PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705247]: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của DNA là
A, trong 2 DNA mới hình thành, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
B, sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của DNA theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C, 2 DNA mới được hình thành, 1 DNA giống với DNA mẹ còn DNA kia có cấu trúc thay đổi.
D, 2 DNA mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với DNA mẹ ban đầu.
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của DNA là: Trong 2 DNA mới hình thành, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. Đáp án: A
Câu 2 [705248]: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A, Tế bào sinh dưỡng.
B, Giao tử.
C, Tế bào sinh dục chín.
D, Tế bào soma.
Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín (2n),tạo thành các giao tử (n) Đáp án: C
Câu 3 [705249]: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là
A, nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
B, nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
C, nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
D, nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
Hấp thụ nước: Nước được hấp thụ vào rễ cây chủ yếu theo cơ chế thẩm thấu (thụ động). Cơ chế này là do sự chênh lệch nồng độ nước giữa đất và tế bào rễ, nước di chuyển từ nơi có nồng độ nước cao (đất) vào nơi có nồng độ nước thấp (tế bào rễ) qua màng tế bào.
Hấp thụ ion khoáng: Ion khoáng từ đất vào rễ có thể di chuyển qua màng tế bào rễ bằng cả hai cơ chế:
• Thụ động: Ion khoáng di chuyển theo gradient nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp).
• Chủ động: Ion khoáng có thể được đưa vào tế bào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi năng lượng, khi ion khoáng di chuyển ngược chiều với gradient nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao). Đáp án: B
• Thụ động: Ion khoáng di chuyển theo gradient nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp).
• Chủ động: Ion khoáng có thể được đưa vào tế bào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi năng lượng, khi ion khoáng di chuyển ngược chiều với gradient nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao). Đáp án: B
Câu 4 [705250]: Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
A, Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.
B, Khi có sự cạnh tranh về O2: thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí.
C, Khi có sự cạnh tranh về CO2: khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.
D, Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men.
Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải glucose (hoặc các hợp chất hữu cơ khác) có sự tham gia của oxygen. Khi tế bào có đủ oxygen, quá trình hô hấp hiếu khí sẽ xảy ra để tạo ra năng lượng.
Lên men (phân giải kị khí) xảy ra khi tế bào thiếu oxygen. Khi không có oxygen, tế bào không thể thực hiện hô hấp hiếu khí và sẽ chuyển sang lên men để thu được năng lượng, mặc dù hiệu quả tạo năng lượng thấp hơn so với hô hấp hiếu khí. Đáp án: B
Lên men (phân giải kị khí) xảy ra khi tế bào thiếu oxygen. Khi không có oxygen, tế bào không thể thực hiện hô hấp hiếu khí và sẽ chuyển sang lên men để thu được năng lượng, mặc dù hiệu quả tạo năng lượng thấp hơn so với hô hấp hiếu khí. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối: cá thích nghi với đời sống trong nước, ra khỏi nước cá sẽ chết; chuột chũi thường sống trong hang tối, ra khỏi hang tối sẽ khiến chuột chũi bị say nắng.
Câu 5 [705251]: Trong tiến hoá thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A, quá trình phát sinh và tích lũy các gene đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của mỗi loài, áp lực của chọn lọc tự nhiên.
B, sự đóng góp vào vốn gene cho thế hệ sau.
C, sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D, tần số đột biến.
Trong tiến hoá thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình phát sinh và tích lũy các gene đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của mỗi loài, áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Vậy chọn đáp án A. Đáp án: A
Vậy chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 6 [705252]: Vì sao có sự song song tồn tại của các nhóm cá thể có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm cá thể có tổ chức cao?
A, Vì trong điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B, Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh tạo ra sự đa dạng và phong phú trong tự nhiên.
C, Vì các sinh vật có tổ chức thấp không cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển nên trong tự nhiên chúng không ngừng lớn mạnh.
D, Vì các cá thể có tổ chức thấp có khả năng sống tiềm sinh lâu dài trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phá bào xác chui ra và sinh trưởng, phát triển mạnh.
Trong các chiều hướng tiến hóa của sinh giới, thích nghi ngày càng hợp lí được coi là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất. Do vậy trong điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển → những sinh vật có tổ chức thấp vẫn có khả năng tồn tại bên cạnh các nhóm cá thể có tổ chức cao → Đáp án A Đáp án: A
Câu 7 [705253]: Các nhân tố tiến hoá phát huy vai trò thường xuyên trong quần thể lớn là
A, di nhập gene, biến động di truyền.
B, đột biến, di nhập gene.
C, đột biến, chọn lọc tự nhiên.
D, đột biến, biến động di truyền.
Đề bài hỏi các nhân tố tiến hóa phát huy vai trò thường xuyên → Đáp án C đúng.
Biến động di truyền chỉ gặp trong những trường hợp đặc biệt → không phải là nhân tố thường xuyên →
Loại đáp án A, D
B sai vì di nhập gene chỉ xảy ra khi nguồn sống không cung cấp đủ hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi → không phải nhân tố thường xuyên. Đáp án: C
Biến động di truyền chỉ gặp trong những trường hợp đặc biệt → không phải là nhân tố thường xuyên →
Loại đáp án A, D
B sai vì di nhập gene chỉ xảy ra khi nguồn sống không cung cấp đủ hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi → không phải nhân tố thường xuyên. Đáp án: C
Câu 8 [705254]: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
A, Các gene qui đinh cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
B, Các gene qui định cơ quan thóai hóa vẫn cần thiết cho sinh vật.
C, Các gene qui định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tổ tiên
D, Các gene qui định các cơ quan thoái hóa là những gene trội.
Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng nhưng vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ: Răng khôn, ruột thừa.
A, D Sai, gene nào cũng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Sai. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan không còn vai trò nữa, tuy nhiên chưa bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
C. Đúng. Tổ tiên, các cơ quan rất phát triển, tuy nhiên ở hiện tại chúng không có vai trò nên không phát triển đầy đủ. Tuy nhiên gene quy định mã hóa các Protein quy định hình thành nên các cơ quan đó được di truyền từ đời trước sang đời sau nên các cơ quan thoái hóa chúng vẫn tồn tại. Đáp án: C
A, D Sai, gene nào cũng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Sai. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan không còn vai trò nữa, tuy nhiên chưa bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
C. Đúng. Tổ tiên, các cơ quan rất phát triển, tuy nhiên ở hiện tại chúng không có vai trò nên không phát triển đầy đủ. Tuy nhiên gene quy định mã hóa các Protein quy định hình thành nên các cơ quan đó được di truyền từ đời trước sang đời sau nên các cơ quan thoái hóa chúng vẫn tồn tại. Đáp án: C
Câu 9 [705255]: Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gene lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gene là 20cM. Người bình thường mang gene A và B, hai gene này đều trội hoàn toàn so với gene lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?
A, 8%.
B, 20%.
C, 10%.
D, 40%.
Gọi a, b là gene quy định bệnh A, bệnh B.
Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có allele a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gene XABY nên người số 5 phải có kiểu gene XABXab.
Người số 5 có kiểu gene XABXab ; người số 6 có kiểu gene XABY nên người số 11 có kiểu gene XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,4XABXAB : 0,4XABXab : 0,1XABXAb : 0,1XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 (XABY) sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gene XABXab. Khi đó, xác suất sinh con trai (Xab Y) bị cả hai bệnh = 0,4 × 0,4 × 1/2 = 0,08 = 8%. IV đúng. Con đầu lòng bị 2 bệnh → Kiểu gene của cặp vợ chông đó là XABXab × XABY
→ Xác suất đứa thứ 2 bị cả 2 bệnh là 0,4 × ½ = 0,2 = 20%.
Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có allele a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gene XABY nên người số 5 phải có kiểu gene XABXab.
Người số 5 có kiểu gene XABXab ; người số 6 có kiểu gene XABY nên người số 11 có kiểu gene XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,4XABXAB : 0,4XABXab : 0,1XABXAb : 0,1XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 (XABY) sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gene XABXab. Khi đó, xác suất sinh con trai (Xab Y) bị cả hai bệnh = 0,4 × 0,4 × 1/2 = 0,08 = 8%. IV đúng. Con đầu lòng bị 2 bệnh → Kiểu gene của cặp vợ chông đó là XABXab × XABY
→ Xác suất đứa thứ 2 bị cả 2 bệnh là 0,4 × ½ = 0,2 = 20%.
Câu 10 [705256]: Loài chuối nhà 3n hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường
A, tự đa bội.
B, lai xa và đa bội hoá.
C, cách li sinh thái.
D, cách li địa lí.
Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n → Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n → Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội → Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Dòng năng lượng đi theo một chiều; còn vật chất thì được tái sử dụng một phần hay hoàn toàn tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất.
Câu 11 [705257]: Điểm khác nhau cơ bản giữa vận chuyển vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái là
A, sự vận chuyển vật chất trong hệ sinh thái bao giờ cũng kèm theo năng lượng còn dòng năng lượng thì không kèm theo vật chất.
B, sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái chỉ diễn ra trong từng chuỗi thức ăn còn vận chuyển vật chất thì diễn ra trong lưới thức ăn.
C, sự vận chuyển vật chất thì bị hao hụt vì qua mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật lại giữ lại trong các hợp chất hữu cơ còn dòng năng lượng không bị hao hụt.
D, sự vận chuyển vật chất trong hệ sinh thái theo vòng tuần hoàn, còn dòng năng lượng thì không theo vòng tuần hoàn.
Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
Dòng năng lượng - 1 chiều; còn vật chất thì được tái sử dụng một phần hay hoàn toàn → chu trình tuần hoàn vật chất. Đáp án: D
Dòng năng lượng - 1 chiều; còn vật chất thì được tái sử dụng một phần hay hoàn toàn → chu trình tuần hoàn vật chất. Đáp án: D
Câu 12 [705258]: Trong chu trình Carbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố Carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
A, Quang hóa.
B, Phân giải.
C, Đồng hóa.
D, Dị hóa.
- Carbon đi vào chu trình dưới dạng cabon dioxide (CO2).
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp,
Vậy nguyên tố Carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể qua quá trình tổng hợp các chất đơn giản (CO2, H2O) thành chất hữu cơ (Tinh bột).
Mà đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong cơ thể sinh vật và tiêu hao năng lượng. Quá trình này tạo lập những phân tử từ các đơn vị nhỏ hơn và thường thu năng lượng.
→ C đã đi từ ngoài vào cơ thể nhờ phương thức đồng hoá Đáp án: C
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp,
Vậy nguyên tố Carbon đã đi từ ngoài vào cơ thể qua quá trình tổng hợp các chất đơn giản (CO2, H2O) thành chất hữu cơ (Tinh bột).
Mà đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong cơ thể sinh vật và tiêu hao năng lượng. Quá trình này tạo lập những phân tử từ các đơn vị nhỏ hơn và thường thu năng lượng.
→ C đã đi từ ngoài vào cơ thể nhờ phương thức đồng hoá Đáp án: C
Câu 13 [705259]: Ở thập niên 80 giá thành của insulin đã rẻ hơn trước hàng vạn lần. Đó là nhờ kỹ thuật
A, lai tế bào.
B, gây đột biến gene.
C, cấy gene.
D, gây đột biến nhiễm sắc thể.
Giá thành insulin rẻ hơn là do ứng dụng của công nghệ gene, cụ thể là người ta đã cấy gene tổng hợp insulin ở người vào trong vi khuẩn E.coli. Sau đó sản xuất vi khuẩn này ở quy mô công nghiệp → tạo ra nhiều insulin giống như ở cơ thể người với số lượng lớn → giá thành giảm xuống. Đáp án: C
Câu 14 [705260]: Bệnh mù màu ở người do đột biến gene lặn trên NST X không có allele tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu. Xác suất sinh 2 người con: một bình thường, một bị bệnh là
A, 

B, 

C, 

D, 

Mù màu do đột biến gene lặn trên X không allele tương ứng trên Y. Phụ nữ bình thường có bố bị mù màu XmY nhận Xm từ bố → có kiểu gene XMXm.
Người phụ nữ này lấy 1 người chồng bình thường XMY.
Xác suất sinh 1 người con bình thường:
Xác suất sinh 1 người con bị bệnh:
Xác suất sinh 1 người con bị bệnh và 1 người bình thường: có 2 trường hợp:
+ Con đầu bình thường, con thứ 2 bị bệnh
+ Con đầu bị bệnh, con thứ 2 bình thường.
Xác suất =
×
× 2 =
=
Đáp án: C
Người phụ nữ này lấy 1 người chồng bình thường XMY.
Xác suất sinh 1 người con bình thường:

Xác suất sinh 1 người con bị bệnh:

Xác suất sinh 1 người con bị bệnh và 1 người bình thường: có 2 trường hợp:
+ Con đầu bình thường, con thứ 2 bị bệnh
+ Con đầu bị bệnh, con thứ 2 bình thường.
Xác suất =




Câu 15 [705261]: Trong chọn giống cây trồng, người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng để
A, giúp thế hệ lai tạo ra có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B, góp phần giải quyết và hạn chế được tính khó lai khi lai xa.
C, tổ hợp được các gene quy định năng suất cao của 2 loài vào thế hệ lai.
D, đưa gene quy định khả năng chống chịu cao với môi trường của loài hoang dại vào cây lai.
Những cây hoang dại thường có các tính trạng chống chịu tốt với môi trường: khả năng chịu mặn, chịu hạn...
Người ta tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và cây trồng nhằm mục đích chọn lọc được những đặc tính tốt của cả hai loài.
Cây trồng có những tính trạng về năng suất, chất lượng cao hơn loài hoang dại. Loài hoang dại có khả năng chống chịu cao với môi trường Đáp án: D
Người ta tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và cây trồng nhằm mục đích chọn lọc được những đặc tính tốt của cả hai loài.
Cây trồng có những tính trạng về năng suất, chất lượng cao hơn loài hoang dại. Loài hoang dại có khả năng chống chịu cao với môi trường Đáp án: D
Câu 16 [705262]: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là
A, đột biến mất đoạn.
B, đột biến đảo đoạn.
C, đột biến lặp đoạn.
D, đột biến chuyển đoạn.
Đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gene, tăng lượng sản phẩm của gene → khi ứng dụng đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza, có ý nghĩa làm tăng hiệu suất trong công nghiệp sản xuất bia. Đáp án: C
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gene, tăng lượng sản phẩm của gene → khi ứng dụng đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza, có ý nghĩa làm tăng hiệu suất trong công nghiệp sản xuất bia. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, nghĩa là năng lượng vật làm mỗi bao giờ cũng đủ dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
Câu 17 [705263]: Tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn là
A, tháp năng lượng.
B, tháp sinh khối.
C, tháp số lượng.
D, tháp tuổi.
Tháp sinh thái được tạo ra bởi sự xếp chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao. Tháp sinh thái được chia làm 3 dạng: tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.
Tháp dạng chuẩn có dạng đáy rộng, đỉnh nhọn, hình tháp.
+ Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, nghĩa là năng lượng vật làm mỗi bao giờ cũng đủ dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
+ Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Không phải lúc nào cũng là dạng chuẩn
VD: Trong các quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp, trong khi sinh khối của vật tiêu thụ lại lớn → Tháp trở nên mất cân đối.
+ Tháp số lượng: Được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng → Không phải lúc nào cũng ở dạng chuẩn.
VD: Giữa vật chủ và kí sinh, vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh đông nên đáy tháp nhỏ còn đỉnh lại lớn.
+ Còn Tháp tuổi: Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già ta có tháp tuổi hay tháp dân số.
→ Tháp tuổi của quần thể suy thoái không thể có dạng chuẩn. Đáp án: A
Tháp dạng chuẩn có dạng đáy rộng, đỉnh nhọn, hình tháp.
+ Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng → Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, nghĩa là năng lượng vật làm mỗi bao giờ cũng đủ dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
+ Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng → Không phải lúc nào cũng là dạng chuẩn
VD: Trong các quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp, trong khi sinh khối của vật tiêu thụ lại lớn → Tháp trở nên mất cân đối.
+ Tháp số lượng: Được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng → Không phải lúc nào cũng ở dạng chuẩn.
VD: Giữa vật chủ và kí sinh, vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh đông nên đáy tháp nhỏ còn đỉnh lại lớn.
+ Còn Tháp tuổi: Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già ta có tháp tuổi hay tháp dân số.
→ Tháp tuổi của quần thể suy thoái không thể có dạng chuẩn. Đáp án: A
Câu 18 [705264]: Hiệu suất sinh thái là
A, tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
B, tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
C, hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D, hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
– Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
– Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề. Đáp án: A
– Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề. Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705265]: Ở một loài thú, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu sắc thân do 2 cặp gene phân li độc lập quy định. Cho con cái thân đen thuần chủng giao phối với con đực thân trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gene đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 đực thân trắng : 1 con cái thân đen : 1 con cái thân trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2.
a) Đúng. Vì: Đực F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực thân trắng : 1 con cái thân đen : 1 con cái thân trắng.
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
Quy ước gene: A-B- quy định thân đen
A-bb + aaB- + aabb đều quy định thân trắng.
Vì hai cặp gene tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc cặp Bb liên kết giới tính đều cho kết quả đúng. Ta có:
P: Cái đen thuần chủng (AAXBXB) × Đực trắng thuần chủng (aaXbY)
→ F1 có kiểu gene AaXBXb, AaXBY. Cho F1 lai với nhau: AaXBXb × AaXBY
F2 có: 6A-XBX- : 3 A-XBY : 3A-XbY : 2aaXBX- : 1aaXBY : 1aaXbY.
Tỉ lệ KH: 6 con cái thân đen : 3 con đực thân đen : 2 con cái thân trắng : 5 con đực thân trắng.
b) Đúng. Vì: Trong số con thân trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là
c) Đúng. Vì: Trong số con thân đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là
→ số con cái:
d) Sai. Vì: Trong số con đực ở F2, số con thân đen chiếm tỉ lệ là
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
Quy ước gene: A-B- quy định thân đen
A-bb + aaB- + aabb đều quy định thân trắng.
Vì hai cặp gene tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc cặp Bb liên kết giới tính đều cho kết quả đúng. Ta có:
P: Cái đen thuần chủng (AAXBXB) × Đực trắng thuần chủng (aaXbY)
→ F1 có kiểu gene AaXBXb, AaXBY. Cho F1 lai với nhau: AaXBXb × AaXBY
F2 có: 6A-XBX- : 3 A-XBY : 3A-XbY : 2aaXBX- : 1aaXBY : 1aaXbY.
Tỉ lệ KH: 6 con cái thân đen : 3 con đực thân đen : 2 con cái thân trắng : 5 con đực thân trắng.
b) Đúng. Vì: Trong số con thân trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là

c) Đúng. Vì: Trong số con thân đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là


d) Sai. Vì: Trong số con đực ở F2, số con thân đen chiếm tỉ lệ là

Câu 20 [705266]: Trên cánh đồng chăn thả bò lâu năm người ta thấy số lượng cá thể của quần thể của ba loài cỏ A, B và C là gần tương đương và tương đối ổn định. Ngược lại, trên một số đồng cỏ không chăn thả bò thì số lượng cá thể của loài A hơn hẳn số lượng cá thể của loài B và C, thậm chí có những vùng thiếu vắng hẳn loài cỏ B, C.
Người ta tiến hành thiết lập hai lô thí nghiệm có 3 loài cỏ trên với mật độ tương đương, có diện tích, điều kiện khác của môi trường là như nhau. Tiến hành rào kín một trong hai ô không cho bò vào ăn. Sau một số năm, tiến hành đánh giá số lượng cá thể của 3 loài, rồi rút ra kết luận.
Người ta tiến hành thiết lập hai lô thí nghiệm có 3 loài cỏ trên với mật độ tương đương, có diện tích, điều kiện khác của môi trường là như nhau. Tiến hành rào kín một trong hai ô không cho bò vào ăn. Sau một số năm, tiến hành đánh giá số lượng cá thể của 3 loài, rồi rút ra kết luận.
a) Đúng. Vì: nó kiểm soát số lượng của một số loài thực vật là nguồn thức ăn của nó.
b) Đúng. Vì: Trong 3 loài cỏ, loài A có khả năng cạnh tranh mạnh hơn loài B và C nhưng số lượng của nó lại bị khống chế bởi số lượng của quần thể bò (nhờ mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác). Chính vì vậy ở những nơi có chăn thả bò loài A không thể phát triển mạnh được, còn những nơi không chăn thả bò thì loài này có điều kiện phát triển mạnh tới mức mà có thể loại trừ được cả loài B và C ra khỏi quần xã.
c) Đúng.
d. Đúng.
b) Đúng. Vì: Trong 3 loài cỏ, loài A có khả năng cạnh tranh mạnh hơn loài B và C nhưng số lượng của nó lại bị khống chế bởi số lượng của quần thể bò (nhờ mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác). Chính vì vậy ở những nơi có chăn thả bò loài A không thể phát triển mạnh được, còn những nơi không chăn thả bò thì loài này có điều kiện phát triển mạnh tới mức mà có thể loại trừ được cả loài B và C ra khỏi quần xã.
c) Đúng.
d. Đúng.
Câu 21 [705267]: Gần giữa thai kỳ ở người, nhau thai bắt đầu tiết ra một loại hormone có tên là corticotrophinreleasing hormone (CRH). CRH ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone kích thích sự phát triển của thai nhi.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để xác định xem mức CRH có tương quan với thời gian sinh em bé hay không. Mẫu máu được lấy từ 500 phụ nữ trong quá trình mang thai của họ và đo nồng độ CRH. Sau đó, những người phụ nữ này được chia thành ba nhóm tùy theo việc sinh non, sinh đủ tháng hay sinh muộn.
Biểu đồ dưới đây cho thấy nồng độ CRH thay đổi như thế nào trong máu của bà mẹ (máu mẹ) ở mỗi nhóm trong ba nhóm khi mang thai.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để xác định xem mức CRH có tương quan với thời gian sinh em bé hay không. Mẫu máu được lấy từ 500 phụ nữ trong quá trình mang thai của họ và đo nồng độ CRH. Sau đó, những người phụ nữ này được chia thành ba nhóm tùy theo việc sinh non, sinh đủ tháng hay sinh muộn.
Biểu đồ dưới đây cho thấy nồng độ CRH thay đổi như thế nào trong máu của bà mẹ (máu mẹ) ở mỗi nhóm trong ba nhóm khi mang thai.

a) Sai. Nồng độ tăng trong suốt thời kỳ mang thai, sự gia tăng theo cấp số nhân/mức độ tăng lên đáng kể ở giai đoạn sau của thai kỳ.
b) Sai. Vì: Nồng độ CRH thấp hơn khi sinh muộn so với khi sinh đủ tháng; sự khác biệt rõ ràng hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ; cả hai đều tăng dần nồng độ CRH.
c) Sai. Vì: Chênh lệch nồng độ CRH ở tuần thứ 30 giữa những phụ nữ sinh non và những phụ nữ sinh đủ tháng là 57 pmol dm-3 huyết tương (± 3).
d) Đúng. Vì: Từ nồng nồng độ CRH trong máu mẹ cao sẽ cho thấy phụ nữ có nguy cơ sinh non cao; nồng độ thấp sẽ cho thấy phụ nữ có nguy cơ vượt cạn / sinh con muộn; nồng độ có thể được sử dụng để chỉ ra thời điểm sắp giao hàng.
b) Sai. Vì: Nồng độ CRH thấp hơn khi sinh muộn so với khi sinh đủ tháng; sự khác biệt rõ ràng hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ; cả hai đều tăng dần nồng độ CRH.
c) Sai. Vì: Chênh lệch nồng độ CRH ở tuần thứ 30 giữa những phụ nữ sinh non và những phụ nữ sinh đủ tháng là 57 pmol dm-3 huyết tương (± 3).
d) Đúng. Vì: Từ nồng nồng độ CRH trong máu mẹ cao sẽ cho thấy phụ nữ có nguy cơ sinh non cao; nồng độ thấp sẽ cho thấy phụ nữ có nguy cơ vượt cạn / sinh con muộn; nồng độ có thể được sử dụng để chỉ ra thời điểm sắp giao hàng.
Câu 22 [705268]: Trong tế bào. Tại một thời điểm cả 2 gene cùng ở một trạng thái khởi động phiên mã nhưng có một gene phiên mã nhiều, có một gene phiên mã ít. Việc phiên mã nhiều hay ít có rất nhiều yếu tố. Có các lí do sau đây được được đưa ra để giải thích cho hiện tượng trên.
a) Đúng. Vì: Promoter mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến việc gene được phiên mã nhiều hay ít.
b) Đúng. Vì: Gene nào có vùng tăng cường thì có thể phiên mã diễn ra nhiều hơn.
c) Sai. Vì: Gene chỉ có yếu tố phiên mã chung nên gene phiên mã ít. Còn gene có thêm yếu tố phiên mã đặc hiệu thì phiên mã nhiều hơn.
d) Sai. Gene mà có nhiều bản sao thì phiên mã nhiều hơn gene còn lại có ít bản sao.
b) Đúng. Vì: Gene nào có vùng tăng cường thì có thể phiên mã diễn ra nhiều hơn.
c) Sai. Vì: Gene chỉ có yếu tố phiên mã chung nên gene phiên mã ít. Còn gene có thêm yếu tố phiên mã đặc hiệu thì phiên mã nhiều hơn.
d) Sai. Gene mà có nhiều bản sao thì phiên mã nhiều hơn gene còn lại có ít bản sao.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705269]: Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu enzyme phospholipase C. Enzyme này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai. Nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C được giải thích như sau:
1. IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
2. Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan trọng là hoạt hóa trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được hoạt hóa trứng không phát triển dẫn đến vô sinh.
3. G-protein hoạt hóa phospholipase C. Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3.
4. Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
Hãy viết liền các số tương ứng trình tự bốn lí do nối tiếp nhau là nguyên nhân dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C.
1. IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
2. Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan trọng là hoạt hóa trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được hoạt hóa trứng không phát triển dẫn đến vô sinh.
3. G-protein hoạt hóa phospholipase C. Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3.
4. Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
Hãy viết liền các số tương ứng trình tự bốn lí do nối tiếp nhau là nguyên nhân dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C.
Trình tự bốn lí do nối tiếp nhau là nguyên nhân dẫn đến vô sinh khi thiếu enzyme phospholipase C.
(3) G-protein hoạt hoá phospholipase C. Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3.
(1) IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
(2) Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan trọng là hoạt hoá trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được hoạt hoá trứng không phát triển dẫn đến vô sinh.
(4) Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
(3) G-protein hoạt hoá phospholipase C. Phospholipase C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3.
(1) IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
(2) Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan trọng là hoạt hoá trứng (kích hoạt các mRNA hoạt động để trứng phát triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được hoạt hoá trứng không phát triển dẫn đến vô sinh.
(4) Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
Câu 24 [705270]: Ở một loài, A qui định quả tròn, a quy định quả dài ; B quy định quả ngọt, b quy định quả chua. Hai cặp gene cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gene dị hợp tử về một cặp gene là bao nhiêu?
A- Quả tròn, a- Quả dài, B- Quả ngọt, b- Quả chua. Hai cặp gene nằm trên cặp NST tương đồng.
Các kiểu gene dị hợp về một cặp gene:
,
,
,
Các kiểu gene dị hợp về một cặp gene:




Câu 25 [705271]: Ở người, allele A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với allele a quy định da bạch tạng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ người mang allele quy định da bạch tạng chiếm 84%. Biết không xảy ra đột biến. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường dự định sinh con. Theo lí thuyết, xác suất sinh đứa con đầu lòng mang allele quy định bạch tạng bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Số người mang allele a = 84% → kiểu gene AA có tỉ lệ là 100% - 64% = 16%.
Vì quần thể đang cân bằng di truyền và kiểu gene AA có tỉ lệ 16% nên suy ra tần số A = 0,4.
→ Tần số a = 0,6. Do đó, tần số allele A bằng 2/3 tần số allele a
- Kiểu gene đồng hợp có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu gene dị hợp = 1- 2 × 0,4 × 0,6 = 0,52 = 52%
- Quần thể có cấu trúc di truyền là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa cho nên một cặp vợ chồng đều có da bình thường thì xác suất kiểu gene của cặp vợ chồng này là 1/4AA hoặc 3/4Aa.
→ Mỗi người sẽ cho giao tử a với tỉ lệ = 3/8; giao tử A với tỉ lệ = 5/8. Do đó, xác suất sinh con đầu lòng mang allele bệnh (mang allele a) là
= 0,61.
Vì quần thể đang cân bằng di truyền và kiểu gene AA có tỉ lệ 16% nên suy ra tần số A = 0,4.
→ Tần số a = 0,6. Do đó, tần số allele A bằng 2/3 tần số allele a
- Kiểu gene đồng hợp có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu gene dị hợp = 1- 2 × 0,4 × 0,6 = 0,52 = 52%
- Quần thể có cấu trúc di truyền là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa cho nên một cặp vợ chồng đều có da bình thường thì xác suất kiểu gene của cặp vợ chồng này là 1/4AA hoặc 3/4Aa.
→ Mỗi người sẽ cho giao tử a với tỉ lệ = 3/8; giao tử A với tỉ lệ = 5/8. Do đó, xác suất sinh con đầu lòng mang allele bệnh (mang allele a) là

Câu 26 [705272]: Cho biết: A quy định hạt tròn, allele lặn a quy định hạt dài; B quy định hạt chín sớm, allele lặn b quy định hạt chín muộn. Hai gene này thuộc cùng một nhóm gene liên kết. Tiến hành cho các cây hạt tròn, chín sớm tự thụ phấn, thu được 1000 cây đời con với 4 kiểu hình khác nhau, trong đó có 240 cây hạt tròn-chín muộn. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau. Kiểu tần số hoán vị gene (f) ở các cây đem lai là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Cây hạt tròn (A_bb) chín muộn chiếm tỉ lệ: 240 : 1000 = 24% = 25% - 1%. => Tỉ lệ kiểu hình hạt dài, chín muộn (aabb) chiếm tỉ lệ 1% = 0,1ab x 0,1ab.
Tỉ lệ giao tử ab = 0,1 < 25% => Đây là giao tử hoán vị.
Cây đem lai có kiểu gene là Ab//aB, tần số hoán vị 20%.
Tỉ lệ giao tử ab = 0,1 < 25% => Đây là giao tử hoán vị.
Cây đem lai có kiểu gene là Ab//aB, tần số hoán vị 20%.
Câu 27 [705273]: Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu kích thức quần thể của loài B sống trong một khu sinh học. Biết rằng tại khu sinh học, điều kiện môi trường duy trì ổn định trong quá trình nghiên cứu. Quần thể B năm đầu có kích thước 3500 cá thể, có tỉ lệ sinh sản là 12%, tỉ lệ tử vong là 9%; tỉ lệ nhập cư 3%; tỉ lệ xuất cư là 2%. Sau 2 năm kích thước quần thể B là bao nhiêu? (Tính làm tròn đến số nguyên).
Kích thước quần thể sau 1 năm là: 3500 + 3500x(12% - 9% + 3% - 2%) = 3640 cá thể.
Kích thước quần thể sau 1 năm là: 3640 + 3640x(12% - 9% + 3% - 2%) = 3.822 cá thể.
Kích thước quần thể sau 1 năm là: 3640 + 3640x(12% - 9% + 3% - 2%) = 3.822 cá thể.
Câu 28 [705274]: Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này các phát biểu sau:
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Có 4 phát biểu đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn:
Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
- I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
- II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
- III đúng.
IV đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn:

Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
- I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
- II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
- III đúng.
IV đúng.