh hay hợp tác với nhau thì chỉ có một loài có lợi.
D, có ít nhất một loài không có lợi gì.
Quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác là mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Cộng sinh là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các loài: cả hai loài cùng có lợi và cần có nhau.
Hợp tác là mối quan hệ cả hai loài cùng có lợi
Điểm giống nhau cơ bản là các loài trong các mối quan hệ này đều có lợi Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705292]: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gene Aa và Bb quy định; Tính trạng chiều cao cây do cặp gene Dd quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 10% cây thân cao, hoa đỏ : 40% cây thân cao, hoa trắng : 15% cây thân thấp, hoa đỏ : 35% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến.
a) Sai. Vì: Cây thân cao, hoa đỏ có tỉ lệ = 10% → A-B-D- = 0,1.
Vì đây là phép lai phân tích nên B- = 0,5 → A-D- = 0,2 → AD = 0,2
→ Kiểu gene của cây P là hoặc .
b) Đúng. Vì: Vì giao tử AD = 0,2 nên tần số hoán vị là 2 × 0,2 = 0,4 = 40%.
c) Sai. Vì: Đây là phép lai phân tích nên kiểu hình thân cao, hoa trắng gồm 3 kiểu gene là A-bbD-; aaB-D-; aabbD-.
d) Sai. Vì: Cây tự thụ phấn (với tần số hoán vị 40%) thì ở đời con, kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ là (0,25 – 0,04) × 0,75 = 0,1575.
Câu 20 [705293]: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng một khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị dưới:
a) Đúng. Kích thước mỏ thể hiện ổ sinh thái về nguồn thức ăn. Kích thước mỏ của loài 1 là 1 – 2 cm; loài 3 là 2,2 – 3,8 cm --> không có sự canh tranh về thức ăn.
b) Sai. Có sự trùng lặp kích thước mỏ của loài 2 và loài 3 (2,6 cm – 3cm) => xảy ra sự cạnh tranh về nguồn thức ăn --> số lượng cá thể của hai loài bị ảnh hưởng lẫn nhau.
c) Sai. Sự trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng của loài 2 và 3 cao hơn so với loài 1 và 2 --> cạnh tranh ít gay gắt hơn giữa loài 1 và loài 2.
d. Sai. Loài 2 và loài 3 cạnh tranh gay gắt hơn => xu hướng mở rộng ổ sinh thái để hạn chế sự cạnh tranh.
Câu 21 [705294]: Virus SAR-Cov2 có vật liệu di truyền là sợi RNA (+) song được tái bản bởi replicase (RdRP) là một enzyme RNA polymerase dùng RNA làm mạch khuôn. Khi tiến hành tổng hợp nhân tạo mRNA mã hoá protein bề mặt SAR-Cov2 rồi đóng gói thành một hạt nano lipid được gọi là micelle. Cấu trúc micelle được mô tả trong hình bên dưới. Vacxin RNA này có thể được sản xuất với số lượng lớn mà không cần nuôi cấy Virus.
a) Đúng. Virus SARS-Cov2 sử dụng sợi RNA (+) (bộ/hệ gene) của nó như một mRNA và Ribosome của tế bào chủ để tổng hợp enzyme replicaza (RdRP) ngay khi xâm nhập vào tế bào chủ.
b) Sai. Vì: RdRP xúc tác tổng hợp sợi RNA (-) sử dụng RNA (+) bộ gene của nó và tiếp theo thực hiện quá trình phiên mã nhiều lần để tổng hợp RNA của bản thân nó từ sợi RNA (-) trong tế bào chủ.
c) Đúng. Vì: Vật chất di truyền của SAR-Cov2 là RNA và được nhân bản nhờ (replicase/RdRP) enzyme RNA polymerase, enzyme này không có khả năng tự sửa sai => dẫn đến dễ bị đột biến
d) Đúng. Vì:
+ RNA này khi xâm nhập vào tế bào ➔ mRNA có thể dịch mã tạo ra protein bề mặt.
+ Tế bào nhận diện protein lạ ➔ hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại protein bề mặt.
(HS có thể trình bày thêm ý: “vacxin này gây đáp án miễn dịch nhưng lại không gây hại tế bào/gây nhiễm vì thiếu các thành phần khác của Virus” --> không cho điểm vì không liên quan đến câu hỏi)
Câu 22 [705295]: Để nghiên cứu về sự điều hòa theo mô hình operon ở tế bào vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học đã thiết kế một “operon lai”, trong đó chứa trình tự các gene của operon tryptophan (Trp) và operon Lactose (Lac), có trình tự điều hòa của operon Trp (như hình dưới đây).

Giả sử sự sinh trưởng của tế bào vi khuẩn E.coli có liên hệ mật thiết với sự có mặt của amino acid tryptophan và chất cho carbon. Chuyển plasmid tái tổ hợp chứa “operon lai” vào dòng tế bào vi khuẩn E. coli đột biến mất trình tự operon Trp và operon Lac. Sau đó đem nuôi dòng tế bào vi khuẩn E. coli đột biến trong các môi trường.
a) Sai. Vì: Không có amino acid tryptophan liên kết protein ức chế do gene điều hòa của operon tryp mã hóa nên protein ức chế không thể hiện hoạt tính và không liên kết vào Operater của operon lai. Điều này làm cho RNA polymerase có thể bám được vào vùng promoter của operon lai và tiến hành quá trình phiên mã và tổng hợp được phân tử mRNA mang thông tin của 2 operon. Vi khuẩn E.coli tổng hợp được enzyme tổng hợp Tryp.
+ Nguồn carbon cung cấp cho tế bào vi khuẩn E.coli sử dụng là glucose. → có khuẩn lạc xuất hiện.
b) Đúng. Vì: Tương tự môi trường nuôi cấy 1, ngoài tổng hợp được enzyme tổng hợp Tryp còn tổng hợp enzyme phân giải lactose → sử dụng được nguồn Carbon → môi trường nuôi cấy 2 có khuẩn lạc xuất hiện.
c) Sai. Vì: Có amino acid tryptophan liên kết protein ức chế do gene điều hòa của operon tryp mã hóa nên protein ức chế có thể thể hiện hoạt tính và liên kết vào Operater của operon lai. Điều này làm cho RNA polymerase không thể bám được vào vùng promoter của operon lai và tiến hành quá trình phiên mã nên không tổng hợp được phân tử mRNA mang thông tin của 2 operon.
Vì thế tế bào vi khuẩn E. coli không tổng hợp được cả 2 hệ enzyme.
+ Tuy nhiên, do đã có Tryp từ môi trường nuôi và nguồn carbon sử dụng là glucose. Nên môi trường nuôi cấy 3 vẫn có khuẩn lạc xuất hiện.
d) Đúng. Vì: Môi trường nuôi cấy 4 : Tương tự môi trường nuôi cấy 3, vi khuẩn E.coli không tổng hợp được cả hai hệ enzyme. Dù có Tryp từ môi trường thì vẫn không dùng được lactose => Nên môi trường nuôi cấy 4 không có khuẩn lạc xuất hiện.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705296]: Nói về thông tin tương ứng giữa cột A và cột B.

Hãy viết liền nhau bốn số ở cột A để lần lượt tương ứng với nội dung ở cột B theo trình tự abcd.
Vi tiêm: Phương pháp chuyển gene trực tiếp ở động vật.
Lentivirus: Phương pháp chuyển gene gián tiếp ở động vật.
Súng bắn gene, xung điện, chuyển gene qua ống phấn: Phương pháp chuyển gene trực tiếp ở thực vật.
Vi khuẩn Agrobacterium: Phương pháp chuyển gene gián tiếp ở thực vật.
Câu 24 [705297]: Có 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gene AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành giao tử. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
Cho 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gene AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành giao tử.
Mỗi tế bào sinh trứng hình thành 1 trứng.
Cơ thể có kiểu gene AaBbddEe có khả năng hình thành 23 = 8 loại giao tử.
3 tế bào sinh trứng có khả năng tạo tối đa 3 loại trứng có kiểu gene khác nhau.
Câu 25 [705298]: Ở cừu, kiểu gene DD quy định có sừng, kiểu gene dd quy định không sừng, kiểu gene Dd quy định có sừng ở con đực và không sừng ở con cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 30% số cừu có sừng. Biết rằng số cá thể cừu đực bằng số cá thể cừu cái và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, lấy ngẫu nhiên một cặp đực cái trong quần thể đều không sừng cho giao phối với nhau sinh được 1 con non, xác suất thu được cá thể có sừng là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Khi quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: (♀ + ♂)p2DD + (♂)pqDd + (♀)pqDd + (♀ + ♂)q2dd = 1
Tỉ lệ có sừng là: (♀ + ♂)p2DD + (♂)pqDd = 30% → Tần số d = 0,3 → Tần số D = 0,7.
Cừu đực không sừng có kiểu gene dd nên luôn cho giao tử d; Cừu cái không sừng có tỉ lệ kiểu gene 0,42Dd : 0,49dd → → Cừu cái cho 2 loại giao tử với tỉ lệ là → F1 có tỉ lệ kiểu gene → Xác suất là
Câu 26 [705299]: Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Các gene quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Xét tính trạng màu mắt, P: mắt đỏ x mắt đỏ → F1: mắt trắng. Mà tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X (Y không allele).
→ P: XDXd x XDY → F1: 1/4XDXD : 1/4XDXd : 1/4XDY : 1/4XdY → 3/4 mắt đỏ : 1/4 mắt trắng
Ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm 2,5% → Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt (aabb) = 2,5% : 25% = 10%
10%aabb = 20%ab . 50%ab (ở ruồi giấm hoán vị gene chỉ xảy ra ở con cái).
Giao tử ab = 20% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → P: ♀ Ab/aB x ♂ AB/ab (f hoán vị = 40%)
Phép lai: P: ♀ Ab/aB x ♂ AB/ab (f hoán vị = 40%) cho tỉ lệ kiểu hình: Xám, cụt = 25% - ab/ab = 25% - 10% = 15% = 0,15.
Vậy tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là: 15% . (3/4) = 11,25%.
Câu 27 [705300]: Hình bên biểu thị một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như sau:

Loài G và E là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Biết rằng, sản lượng của loài B là 500 kcal/m2/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 10% và sản lượng của loài G gấp đôi loài E, thì sản lượng của loài G là bao nhiêu nghìn kcal/m2/năm? (Tính làm trong đến hai chứ số sau dấu phẩy).
Gọi là sản lượng của loài E; là sản lượng của loài G.
Sản lượng của loài D = x 10% = (kcal/m2/năm).
Sản lượng của loài M là = x 10% = (kcal/m2/năm).
Sản lượng của loài K = x 10% = (kcal/m2/năm).
Sản lượng của loài H là = x 10% + x 10% + x 10% = (kcal/m2/năm).
Sản lượng của loài C là = x 10% + x 10% = (kcal/m2/năm).
Sản lượng của loài B là = x 10% + x 10% = (kcal/m2/năm) = 500 kcal/m2/năm.
kcal/m2/năm = 14,24 nghìn kcal/m2/năm.
Vì loài G bằng 2 lần loài E.
Cho nên sản lượng của loài G = 2×14,24 nghìn = 28,48 nghìn kacl/m2/năm
Câu 28 [705301]: Cho các ví dụ:
I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
II. Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
III. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
IV. Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là quan hệ ức chế cảm nhiễm
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng → quan hệ kí sinh.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng → quan hệ hội sinh.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y → quan hệ cộng sinh.