PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705107]: Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình nhân đôi DNA?
A, mRNA.
B, tRNA.
C, Ribosome.
D, Nucleotide.
Quá trình tái bản DNA gồm có các thành phần. DNA mẹ, các loại enzyme ( DNA polymeraza, RNA polymeraza, ligaza, helicase ), nucleotide môi trường nội bào, Protein SSB.... Đáp án: D
Câu 2 [705108]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về NST?
A, Số lượng NST nhiều hay ít phản ánh mức tiến hóa của các loài sinh vật.
B, Đại đa số các loài có nhiều cặp NST giới tính và một cặp NST thường.
C, NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là DNA và protein histone.
D, NST của các loài khác nhau ở số lượng, hình thái và cấu trúc.
A sai. Số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức tiến hóa của các loài sinh vật.
B sai. Một cặp NST giới tính và nhiều cặp NST thường.
C sai. NST sv nhân sơ là DNA trần dạng vòng.
D đúng. Đáp án: D
B sai. Một cặp NST giới tính và nhiều cặp NST thường.
C sai. NST sv nhân sơ là DNA trần dạng vòng.
D đúng. Đáp án: D
Câu 3 [705109]: Trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật, CO2 được giải phóng từ bào quan nào sau đây?
A, Lục lạp.
B, Ti thể.
C, Peroxisome.
D, Ribosome.
Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.
* Điều kiện xảy ra:
- Cường độ ánh sáng cao.
- Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2).
* Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxisome và kết thúc tại ty thể. Đáp án: B
* Điều kiện xảy ra:
- Cường độ ánh sáng cao.
- Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2).
* Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxisome và kết thúc tại ty thể. Đáp án: B
Câu 4 [705110]: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A, Mo.
B, N.
C, Cu.
D, Ni.
Vì nitrogen (N) là thành phần quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể. Đáp án: B
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài.
Câu 5 [705111]: Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A, đa hình về kiểu gene và kiểu hình.
B, có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gene dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
C, là hệ gene kín, không trao đổi gene với các loài khác.
D, có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài
Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài.
A là 1 ý giải thích quần thể là đơn vị tiến hóa chứ không giải thích quần thể được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
B sai vì quần thể không có cấu trúc ổn định mà dễ thay đổi bởi các nhân tố tiến hóa.
C sai vì quần thể không có hệ gene kín, chỉ có loài mới có hệ gene kín.
Vậy chọn đáp án D. Đáp án: D
A là 1 ý giải thích quần thể là đơn vị tiến hóa chứ không giải thích quần thể được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
B sai vì quần thể không có cấu trúc ổn định mà dễ thay đổi bởi các nhân tố tiến hóa.
C sai vì quần thể không có hệ gene kín, chỉ có loài mới có hệ gene kín.
Vậy chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 6 [705112]: Đặc điểm không phải vai trò của giao phối ngẫu nhiên là
A, làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo nên sự đa hình về kiểu gene.
B, dẫn đến làm nghèo vốn gene của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
C, tạo nên sự đa hình về kiểu hình, hình thành nên vô số các biến dị tổ hợp.
D, làm trung hoà tính có hại của đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gene thích nghi.
Giao phối ngẫu nhiên không dẫn đến sự nghèo nàn về vốn gene hay giảm sự đa dạng di truyền. Trái lại, giao phối ngẫu nhiên giúp tạo ra sự đa dạng di truyền bằng cách kết hợp các gene từ các cá thể khác nhau trong quần thể, dẫn đến sự phát sinh các tổ hợp gene mới, từ đó làm tăng sự đa dạng di truyền. Đáp án: B
Câu 7 [705113]: Vốn gene của một quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do
A, được cách li với quần thể khác.
B, sự giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống.
C, chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể.
D, các cá thể nhập cư mang đến những allele mới.
Vốn gene của một quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do đột biến gene hoặc các cá thể nhập cư mang đến những allele mới.
A sai vì khi quần thể được cách li với quần thể khác, nếu không xét đến quá trình đột biến thì vốn gene của quần thể sẽ không được làm phong phú thêm.
B sai vì sự giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống sẽ không làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng làm giảm tần số kiểu gene dị hợp, tăng tần số kiểu gene đồng hợp → làm giảm phong phú về vốn gene của quần thể.
C sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc, giữ lại những kiểu hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại. Do đó chọn lọc tự nhiên làm giảm vốn gene của quần thể. Đáp án: D
A sai vì khi quần thể được cách li với quần thể khác, nếu không xét đến quá trình đột biến thì vốn gene của quần thể sẽ không được làm phong phú thêm.
B sai vì sự giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống sẽ không làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng làm giảm tần số kiểu gene dị hợp, tăng tần số kiểu gene đồng hợp → làm giảm phong phú về vốn gene của quần thể.
C sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc, giữ lại những kiểu hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại. Do đó chọn lọc tự nhiên làm giảm vốn gene của quần thể. Đáp án: D
Câu 8 [705114]: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A, tạo ra các allele mới, làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
B, cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gene của quần thể.
C, là nhân tố làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định.
D, là nhân tố có thể làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
Tiến hóa nhỏ diễn ra dưới tác dụng của 5 nhân tố tiến hóa. Trong đó CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene từ đó làm biến đổi tần số allele của quần thể. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm cho tần số allele và tần số kiểu gene thay đổi theo một hướng xác định. Đáp án: D
Câu 9 [705115]: Hà và Tùng đều không bị bệnh hóa xơ nang tìm đến bác sĩ và xin tư vấn di truyền. Tùng lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang, đây là bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Hà có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này, nhưng Hà chưa bao giờ đi xét nghiệm gene xem mình có mang gene này hay không. Những người khác trong gia đình không có biểu hiện bị bệnh này. Nếu Hà và Tùng lấy nhau, thì xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gene gây bệnh này là bao nhiêu ?
A, 

B, 

C, 

D, 

A: không bệnh; a: bệnh (NST thường)
Hà và Tùng đều không bị bệnh hóa xơ nang ➔ đều có KG: A-
Tùng lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang ➔ Tùng có KG Aa
Hà có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này ➔ có KG: 1/3 AA: 2/3 Aa ➔ 2/3 A; 1/3 a
Xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gene gây bệnh:
= 1/2 x 1/2 A x 2/3 A = 1/6. Đáp án: B
Hà và Tùng đều không bị bệnh hóa xơ nang ➔ đều có KG: A-
Tùng lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang ➔ Tùng có KG Aa
Hà có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này ➔ có KG: 1/3 AA: 2/3 Aa ➔ 2/3 A; 1/3 a
Xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gene gây bệnh:
= 1/2 x 1/2 A x 2/3 A = 1/6. Đáp án: B
Câu 10 [705116]: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là
A, giao phối.
B, đột biến.
C, các cơ chế cách li.
D, chọn lọc tự nhiên.
Vai trò của giao phối với tiến hoá:
+ Giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Đó là những biến dị tổ hợp lại các gene trên cơ sở đó xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới hoặc làm xuất hiện kiểu hình mới do tương tác gene, thay đổi tương quan tỉ lệ các loại kiểu gene và kiểu hình tạo ra nhiều cá thể có khả năng thích ứng khác nhau trước môi trường. Mỗi cá thể mỗi 1 loài có tới hàng ngàn gene. Vì vậy só kiểu tổ hợp gene của mỗi loài là rất lớn.
- Quá trình giao phối làm cho các đột biến nhân lên, phát tán nhanh trong quần thể qua nhiều thế hệ. Cũng chính qua giao phối các gene đột biến có thể tổ hợp lại với nhau theo nhiều kiểu khác nhau. Có thể nói biến dị đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, giao phối còn làm trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra tổ hợp gene thích nghi. Sự tiến hoá của loài bên cạnh sử dụng các đột biến mới xuất hiện còn huy động kho dự trữ các gene đột biến đã hình thành từ lâu, tồn tại ở trạng thái dị hợp. Đáp án: A
+ Giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Đó là những biến dị tổ hợp lại các gene trên cơ sở đó xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới hoặc làm xuất hiện kiểu hình mới do tương tác gene, thay đổi tương quan tỉ lệ các loại kiểu gene và kiểu hình tạo ra nhiều cá thể có khả năng thích ứng khác nhau trước môi trường. Mỗi cá thể mỗi 1 loài có tới hàng ngàn gene. Vì vậy só kiểu tổ hợp gene của mỗi loài là rất lớn.
- Quá trình giao phối làm cho các đột biến nhân lên, phát tán nhanh trong quần thể qua nhiều thế hệ. Cũng chính qua giao phối các gene đột biến có thể tổ hợp lại với nhau theo nhiều kiểu khác nhau. Có thể nói biến dị đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, giao phối còn làm trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra tổ hợp gene thích nghi. Sự tiến hoá của loài bên cạnh sử dụng các đột biến mới xuất hiện còn huy động kho dự trữ các gene đột biến đã hình thành từ lâu, tồn tại ở trạng thái dị hợp. Đáp án: A
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Khi đánh bắt cá, nếu nhiều mẻ lưới chỉ cá con, cá lớn rất ít điều đó cho thấy cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi: số lượng cá thể trước sinh sản (cá con) rất nhiều; số lượng cá đang sinh sản và sau sinh sản ít. Nếu tiếp tục khai thác thì số lượng cá thể trước sinh sản giảm mạnh dẫn đến giảm khả năng sinh sản và quần thể có thể bị suy kiệt.
Câu 11 [705117]: Khi đánh bắt cá, nếu nhiều mẻ lưới chỉ cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa
A, quần thể đang ở trạng thái trẻ nên tiếp tục đánh bắt.
B, quần thể đang ổn định nên tiếp tục đánh bắt.
C, quần thể chưa được khai thác hết tiềm năng nên tăng cường đánh bắt.
D, quần thể cá sẽ bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh cá với mức độ lớn.
Khi đánh bắt cá, nếu nhiều mẻ lưới chỉ cá con, cá lớn rất ít điều đó cho thấy cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi: số lượng cá thể trước sinh sản (cá con) rất nhiều; số lượng cá đang sinh sản và sau sinh sản (ít) → nếu tiếp tục khai thác thì số lượng cá thể trc sinh sản giảm mạnh → giảm khả năng sinh sản và quần thể có thể bị suy kiệt. Đáp án: D
Câu 12 [705118]: Một quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi
A, trước sinh sản.
B, sau sinh sản.
C, trước sinh sản và sau sinh sản.
D, trước sinh sản và đang sinh sản.
Mỗi quần thể đặc trưng cấu trúc các nhóm tuổi riêng: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.
Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.
Một quần thể sẽ diệt vong, không tạo ra thế hệ con khi mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản. Đáp án: D
Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.
Một quần thể sẽ diệt vong, không tạo ra thế hệ con khi mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản. Đáp án: D
Câu 13 [705119]: Thành tựu hiện nay do công nghệ DNA tái tổ hợp đem lại là:
A, Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.
B, Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.
C, Tạo ra các vi khuẩn chuyển gene, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.
D, Hạn chế tác động của các tác nhân gây đột biến.
Những thành tựu do công nghệ DNA tái tổ hợp đem lại:
Vi sinh vật: chuyển gene sản xuất insulin của người vào trong VK E.coli từ đó sản xuất công nghiệp insulin điều trị bệnh tiểu đường.
Thực vật: làm bất hoạt gene gây chín ở cà chua → giúp quá trình bảo quản cà chua lâu hơn và vận chuyển dễ dàng hơn
Động vật: chuyển các gene có protein người vào trong cừu.. Đáp án: C
Vi sinh vật: chuyển gene sản xuất insulin của người vào trong VK E.coli từ đó sản xuất công nghiệp insulin điều trị bệnh tiểu đường.
Thực vật: làm bất hoạt gene gây chín ở cà chua → giúp quá trình bảo quản cà chua lâu hơn và vận chuyển dễ dàng hơn
Động vật: chuyển các gene có protein người vào trong cừu.. Đáp án: C
Câu 14 [705120]: Ở người, nghiên cứu sự di truyền của bệnh H và bệnh G trong một gia đình. Xét một cặp vợ chồng. Người chồng bị bệnh G có một anh trai và chị gái không bị bệnh, có một chị gái bị bệnh H. Bên phía người vợ có mẹ bị bệnh G, bố bị bệnh H, chị gái của vợ bị cả bệnh G và bệnh H. Các thành viên còn lại ở hai bên gia đình không ai bị bệnh. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng trên là bao nhiêu?
A, 

B, 

C, 

D, 


Ta thấy bố mẹ bình thường mà sinh ra con bị bệnh ➔ Hai bệnh này do gene lặn.
Bệnh H do gene lặn nằm trên NST thường (vì bố 2 bình thường mà sinh con gái bị bênh)
Bệnh G do gene lặn nằm trên NST thường (vì bố 4 bình thường mà sinh con gái bị bệnh)
Quy ước gene: H – không bị bênh H; h– bị bệnh h; G- không bị bệnh G; g- bị bệnh G
Tất cả những người bình thường có bố, mẹ, con bị bệnh H, G có kiểu gene dị hợp về bệnh đó.
Những người bị bệnh có kiểu gene đồng hợp lặn.

Cặp vợ chồng 8 – 9: (1HH:2Hh)gg





Câu 15 [705121]: Những thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, dưa hấu tam bội.
B, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, cừu sản xuất protein người.
C, Dâu tằm tam bội, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gene chuột cống, cừu sản xuất protein người.
D, Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội.
Đáp án B.
A, C và D sai. Vì dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội là do đột biến gây ra. Đáp án: B
A, C và D sai. Vì dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội là do đột biến gây ra. Đáp án: B
Câu 16 [705122]: Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gene mới?
A, Đột biến đảo đoạn NST.
B, Đột biến lệch bội.
C, Đột biến lặp đoạn NST.
D, Đột biến đa bội.
Trong các dạng đột biến nêu trên chỉ có đột biến lặp đoạn NST dẫn đến lặp gene tạo điều kiện cho đột biến gene, tạo nên các gene mới trong quá trình tiến hóa. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Trong chu trình Carbon chỉ 1 phần nhỏ xác sinh vật sau khi phân giải chất hữu cơ thì được lắng đọng vật chất, còn phần lớn Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2. Thực vật lấy CO2 để tạo chất hữu cơ đầu tiên thông qua Quang hợp. Khi sử dụng và phân huỷ các hợp chất chứa Carbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường.
Câu 17 [705123]: Khi nói về chu trình sinh địa hóa Carbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Sự vận chuyển Carbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
B, Carbon đi vào chu trình dưới dạng Carbon monooxit (CO).
C, Một phần nhỏ Carbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D, Toàn bộ lượng Carbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
C. Một phần Carbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào lớp trầm tích, còn một phần được trở lại môi trường. Vì thế chu trình Carbon là chu trình lắng đọng 1 phần vật chất. Đáp án: C
Câu 18 [705124]: Trong chu trình Carbon, sau khi Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 qua quá trình quang hợp, thì Carbon lại được trở lại thành CO2 ở cơ thể sinh vật nhờ quá trình
A, quang hợp.
B, cháy.
C, hô hấp tế bào và cháy.
D, hô hấp tế bào.
Quang hợp là quá trình cây xanh sử dụng khí Carbon dioxide, hơi nước khi có ánh sáng để chế tạo tinh bột và nhả ra môi trường khí oxi.
- Còn hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucose) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucose:C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
→ Phần lớn Carbon rời khỏi sinh quyển thông qua hô hấp. Khi có mặt ôxy, hô hấp hiếu khí diễn ra và giải phóng CO2 vào không khí hay nước bao quanh. Khi không có ôxy, hô hấp kị khí xảy ra và giải phóng mêtan vào môi trường xung quanh, và cuối cùng là thoát vào khí quyển hay thủy quyển.
- Trong tự nhiên, các cây xanh vẫn bị đốt cháy do cháy rừng..., hay các hiện tượng cháy của động vật(như nướng cá..)→ Giải phóng khí Cácbonic
Sự đốt cháy sinh khối (như cháy rừng, đốt củi gỗ để lấy nhiệt v.v.) cũng chuyển một lượng đáng kể Carbon vào khí quyển.
→ Vì thế, sau khi Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 qua quá trình quang hợp thì Carbon lại được trở lại thành CO2 ở cơ thể sinh vật nhờ hô hấp tế bào và cháy Đáp án: C
- Còn hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucose) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.
Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucose:C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
→ Phần lớn Carbon rời khỏi sinh quyển thông qua hô hấp. Khi có mặt ôxy, hô hấp hiếu khí diễn ra và giải phóng CO2 vào không khí hay nước bao quanh. Khi không có ôxy, hô hấp kị khí xảy ra và giải phóng mêtan vào môi trường xung quanh, và cuối cùng là thoát vào khí quyển hay thủy quyển.
- Trong tự nhiên, các cây xanh vẫn bị đốt cháy do cháy rừng..., hay các hiện tượng cháy của động vật(như nướng cá..)→ Giải phóng khí Cácbonic
Sự đốt cháy sinh khối (như cháy rừng, đốt củi gỗ để lấy nhiệt v.v.) cũng chuyển một lượng đáng kể Carbon vào khí quyển.
→ Vì thế, sau khi Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 qua quá trình quang hợp thì Carbon lại được trở lại thành CO2 ở cơ thể sinh vật nhờ hô hấp tế bào và cháy Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705125]: Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY. Phép lai 2: (P) XaXa × XAY
Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P).
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY. Phép lai 2: (P) XaXa × XAY
Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P).







a) Đúng. Vì: Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới là phép lai 2 và phép lai 3.
b) Đúng. Vì: Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn là phép lai 1 và phép lai 3.
c) Đúng. Vì: Có 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới là phép lai 1.
d) Sai. Vì: chỉ có phép lai cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gene giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. Đó là phép lai 2.
Câu 20 [705126]: Ở rừng Amazôn, loài cây dây leo Stepsza.SP sống bám lên các loài cây thân gỗ nhưng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cây thân gỗ. Một phần thân của cây Stepsza.SP phồng lên tạo thành khoang trống giúp cho loài kiến có nơi để sinh sống và làm tổ. Loài kiến này sử dụng sâu đục thân ở cây thân gỗ làm thức ăn.
a) Sai. Vì loài cây dây leo Stepsza.SP và loài kiến là quan hệ hội sinh.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Đúng.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Đúng.
Câu 21 [705127]: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn thường gặp ở nữ giới, triệu chứng điển hình là sự tăng nồng độ testosteron, tế bào nang trứng phát triển nhiều cùng lúc nhưng không có trứng rụng.
Hình bên miêu tả sự tương tác bằng hormone giữa tuyến yên và các tế bào của buồng trứng.
Hình bên miêu tả sự tương tác bằng hormone giữa tuyến yên và các tế bào của buồng trứng.

a) Đúng. Vì: Người béo phì thường có kèm theo chứng kháng Insulin ➔ Nồng độ Insulin máu cao ➔ Tăng tiết FSH độc lập với LH ➔ Tăng kích thích tế bào nang sản sinh androgene nhưng không kích thích tế bào hạt chuyển adrogene thành estrogene ➔ sự tăng nồng độ androgene, tế bào nang trứng phát triển nhiều cùng lúc nhưng không có trứng rụng (Bệnh PCOS).
b) Đúng. Vì: Các bệnh nhân PCOS biểu hiện hàm lượng androgene cao. Lượng androgene cao gây tăng tiết chất nhờn có lipid gây tiềm viêm → biểu hiện số lượng lớn mụn trứng cá trên da.
c) Sai. Vì: Adrogene là hormone sinh dục nam.
d) Đúng.
b) Đúng. Vì: Các bệnh nhân PCOS biểu hiện hàm lượng androgene cao. Lượng androgene cao gây tăng tiết chất nhờn có lipid gây tiềm viêm → biểu hiện số lượng lớn mụn trứng cá trên da.
c) Sai. Vì: Adrogene là hormone sinh dục nam.
d) Đúng.
Câu 22 [705128]: Trong 1 thí nghiệm Western dưới đây, protein được tách từ tế bào hồng cầu lấy từ các mẫu mô thuộc các giai đoạn phát triển khác nhau ở người. Điện di một lượng tương đối protein tổng số từ các tế bào ở các mô đó và lai với kháng thể bậc 1 có khả năng liên kết đặc hiệu với chuỗi polipeptide β – globin, thu được hình ảnh điện di như sau:

a) Đúng. Vì: Ở giai đoạn này chưa hình thành tủy sống và sinh sản ồng cầu → không tạo β – globin.
b) Sai. Vì: Giai đoạn này thai được nuôi dưỡng trong tử cung được cung cấp chất dinh dưỡng và O2 đầy đủ qua máu mẹ. Hồng cầu sản sinh ra ít và ít thực hiện chức năng → β - globin ít được tạo tổng hợp → băng kích thước nhỏ.
c) Đúng. Vì: Ở trẻ sơ sinh, hồng cầu chuyên hóa về chức năng vận chuyển khí, do không được cung cấp O2 từ mẹ qua nhau thai nhưng β - globin chưa được tổng hợp nhiều → kích thước băng nhỏ.
d) Đúng. Vì: Ở người trưởng thành, hồng cầu chuyên hóa hoàn toàn về chức năng vận chuyển khí, lượng β - globin tổng hợp được lớn hơn → băng vạch đậm hơn.
b) Sai. Vì: Giai đoạn này thai được nuôi dưỡng trong tử cung được cung cấp chất dinh dưỡng và O2 đầy đủ qua máu mẹ. Hồng cầu sản sinh ra ít và ít thực hiện chức năng → β - globin ít được tạo tổng hợp → băng kích thước nhỏ.
c) Đúng. Vì: Ở trẻ sơ sinh, hồng cầu chuyên hóa về chức năng vận chuyển khí, do không được cung cấp O2 từ mẹ qua nhau thai nhưng β - globin chưa được tổng hợp nhiều → kích thước băng nhỏ.
d) Đúng. Vì: Ở người trưởng thành, hồng cầu chuyên hóa hoàn toàn về chức năng vận chuyển khí, lượng β - globin tổng hợp được lớn hơn → băng vạch đậm hơn.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705129]: Khi nói về quá trình tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất, có các sự kiện sau:
1. Phát sinh bột biển, sứa, động vật đối xứng hai bên.
2. Thực vật hạt trần chiếm ưu thế, thực vật hạt kín xuất hiện.
3. Đa dạng cá không hàm, xuất hiện cá có hàm.
4. Linh trưởng xuất hiện, phát sinh nhiều nhóm thuộc lớp Thú, Chim, Cá xương.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự thời gian từ xa tới gần theo quan niệm hiện đại.
1. Phát sinh bột biển, sứa, động vật đối xứng hai bên.
2. Thực vật hạt trần chiếm ưu thế, thực vật hạt kín xuất hiện.
3. Đa dạng cá không hàm, xuất hiện cá có hàm.
4. Linh trưởng xuất hiện, phát sinh nhiều nhóm thuộc lớp Thú, Chim, Cá xương.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự thời gian từ xa tới gần theo quan niệm hiện đại.
(1) Phát sinh bọt biển, sứa, động vật đối xứng hai bên: Đây là sự kiện diễn ra từ rất sớm trong lịch sử sinh giới, bắt đầu từ thời kỳ tiền Cambri.
(3) Đa dạng cá không hàm, xuất hiện cá có hàm: Sau đó, trong đại Cổ sinh, cá không hàm phát triển và sau đó cá có hàm xuất hiện.
(2) Thực vật hạt trần chiếm ưu thế, thực vật hạt kín xuất hiện: Thực vật hạt trần chiếm ưu thế trong đại Trung sinh, sau đó thực vật hạt kín mới xuất hiện.
(4) Linh trưởng xuất hiện, phát sinh nhiều nhóm thuộc lớp Thú, Chim, Cá xương: Linh trưởng và các nhóm động vật có vú xuất hiện gần đây trong đại Tân sinh.
(3) Đa dạng cá không hàm, xuất hiện cá có hàm: Sau đó, trong đại Cổ sinh, cá không hàm phát triển và sau đó cá có hàm xuất hiện.
(2) Thực vật hạt trần chiếm ưu thế, thực vật hạt kín xuất hiện: Thực vật hạt trần chiếm ưu thế trong đại Trung sinh, sau đó thực vật hạt kín mới xuất hiện.
(4) Linh trưởng xuất hiện, phát sinh nhiều nhóm thuộc lớp Thú, Chim, Cá xương: Linh trưởng và các nhóm động vật có vú xuất hiện gần đây trong đại Tân sinh.
Câu 24 [705130]: Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về các gene trên?
- Cặp AA x aa: 1 kiểu gene
- Cặp BB x Bb:
+ BB cho giao tử: B
+ Bb có một số tế bào không phân li trong giảm phân I tạo: Bb, O, B, b.
Vậy tạo tối đa: 4 loại kiểu gene.
- DD x dd: 1 loại kiểu gene
Vậy đáp án: 1 x 4 x 1 = 4
- Cặp BB x Bb:
+ BB cho giao tử: B
+ Bb có một số tế bào không phân li trong giảm phân I tạo: Bb, O, B, b.
Vậy tạo tối đa: 4 loại kiểu gene.
- DD x dd: 1 loại kiểu gene
Vậy đáp án: 1 x 4 x 1 = 4
Câu 25 [705131]: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gene có 2 allele là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gene đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 49%. Tần số các allele A trong quần thể là bao nhiêu?
Theo bài ra ta có tần số kiểu gene AA = 49% ⇒ Tần số allele A = 0,7 ⇒ Tần số allele a = 0,3.
Câu 26 [705132]: Ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng. Phép lai (P):
, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 1,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến, hoán vị gene chỉ xảy ra ở ruồi cái. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene được tạo ra ở đời F1?

Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gene ở 1 bên cho 7 loại kiểu gene
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Tỷ lệ thân xám, cánh cụt mắt trắng : A-bbXdY = 0,0125 → A-bb=0,0125:0,25 = 0,05 → ab/ab = 0,2 = 0,5× 0,4 →ab♀ = 0,4 =
→ f = 0,2
A-B- = 0,7; A-bb = aaB- = 0,5; aabb = 0,2
Xét các phát biểu
Số kiểu gene tối đa là 7 × 4=28
Hoán vị gene ở 1 bên cho 7 loại kiểu gene
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Tỷ lệ thân xám, cánh cụt mắt trắng : A-bbXdY = 0,0125 → A-bb=0,0125:0,25 = 0,05 → ab/ab = 0,2 = 0,5× 0,4 →ab♀ = 0,4 =

A-B- = 0,7; A-bb = aaB- = 0,5; aabb = 0,2
Xét các phát biểu
Số kiểu gene tối đa là 7 × 4=28
Câu 27 [705133]: Ở một hồ nuôi có diện tích 2000 mét vuông, người ta tiến hành khảo sát mật độ cá trắm cỏ trong hồ bằng phương pháp bắt thả. Các nhà khoa học đã tiến hành bẫy và thu mẫu hai lần. Ở lần thứ nhất, họ bẫy được 100 con cá trắm cỏ. Sau khi được đánh bắt chúng bị đánh dấu và thả lại môi trường sống của chúng. Năm ngày sau, người ta tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên lần thứ hai. Lần này trong 120 con cá trắm cỏ đánh bắt có 5 con bị đánh dấu. Giả thuyết không có sự thay đổi kích thước quần thể trong năm ngày nghiên cứu. Mật độ cá thể cá trắm cỏ là bao nhiêu cá thể trên một mét vuông? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Gọi x là kích thước quần thể cá trắm cỏ có trong hồ.
Ta có:
cá thể.
Mật độ cá cá trắm cỏ trên một mét vuông trong hồ nuôi là:
cá thể/m2.
Ta có:

Mật độ cá cá trắm cỏ trên một mét vuông trong hồ nuôi là:

Câu 28 [705134]: Cho các phát biểu sau:
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
III. Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.
IV. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.
III. Ánh sáng, nhiệt độ, nấm là các nhân tố vô sinh.
IV. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Nội dung 1, 2, 4 đúng. Nhân tố sinh thái là tập hợp các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật → sinh vật cũng tác động làm thay đổi các nhân tố sinh thái.
Nội dung 2: Ổ sinh thái là một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Ổ sinh thái chính là cách sống của loài đó.
Nội dung 3: sai. Ánh sáng, nhiệt là nhân tố vô sinh còn nấm là nhân tố hữu sinh.
Nội dung 2: Ổ sinh thái là một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Ổ sinh thái chính là cách sống của loài đó.
Nội dung 3: sai. Ánh sáng, nhiệt là nhân tố vô sinh còn nấm là nhân tố hữu sinh.