PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [704818]: Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A, Có nhiều mã bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một acid amino.
B, Một bộ ba có thể mã hoá cho nhiều acid amino trên phân tử protein.
C, Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vày ngoại lệ.
D, Các mã bộ ba không nằm chồng gối lên nhau mà nằm kế tiếp nhau.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng, đây là tính thoái hóa của mã di truyền.
B sai vì một bộ ba chỉ có thể mã hóa cho 1 acid amino. Đây là tính đặc hiệu của mã di truyền.
C đúng, đây là tính phổ biến của mã di truyền.
D đúng. Các mã bộ ba không nằm chồng gối lên nhau mà nằm kế tiếp nhau và được đọc theo cụm 3 nucleotide một. Đáp án: B
Câu 2 [704819]: Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là
A, Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
B, Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C, Thoi phân bào biến mất.
D, Màng nhân xuất hiện trở lại.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Vào kì giữa của giảm phân I và kì giữa của nguyên phân, có hiện tượng giống nhau là các NST co ngắn cực đại và xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Ở giảm phân I → NST xếp hai hàng còn ở nguyên phân thì NST xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Đáp án: A
Câu 3 [704820]: Bào quan nào sau đây thực hiện quá trình hô hấp?
A, Không bào.
B, Ti thể.
C, Trung thể.
D, Lục lạp.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là ti thể: chu trình Krebs diễn ra trong chất nền còn chuỗi chuyền e diễn ra trên màng trong ty thể. ➔ Đáp án B. Đáp án: B
Câu 4 [704821]: Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3
A, Ribulose 1,5-diphosphat.
B, Aldehyde photphoglixeric.
C, Acid oxalic Axetic (AOA).
D, Acid photphoglixeric.
Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là Acid phosphoglyceric (3PGA). Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Lao động sản xuất, cải tạo sản xuất cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông qua quá trình học tập con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng đến sự tiến hoá các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hoá của chính mình để thích nghi với môi trường.
Câu 5 [704822]: Con người ngày nay thích nghi với môi trường chủ yếu thông qua việc
A, biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể.
B, phân hoá và chuyên hoá các cơ quan.
C, lao động, sản xuất cải tạo hoàn cảnh sống.
D, phát triển chữ viết và tiếng nói.
Con người ngày nay chủ yếu thích nghi với môi trường thông qua lao động, sản xuất và cải tạo hoàn cảnh sống. Khả năng này cho phép con người thay đổi môi trường sống và điều kiện tự nhiên, từ đó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh tồn. Đáp án: C
Câu 6 [704823]: Trong quá trình phát sinh loài người hiện đại:
A, tiến hóa văn hóa đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn các dạng vượn người hóa thạch.
B, tiến hóa sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người hiện đại.
C, nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên.
D, tiến hóa tiền sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch.
Trong quá trình phát sinh loài người hiện đại, tiến hoá văn hoá (bao gồm sự phát triển của công cụ, ngôn ngữ, và các kỹ thuật sống) đã giúp con người thích nghi và kiểm soát môi trường một cách nhanh chóng. Tiến hoá văn hoá đóng vai trò quan trọng, giúp con người trở thành loài thống trị trong tự nhiên, vượt qua các loài khác và điều chỉnh môi trường sống của mình. Đáp án: C
Câu 7 [704824]: Một allele lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi:
A, yếu tố ngẫu nhiên
B, đột biến ngược
C, chọn lọc tự nhiên
D, di - nhập gene
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Các yếu tố ngẫu nhiên (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng) : Làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể 1 cách ngẫu nhiên:
+ Thay đổi tần số allele không theo 1 chiều hướng xác định
+ Một allele có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể và 1 allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. CLTN loại bỏ allele lặn không loại bỏ hoàn toàn được allele lặn ra khỏi quần thể vì allele lặn vẫn tồn tại ở trạng thái dị hợp (Aa).
Đột biến ngược và dị nhập gene không thể loại bỏ hoàn toàn allele lặn có hại ra khỏi quần thể sau 1 thế hệ. Đáp án: A
Câu 8 [704825]: Khi nói về hóa thạch, pháp biểu nào sau đây không đúng ?
A, Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất
B, Căn cứ vào tuổi hóa thạch, có thể biết loài nào đã xuất hiện trước, loài nào đã xuất hiện sau
C, Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới
D, Tuổi của hóa thạch có thể xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Hoá thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời gian đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
→ Hoá thạch là bằng chứng TRỰC TIẾP của tiến hoá và phát triển của sinh vật
Căn cứ vào hoá thạch có trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật (đo thời gian phân rã của các nguyên tố phóng xạ → xác định tuổi địa tầng → xác định tuổi sinh vật đã chết)
- Căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu → xác định được tuổi tương đối của các lớp đất đá cũng nhưng tuổi tương đối của các hoá thạch chứa trong đó.
Căn cứ thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ → xác định được tuổi tuyệt đối của các hoá thạch → suy đoán được tuổi các lớp đất đá chứa chúng. Đáp án: C
Câu 9 [704826]: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do allele a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, allele A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do allele m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định, allele M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả hai bệnh trên là
A, 98%.
B, 25%.
C, 43,66%.
D, 41,7%.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Người chồng không bị bệnh có kiểu gene là: XMY. Do con gái luôn nhận allele XM từ bố nên con gái không bao giờ bị mù màu.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con gái không bị mù màu là: .
Em gái người vợ bị điếc bẩm sinh aa trong khi bố mẹ người vợ bình thường nên bố mẹ người vợ có kiểu gene dị hợp là Aa.
Người vợ không bị bệnh sinh ra từ cặp bố mẹ này có kiểu gene là: AA : Aa.
Mẹ của người chồng bị điếc bẩm sinh aa nên người chồng bình thường có kiểu gene là Aa.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con không bị điếc bẩm sinh là: 1 - × =
Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả hai bệnh trên là: × = 41,7%. Đáp án: D
Câu 10 [704827]: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A, Sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gene khác nhau trong quần thể.
B, Sự phân hoá khả năng sống sót của những kiểu gene khác nhau trong quần thể.
C, Sự phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể khác nhau trong quần thể.
D, Sự phân hoá khả năng sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể.
Theo Darwin, CLTN là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi, giúp giải thích sự tồn tại, phát triển và diệt vong của các loài.
Darwin đề cao vai trò của CLTN là sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể.
Thuyết tiến hoá hiện đại đề cao vai trò của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các kiểu gene khác nhau trong quần thể. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới.
Câu 11 [704828]: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?
A, Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B, Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C, Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D, Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian nhất định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ mới hữu thụ.
- Những con mối sống trong 1 tổ mối ở chân đê: Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới.
- Những con gà trống và gà mái nhốt ở 1 góc chợ: Gà trống và gà mái nhốt ở chợ có thể có nhiều loài khác nhau và chỉ xuất hiện ở 1 thời điểm tức thời (thời điểm được bán), không có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ con(bị nhốt trong lồng) → Không là quần thể
- Những con ong thợ lấy mật ở 1 vườn hoa: Không phải là quần thể giao phối, vì chỉ ở 1 thời điểm nhất định chúng cùng đến lấy mật chứ không phải sống ở khoảng không gian xác định là vườn hoa đó. Và những con ong đi lấy mật là ong thợ nên chúng không giao phối với nhau (Ong sinh sản theo hình thức trinh sinh, con ong chịu trách nhiệm chính sinh sản là ong chúa).
- Những con cá sống trong cùng 1 ao hồ: Không là quần thể giao phối, vì trong 1 hồ có nhiều loài cá khác nhau nên chưa đảm bảo điều kiện là 1 quần thể (các cá thể cùng loài) Đáp án: A
Câu 12 [704829]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A, Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.
B, Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sinh sản của các cá thể.
C, Kết quả của quan hệ hỗ trợ là một nhóm cá thể của quần thể sẽ tách ra tìm nơi ở mới.
D, Các con đực tranh giành con cái là một biểu hiện của quan hệ hỗ trợ.
Đáp án: A
Hướng dẫn:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản...
→ Giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.
→ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định hơn, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). Đáp án: A
Câu 13 [704830]: Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?
A, Dâu tằm.
B, Củ cải đường.
C, Đậu tương.
D, Nho.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Thể tam bội không có hạt nên không ứng dụng cho cây đậu tương - cây thu hạt Đáp án: C
Câu 14 [704831]: Ở người, gene quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 allele, allele A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với allele a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do allele lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, allele B quy định mắt nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình tóc quan và không bị mù màu. Bên phía người chồng có anh trai chồng tóc thẳng và bị bệnh mù màu. Bên phía người vợ có em trai vợ có tóc thẳng và bị bệnh mù màu. Tất cả các thành viên còn lại hai bên gia đình đều có tóc quăn và không bị mù màu. Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, xác suất sinh con tóc thẳng, bị bệnh của cặp vợ chồng trên là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Đáp án: C
Hướng dẫn:


Người số 9 tóc thẳng và bị mù màu nên có kiểu gene là aaXbY.
Cặp vợ chồng 7, 8 đều có kiểu hình bình thường, sinh ra con trai mang 2 tính trạng lặn, do vậy hai cặp vợ chồng này đều có kiểu gene dị hợp giống nhau.
Bố 10 không bị mù màu nên có kiểu gene XBY, luôn cho con gái NST XB nên con gái không mặc bệnh.
Người mẹ 5 và 7 đều không mắc bệnh nhưng truyền cho con gene bệnh XbY nên có kiểu gene là XBXb,
Bố 6 và 7 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gene là XBY.
2 cặp vợ chồng 5, 6 và 7, 8 đều tóc quăn sinh con tóc thẳng aa nên có kiểu gene dị hợp Aa.
Cặp vợp chồng 10 – 11 sinh ra từ 2 cặp bố mẹ này có tóc quăn thì có kiểu gene là: 1/3AA : 2/3Aa.
Người số 11 sinh ra từ người mẹ XBXb nên có kiểu gene là 1/2XBXb : 1/2XBXB.
Xác suất sinh con tóc thẳng là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9
Xác suất sinh con bị bệnh là: 1/2 x 1/4 = 1/8
Xác suất sinh con bị bệnh tóc thẳng 1/8 x 1/9 = 1/72. Đáp án: C
Câu 15 [704832]: Người ta đã tạo được chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hormone Somatostatin bằng phương pháp
A, lai tế bào soma.
B, gây đột biến nhân tạo.
C, dùng kĩ thuật vi tiêm.
D, dùng kĩ thuật chuyển gene nhờ vector là plasmid.
Đáp án: D
Hướng dẫn:

Người ta tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất Somatostatin - hormone trong não có chức năng điều hòa hormone sinh trưởng và insulin đi vào máu
Người ta ứng dụng công nghệ gene để gắn gene này vào DNA plasmid và đưa vào vi khuẩn E.coli. Đáp án: D
Câu 16 [704833]: Những dạng đột biến nào sau đây luôn làm giảm số lượng gene trong tế bào?
A, Đột biến lặp đoạn và đột biến lệch bội thể ba.
B, Đột biến mất đoạn lớn và đột biến lệch bội thể một.
C, Đột biến đảo đoạn và đột biến chuyển đoạn.
D, Đột biến chuyển đoạn và đột biến mất đoạn NST.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng gene trong tế bào. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm.
Câu 17 [704834]: Diễn biến đó là
A, Sự phân huỷ.
B, Sự cộng sinh giữa các loài.
C, Quá trình diễn thế.
D, Sự ức chế cảm nhiễm.
Đáp án: C
Hướng dẫn:

Quá trình trên chính là quá trình diễn thế nguyên sinh, khởi đầu từ môi trường chưa có quần xã sinh vật nào → hình thành nấm, mốc... Sự biến đổi tuần tự các quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện dinh dưỡng việc thủy phân tinh bột. Không phải diễn thế phân hủy: diễn thế phân hủy diễn ra trên xác sinh vật. Đáp án: C
Câu 18 [704835]: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A, biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B, thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C, thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D, thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Đáp án: B
Hướng dẫn:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Diễn thế sih thái từ quần xã tiên phong → quần xã trung gian → quần xã đỉnh cực.
Diễn thế sinh thái chính là sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác.
Có các kiểu diễn thế sinh thái là: diễn thế nguyên sinh; diễn thế phân hủy; diễn thế thứ sinh... Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [704836]: Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:
1996 cây thân cao, chín sớm.
2004 cây thân cao, chín muộn.
1998 cây thân thấp, chín sớm.
2003 cây thân thấp, chín muộn.
a) Đúng. Vì: Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm nên F1 có kiểu gene dị hợp tử tất cả các cặp gene.
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Thân cao : thân thấp = 1 : 1.
Chín sớm : chín muộn = 1 : 1.
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1).
Vậy hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.
P có thể là AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbdd x aaBBDD hoặc AAbbDD x aaBBdd tạo ra F1 AaBbDd. F1 lai với cây thân thấp chín muộn có thể là aaBBdd sẽ tạo ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa.
Vậy chưa chắc tính trạng nào là tính trạng trội vì có thể là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gene và P có nhiều hơn 4 sơ đồ lai thỏa mãn.
Trường hợp 1: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng. Khi đó A – thân cao, a – thân thấp, B – chín sớm, b – chín muộn.
Có thể có phép lai của P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB tạo ra F1 100% AaBb.
Trường hợp 2: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Nếu tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác kiểu 9 : 7. Tính trạng thời gian chín di truyền theo quy luật phân li khi đó ta có:
b) Đúng.
c) Sai.
d) Sai. Vì: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng.
Khi đó để tạo ra F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là các phép lai: AaBB x Aabb; AaBB x Aabb; AaBB x AaBB.
Ngoài ra thì còn có thể di truyền theo các quy luật khác, nên P có rất nhiều trường hợp chứ không chỉ có 3 trường hợp.
Câu 20 [704837]: Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra lutris). Quần thể nhím biển có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella vulgata) và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Độ bao phủ của rong biển được đo đạc tại vị trí thí nghiệm nơi nhím biển và sên biển được khống chế bằng phương pháp nhân tạo.

a) Đúng.
b) Sai. Mối quan hệ giữa sên biển và nhím biển là quan hệ cạnh tranh khác loài. Do cả hai loài đều sử dụng rong biển làm thức ăn.
c) Sai. Vì: Sên biển vẫn sử dụng rong biển làm thức ăn nhưng sên biển còn sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn. Khi không có nhím biển thì rong biển ít kẻ thù nên nó vẫn tăng trưởng kích thức quần thể.
d) Đúng.
Câu 21 [704838]: Các động vật sống ở sa mạc như chuột túi có khả năng duy trì cơ thể trong điều kiện thiếu nước thông qua sự thích nghi cao của thận. Để loại bỏ chất thải mà không mất nước, các loài đã phát triển các cơ chế cô đặc nước tiểu. Có hai loại nephron Hình A, là miền vỏ (C) và nephron cận tủy (JM). Tỉ lệ của hai loại nephron khác nhau giữa các động vật. Bảng B thể hiện môi trường sống của mỗi loài động vật và nồng độ urê trong nước tiểu. Hình C thể hiện tỉ lệ cận tủy/miền vỏ (số lượng của nephron JM/số lượng nephron C) của mỗi loài động vật.

a) Đúng. Vì:
- Khi tỷ lệ JM/C cao ➔ Lượng nephron cận tủy nhiều ➔ Nephron cận tủy có quai henle dài ➔ Tăng tái hấp thu nước ➔ Nước tiểu cô đặc hơn.
- Khi tỷ lệ JM/C thấp ➔ Lượng nephron vỏ nhiều ➔ Nephron có quai henle ngắn ➔ Tái hấp thu nước được ít hơn ➔ Nước tiểu ít cô đặc hơn.
b) Sai. Vì: Chuột túi có tỷ lệ JM/C cao nhất, nên nước tiểu cô đặc hơn các loài khác.
c) Sai. Vì: Chuột túi có tỷ lệ JM/C cao nhất, hải ly có tỷ lệ JM/C thấp nhất.
Theo hình 6.1C, chuột túi có nồng độ ure nước tiểu là 5500 mOsm/L thì tỷ lệ JM/C ở mức >5, trong khi đó hải ly có nồng độ ure nước tiểu là 520 mOsm/L, tương ứng với tỷ lệ JM/C ở mức <1,5.
d) Sai. Vì: Theo hình 6.1C, cùng 1 nồng độ ure nước tiểu có thể có những loài có tỷ lệ JM/C khác nhau.
Câu 22 [704839]: Hình 1 biểu diễn một vùng các trình tự liên quan đến operon arabinose ở vi khuẩn E. coli, gồm gene araC và các vùng O2, I1, I2, pBAD (promoter của operon araBAD) và vùng mã hóa của các gene cấu trúc araBAD. Sự biểu hiện của các gene thuộc operon araBAD tăng lên khoảng 400 lần khi E. coli được nuôi trên môi trường có nguồn carbon là arabinose. Sự biểu hiện này phụ thuộc vào sản phẩm protein AraC do gene araC mã hóa. Để nghiên cứu chức năng của protein AraC, người ta tạo các dòng E. coli đột biến ở gene araC và các vùng O2, I1 và I2. Ảnh hưởng của các đột biến này đối với sự biểu hiện của araBAD được trình bày ở Bảng 1.
Hình 1

Bảng 1:
Ghi chú: +: kiểu đại; : đột biến; c: đột biến làm vùng O hoặc I mất khả năng tương tác với protein ức chế.
a) Sai. Vì: Khi không có arabinose mức kiểu hiện của kiểu dại rất thấp, khi có arabinose mức biểu hiện của kiểu dại cao ➔ arabinose là chất cảm ứng của operon này
b) Sai. Vì: AraC có thể hoạt động theo cả hai phương thức.
Dựa vào thể đột biến 3, do mang đột biến araC- nhưng các thành phần còn lại đều là kiểu dại nên sự thay đổi mức biểu hiện là do araC gây ra:
Khi không có arabinose: Điều hoà âm tính, dẫn đến khi đột biến araC thể đột biến tăng từ mức biểu hiện thấp lên trung bình so với kiểu dại.
Khi có arabinose: Điều hoà dương dương tính, dẫn đến khi đột biến araC thể đột biến giảm từ mức biểu hiện cao xuống trung bình so với kiểu dại.
c) Đúng. Vì: Khi đột biến O2 (thể đột biến 1) hay đột biến I1I2 (thể đột biến 4) hoạt tính ức chế của protein bị mất ➔ tăng mức biểu hiện từ thấp lên trung bình so với kiểu dại.
d) Đúng. Vì: O2 cách I1 và I2 khoảng 250 bp ➔ DNA có khả năng cuộn gập giúp protein AraC tương tác với O2 và I1 I2.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [704840]: Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tụy tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do thiếu thức ăn. Quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào gồm các bước.
1. Protein vận chuyển glucose thực hiện vận chuyển glucose vào bên trong tế bào.
2. Thông tin từ thụ thể insulin hoạt hóa truyền đến túi mang protein vận chuyển glucose.
3. Insulin ngoài môi trường hoạt hóa thụ thể insulin trên bề mặt màng sinh chất.
4. Túi mang protein vận chuyển glucose chuyển đến màng sinh chất.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn bước theo trình tự trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào.
Trình tự các bước trong quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào là:
(3) Insulin ngoài môi trường hoạt hoá thụ thể insulin trên bề mặt màng sinh chất: Insulin gắn vào thụ thể của nó trên màng tế bào, bắt đầu quá trình truyền tín hiệu.
(2) Thông tin từ thụ thể insulin hoạt hoá truyền đến túi mang protein vận chuyển glucose: Khi thụ thể insulin được kích hoạt, tín hiệu sẽ được truyền vào trong tế bào, kích thích các cơ chế nội bào.
(4) Túi mang protein vận chuyển glucose chuyển đến màng sinh chất: Các túi chứa protein vận chuyển glucose di chuyển đến màng tế bào.
(1) Protein vận chuyển glucose thực hiện vận chuyển glucose vào bên trong tế bào: Cuối cùng, protein vận chuyển glucose được đưa vào màng tế bào và giúp vận chuyển glucose vào bên trong tế bào.
Câu 24 [704841]: Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gene Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gene Ee ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,2.
➔ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2 = 0,8.
- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,1.
➔ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.
- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,8 × 0,9 = 0,72.
➔ Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,72 = 0,28 = 28%.
Câu 25 [704842]: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gene nằm trên NST thường có 3 allele quy định. Allele quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele quy định lông xám và allele quy định lông trắng; allele quy định lông xám trội hoàn toàn so với allele quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen : 21% con lông xám : 4% con lông trắng. Theo lí thuyết, tổng số con lông đen dị hợp và con lông trắng của quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Gọi A, a, a1 lần lượt là các gene quy định tính trạng lông đen, lông xám và lông trắng. Ta có: Gọi A > a > a1.
Quần thể đang cân bằng di truyền nên ta có:
Tỉ lệ lông trắng a1a1 là 4% ⇒ Tần số allele a1 là: = 0,2.
Gọi tần số allele a là x ta có tỉ lệ lông xám là: aa + aa1 = x2 + 2x × 0,2 = 0,21 ⇒ x = 0,3.
Tần số allele A là: 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5.
Ta có các con lông xám của quần thể gồm: 0,32aa + (2 × 0,3 × 0,2)aa1 = 0,09aa + 0,12aa1 ⇒ Tỉ lệ giao tử: a : a1.
Ta có các con lông đen của quần thể gồm: 0,52AA + (2 × 0,3 × 0,5)Aa + (2 × 0,2 × 0,5)Aa1 = 0,25AA + 0,3Aa + 0,2aa1.
Tỉ lệ giao tử đối với các con lông đen là: A : a : a1.
Tổng số con lông đen dị hợp và con lông trắng của quần thể chiếm: 0,3Aa + 0,2aa1 + 0,04 = 0,54.
Câu 26 [704843]: Với phép lai giữa các kiểu gene AabbDd và AaBbDd xác suất thu được kiểu hình A-B-D- là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
P : AabbDd và AaBbDd
A-B-D- = ¾ A_ x ½ Bb x ¾ D_ = 9/32 = 0,28.
Câu 27 [704844]: Hình bên biểu thị một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như sau:

Loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Biết rằng, sản lượng của loài C là 800 kcal/m2/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 10%, thì sản lượng của sinh vật sản xuất là bao nhiêu nghìn kcal/m2/năm? (Tính làm trong đến hai chứ số sau dấu phẩy).
Gọi là sản lượng của sinh vật sản xuất.
Sản lượng của loài B = Sản lượng của loài I = x 10% = kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài K là = x 10% = kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài H = x 10% + x 10% + x 10% = kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài C là = x 10% + x 10% + x 10% = kcal = 800 kcal/m2/năm.
=> = kcal/m2/năm = 6,61 nghìn kcal/m2/năm.
Câu 28 [704845]: Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có các phát biểu sau :
I. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
II. Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài chỉ phụ thuộc vào mật độ cá thể chứ không phụ thuộc và nguồn sống môi trường.
III. Khi xảy ra cạnh tranh, dịch bệnh sẽ làm cho sức cạnh tranh của những cá thể nhiễm bệnh được tăng lên.
IV. Cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm tiêu diệt loài.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.