PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704790]: Bộ ba mã sao 5' GCA 3' có bộ ba đối mã tương ứng là :
A, 5' CGU 3'
B, 5' GCA 3'
C, 3' CGT 5'
D, 5' UGC 3'
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Bộ ba mã sao (codon) trên mRNA, bộ ba đối mã (anti codon) trên tRNA, các nucleotide này cũng gắn tạm thời theo nguyên tắc bổ sung A - U, T - A, G - C, C- G. Bộ ba mã sao 5' GCA 3' có bộ ba đối mã tương ứng trên tRNA là 3' CGU 5' Đáp án: D
Câu 2 [704791]: Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gene là AaBbDd. Tế bào đó giảm phân không xảy ra trao đổi chéo sẽ tạo ra số loại tinh trùng là
A, 1 loại.
B, 2 loại.
C, 4 loại.
D, 8 loại.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

1 tế bào sinh dục đực qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau. Nên 1 tb sinh dục đực của loài động vật có KG: AaBbDd sẽ tạo 2 loại tinh trùng. Đáp án: B
Câu 3 [704792]: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình
A, chuyển hoá, thu nhận ôxy và thải CO2 xảy ra trong tế bào.
B, ôxy hoá sinh học nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và tích luỹ ATP.
C, chuyển các nguyêntử hidrogen từ chất cho hiđro sang chất nhận hidrogen.
D, thu nhận năng lượng của tế bào
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống, trong đó các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào là ATP. Đáp án: B
Câu 4 [704793]: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:
A, Xảy ra ở chất tế bào và hiếu khí.
B, Xảy ra trong ti thể và kị khí.
C, Xảy ra trong ti thể và hiếu khí.
D, Xảy ra ở tế bào chất và kị khí.
Giai đoạn đường phân (glycolysis) trong quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở tế bào chất và có thể xảy ra trong điều kiện kị khí (không cần oxy). Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp, trong đó glucose được chuyển hóa thành axit pyruvic, tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể dạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tồn tại và không ngừng phát triển mà không cần phải trông đợi và những biến đổi về mặt sinh học.
Câu 5 [704794]: Điểm cơ bản để phân biệt người và động vật là:
A, Cấu trúc giai phẫu của cơ thể
B, Thể tích của hộp sọ
C, Các nếp nhăn và khúc cuộn ở não
D, Khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Sau khi được hình thành, loài người hiện đại có những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển (có các nếp nhăn và khúc cuộn ở não),, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có ngón bàn tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ.. con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá
Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể dạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tồn tại và không ngừng phát triển mà không cần phải trông đợi và những biến đổi về mặt sinh học
So sánh bộ não của người H.sapiens xuất hiện cách đây hàng chục nghìn năm với não người ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy không có sự khác biệt lớn về kích thước.
Sự thay đổi, khác biệt của người hiện đại so với loài người cách đây hàng chục nghìn năm là do kết quả của tiến hoá văn hoá:
→ Lao động sản xuất, cải tạo sản xuất (Khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định) cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông qua quá trình học tập → con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng đến sự tiến hoá các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hoá của chính mình để thích nghi với môi trường. Đáp án: D
Câu 6 [704795]: Nội dung nào dưới đây nói về ý thức của người là không đúng
A, Tiếng nói và ý thức có tác dụng ngược trở lại giúp cho lao động phát triển
B, Não người có khả năng phản ánh thực tại khách quan, dưới dạng trừu tượng khái quát đặt cơ sở cho sự hình thành ý thức
C, Giúp con người truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh thiên nhiên và xã hội hiệu quả hơn
D, Ý thức làm cho con người ngày càng phát triển vượt lên tất cả các động vật khác
Ý thức và ngôn ngữ giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, nhưng "đấu tranh thiên nhiên và xã hội" là một cách diễn đạt không chính xác. Ý thức giúp con người hiểu và giải quyết vấn đề, nhưng không chỉ để "đấu tranh" mà còn để thích nghi và phát triển trong môi trường tự nhiên và xã hội. Đáp án: C
Câu 7 [704796]: Nhân tố nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên?
A, Biến dị tổ hợp
B, Đột biến
C, Giao phối
D, Sự cách li
Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là đột biến (bao gồm đột biến gene và đột biến NST). Đáp án: B
Câu 8 [704797]: Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản :
A, Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp.
B, Làm thay đổi tần số cá allele trong quần thể.
C, Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
D, Tạo ra những tổ hợp gene thích nghi.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Nhân tố tiến hóa cơ bản là những nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số allele hoặc thành phần kiểu gene hoặc vừa làm thay đổi tần số allele, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Giao phối ngẫu nhiên chưa được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì quần thể giao phối ngẫu nhiên có sự ổn định về tần số allele và thành phần kiểu gene; tạo trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. Đáp án: C
Câu 9 [704798]: Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gene lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này có con trai và không bị cả hai bệnh này là
A,
B,
C,
D,
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Xét tính trạng bệnh máu khó đông, phía vợ có bố bị bệnh máu khó đông → người vợ chắc chắn có kiểu gene XHXh, khi giảm phân tạo 1/2XH, 1/2Xh
Người chồng bình thường có kiểu gene XHY, giảm phân tạo 1/2XH, 1/2Y
Xác suất sinh con trai không bị bệnh này là: 1/2XH.1/2Y = 1/4
Xét tính trạng bệnh bạch tạng: có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng → bố mẹ người vợ phải có kiểu gene dị hợp về gene này (giả sử Aa)
Người vợ có thể có kiểu gene: 1/3AA : 2/3Aa → tạo 2/3A : 1/3a
Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng → người chồng có kiểu gene Aa → Giảm phân tạo 1/2A, 1/2a
Xác suất sinh con bạch tạng là: 1/3 . 1/2 = 1/6
Xác suất sinh con bình thường về bệnh này là: 1 - 1/6 = 5/6
Xét chung: Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này có con trai và không bị cả hai bệnh này là: 1/4 . 5/6 = 5/24 Đáp án: B
Câu 10 [704799]: Bằng chứng tế bào học phân tử chứng tỏ:
A, nguồn gốc thống nhất các loài
B, sinh giới có nhiều nguồn gốc
C, chỉ có những loài cùng giới sinh vật mới có chung nguồn gốc
D, chỉ có những loài thuộc giới động vật và giới thực vật mới có chung nguồn gốc
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Bằng chứng tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ những tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
Bằng chứng sinh học phân tử chính là:
+ Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử: DNA, RNA, Protein... DNA đều được cấu tạo từ 4 loại Nucleotide (A, T, G, X) mang thông tin di truyền.
+ Mã di truyền được sử dụng phổ biến cho các loài sinh vật, thông tin mã hóa từ mRNA →
Protein đều được mã hóa theo nguyên tắc chung.
Protein ở các loài sinh vật đều có các chức năng: xúc tác, cấu trúc, điều hòa và đều được cấu tạo từ nhiều hơn 20 loại acid amino.
→ Bằng chứng tế bào học phân tử chứng tỏ các loài đều có nguồn gốc chung. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Loài lan phượng vĩ sống trên cành cây khác sử dụng cành cây khác làm giá thể để bám và sinh trưởng chứ không hút chất dinh dưỡng của cây đó.
Câu 11 [704800]: Loài lan phượng vĩ sống trên cành cây khác là quan hệ:
A, Kí sinh.
B, Cộng sinh.
C, Hội sinh.
D, Hợp tác.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Lan sống trên cành cây khác là mối quan hệ hội sinh; vì hoa lan chỉ sử dụng cành cây khác làm giá thể để bám và sinh trưởng chứ không hút chất dinh dưỡng của cây đó.
Trong mối quan hệ này: lan có lợi và cành cây gỗ không có lợi cũng không có hại Đáp án: C
Câu 12 [704801]: Môi trường sống của lan phượng vĩ là môi trường gì?
A, Môi trường sinh vật.
B, Môi trường cạn.
C, Môi trường nước.
D, Môi trường đất.
Môi trường sống của lan phượng vĩ là môi trường cạn. Đáp án: B
Câu 13 [704802]: Trong kỹ thuật lai tế bào soma tế bào trần là
A, các tế bào sinh sản đang chuẩn bị giảm phân.
B, các tế bào sinh dưỡng đã loại bỏ thành tế bào.
C, các tế bào sinh dưỡng đang chuẩn bị nguyên phân.
D, các tế bào nhân không có màng nhân bao bọc.
Trong kỹ thuật lai tế bào soma, tế bào trần là các tế bào sinh dưỡng (tế bào cơ thể không phải tế bào sinh dục) đã được loại bỏ thành tế bào, tức là lớp thành cellulose (thực vật) đã bị phá hủy. Điều này giúp các tế bào dễ dàng tiếp xúc và hòa hợp với nhau trong quá trình lai tế bào. Đáp án: B
Câu 14 [704803]: Một phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O. Cặp vợ chồng trên sinh 2 con, tính xác suất đứa con đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
A,
B,
C,
D,
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Người phụ nữ có nhóm máu AB có kiểu gene IAIB.
Người đàn ông nhóm máu A có bố nhóm máu O (IOIO) ➔ kiểu gene IAIO.
Kiểu gene bố mẹ: IAIB x IAIO.
Xác suất đứa con đầu lòng là con trai và nhóm máu AB là : ½ . ¼ = 1/8.
Xác suất đứa con thứ 2 là con gái và nhóm máu B là: ½ . ¼ = 1/8.
Vậy xác suất cần tìm là : 1/8 . 1/8 = 1/64. Đáp án: C
Câu 15 [704804]: Khâu đầu tiên trong công nghệ tạo cừu Dolly bằng kỹ thuật chuyển nhân trong nhân bản vô tính là
A, tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm.
B, chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C, nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D, chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Các bước trong công nghệ tạo cừu Dolly:
- Lấy trứng của con cừ ra khỏi cơ thể ➔ loại bỏ nhân của tế bào trứng.
- Tách nhân tế bào từ tế bào vú của con cừu khác.
- Đưa nhân từ tế bào vú vào trong tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
- Nuôi cấy trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi ➔ cấy vào tử cung con cừu khác để phôi phát triển và sinh nở bình thường. Đáp án: A
Câu 16 [704805]: Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
A, tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gene tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.
B, tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gene tạo thành bộ nhiễm sắc thể n.
C, tồn tại thành từng chiếc tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gene tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.
D, tồn tại thành từng cặp tương đồng khác nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gene tạo thành bộ nhiễm sắc thể 2n.
Đáp án A
Phương pháp:

Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gene tạo thành bộ NST 2n. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Nguyên nhân bên trong diễn ra diễn thế sinh thái là do sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới
Câu 17 [704806]: Trong quá trình diễn thế sinh thái, nhóm loài đóng vai trò quan trọng nhất là
A, loài đặc trưng
B, loài ưu thế
C, động vật
D, thực vật.
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài có vai trò quan trọng nhất là loài ưu thế Đáp án: B
Câu 18 [704807]: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế thứ sinh?
A, Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã từng có một quần xã sinh vật từng sống.
B, Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C, Diễn thế thứ sinh thường dẫn tới quần xã ổn định tương đối.
D, Trong diễn thế thứ sinh quần xã tiên phong có vai trò quan trọng nhất.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Có các loại diễn thế sinh thái chính:
+ Diễn thế nguyên sinh: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
+ Diễn thế thứ sinh: diễn thế diễn ra trên môi trường đã từng có một quần xã sinh vật từng sống → có thể hình thành quần xã tương đối ổn định hoặc sẽ bị suy thoái.
Tuy nhiên trong thực tế thường gặp nhiều quần xã có khả năng phục hòi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái Đáp án: A
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704808]: Cho các phép lai sau:
Phép lai 1: Giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1, cho F1 tiếp thục tự thụ phấn được F2 gồm 2 loại kiểu hình là 752 cây có quả tròn, ngọt và 249 cây quả dài, chua. Phép lai 2: Giao phấn giữa 2 cây thuần chủng thu được F1. F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2 gồm 3 loại kiể hình là: 253 cây quả tròn, chua: 504 cây có quả tròn ngọt và 248 cây quả dài, ngọt
Biết mỗi gene qui định 1 tính trạng và các gene luôn có hiện tượng liên kết hoàn toàn trên NST thường, các cơ thể mang lai nói trên đều thuộc cùng 1 loài.
Quy ước: A – quả tròn, a – quả dài; B – quả ngọt, b – quả chua.
F1 tự thụ phấn cho ra cả quả tròn và quả dài, cả quả ngọt và quả chua nên F1 dị hợp tử tất cả các cặp gene.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở phép lai 1: 3 quả tròn ngọt : 1 quả dài chua.
Ta có phép lai 1:
P:
F1: 100%
F1 x F1:
F2:
a) Sai. Vì: Tính trạng tròn ngọt trội hoàn toàn so với dài chua.
b) Đúng. Vì: Ta có phép lai 2:
P:
F1: 100%
F1 x F1:
F2:
c) Đúng. Vì: Phép lai p: sẽ không tạo tỉ lệ kiểu gene giống kiểu hình vì 2 kiểu gene cùng quy định một kiểu hình như nhau.
d) Sai.
Câu 20 [704809]: Hình vẽ dưới đây mô tả 5 dạng mỏ của 5 loài chim khác nhau sống trong một hệ sinh thái đảo nhỏ có các loài thực vật có hoa trên cạn, thực vật thủy sinh, nhiều loài động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư một số loài cây và côn trùng.
Dựa vào mô tả của bảng, ta có thể xác định được thức ăn của các loài chim này là:
Dạng 1: ăn hạt.
Dạng 2: săn động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư.
Dạng 3: săn côn trùng, sâu bọ.
Dạng 4: hút mật hoa.
Dạng 5: ăn thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh.
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Sai. Vì: Nếu môi trường thay đổi làm cho những loài cây ra hoa và tạo quả trên cạn bị giảm số lượng thì loài chim có dạng mỏ số 3 bị giảm số lượng và loài chim có dạng mỏ số 1 cũng giảm số lượng.
d) Đúng.
Câu 21 [704810]: Hình A mô tả cấu trúc giải phẫu tim và mạch máu ở người với các van được đánh dấu từ 1 đến 4. Hình B là đồ thị biểu diễn sự thay đổi thể tích máu tâm thất trái trong một chu kì tim của một người khỏe mạnh.

Ở một người bị bất thường về van tim bên trái, có các chỉ số về buồng tâm thất như sau: áp lực tối thiểu không thay đổi, áp lực tối đa giảm, thể tích máu tối đa tăng, thể tích máu sau kết thúc tống máu giảm.
a) Đúng.
b) Sai. Vì: Do hở van 2 lá, khi tâm thất co 1 lượng máu quay lại tâm nhĩ ➔ Thể tích máu tâm thất làm trống giảm và áp lực trong tâm thất khi tâm thất thu giảm.
c. Đúng.

d) Sai. Vì: Tại pha B và C, áp lực nhĩ trái đều thay đổi theo hướng tăng, tuy nhiên nguyên nhân của sự thay đổi khác nhau là do:
Tại pha B: nhĩ co ➔ Giảm thể tích buồng tâm nhĩ ➔ Tăng áp lực buồng nhĩ.
Tại pha C: Thất co đẳng tích ➔ Tạo áp suất dương đẩy nền của van Nhĩ thất lên ➔ Giảm thể tích buồng tâm nhĩ ➔ Tăng áp lực buồng nhĩ
Câu 22 [704811]: Hoạt tính của một enzyme X trong tế bào E.Coli kiểu dại được nghiên cứu khi tế bào sinh trưởng trong môi trường có hoặc không có mặt hợp chất A. Các nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành với hai đột biến: đột biến 1 và đột biến 2 đã được phân lập. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong biểu đồ hình 1. Hơn nữa, các thí nghiệm đã được thực hiện để phân tích mức độ phiên mã của gene mã hóa gene enzyme X bằng phương pháp thẩm tách Bắc (Northern hybridizations) kết quả thể hiện trong hình 1.
Hình 1
a) Sai. Vì: Hợp chất A có tác dụng giảm lượng enzyme X sinh ra do A ức chế phiên mã tạo enzyme X => giảm hoạt tính của enzyme X. Khi không có mặt A thì hoạt tính của enzyme X rất cao và tăng dần lượng hợp chất A thì hoạt tính của enzyme giảm dần.
b) Đúng. Vì: Khi sử dụng phương pháp thẩm tách Bắc để phân tích lượng mRNA tổng số thì thấy rằng khi không có mặt hợp chất A thì lượng mRNA được tạo ra do phiên mã lớn, sau đó tăng lượng A thì lượng mRNA tạo ra giảm chứng tỏ giảm phiên mã giảm dẫn tới giảm lượng mRNA => giảm sinh tổng hợp protein enzyme X làm giảm hoạt tính enzyme.
c) Đúng. Vì: Do đột biến làm cho lượng mRNA tạo ra giống với kiểu dại khi có mặt A nhưng hoạt tính enzyme X lại thấp hơn nhiều so với kiểu dại.
Chứng tỏ đột biến đã ảnh hưởng tới các acid amino có thể là ở trung tâm hoạt động của protein hoặc ảnh hưởng tới quá trình dịch mã làm giảm lượng protein => giảm hoạt tính enzyme.
d) Sai. Vì: Đột biến 2 là đột biến tại trình tự điều hòa của gene mã hóa enzyme X làm cho gene không được điều hòa biểu hiện dẫn tới lượng RNA tạo ra luôn cao cả khi có mặt A và không có A nên lượng protein enzyme X tạo ra nhiều => Hoạt tính của enzyme X luôn cao.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704812]: Khi nói về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, có các sự kiện:
1. Từ loài Homo erectus đã hình thành lên loài Homo sapiens.
2. Từ loài Ardipithecus ramidus đã hình thành nên loài Australopithecus anamensis.
3. Từ loài Australopithecus anamensis đã hình thành lên loài Homo habilis.
4. Từ loài Homo habilis đã hình thành lên loài Homo erectus.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự quá trình phát sinh loài người theo quan niệm hiện đại.
Trình tự quá trình phát sinh loài người theo quan niệm hiện đại.
Từ loài Ardipithecus ramidus đã hình thành nên loài Australopithecus anamensis (2) ➔ Từ loài Australopithecus anamensis đã hình thành lên loài Homo habilis (3) ➔ Từ loài Homo habilis đã hình thành lên loài Homo erectus (4) ➔ Từ loài Homo erectus đã hình thành lên loài Homo sapiens.
Câu 24 [704813]: Cho loài có bộ NST 2n = 24. Hai tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần sẽ thu được các tế bào con. Số nhiễm sắc thể đơn có trong tất cả các tế bào con là bao nhiêu?
- Hai tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần, thì số tế bào con tạo ra là = 2 x 24 = 32
- Tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong tất cả các tế bào con = 32 x 2n = 32 x 24 = 768.
Câu 25 [704814]: Ở người kiểu gene HH quy định bệnh hói đầu, hh quy định không hói đầu, kiểu gene Hh quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Biết gene quy đinh nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gene đồng hợp là 0,1. Nếu một người đàn ông bị bệnh hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được một đứa con trai mắc bệnh hói đầu là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Quần thể đạt trạng thái cân bằng p2 HH + 2p.q Hh + q2hh =1
Trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gene đồng hợp là 0,1
=> p2/p2 + pq = 0,1
=> p = 1/9q
=> Tần số allele pH = 0,1 , tần số allele qh = 0,9
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể trên là : 0,01HH; 0,18Hh; 0,81hh
Tỉ lệ đàn ông bị hói đầu là: 10/19HH : 9/19Hh. Tỷ lệ người phụ nữ không bị hói đầu là: 1/11Hh : 10/11hh. Xác xuất sinh con có mang gene H là: 119/209.
Vậy xác xuất sinh con trai có mang gene H là: 119/418 = 0,28
Câu 26 [704815]: Giả sử có một đột biến lặn ở một gene nằm trên NST thường qui định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gene đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gene đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gene đột biến có tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Giao tử đực: a = 5% = 0,05 → A – 1 – 0,05 = 0,95
Giao tử cái: a = 0,2 → A = 1 – 0,2 = 0,8
Thế hệ lai: AA = 0,95.0,8 = 0,76
Aa = 0,95.0,2 + 0,05.0,8 = 0,23
Trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gene đột biến có tỉ lệ: 0,23 : (0,76 + 0,23) = 23/99 = 0,23
Câu 27 [704816]: Hình dưới cho thấy số lượng cá thể của các loài trong một quần xã trên cạn, trong đó chỉ có một loài ưu thế. Độ phong phú của loài ưu thế gấp bao nhiêu lần giá trị trung bình độ phong phú của tất cả các loài trong quần xã? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Tổng số cá thể có trong quần xã là: 203 + 356 + 52 + 190 + 1102 + 432 + 11 = 2.346 cá thể.
Số cá thể trung bình có trong mỗi quần thể:
Độ phong phú trung bình của tất cả các loài là:
Độ phong phú của loài ưu thế là:
lần.
Câu 28 [704817]: Khi nói về ổ sinh thái, có các phát biểu sau :
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
● I đúng vì giới hạn sinh thái của mỗi nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái về nhân tố sinh thái đó.
● II sai vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
● III đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái là nguyên nhân dẫn tới giống nhau về nhu cầu sống. Vì có nhu cầu giống nhau và cùng sống trong một môi trường nên sẽ cạnh tranh nhau. Càng giống nhau về nhu cầu thì cạnh tranh càng gay gắt.
● IV đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,… tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.