PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [709692]: Phát biểu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A, Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B, Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng cỏ nhiệt lượng.
C, Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
D, Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Một vật lúc nào cũng có nội năng, độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 2 [709693]: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A, Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B, Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C, Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D, Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 3 [709694]: Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fahrenheit gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Celsius?
A, 160oC.
B, 100oC.
C, 0oC.
D, 260oC.
Có:
=> Chọn A Đáp án: A
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 4 và Câu 5:
Trong một thí nghiệm, người ta thả rơi tự do một mảnh thép có khối lượng 0,5kg từ độ cao 1000 m, khi tới mặt đất nó có tốc độ 30 m/s. Cho biết nhiệt dung riêng của thép c = 460 J/(kg. K) và lấy g = 9,81 m/s2. Mảnh thép đã nóng thêm bao nhiêu độ khi chạm đất, nếu cho rằng toàn bộ công cản của không khí chỉ dùng để làm nóng mảnh thép?
Câu 4 [709695]: Độ lớn công cản của không khí là
A, 4620 J.
B, 4640 J.
C, 4660 J.
D, 4680 J.
Độ lớn công cản của không khí bằng độ giảm nội năng:
=> Chọn D Đáp án: D
Câu 5 [709696]: Nhiệt độ tăng thêm của mảnh thép xấp xỉ là
A, 20,3 °C.
B, 30,3 °C.
C, 40,3 °C.
D, 45,3 °C.
Có:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 6 [709697]: Một thí nghiệm được thực hiện với khối không khí chứa trong bình cầu và ngăn với khí quyển bằng giọt thủy ngân như hình vẽ.

Khi làm nóng hay nguội bình cầu thì biến đổi của khối khí là quá trình
A, đẳng áp.
B, đẳng tích.
C, đẳng nhiệt.
D, Không phải đẳng quá trình.
Khi làm nóng hay nguội bình, nhiệt độ thay đổi làm cho các phân tử khí thay đổi động năng, áp suất khí bên trong bình ngăn cách với khi bên ngoài bình bằng giọt thủy ngân, giọt thủy ngân thay đổi sao cho áp suất hai bên cân bằng nhau hay áp suất khí trong bình và áp suất khí bên ngoài là bằng nhau. Đây là quá trình biến đổi đẳng áp
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 7 [709698]: Ở nhiệt độ 27°C thể tích của một lượng khí là 30 lít. Ở nhiệt độ 227°C và áp suất khí không đổi, thể tích của lượng khí đó là
A, 50 lít.
B, 252 lít.
C, 18 lít.
D, 200 lít.
Quá trình đẳng áp:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 8 [709699]: Trong sơ đồ, đường đứt nét X biểu thị sự thay đổi của áp suất, p, theo nhiệt độ tuyệt đối, T, đối với 1 mol khí lý tưởng trong một bình chứa có thể tích cố định. Đường nào, A, B, C hay D biểu diễn sự biến thiên của 2 mol khí trong cùng một bình chứa?
A, Đường A.
B, Đường B.
C, Đường C.
D, Đường D.
Có:
Số mol n tăng 2 lần
=> Hệ số góc phương trình trên tăng 2 lần nên góc lệch tăng
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 9 [709700]: Xilanh kín chia làm hai phần, mỗi phần dài 52 cm và ngăn cách nhau bằng pittong cách nhiệt. Mỗi phần chứa một lượng khí giống nhau ở áp suất 750 mmHg. Khi nung nóng một phần lên thêm thì pittong di chuyển một đoạn bao nhiêu ?
A, 4 cm.
B, 5 cm.
C, 8 cm.
D, 10 cm.
2 phần khí ở trạng thái ban đầu có
2 phần khí sau quá trình nung nóng:
Phương trình trạng thái khí lí tưởng:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 10 [709701]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Điện trường xuất hiện khi có từ trường biến thiên.
B, Từ trường xuất hiện khi có điện trường biến thiên.
C, Trường điện từ lan truyền trong không gian được gọi là sóng điện từ.
D, Trong quá trình truyền sóng điện từ, cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên với pha lệch nhau một góc vuông.
Trong quá trình truyền sóng điện từ, cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên cùng pha với nhau.

=> Chọn D Đáp án: D
Câu 11 [709702]: Hình nào dưới đây không đúng khi biểu diễn hướng của véctơ cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra tại điểm M ?
A,
B,
C,
D,
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định chiều của vecto cảm ứng từ B.
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 12 [709703]: Thiết bị nào sau đây không hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ?
A, Đàn guitar điện.
B, Máy biến áp.
C, Bếp từ.
D, Đàn vĩ cầm.
Đàn vĩ cầm hoạt động vĩ cầm không hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
=> Chọn D Đáp án: D
Câu 13 [709705]: Một đoạn dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện được đặt trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là
A, 0,01 T.
B, 0,02 T.
C, 0,03 T.
D, 0,04 T.
Độ lớn cảm ứng từ của từ trường:
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 14 [709704]:
Một cuộn dây 50 vòng có diện tích mặt cắt ngang là 4,2.10-3 m². Cuộn dây được đặt nghiêng một góc so với từ trường đều có cảm ứng từ có độ lớn 2,8.10-2 T, như hình vẽ, sao cho góc Sự thay đổi từ thông qua cuộn dây là bao nhiêu khi cuộn dây quay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi ?
A, Từ thông giảm 2,1.10-3 Wb.
B, Từ thông tăng thêm 2,1.10-3 Wb.
C, Từ thông giảm 3,8.10-3 Wb.
D, Từ thông tăng thêm 3,8.10-3 Wb.
Sự thay đổi từ thông qua cuộn dây là:
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 15 [709706]: Hạt nhân càng bền vững khi có
A, số neutron càng lớn.
B, số proton càng lớn.
C, năng lượng liên kết càng lớn.
D, năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Hạt nhân càng bền vững khi có năng lượng liên kết riêng càng lớn.
=> Chọn D Đáp án: D
Câu 16 [709707]: Cho phản ứng hạt nhân: Hạt nhân
A,
B,
C,
D,
Có:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 17 [709708]: Biết khối lượng của proton; neutron; hạt nhân lần lượt là 1,007276amu; 1,008665amu; 13,999949amu và 1amu = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân xấp xỉ
A, 17,5MeV.
B, 7,68MeV.
C, 7,52MeV.
D, 105,3MeV.
Năng lượng liên kết riêng:
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 18 [709709]: Bảng sau cho biết độ phóng xạ thu được từ bốn nguồn phóng xạ.

Các phép đo được tiến hành vào lúc giữa trưa trong bốn ngày liên tiếp. Nguồn nào có chu kì bán rã lớn nhất?
A, Nguồn 1.
B, Nguồn 2.
C, Nguồn 3.
D, Nguồn 4.
Có:
=> Nguồn 3 có chu kì bán rã lớn nhất.
=> Chọn C Đáp án: C
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [709710]: Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi cường độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là diện tích bộ thu là Cho nhiệt dung riêng của nước là Trong các phát biểu sau đây đúng hay sai
a) Sai. Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là:
b) Đúng. Trong 1h năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là:
c) Sai. Phần năng lượng chuyển thành nhiệt lượng là:
d) Đúng. Có:
Câu 20 [709711]: Một khí cầu thám không hình cầu được bơm đầy khí hydrogen đến thể tích 34 m3. Khi bơm xong, hydrogen trong khí cầu có nhiệt độ 27 °C, áp suất 1,200.105Pa. Vỏ khí cầu không bị vỡ khi thể tích khí không vượt quá 27 lần thề tích ban đầu.
a) Sai. Áp dụng phương trình Claperon:
b) Sai. Tốc độ bơm
c) Đúng. Khi khí cầu bay lên, áp suất khí quyển giảm, thể tích khí tăng.Nếu thể tích tăng quá 27 lần thể tích ban đầu, khí cầu sẽ vỡ.Phương trình trạng thái khí lí tưởng:
d) Sai. Áp suất tại độ cao 20km: ( vô lí)
Câu 21 [709713]: Đồng vị mendelevium là chất phóng xạ a có chu kì bán rã 51,5 ngày. Cho biết khối lượng của các hạt và hạt sản phẩm lần lượt là 258,0984 u; 4,0026 u; và 254,0880 u.
a) Đúng. Có:
=> Hạt nhân sản phẩm có:
b) Đúng. Năng lượng tỏa ra của phản ứng phân rã phóng xạ trên:
c) Sai. Độ phóng xạ của mẫu Md nguyên chất:
d) Đúng. Số hạt He phóng ra bằng số hạt Md phân rã:
Câu 22 [709712]: Cho một ống dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non, mắc hai đầu dây vào nguồn điện thì ống dây hút được một số ghim bằng sắt như hình. Các nhận định sau đây, nhận định nào đúng, sai ?
a) Sai. Đường sức từ của ống dây có hình dạng giống với đường sức từ của nam châm thẳng.
b) Đúng.
c) Sai. Nếu đổi chiều dòng điện ngược lại so với lúc ban đầu thì đầu A là cực từ Nam, đầu B là cực từ Bắc.
d) Sai. Khi ngắt dòng điện, các ghim sắt rơi khỏi đầu A do thanh sắt non mất từ tính.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [709714]: Biết bán kính hạt nhân được xác định bằng công thức với ro=1,2.10-15 m và A là số khối. Bán kính hạt nhân là x.10-15 m. Tìm x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).
Có:
Câu 24 [709715]: Một từ trường có cảm ứng từ biến thiên theo thời gian dưới dạng Một khung dây dẫn có diện tích 15 cm2 được đặt trong từ trường này. Biết từ thông lớn nhất qua khung dây có thể là Wb. Tìm X (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).
Từ thông lớn nhất qua khung dây:
Sử dụng các thông tin sau cho câu 3 và câu 4: Áp suất bên trong lốp xe đạp có thể tích 1,90.10-3 m3 là 3,20.105 Pa khi nhiệt độ là 285 K.
Câu 25 [709716]: Tính số mol không khí trong lốp xe (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).
Áp dụng phương trình Claperon:
Câu 26 [709717]: Sau khi xe đạp chạy, nhiệt độ của không khí trong lốp xe là 300 K. Với giả định thể tích không đổi. Áp suất mới trong lốp xe là x.105 Pa. Tìm x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).
Quá trình đẳng tích:
Sử dụng các thông tin sau cho câu 5 và câu 6: Một bình cách nhiệt nhẹ chứa nước ở nhiệt độ t0 = 20°C. Người ta lần lượt thả vào bình này những quả cầu giống nhau đã được đốt nóng đến 100°C. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t1 = 40°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Giả thiết nước không bị tràn ra ngoài và không tính đến sự bay hơi của nước.
Câu 27 [709718]: Sau khi thả quả cầu thứ 2 thì nhiệt độ cân bằng của nước là bao nhiêu oC? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả quả cầu thứ 1:
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả quả cầu thứ 2:
Câu 28 [709719]: Cần phải thả đến quả cầu thứ bao nhiêu để nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là 90oC?
Phương trình cân bằng nhiệt:
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả quả cầu thứ 1:
Ta có: