PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [705191]: Quá trình nhân đôi DNA và phiên mã giống nhau ở chỗ
A, đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B, đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C, đều có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
D, mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Phiên mã không theo Nguyên tác bán bảo tồn, chỉ có nhân đội thôi. DNA polymerase chỉ tham gia vào quá trình nhân thôi, còn mạch mới của RNA là mạch 5'-3', DNA thì có 2 mạch mới đc tạo thành Đáp án: B
Câu 2 [705192]: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng là
A, lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
B, thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
C, chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và mất đoạn.
D, thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Đột biến cấu trúc NST gồm lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. Đáp án: A
Câu 3 [705193]: Cây hấp thụ Calxium ở dạng
A, Ca2+.
B, CaCO3.
C, Ca(OH)2.
D, CaSO4.
Cây hấp thụ calcium ở dạng ion Ca2+. Đáp án: A
Câu 4 [705194]: Quang hợp ở thực vật
A, là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp Carbohydrate và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.
B, là quá trình tổng hợp được các hợp chất carbohydrate và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
C, là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
D, là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp carbohydrate và giải phóng oxygen từ carbon dioxide và nước.
- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng ôxi từ khí carbon dioxide và nước.
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Lai xa và đa bội hóa là con đường thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rồi loạn về giới tính.
Câu 5 [705195]: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật
A, cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.
B, cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.
C, có khả năng di chuyển.
D, có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.
Lai xa và đa bội hóa là con đường thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rồi loạn về giới tính.
Vậy chọn đáp án A.
B, D đúng nhưng chưa đầy đủ vì nó được bao hàm trong cơ chế cách li sinh sản.
C sai vì khả năng di chuyển không liên quan đến sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. Đáp án: A
Câu 6 [705196]: Lai xa và đa bội hoá là có thể dẫn đến hình thành loài rất nhanh. Sử dĩ như vậy là do
A, loài mới được hình thành ngay trong cùng một khu vực địa lí của loài bố mẹ nên không giao phối được.
B, con lai cách li sinh sản ngay với bố hoặc mẹ vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.
C, con lai có sự cách li sinh sản ngay với các loài khác vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.
D, con lai có sự cách li sinh sản ngay với bố mẹ vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.
Trong trường hợp lai xa và đa bội hóa, con lai thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) khác biệt so với bố mẹ (về số lượng, hình thái và cấu trúc). Do sự khác biệt này, con lai không thể giao phối với các cá thể bố mẹ (do sự không tương thích trong giao phối) và do đó hình thành sự cách ly sinh sản ngay lập tức, dẫn đến sự hình thành loài mới nhanh chóng. Đáp án: D
Câu 7 [705197]: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không chính xác?
A, Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B, Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C, Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D, Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. Vượn người (người hiện đại không có sự liên quan trực tiếp đến loài người ngày nay mà chỉ là loài có chung tổ tiên với chúng ta. Tổ tiên chung của loài người và vượn người đã sống cách đây hàng triệu năm, nhưng vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người). Đáp án: B
Câu 8 [705198]: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
A, Chân trước của mèo và cánh dơi.
B, Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.
C, Vây ngực cá voi và chân trước của mèo.
D, Mang cá và mang tôm.
Lưu ý: dấu hiệu để nhận biết cơ quan tương tự là có cùng chức năng. Mang cá và mang tôm đều làm nhiệm vụ trao đổi khí nên đây là cơ quan tương tự. Đáp án: D
Câu 9 [705199]: Bệnh bạch tạng ở người do một allele lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, allele trội tương ứng với bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh nhưng em gái chồng, chị gái vợ bị bệnh. Biết ngoài những người bị bệnh đã cho thì cá 2 bên gia đình không còn ai bị bệnh và không phát sinh đột biến mới. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con bình thường?
A,
B,
C,
D,
Quy ước gene: A- bình thường; a- bị bệnh
Hai vợ chồng đều có chị em một bị bệnh (aa) nên bố mẹ họ dị hợp (Aa) và họ có thể có kiểu gene: 1AA:2Aa
Xác suất họ sinh được hai người con bình thường là: Đáp án: B
Câu 10 [705200]: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số allele và thành phần kiểu gene giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
B, Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
C, Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.
D, Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Trong các đáp án trên:
Đáp án A, B, D đúng.
Đáp án C sai vì cách li địa lý không trực tiếp làm thay đổi tần số allele và TPKG mà nó chỉ gián tiếp làm thay đổi do các trợ ngại địa lý mà các cá thể trong quần thể mới không quay lại giao phối được với quần thể gốc do đó nó làm thay đổi tần số allele của quần thể mới. Đáp án: C
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12:
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường, khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít, sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Câu 11 [705201]: Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ đảm bảo cho
A, các cá thể trong quần thể có thể chống đỡ trước kẻ thù.
B, các cá thể trong quần thể có thể đối phó với thiên tai.
C, các cá thể trong quần thể có thể giúp nhau tìm kiếm thức ăn.
D, quần thể có khả năng duy trì nòi giống.
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. Đáp án: D
Câu 12 [705202]: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể là
A, mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất - nhập cư, nguồn sống.
B, khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất - nhập cư.
C, mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể.
D, mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư.
Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào 4 yếu tố là: tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, mức nhập nhập cư và xuất cư:
Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian
Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể
Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới Đáp án: D
Câu 13 [705203]: Ý nào sau đây không phải là cách làm biến đổi hệ gene của một sinh vật?
A, Đưa thêm một gene của loài khác vào hệ gene của sinh vật.
B, Làm biến đổi một gene có sẵn trong hệ gene cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn hoặc biểu hiện khác thường.
C, Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong hệ gene.
D, Lấy gene từ cơ thể sinh vật ra rồi cho lai với gene của cơ thể khác sau đó cấy trở lại vào cơ thể ban đầu.
D không phải là một cách làm biến đổi hệ gene của một sinh vật. Việc "lấy gene từ cơ thể sinh vật ra rồi cho lai với gene của cơ thể khác sau đó cấy trở lại vào cơ thể ban đầu" không phải là cách thay đổi hệ gene trực tiếp, mà là một quy trình thường được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gene hoặc cấy ghép gen, nhưng không trực tiếp liên quan đến việc thay đổi hệ gene gốc của sinh vật (mà chỉ là chuyển giao thông tin gen giữa các sinh vật). Đáp án: D
Câu 14 [705204]: Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số các allele IA, IB, IO lần lượt là 0,2; 0,3; 0,5. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây đúng?
A, Trong quần thể, người máu A chiếm tỉ lệ 39%.
B, Một người đàn ông có máu B kết hôn với một phụ nữ có máu A, đứa con đầu lòng chắc chắn sẽ có máu AB.
C, Một người đàn ông có máu AB kết hôn với một phụ nữ có máu O, khả năng đứa con đầu lòng có máu B hoặc máu A với xác suất như nhau.
D, Một người đàn ông có máu A kết hôn với một phụ nữ có máu O, đứa con đầu lòng chắc chắn sẽ có máu A.
- Người máu A gồm IAIA và IAIO cos tỉ lệ = 0,04 + 2.0,2.0,5 = 0,24 ➔ A sai.
- Nếu người đàn ông máu A có kiểu gene IAIO, người vợ máu B có kiểu gene IBIO thì con đầu lòng có thể sinh máu A hoặc máu B hoặc máu O. ➔ B sai.
- Người đàn ông máu AB thì có kiểu gene IAIB nên luôn cho 2 loại giao tử là IA và IB với tỉ lệ ngang nhau. Do đó con của họ có thể máu A hoặc máu B với xác suất như nhau. ➔ C đúng.
- Nếu người đàn ông máu A có kiểu gene IAIO thì đứa con đầu lòng có thể máu A hoặc máu B. ➔ D sai. Đáp án: C
Câu 15 [705205]: Để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp trong chọn giống người ta thường
A, cho giao phối giữa các dòng thuần khác xa nhau về nguồn gốc.
B, cho giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng với nhau.
C, sử dụng các phương pháp gây đột biến phù hợp với đặc điểm của từng loài.
D, sử dụng các phương pháp chọn lọc để chọn ra những tổ hợp gene mong muốn.
Theo QL PLĐL : Các NST phân li độc lập với nhau trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh tạo nguồn biến dị tổ hợp đa dạng, phong phú
→ Cho giao phối giữa các dòng thuần khác xa nhau về nguồn gốc để tạo nguồn biến dị tổ hợp
Nếu cho giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng với nhau thì sẽ làm tăng tỉ lệ đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp → tăng tỉ lệ biểu hiện kiểu hình của những kiểu gene đồng hợp lặn có thể có hại Đáp án: A
Câu 16 [705206]: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gene đã xảy ra hoán vị giữa allele A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A, 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gene.
B, 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào gần số hoán vị gene.
C, 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
D, 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Một tế bào có kiểu gene giảm phân có HVG luôn cho 4 giao tử chia 4 loại với tỉ lệ ngang nhau. Đáp án: D
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sự tuần hoàn vật chất diễn ra theo chiều bắt đầu đi từ môi trường vào quần xã sinh vật thông qua sinh vật sản xuất, và từ quần xã sinh vật trở lại môi trường thông qua sinh vật phân giải. Sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái chỉ làm quá trình tuần hoàn vật chất diễn ra chậm hơn.
Câu 17 [705207]: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A, Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
B, Carbon đi vào chu trình carbon dưới dạng carbon dioxide (CO2).
C, Trong chu trình nitrogen, thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng NH4+ và NO3-.
D, Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
D sai. Vì chu trình sinh địa hóa thường gắn liền với sự lắng đọng một phàn vật chất vào lòng Trái Đất. Đáp án: D
Câu 18 [705208]: Chu trình cácbon trong sinh quyển là
A, quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.
B, quá trình tái sinh toàn bộ vật chất hữu cơ trong hệ sinh thái.
C, quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
D, quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
– Carbon đi vào chu trình dưới dạng cabon dioxide (CO2).
– Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, Carbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn
– Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa Carbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường. Carbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường: hô hấp, phân giải của vi sinh vật; đốt cháy.
Một lượng nhỏ Carbon lắng đọng tạo trầm tích; vì thế chu trình Carbon là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19 [705209]: Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 2 cặp gene Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập quy định và được mô tả bằng sơ đồ sinh hóa sau đây:
Biết rằng không xảy ra đột biến và khi trong tế bào có chất B thì gene A bị bất hoạt; các allele lặn a và b không tổng hợp được enzyme.
a) Đúng. Vì: Có 2 cặp gene quy định nên có tối đa 9 kiểu gene.
b) Đúng. Vì: Nếu cá thể mắt vàng có kiểu gene Aabb thì khi giao phối với aabb sẽ cho đời con có 50% mắt vàng.
c) Đúng. Vì: Nếu cá thể mắt đỏ có kiểu gene AaBb thì khi giao phối với aabb sẽ cho đời con có tỉ lệ 1:2:1.
d) Đúng. Vì: Kiểu hình mắt đỏ (A-B- và aaB-) có 6 kiểu gene; Kiểu hình mắt vàng (A-bb) có 2 kiểu gene nên sẽ có số sơ đồ lai là 6 × 2 = 12.
Câu 20 [705210]: Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là thức ăn của trăn.
Sơ đồ lưới thức ăn:

Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
a) Đúng. Vì: Chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
b) Đúng. Vì: Diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
c) Đúng.
d) Đúng.
Câu 21 [705211]: Hình A minh họa một phần cấu tạo tim (nửa tim trên) của người khỏe mạnh, hình B minh họa hai dạng dị tật tim bẩm sinh rất nghiêm trọng đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh.
a) Đúng. Vì: Dị tật I là chuyển vị đại động mạch. (tâm thất trái nối động mạch phổi, tâm thất phải nối động mạch chủ).
b) Sai. Vì: Dị tật II: hẹp eo động mạch chủ. (hẹp động mạch chủ nhánh dưới).
c) Đúng. Vì: Dị tật I, vì tâm thất phải chứa máu giàu CO2, ít O2 , nối với động mạch chủ nên độ bão hòa O2 trong động mạch chủ thấp hơn bình thường.
d) Đúng. Vì:
- Dị tật I: hàm lượng O2 máu ĐM đi nuôi cơ thể quá thấp → tim phải tăng hoạt động → suy tim.
- Dị tật II:
+ Lượng máu cung cấp cho các phần dưới của cơ thể quá ít, không cung cấp đủ O2 → tim tăng hoạt động → suy tim.
+ Tăng áp lực buồng tâm thất trái → phì đại và suy tim.
+ Huyết áp ĐM cảnh (cổ) tăng → tăng huyết áp các mạch máu não → tai biến mạch máu não.
Câu 22 [705212]: Trong một thí nghiệm, người ta theo dõi sự tổng hợp DNA của các tế bào nhân thực bằng cách sử dụng 3H-thymiđin để đánh dấu phóng xạ các chạc sao chép, sau đó phân lập nguyên vẹn các sợi DNA. Khi chụp ảnh phóng xạ tự động, 3H có trong DNA sẽ hiện lên dưới dạng các hạt màu. Vì sự giãn ra làm xẹp các bóng sao chép, các crômatit chị em sẽ nằm cạnh nhau và không thể phân biệt được với nhau.
Đầu tiên, các tế bào được đồng nhất chu kì tế bào tại pha S. Trong thí nghiệm 1 (Hình 1), các tế bào được kích thích phân chia trong môi trường 3H-thymiđin. Sau 30 phút, các tế bào được rửa và chuyển sang môi trường có cùng nồng độ thymiđin như ban đầu nhưng lượng chất phóng xạ giảm còn 1/3. Sau 15 phút nữa, DNA được chuẩn bị để lấy mẫu tự động. Trong thí nghiệm 2 (Hình 2), các nhà nghiên cứu kích thích tế bào ban đầu phân chia trong môi trường không có 3H-thymiđin trong 30 phút, sau đó th3H-thymiđin được thêm vào. Sau 30 phút có mặt 3H-thymiđin, các tế bào lại được chuyển sang môi trường có nồng độ thymiđin phóng xạ thấp hơn và ủ các tế bào thêm 15 phút.
a) Đúng. Vì: Vùng có hạt màu dày đặc là vùng DNA được tổng hợp trong môi trường 3H thymidine nồng độ cao ➔ Cường độ phóng xạ cao hơn ➔ Hạt bạc quan sát được dày hơn.
b) Đúng. Vì:
Ở thí nghiệm1 ban đầu DNA được sao chép trong môi trường 3H thymidine nồng độ cao ➔ Vùng giữa được sao chép trong 30 phút đầu tiên thì sẫm màu hơn, sau đó DNA được chuyển sang môi trường 3H thymidine nồng độ thấp ➔ Vùng được sao chép trong 30 phút sau ở 2 đầu tận cùng có màu nhạt hơn.
Ở thí nghiệm 2, ban đầu DNA được sao chép trong môi trường không có 3H thymidine ➔ Vùng giữa của DNA dù được sao chép nhưng không quan sát được ➔ Hiển thị khoảng trắng, sau đó tiếp tục đưa sang các môi trường 3H thymidine nồng độ cao, thấp ➔ 2 Vai của cromatide mới được hiển thị màu và quan sát được.
Từ sự hiển thị màu phóng xạ suy ra được sự tái bản bắt đầu ở giữa của các cromatide, sau đó diễn ra theo 2 chiều về 2 đầu tận cùng trong cùng thời điểm.
c) Đúng. Vì: Ở thí nghiệm 2, khi 30 phút chuyển sang môi trường 3H thymidine nồng độ cao, rồi 15 phút chuyển sang môi trường 3H thymidine nồng độ thấp, độ dài đo được của 1 bên là 50 μm  tốc độ tái bản là 50 : 45 = 1,1 (μm/phút).
d) Sai. Vì: Không ước lượng được thời gian tái bản toàn bộ hệ gene, do điều này phụ thuộc vào số điểm khởi đầu tái bản và khoảng cách giữa chúng trên những NST khác nhau.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 23 [705213]: Khi nói về cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi theo quan niệm hiện đại có các sự kiện sau:

1. Thông qua sinh sản, các biến dị di truyền và được phát tán trong quần thể.

2. Kiểu hình giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn ngày càng phổ biến trong quần thể, trở thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống.

3. Các cá thể mang đặc điểm phù hợp với môi trường sống sẽ sống sót nhiều hơn, sinh sản thành công hơn.

4. Trong quần thể, đột biến xảy ra ngẫu nhiên, trong đó có các đột biến tạo nên biến dị về kiểu hình (hình thái, cấu trúc, tập tính,…).

Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi theo quan niệm hiện đại.
4: Trong quần thể, đột biến xảy ra ngẫu nhiên, trong đó có các đột biến tạo nên biến dị về kiểu hình (hình thái, cấu trúc, tập tính,…).
1: Thông qua sinh sản, các biến dị di truyền và được phát tán trong quần thể.
3: Các cá thể mang đặc điểm phù hợp với môi trường sống sẽ sống sót nhiều hơn, sinh sản thành công hơn.
2: Kiểu hình giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn ngày càng phổ biến trong quần thể, trở thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống.
Câu 24 [705214]: Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gene liên kết, trên mỗi nhóm liên kết chỉ xét 2 cặp gene dị hợp tử. Giả sử trong quá trình giảm phân ở một cơ thể không xảy ra đột biến nhưng vào kì đầu của giảm phân I, ở mỗi tế bào có hoán vị gene ở 1 cặp NST. Theo lí thuyết, mỗi tế bào tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Vì mỗi tế bào chỉ tạo ra 4 loại giao tử.
Câu 25 [705215]: Xét 3 cặp gene Aa, Bb, Dd di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu gene là 0,4AaBBDd : 0,6aaBBDd. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F2, kiểu gene dị hợp về 1 cặp gene chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Vì ở F2, kiểu gene dị hợp 1 cặp gene là
Câu 26 [705216]: Ở đậu Hà Lan, gene A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; gene B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng; gene D quy định vỏ hạt vàng trội hoàn toàn so với allele d quy định vỏ hạt xanh.Các gene này phân li độc lập với nhau. Cho cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gene dị hợp cả 3 cặp gene tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Theo bài ra ta có:
P: AaBbDd x AaBbDd.
Cho cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng A_bbD_ ở F1 lai với cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh aaB_dd để thu được cây hạt xanh ở F2 thì cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng có kiểu gene là A_bbDd.
Tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng có kiểu gene A_bbDd trong số các cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng là
Ta có phép lai: A_bbDd aaB_dd = (AAbbDd : AabbDd) (aaBBdd :aaBbdd)
Xác suất xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh A_B_dd =
Câu 27 [705217]: Hình bên biểu thị một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như sau:

Loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Biết rằng, sản lượng sinh vật sản xuất là 36.104 kcal/m2/năm. Nếu hiệu suất sinh thái giữa phần sản lượng sinh vật tiêu thụ với sản lượng của mỗi loài thức ăn tương ứng đều là 10%, thì sản lượng của loài D là bao nhiêu kcal/m2/năm? (Tính làm tròn đến số nguyên).
Sản lượng của loài B = Sản lượng của loài G = 360.000 x 10% = 36.000 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài E là = 360.000 x 10% + 36.000 x 10% = 43.200 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài C = Sản lượng của loài H = 36.000 x 10% + 43.200 x 10% = 7.920 kcal/m2/năm.
Sản lượng của loài D là = 43.200 x 10% + 7.920 x 10% + 7.920 x 10% = 5904 kcal/m2/năm.
Câu 28 [705218]: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong, quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có các phát biểu sau:
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.
III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạo dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra qua trình biến đổi này.
Có bao nhiêu phát biểu trên có nội dung đúng?
Quá trình được mô tả ở trên là quá trình diễn thế sinh thái, có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Nội dung I đúng.
Quá trình diễn thế này có thể hình thành nên quần xã đỉnh cực là rừng nguyên sinh với số lượng thành phần loài đa dạng và phong phú. Nội dung II, III đúng.
Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái có thể do sự cạnh tranh gay gắt, trong đó loài ưu thế làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Nhưng ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân từ bên ngoài môi trường. Nội dung IV sai.
Vậy có 3 nội dung đúng.