PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [710318]: Theo thang nhiệt độ Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước được chia thành
A, 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °C.
B, 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 K.
C, 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °F.
D, 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °C.
Theo thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ đông đặc ở 0oC, nhiệt độ sôi của nước ở 100oC nên khoảng đó được chia thành 100 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng tương ứng với 1oC.
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 2 [710319]: Cách nào sau đây không làm chất lỏng bay hơi nhanh hơn?
A, Tăng nhiệt độ môi trường.
B, Tăng diện tích bề mặt chất lỏng.
C, Tăng độ ẩm không khí.
D, Thổi không khí qua bề mặt chất lỏng.
Các cách làm chất lỏng bay hơi nhanh:
Tăng nhiệt độ – Khi nhiệt độ cao, các phân tử trong chất lỏng sẽ có động năng lớn hơn, dễ thoát ra khỏi bề mặt hơn. Ví dụ: đun nóng nước sẽ làm nước bay hơi nhanh hơn.
Tăng diện tích bề mặt – Khi diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn, tốc độ bay hơi cũng tăng. Ví dụ: nước đổ ra mặt phẳng rộng sẽ bay hơi nhanh hơn nước đựng trong cốc nhỏ.
Thổi không khí qua bề mặt chất lỏng. – Gió hoặc quạt giúp đẩy các phân tử hơi nước ra khỏi bề mặt chất lỏng, làm tốc độ bay hơi tăng. Ví dụ: quần áo phơi ngoài trời có gió sẽ khô nhanh hơn.
Giảm độ ẩm không khí – Nếu không khí đã bão hòa với hơi nước, tốc độ bay hơi sẽ chậm lại. Ngược lại, không khí khô sẽ giúp chất lỏng bay hơi nhanh hơn.
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 3 [710320]: Hai chất lỏng X và Y được đun nóng bằng hai bộ đun khác nhau. Năng lượng cung cấp, khối lượng của chất lỏng và nhiệt độ tăng được ghi lại như sau.

Câu nào sau đây là đúng?
(1) Nhiệt dung của X lớn hơn nhiệt dung của Y.
(2) Nhiệt dung riêng của X lớn hơn nhiệt dung riêng của Y.
(3) Nhiệt dung của X xác định được vẫn giữ nguyên nếu lặp lại thí nghiệm bằng cách tăng gấp đôi khối lượng của X.
A, Chỉ (1) và (2).
B, Chỉ (1) và (3).
C, Chỉ (2) và (3).
D, (1), (2) và (3).
Phương trình tính nhiệt lượng:
Xét chất lỏng X, ta có:
Nhiệt dung của X là:
Nhiệt dung riêng của X là:
Xét chất lỏng Y, ta có:
Nhiệt dung của X là:
Nhiệt dung riêng của Y là:
(1) Đúng
(2) Đúng
(3) Sai: Nhiệt dung của X sẽ gấp đôi nếu tăng khối lượng của X gấp đôi.
Chọn A Đáp án: A
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 4 và Câu 5:

Trong thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá, người ta sử dụng 0,6 kg nước đá. Oát kế đo được là 930W. Đồ thị thực nghiệm đo được như Hình vẽ.

Câu 4 [710321]: Thời gian để nước đá tan hoàn toàn là
A, 100 s.
B, 220 s.
C, 280 s.
D, 200 s.
Nước đá tan ở nhiệt độ 0oC. Dựa vào đồ thị, thời gian để nước đá tan hoàn toàn là 220s.
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 5 [710322]: Hãy tính nhiệt nóng chảy riêng của nước đá.
A, 341000 J/kg.
B, 441000 J/kg.
C, 541000 J/kg.
D, 641000 J/kg.
Có:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 6 [710323]: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A, Thể tích.
B, Khối lượng.
C, Nhiệt độ tuyệt đối.
D, Áp suất.
Có 3 thông số trạng thái của 1 lượng khí: thể tích, nhiệt độ, áp suất.
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 7 [710324]:
Một khối lượng khí lý tưởng xác định thay đổi từ trạng thái X sang trạng thái Y, sau đó sang trạng thái Z như thể hiện trong đồ thị áp suất P so với thể tích V. Đồ thị nào dưới đây thể hiện tốt nhất sự thay đổi nhiệt độ tuyệt đối T của khí theo thể tích V của nó?
A, .
B, .
C, .
D, .
Quá trình X-Y là quá trình đẳng áp, thể tích tăng, nhiệt độ tăng.

Quá trình Y-Z không là quá trình đẳng nhiệt, áp suất giảm, thể tích tăng do tích PV không bằng nhau tại 2 trạng thái.

=> Chọn C Đáp án: C
Câu 8 [710325]: Một bình đựng khí oxygen có thể tích 150 ml và áp suất bằng 450 kPa. Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích của khí này là bao nhiêu khi áp suất của khí là 150 kPa?
A, 50 ml.
B, 450 ml.
C, 100 ml.
D, 300 ml.
Quá trình đẳng nhiệt:
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 9 [710326]: Một xi lanh kín được chia làm 2 phần bằng nhau bởi một pit-tông cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài lo = 30 cm, chứa một lượng khí giống nhau ở 27 °C. Nung nóng một phần thêm 10 °C và làm lạnh phần kia đi 10 °C. Hỏi pit-tông di chuyển một đoạn bao nhiêu?
A, 0,5 cm.
B, 1 cm.
C, 2 cm.
D, 3 cm.
Có:
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 10 [710327]: Để giảm tác hại của dòng điện xoáy người ta thường chế tạo lõi thép của máy điện bằng cách dùng
A, Nhiều lá thép mỏng có phủ sơn cách điện ghép lại với nhau.
B, Nhiều lá thép móng ghép lại với nhau.
C, Một khối thép liền.
D, Kết hợp giữa khối thép và các lá thép mỏng.
Dòng điện xoáy (Foucault) là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong lõi thép của máy điện, gây tổn hao năng lượng dưới dạng nhiệt. Để giảm dòng điện xoáy, người ta dùng nhiều lá thép mỏng thay vì một khối thép liền, vì dòng điện xoáy sẽ bị hạn chế trong từng lá thép thay vì chạy tự do trong khối thép lớn. Các lá thép này được phủ sơn cách điện để ngăn dòng điện xoáy lan truyền giữa các lá.
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 11 [710328]: Từ phổ là
A, hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B, hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C, hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D, hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 12 [710329]:
Một dây dẫn mang dòng điện Y được đặt giữa hai thanh nam châm như hình. Dây dẫn chịu tác dụng của lực từ hướng lên trên. Đâu có thể là tổ hợp của hướng dòng điện theo Y và các cực từ của X và Z?
A, Chỉ (1).
B, Chỉ (2).
C, Chỉ (1) và (3).
D, Chỉ (2) và (3).
Theo quy tắc bàn tay trái, ta thấy lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều hướng lên trên, xét chiều dòng điện từ P đến Q thì cực X sẽ là cực từ S và cực Z sẽ là cực từ N, xét chiều dòng điện từ Q đến P thì cực X sẽ là cực từ N và cực Z sẽ là cực từ S.
Chọn D Đáp án: D
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 13 và Câu 14
anh Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích S = 160 cm² được đặt vuông góc với cảm ứng từ trong một từ trường đồng nhất nhưng có độ lớn tăng đều với tốc độ 0,020 T/s.
Câu 13 [710330]: Tìm độ lớn suất điện động cảm ứng trong vòng dây.
A, 0,12 mV.
B, 0,22 mV.
C, 0,32 mV.
D, 0,42 mV.
Độ lớn suất điện động cảm ứng trong vòng dây:
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 14 [710331]: Biết tổng điện trở của mạch là 5,0 Ω tính cường độ của dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
A, 0,016 mA.
B, 0,032 mA.
C, 0,064 mA.
D, 0,128 mA.
Cường độ của dòng điện cảm ứng trong vòng dây:
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 15 [710332]: Nhãn dán trên bao bì của một số thực phẩm được bán trong siêu thị tại một số nước có biểu tượng như hình vẽ bên. Biểu tượng có ý nghĩa gì?
A, Thực phẩm này đã bị chiếu xạ γ nên hạn chế sử dụng.
B, Thực phẩm này đã được chiếu xạ γ và an toàn để sử dụng.
C, Thực phẩm đã bị chiếu xạ γ nên đã nhiễm phóng xạ.
D, Thực phẩm được chiếu xạ γ để tiêu diệt tế bào gây ung thư trong thực phẩm.
Nhãn dán trên là nhãn dán biểu thị thực phẩm này đã được chiếu xạ γ và an toàn để sử dụng.
=> Chọn B Đáp án: B
Câu 16 [710333]: Khi nói về các tia phóng xạ, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tia là dòng các hạt nhân .
B, Tia là dòng các pozitron.
C, Tia là dòng các electron.
D, Tia là dòng các hạt nhân .
Tia là bức xạ điện từ, không phải dòng các hạt nhân.
=> Chọn D Đáp án: D
Câu 17 [710334]: Trong phòng thí nghiệm có một lượng chất phóng xạ, ban đầu trong 5 phút người ta đếm được có 1200 nguyên tử của chất bị phân rã, sau đó 2 ngày, trong 5 phút có 200 nguyên tử bị phân rã. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A, 18,6 giờ.
B, 12,4 giờ.
C, 22,5 giờ.
D, 21,3 giờ.
Có:
=> Chọn A Đáp án: A
Câu 18 [710335]: Một hạt α bắn vào hạt nhân đứng yên tạo ra hạt nơtron và hạt X. Cho mα = 4,0016 amu; mn = 1,00866 amu; mAl = 26,9744 amu; mX = 29,9701 amu; 1 amu = 931,5 MeV/c2. Các hạt neutron và X có động năng là 4 MeV và 1,8 MeV. Động năng của hạt α là
A, 5,8 MeV.
B, 8,4 MeV.
C, 7,8 MeV.
D, 7,2 MeV.
Có:
=> Phản ứng thu năng lượng.
Áp dụng bảo toàn năng lượng:
=> Chọn B Đáp án: B
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [710336]: Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi 22%, cường độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là 980 W/m2, diện tích bộ thu là 20 m2. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
a) Sai: Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là
b) Đúng: Hệ thống thu nhiệt nhận được 100 J năng lượng mặt trời thì nội năng của nước tăng thêm 22 J do hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi 22%.
c) Đúng: Trong 30 phút, năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là
d) Đung: Theo phương trình tính nhiệt lượng:
Nếu hệ thống đó làm nóng 40 lít nước thì trong khoảng thời gian 30 phút, nhiệt độ của nước tăng thêm
Câu 20 [710337]: Hình vẽ bên là sơ đồ nguyên lý của một khẩu súng phun nước. Khi bóp hết cò súng thì áp suất do pit-tông gây ra được nước truyền nguyên vẹn tới vòi phun. Biết: tiết diện của pit-tông và vòi phun tương ứng là 2,1 cm² và 0,09 cm²; khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm³, lượng nước phun ra mỗi lần bóp cò là như nhau. Khi tác dụng lực có độ lớn 4,2 N vào cò súng làm pit-tông dịch chuyển 2,2 cm.
a) Đúng: Áp suất do pit-tông gây ra bằng áp suất ở vòi phun vì khi bóp hết cò súng thì áp suất do pit-tông gây ra được nước truyền nguyên vẹn tới vòi phun.
b) Đúng: Áp suất do pít-tông gây ra: Áp suất ở vòi phun: . Vì áp suất truyền nguyên vẹn nên , suy ra
c) Đúng: Thể tích nước phun ra: . Khối lượng nước:
d) Sai: Công thực hiện:
Câu 21 [710338]: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều nhau. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây I1 = I2 = 12 A. Gọi M là một điểm cách dây mang dòng điện I1 16 cm và cách dây mang dòng I2 12 cm. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).

a) Đúng: Vecto cảm ứng từ do dòng điện I1 và I2 gây ra tại M có phương vuông góc với nhau.
b) Sai: Lực tương tác giữa hai dòng điện là lực đẩy.
c) Đúng: Độ lớn vecto cảm ứng từ tại M do dòng điện I1 và I2 gây ra lần lượt là
d) Đúng: Cảm ứng từ tổng hợp tại M có độ lớn là
Câu 22 [710339]: Cho các phát biểu bên dưới. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Đúng: Hiện tượng phóng xạ là quá trình hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác bền vững hơn.
b) Đúng: Phóng xạ xảy ra trong nội bộ hạt nhân, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài
c) Đúng: Hai chất phóng xạ khác nhau có thể phát ra cùng một loại tia phóng xạ (như tia alpha, tia beta, hoặc tia gamma).
d) Sai: Chu kì bán rã của chất phóng xạ phụ thuộc vào bản chất của chất.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [710340]: Một khung dây dẫn có diện tích 0,40 m2 có điện trở là 2,4 Ω được đặt trong một từ trường đều sao cho mặt phẳng của khung vuông góc với cảm ứng từ. Biết độ lớn của cảm ứng từ ban đầu là 0,5 T và giảm đều về 0 trong 10-2 s. Cường độ dòng điện cảm ứng là bao nhiêu ampe (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là:
Cường độ dòng điện cảm ứng là
Câu 24 [710341]: Hạt nhân nhôm có khối lượng mAl = 26,9972 amu. Biết khối lượng proton và neutron lần lượt là mp = 1,0073 amu; mn = 1,0087 amu. Độ hụt khối của hạt nhân là bao nhiêu amu (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Độ hụt khối của hạt nhân
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Áo phao được thổi phồng bằng khí thoát ra từ một ống xi lanh nhỏ chứa carbon dioxide. Sự sắp xếp được thể hiện trong hình sau.

Ban đầu, xi lanh chứa 1,7.1023 phân tử carbon dioxide ở nhiệt độ 12 °C và chiếm thể tích là 3,0.10-5 m³.
Câu 25 [710342]: Áp suất trong bình nhỏ chứa carbon dioxide là x.107 Pa (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Theo phương trình Clapeyron:
Áp suất trong bình nhỏ chứa carbon dioxide là
Câu 26 [710343]: Khi áo phao phồng lên, áp suất giảm xuống còn 1,9.105 Pa và nhiệt độ không đổi. Thể tích của khí trong áo phao khi đó là bao nhiêu lít (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Theo phương trình quá trình đẳng nhiệt:
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Laser được sử dụng để khoan kim loại vì nó có thể tạo ra một chùm tia sáng với năng lượng lớn, tập trung vào một điểm nhỏ và có độ chính xác cao. Dùng một mũi khoan laser có công suất 200 W để khoan vào một khối kim loại có độ dày 0,5 cm. Biết nhiệt nóng chảy riêng của kim loại là 250 J/g, khối lượng riêng của kim loại là 7,8 g/cm³ và đường kính mũi khoan là 0,2 cm. Giả sử đã nung nóng kim loại đến nhiệt độ nóng chảy để khoan.
Câu 27 [710344]: Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy phần sắt khi khoan lỗ tròn ở nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu J (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy phần sắt khi khoan lỗ tròn ở nhiệt độ nóng chảy là
Câu 28 [710345]: Thời gian tối thiểu để khoan là bao nhiêu giây (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)?
Thời gian tối thiểu để khoan là