PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [710402]: Các phân tử ở bề mặt chất lỏng tham gia chuyển động nhiệt, trong đó có những phân tử chuyển động …(1). Một số phân tử chất lỏng này có…(2)…thắng lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì chúng có thể thoát ra khỏi mặt thoáng trở thành các phân tử hơi. Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp.
A, (1) hướng ra ngoài chất lỏng; (2) thế năng đủ lớn.
B, (1) hướng ra ngoài chất lỏng; (2) động năng đủ lớn.
C, (1) hướng vào trong chất lỏng; (2) động năng đủ lớn.
D, (1) hướng ra ngoài chất lỏng; (2) thế năng đủ lớn.
Các phân tử ở bề mặt chất lỏng tham gia chuyển động nhiệt, trong đó có những phân tử chuyển động hướng ra ngoài chất lỏng. Một số phân tử chất lỏng này có động năng đủ lớn thắng lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì chúng có thể thoát ra khỏi mặt thoáng trở thành các phân tử hơi.
Chọn B Đáp án: B
Câu 2 [710403]: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kelvin là 293 K. Hỏi theo thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu?
A, 20 °F.
B, 100 °F.
C, 68 °F.
D, 261 °F.
Ta có:
Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kelvin là 293 K. Theo thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ đó có giá trị là
Chọn C Đáp án: C
Câu 3 [710404]: Khi nói về quá trình truyền nhiệt lượng khi cho hai vật tiếp xúc với nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A, Năng lượng nhiệt được truyền từ vật có nội năng lớn hơn sang vật có nội năng nhỏ hơn.
B, Vật nóng hơn sẽ giảm nhiệt độ, vật lạnh hơn sẽ tăng nhiệt độ.
C, Khi hai vật ở cùng nhiệt độ, không có truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.
D, Năng lượng nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
Khi nói về quá trình truyền nhiệt lượng khi cho hai vật tiếp xúc với nhau: vật nóng hơn sẽ giảm nhiệt độ, vật lạnh hơn sẽ tăng nhiệt độ, năng lượng nhiệt được truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn., khi hai vật ở cùng nhiệt độ, không có truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.
Năng lượng nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Vật có nội năng lướn chưa chắc đã có nhiệt độ lớn hơn.
Chọn A Đáp án: A
Câu 4 [710405]: Một lò sưởi 20 W được sử dụng để làm nóng chảy một chất rắn. Một đồ thị nhiệt độ theo thời gian t được vẽ như hình trên. Nếu sử dụng lò sưởi 40 W, sẽ thu được đồ thị nào dưới đây (các đồ thị cùng một tỉ lệ).
A, .
B, .
C, .
D, .
Ta có:
Thay nguồn lò sưởi từ sang thì cùng một nhiệt lượng cung cấp cho quá trình làm nóng và nóng chảy chất, nguồn cần thời gian bằng 1 nửa so với nguồn
Chọn A Đáp án: A
Câu 5 [710406]: Phải mất 8 phút để tăng nhiệt độ của 2 kg chất lỏng tăng thêm 40 °C khi sử dụng lò nung công suất 2,5 kW. Phải mất bao lâu để tăng nhiệt độ của 4 kg chất lỏng lên tăng thêm 20 °C khi sử dụng lò nung công suất 5,0 kW (Giả sử không có sự mất nhiệt ra môi trường xung quanh)?
A, 2 phút.
B, 4 phút.
C, 16 phút.
D, 32 phút.
Ta có:
Vì đều cung cấp nhiệt cho một chất lỏng nên nhiệt dung riêng của chất là không đổi
Chọn B Đáp án: B
Câu 6 [710407]: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A, Khí được đun nóng trong một bình kín.
B, Khí trong một xilanh được đun nóng đẩy pit-tông chuyển động.
C, Không khí trong quả bóng bay được phơi ra nắng.
D, Khí trong quả bóng thám không khi đang bay lên cao.
Quá trình Khí được đun nóng trong một bình kín là quá trình đẳng tích.
Khí trong một xilanh được đun nóng đẩy pit-tông chuyển động, không khí trong quả bóng bay được phơi ra nắng, khí trong quả bóng thám không khi đang bay lên cao là các quá trình biến đổi cả ba trạng thái khí.
Chọn A Đáp án: A
Câu 7 [710408]: Một loại khí lý tưởng được chứa trong một bình kín có thể tích cố định. Đồ thị bên biểu diễn sự thay đổi áp suất p của khí theo nhiệt độ (oC). Nếu số phân tử khí trong bình giảm đi một nửa, đồ thị nào trong đường chấm chấm thể hiện tốt nhất mối quan hệ giữa p và
A, .
B, .
C, .
D, .
Theo phương trinh Clapeyron:
Áp suất sau khi giảm số phân tử đi một nửa sẽ bằng một nửa so với ban đầu.
Chọn A Đáp án: A
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 8 và Câu 9:
Một bình có thể tích 0,20 m3 chứa một loại khí ở nhiệt độ 27 °C, khí trong bình có áp suất 3,0.105 Pa. Xác định:
Câu 8 [710409]: Số phân tử khí chứa trong bình.
A, 1,46.1025 hạt.
B, 2,46.1025 hạt.
C, 3,46.1025 hạt.
D, 4,46.1025 hạt.
Theo phương trình Clapeyron:
Số phân tử khí trong bình là:
Chọn A Đáp án: A
Câu 9 [710410]: Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong bình.
A, 3,10.10−20 J.
B, 6,21.10−20 J.
C, 3,10.10−21 J.
D, 6,21.10−21 J.
Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong bình là
Chọn D Đáp án: D
Câu 10 [710411]: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng
A, lực lên các vật đặt trong nó.
B, lực điện lên điện tích dương đặt trong nó.
C, lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.
D, lực điện lên điện tích âm đặt trong nó.
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.
Chọn C Đáp án: C
Câu 11 [710415]: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 200 V vào hai đầu một điện trở 50 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở là
A, 2,8 A.
B, 4,0 A.
C, 5,6 A.
D, 2,0 A.
Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở là
Chọn A Đáp án: A
Câu 12 [710416]: Hạt nhân chromium
A, 24 electron.
B, 52 proton.
C, 76 nucleon.
D, 28 neutron.
Hạt nhân chromium có 52 nucleon, 24 proton, 52-24=28 neutron.
Chọn D Đáp án: D
Câu 13 [710412]: Chọn câu đúng khi nói về quy tắc bàn tay trái.
A, Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện.
B, Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều dòng điện.
C, Đặt bàn tay trái sao cho lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều các đường sức từ, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều dòng điện.
D, Đặt bàn tay trái sao cho lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 90° trùng với chiều các đường sức từ.
Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện.
Chọn A Đáp án: A
Câu 14 [710413]:
Từ thông gửi qua mặt giới hạn của một khung dây biến thiên theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị trong hình vẽ bên. Độ lớn suất điện động trung bình xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,8 s là
A, 0 V.
B, 12,5 V.
C, 6,25 V.
D, 2,5 V.
Độ lớn suất điện động trung bình xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,8 s là
Chọn B Đáp án: B
Câu 15 [710414]: Một đĩa đồng lớn gắn trên trục nằm ngang quay theo chiều kim đồng hồ giữa các cực của một nam châm hình móng ngựa (nam châm chữ U). Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng dòng điện xoáy chạy trong đĩa?
A, .
B, .
C, .
D, .
Dòng điện xoáy sinh ra trong đĩa là dòng điện Foucault, tuân theo định luật Lenz và Faraday, có dạng như hình D vì từ thông thay đổi trong các khoảng đĩa bắt đầu vào và bắt đầu ra khỏi vùng có từ trường đều của nam châm.
Chọn D Đáp án: D
Câu 16 [710417]: Một hạt nhân X phát ra hạt để tạo thành hạt nhân con Y. Phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) X và Y có cùng số neutron.
(2) Số proton trong X lớn hơn số proton trong Y là 1.
(3) Tổng số neutron và proton trong X và Y bằng nhau.
A, Chỉ phát biểu (1).
B, Chỉ phát biểu (3).
C, Chỉ phát biểu (1) và (2).
D, Chỉ phát biểu (2) và (3).
Phương trình phản ứng là:
(1) Sai:Số neutron của X nhiều hơn Y.
(2) Sai: Số proton trong X nhỏ hơn số proton trong Y là 1.
(3) Đúng: Tổng số neutron và proton trong X và Y bằng nhau.
Chọn B Đáp án: B
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 17 và Câu 18:
Câu 17 [710418]: Tổng năng lượng mà phản ứng phân hạch sinh ra trong 1,5 năm:
A, 0,1826.1013 J.
B, 1,1826.1013 J.
C, 2,1826.1013 J.
D, 3,1826.1013 J.
Tổng năng lượng mà phản ứng phân hạch sinh ra trong 1,5 năm là:
Chọn B Đáp án: B
Câu 18 [710419]: Tính khối lượng mà lò phản ứng tiêu thụ trong 1,5 năm.
A, 74,7 g.
B, 104,7 g.
C, 134,7 g.
D, 164,7 g.
Khối lượng mà lò phản ứng tiêu thụ trong 1,5 năm thỏa mãn:
Chọn D Đáp án: D
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 19 [710420]: Một học sinh đã làm thí nghiệm như sau:
Cho 1 lít nước (coi là 1 kg nước) ở 10 °C vào ấm điện để đun. Theo thời gian học sinh đó ghi được các số liệu sau đây:
- Để đun nóng nước từ 10 °C đến 100 °C cần 18 phút.
- Để cho 200 g nước trong ấm hóa hơi khi sôi cần 23 phút.
Bỏ qua nhiệt dung của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/(kg.K).
a) Đúng: Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 lít nước từ 10 °C đến 100 °C là
b) Sai: Ta có:
Công suất của bếp điện là
c) Sai: Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi 200 g nước ở nhiệt độ sôi là
d) Đúng: Nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100 °C xấp xỉ
Câu 20 [710421]: Một bình có thể tích 22,4.10-3 m3 chứa 1,00 mol khí hydrogen ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ là 0,00 oC và áp suất là 1,00 atm). Người ta bơm thêm 1,00 mol khí helium cũng ở điều kiện tiêu chuẩn vào bình này. Cho khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn của khí hydrogen và khí helium lần lượt là 9,00.10-2 kg/m3 và 18,0.10-2 kg/m3.
a) Đúng: Khối lượng khí hydrogen trong bình là
b) Đúng: Ta có khối lượng khí helium trong bình làKhối lượng riêng của hỗn hợp khí trong bình là
c) Sai: Áp suất của hỗn hợp khí lên thành bình là
d) Sai: Giá trị trung bình của bình phương tốc độ phân tử khí trong bình là
Câu 21 [710422]: Cho một khung dây dẫn kín đồng chất, cứng, hình chữ nhật ABCD có diện tích 0,02 m2. Biết khung dây có điện trở là R= 0,5 Ω. Khung dây dẫn được đặt trong từ trường đều sao cho cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Ban đầu, cảm ứng từ có độ lớn 0,9 T. Cho độ lớn cảm ứng từ giảm đều về 0,3 T trong khoảng thời gian
a) Đúng: Từ thông ban đầu qua khung dây dẫn có độ lớn
b) Sai: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
c) Đúng: Theo định luật Lenz: Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung có chiều theo thứ tự .
d) Đúng: Cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong khung dây trong khoảng thời gian nói trên là
Câu 22 [710423]: Máy xạ trị thường được sử dụng nguồn phóng xạ phóng xạ β- có chu kì bán rã là 5,3 năm. Để đáp ứng đúng các tiêu chí y học để điều trị bệnh, thiết bị sẽ bắt buộc phải bảo dưỡng để hiệu chỉnh lại chùm tia chiếu xạ trước khi độ phóng xạ giảm đi 7% và thay nguồn phóng xạ mới khi độ phóng xạ giảm đi 50%.
a) Đúng: Phương trình phóng xạ Co là
b) Sai: Tốc độ của tia phóng xạ là 2.107 m/s còn của tia là khoảng 27.107 m/s.
c) Đúng: Ta có: Thời gian bảo dưỡng máy xạ trị xấp xỉ là 6,65 tháng.
d) Đúng: Ta có: Thời gian thay nguồn phóng xạ của máy xạ trị là 5,3 năm.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 23 [710424]: Một khung dây dẫn tròn mỏng phẳng gồm 500 vòng dây, bán kính của mỗi vòng đây là 10 cm, đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I = 10 A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn là bao nhiêu mT? Biết công thức tính cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn là , trong đó I là cường độ dòng điện theo đơn vị A, R là bán kính vòng dây đơn vị m, N là số vòng dây, B tính theo đơn vị T (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười)?
Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn là
Câu 24 [710425]: Sau khoảng thời gian 30 giờ 85 % khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là bao nhiêu giờ (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?
Ta có:
Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4:
Một que đun nước bằng điện được đặt trong một thùng cách nhiệt chứa 100 g nước đá ở nhiệt độ -14 °C. Que đun cung cấp năng lượng với tốc độ 98 J mỗi giây.
Câu 25 [710426]: Sau khoảng thời gian 30 giây, toàn bộ nước đá đạt tới nhiệt độ 0 °C. Tính nhiệt dung riêng của nước đá theo đơn vị J/(kg.K) (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?
Theo công thức tính nhiệt lượng ta có:
Nhiệt dung riêng của nước đá là
Câu 26 [710427]: Khi đun nóng thêm 500 giây nữa thì nhiệt độ của thùng nước là bao nhiêu °C? Cho biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4200 J/(kg.K), nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần mười).
Theo công thức tính nhiệt lượng ta có:
nhiệt độ của thùng nước là
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6:
Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0oC là 1,29 kg/m3 . Biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi Fansipan là 2 °C. Đỉnh núi Fansipan cao 3140 m
Câu 27 [710428]: Áp suất ở trên đỉnh núi Fansipan là bao nhiêu mmHg (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?
Áp suất ở trên đỉnh núi Fansipan là
Câu 28 [710429]: Hỏi khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Fansipan là bao nhiêu kg/m3 (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm)?
Theo phương trình Clapeyron:

khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Fansipan là